2. THỰC TRẠNG PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN TÍN DỤNG
2.2.1 Thanh toán L/C hàng nhập khẩu
hình nhập siêu của cán cân thương mại nước ta, cũng như độ tin cậy giữa các doanh nghiệp nước ta đối với đối tác nước ngoài chưa cao nên doanh số L/C nhập khẩu luôn chiếm tỷ trọng cao so với L/C hàng xuất khẩu.
Hoà nhập chung với nền kinh tế khu vực và trên thế giới, chính sách mở cửa nền kinh tế của Đảng và Nhà nước ta đã tạo ra một luồng sinh khí mới làm thay đổi bộ mặt của nền kinh tế. Việt Nam đã trở nên quen thuộc với một số thị trường khu vực và trên thế giới như: ASEAN, Nhật Bản, Hồng Kông,Trung Quốc, EU... Vì thế, kim ngạch xuất nhập khẩu của Việt Nam những năm qua tăng lên đáng kể, cùng với nó hoạt động thanh toán quốc tế ngày càng được mở rộng qua hệ thống các NHTM nói chung và chi nhánh ACB nói riêng. Do đó, yêu cầu về mở và thanh toán L/C ngày càng tăng.
Với chi nhánh ACB, ban đầu khi tiến hành phương thức thanh toán quốc tế nói chung, phương thức thanh toán bằng L/C nói riêng còn nhỏ lẻ và chưa được khách hàng quan tâm. Bởi vì, các doanh nghiệp còn quen giao dịch với Ngân hàng có nghiệp vụ thanh toán đối ngoại truyền thống như: VCB, ICB... Nhưng với những chính sách đúng đắn của Ban lãnh đạo, của toàn thể cán bộ nhân viên và nhất là tập thể phòng thanh toán quốc tế nên hoạt động thanh toán quốc tế của chi nhánh ACB đã từng bước đi lên và dần lấy được lòng tin với các danh nghiệp. Điều này được thể hiện qua bảng tổng kết thanh toán L/C hàng nhập khẩu của chi nhánh ACB trong 3 năm 2005, 2006, 2007.
Bảng 4 :Doanh số và số lượng L/C nhập khẩu
Đơn vị: USD
N¨m Thanh to¸n nhËp khÈu b»ng L/C Doanh sè Số lượng 2005 2006 2007 9,468,299.40 11,569,744.00 51,332,065.84 106 120 134
Qua bảng trên, ta có thể thấy rằng doanh số thanh toán L/C nhập khẩu năm sau cao hơn năm trước, tuy sự tăng trưởng này không đều. Tuy vậy, điều này đã chứng tỏ, ACB ngày càng có kinh nghiệm và uy tín với khách hàng, nên thu hút được ngày càng nhiều khách hàng hơn.
Kết hợp với giao dịch tiền gửi, ACB đã khai thác tốt thị trường ngoại hối, vừa đáp ứng nhu cầu ngoại tệ của khách hàng thanh toán, vừa đóng góp vào sự phát triển hoạt động thanh toán đối ngoại, do đó doanh thu từ hoạt động đối ngoại của chi nhánh ACB đạt 5,3 tỷ tăng trưởng 26% so với năm 2004. Tất cả những điều thuận lợi trên đây, làm cho kim ngạch thanh toán nhập khẩu bằng L/C trong năm này đạt 9,468,299.40 USD tăng 15,73% so với 2004. Năm 2005 ACB phát triển doanh số và cơ cấu khách hàng trong thanh toán quốc tế đã có chuyển biến tốt, cơ cấu khách hàng thanh toán ngày một đa dạng hơn trong đó khách hàng vừa và nhỏ, công ty cổ phần đóng góp 64% doanh số thanh toán quốc tế của ACB điều này thể hiện chủ trương đúng đắn trong việc xác định cơ cấu khách hàng.
Năm 2006 với chính sách tiếp tục thu hút doanh nghiệp vừa và nhỏ. Kim ngạch thanh toán xuất nhập khẩu của chi nhánh ACB đạt 11,569,744.00 USD, tăng 22.15 % so với năm 2005, qua đó ta thấy thanh toán quốc tế bằng phương thức tín dụng chứng từ đang dần dần đóng vai trò quan trọng góp phần vào nguồn thu nhập của ACB.
Sang năm 2007, doanh số thanh toán bằng L/C tăng vọt lên đạt 51,332,065.84 tăng 343 % so với năm 2006. Kết quả thu được cho thấy chi nhánh ACB đã nỗ lực không ngừng cải tiến chất lượng thanh toán, dịch vụ, kiểm soát chặt chẽ nên đã tránh được cho ngân hàng những tổn thất trong thanh toán quốc tế, biểu phí thanh toán quốc tế cũng được nghiên cứu và sửa đổi theo hướng tăng dịch vụ và tận thu khách hàng nước ngoài. Với kết quả
này ACB đang ngày càng trở thành một trong những Ngân hàng hàng đầu Việt Nam về chất lượng thanh toán quốc tế.
Như vậy, kim ngạch thanh toán L/C nhập khẩu của ACB đã ngày càng tăng và dần khẳng định được vị thế của mình. Cụ thể trong ba năm qua, doanh số của hoạt động này liên tục tăng chứng tỏ Ngân hàng đã có kinh nghiệm, định hướng đúng đắn trong lĩnh vực này và ngày càng thu hút được nhiều khách hàng đến với mình.
