II. PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH
1. Năng lực sản xuất kinh doanh của công ty Về vốn
1.1. Về vốn Bảng 4.1: TÌNH HÌNH VỐN ĐVT: tỷ đồng Nguồn: Phòng kế toán 43.652.345.678 49.787.623.435 47.123.482.476
Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
tỷ
đ
ồn
g
Biểu đồ 3.1: Tình hình vốn qua các năm
Nguồn vốn của Công ty trong năm 2008 tăng so với năm 2007 là 6.135.277.757 ngàn đồng, tương đương với tăng 14.05%. Năm 2009, tổng nguồn vốn của Công ty giảm so với năm 2008 là 2.664.140.959 ngàn đồng, tương đương giảm 5.35%.
Nguồn vốn Năm 2007 Năm 2008 Năm 2009
Ta thấy, quy mô nguồn vốn của Công ty năm 2009 tăng nhiều so với năm 2007 nhưng lại giảm so với năm 2008. Trong đó:
Bảng 4.2: CƠ CẤU VỐN NĂM 2009
Cơ cấu vốn Số tiền (tỷ đồng) Tỷ lệ (%)
Vốn Cố Định 28.745.324.310 61 Vốn Lưu Động 18.378.158.166 39 Tổng Nguồn Vốn 47.123.482.476 100 (Nguồn: Phòng kế toán) 61% 39% Vốn cố định vốn lưu động
Biểu đồ 3.2: Cơ cấu vốn năm 2009
Ta thấy rằng tỷ lệ vốn cố định chiếm tỷ trọng lớn hơn so với vốn lưu động. Tức là phần vốn mà công ty tập trung đầu tư vào tài sản cố định, mua máy móc thiết bị để nâng cao chất lượng sản phẩm, xây dựng thêm xí nghiệp, mở rộng quy mô sản xuất để tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh là nhiều hơn.
Và nợ phải trả chiếm tỷ trọng tương đối lớn so với phần vốn chủ sở hữu, chứng tỏ Công ty đã biết chiếm dụng vốn để mở rộng quy mô sản xuất kinh doanh, tuy nhiên phần vốn đó vẫn không chiếm tỷ trọng quá lớn, tức là Công ty vẫn luôn chủ động được nguồn vốn của mình.
Bảng 4.3 : CƠ CẤU NGUỒN NĂM 2009
Cơ cấu vốn Số tiền (tỷ đồng) Tỷ lệ (%)
Nguồn Vốn Vay 22.148.036.764 47
Vốn Chủ Sở Hữu 24.975.445.712 53
Tổng Nguồn Vốn 47.123.482.476 100
(Nguồn: Phòng kế toán)
47%
53% Nguồn Vốn VayVốn Chủ Sở Hữu
Biểu đồ 3.3 : Cơ cấu vốn năm 2009 theo nguồn hình thành
Như vậy, Công ty đã chú trọng đầu tư thêm, bổ sung nguồn vốn cho sản xuất kinh doanh và Công ty cũng đã rất chủ động trong nguồn vốn vay, đây là điều kiện thuận lợi cho việc đầu tư và phát triển.
1.2. Về lao động tiền lương
Trình độ tay nghề của người lao động đang được nâng cao, việc phân bổ lao động cũng phù hợp với từng người, mọi người đều gắn bó với Công ty và hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình. Tuy đến năm 2008 và năm 2009 công ty chịu ảnh hưởng của sự suy thoái nền kinh tế toàn cầu nhưng số lượng lao động trong công ty vẫn tăng, dù không tăng mạnh.Cụ thể:
Về số lao động:Nhìn chung năm 2009 tăng so với năm 2008. Năm 2009 tổng số lao động tăng 454 người, tương đương tăng 8.78 % so với năm 2008, trong đó số lao động nam là 1.776 người, chiếm 31.58 % và số lao động nữ là 3.847
người chiếm 68.42%. Như vậy số lao động nam trong Công ty chiếm tỷ trọng nhỏ hơn số lao động nữ, đó là vì tính chất công việc của công ty, cần nhiều lao động nữ để phục vụ cho sản xuất hơn.
Bảng 4.4: CƠ CẤU LAO ĐỘNG CỦA CÔNG TY
Năm 2008 Năm 2009 Chênh lệch
Chỉ tiêu Số LĐ(người) % Số LĐ(người) % (+/-) %
Nam 1.699 32.86 1.776 31.58 77 4.55 Nữ 3.470 67.14 3.847 68.42 377 10.86 Tổng LĐ 5.169 100 5.623 100 454 8.78 Trực tiếp 4.611 89.20 5.047 89.75 436 9.45 Gián tiếp 558 10.80 576 10.25 18 3.24 Cơ cấu LĐ 5.169 100 5.623 100 454 8.78 Đại học 158 3.05 201 3.58 44 27.69 Cao đẳng 297 5.75 330 5.86 32 10.86 Trung cấp & CN 4.714 91.20 5.092 90.56 378 8.02 Trình độ LĐ 5.169 100 5.623 100 454 8.78 Nguồn: Phòng tổ chức hành chính
Về cơ cấu lao động: Tổng số lao động năm 2009 là 5.623 người, trong đó số lao động trực tiếp là 5.047 người chiếm 89.75% và lao động gián tiếp là 576 người, chiếm 10.25 %. Như vậy, năm 2009 tăng 454 người so với năm 2008, trong đó lao động trực tiếp tăng 436 người, lao động gián tiếp tăng 18 người; đó là do tính chất công việc là lao động và sản xuất trực tiếp ở các phân xưởng.
89.75%10.25% 10.25%
Trực tiếp Gián tiếp