2.2.2 Thanh toán L/C hàng xuất.
Qua bảng số liệu tổng kết về thanh toán nhập khẩu bằng L/C, ta có thể thấy chi nhánh ACB đã đạt những kết quả nhất định trong phương thức thanh toán nhập khẩu bằng L/C. Vậy còn tình hình hoạt động thanh toán hàng hoá xuất khẩu bằng L/C thì sao? Ta cũng có thể thấy được thực trạng của hoạt động này qua phân tích bảng doanh số thanh toán xuất khẩu hàng hoá bằng L/ C dưới đây.
Bảng 5: Doanh số và số lượng thanh toán L/C xuất khẩu.
đơn vị : USD
Năm Thanh toán xuất khẩu bằng L/C
Doanh số Số lượng 2005 2006 2007 443,526.33, 521,099.35 264,918.24 17 19 13
( Nguồn báo cáo thanh toán quốc tể của chi nhánh ACB).
Như đã phân tích ở phần thực trạng thanh toán hàng nhập khẩu bằng L/ C. Hiện nay, hầu hết các Ngân hàng Việt Nam luôn xảy ra tình trạng mất cân đối giữa thanh toán L/C xuất khẩu và nhập khẩu. Trong đó, hoạt động nhập
khẩu thường diễn ra sôi nổi hơn. Do hiện nay, nước ta vẫn ở trong tình trạng nhập siêu. Cũng bởi vì, hàng hoá của ta còn chưa cạnh tranh được nhiều với các nước khác, thị trường cạnh tranh ngày càng khốc liệt và nhiều lý do khác nữa... Khiến cho doanh số nhập khẩu thường cao hơn gấp nhiều so với doanh số xuất khẩu, chi nhánh ACB hiện nay cũng không nằm ngoài hiện tượng đó. Tuy vậy, Hội Sở và toàn bộ các chi nhánh cũng đã nỗ lực cố gắng không ngừng và cũng đã gặt hái được những kết quả bước đầu.
Năm 2005, doanh số thanh toán xuất khẩu bằng L/C đạt 443,526.33,
đây là một con số rất thấp so với doanh số thanh toán nhập khẩu bằng L/C nhưng nó cũng cho thấy được sự đóng góp vào doanh thu của toàn chi nhánh ACB. Năm 2006 doanh số tăng 17,4 % đạt 521,099.35, chứng tỏ tình hình thanh toán xuất khẩu bằng phương thức tín dụng chứng từ đang ngày càng thu hút nhiều khách hàng, và chi nhánh ACB đang nỗ lực không ngừng nâng cao chất lương thanh toán và dịch vụ để khách hàng đến với chi nhánh ACB nhiều hơn, góp phần quan trọng vào sự tăng trưởng của chi nhánh ACB. Năm 2007, do ảnh hưởng của nền kinh tế Mỹ, dẫn đến tình trạng xuất khẩu của Việt Nam sang các nước khác giảm đi đáng kể, đặc biệt là Mỹ, vì vậy mà doanh số từ thanh toán L/C giảm nhiều so với năm 2006,giảm 49%. Qua đó ta thấy được việc tăng doanh số không chỉ dựa vào chất lượng, dịch vụ mà còn phụ thuộc rất lớn vào tình hình kinh tế của một nước.
r Các phương thức thanh toán quốc tế của ACB.
Để có thể thấy tổng thể hoạt động thanh toán quốc tế của ACB hiện nay, ta có thể phân tích khái quát cả ba phương thức thanh toán quốc tế mà hiện nay ACB đang áp dụng, đó là: phương thức thanh toán tín dụng chứng từ, phương thức thanh toán nhờ thu và phương thức chuyển tiền.
STT ChØ tiªu
2005 2006 2007
Doanh
sè(USD) Sè lîng Doanh sè(USD)
Sè l- îng Doanh sè(USD) Sè l- îng 1 T/T 31,098,365.2 5 1231 40,593,126.55 1701 44,157,460.87 1960 2 L/C xuÊt 443,526.33 17 521,099.35 19 264,918.24 13 3 L/C nhËp 9,468,299.40 106 11,569,744.00 120 51,332,065.84 134 4 Nhê thu xuÊt 25,000.00 1 38,500.00 2 280,750.40 27 5 Nhê thu nhËp 2,539,499.00 90 1,359,366.23 50 1,748,593.89 70 6 TT xuÊt 9,908,221.32 603 7 Doanh sè xuÊt 468,526.33 18 559,599.35 21 10,453,889.96 643 8 Doanh sè nhËp 43,106,163.6 5 1,427 53,522,236.78 1,871 97,238,120.59 2164 9 Tæng nhËp+xuÊt 43,574,689.9 8 1,445 54,081,836.13 1,892 107,692,010.55 2807 10 L/C më 8,952,644.50 105 20,199,755.63 104 47,252,624.89 122
(nguồn báo cáo thanh toán quốc tế của chi nhánh ACB).
Bảng số liệu trên cho thấy rằng, doanh thu từ phương thức thanh toán tín dụng chứng từ tăng lên rất nhanh - chứng tỏ sự ưa chuộng của khách hàng với phương thức thanh toán này, do những ưu điểm như: đảm bảo khả năng thanh toán cao, ít bị chiếm dụng, đặc biệt người mua, người bán không cần có mối quan hệ tin tưởng nhau từ trước, hơn thế đó còn là sự tín nhiệm của khách hàng với chi nhánh ACB ngày càng cao. Các phương thức thanh tóan nhờ thu và phương thức chuyển tiền cũng tăng nhanh đóng góp một phần vào doanh thu cho chi nhánh ACB.
3. ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THANH TOÁN TÍN DỤNG CHỨNG TỪ CỦA CHI NHÁNH ACB.