- Vận chuyển bằng đường biển: bên bán có thể bán thông qua vận đơn đường biển để khống chế quyền sở hữu hàng hóa, đồng thời đó là công cụ hữu hiệu để
Ngân hàng bên nhập khẩu
Hình 1.7: Quy trình thanh toán theo phương thức nhờ thu trả tiền đổi chứng từ D/P tại công ty:
(3) (5)
(2) (5) (4) (5)
(1)
Giải thích:
Bước 1: Công ty giao hàng cho nhà nhập khẩu
Bước 2: Công ty lập bộ chứng từ gởi hàng kèm theo hối phiếu chuyển cho ngân hàng Vietcombank và nhờ ngân hàng thu hộ số tiền trên hối phiếu đó.
Bước 3: Ngân hàng Vietcombank chuyển toàn bộ chứng từ cho ngân hàng bên nhập khẩu và nhờ ngân hàng bên nhập khẩu thu hộ tiền trên hối phiếu ở người mua
Ngân hàngVietcombank Vietcombank
Công ty TNHH
Nam of London Nhà nhập khẩu
Ngân hàng bênnhập khẩu nhập khẩu
Bước 4: Ngân hàng bên nhập khẩu yêu cầu nhà nhập khẩu trả tiền để nhận chứng từ.
Bước 5: Nhà nhập khẩu trả tiền thì ngân hàng bên nhập khẩu sẽ trao chứng từ cho họ nhận hàng, chuyển giá trị tiền ghi trên hối phiếu cho công ty thông qua ngân hàng Vietcombank. Nếu nhà nhập khẩu không trả tiền thì ngân hàng bên nhập khẩu sẽ giữ bộ chứng từ lại và thông báo cho ngân hàng Vietcombank biết. Ngân hàng Vietcombank sẽ thông báo cho công ty để có hướng giải quyết.
Trình tự lập bộ chứng từ thanh toán
Trong phương thức thanh toán nhờ thu D/P, việc lập chứng từ thanh toán không dựa trên L/C do ngân hàng mở mà chỉ dựa trên hợp đồng ký kết giữa người mua và người bán, vận đơn đường biển. Vì vậy, những sai sót trong bộ chứng từ thanh toán theo phương thức này nếu có cũng có thể điều chỉnh nhanh, dễ dàng. Sau khi hàng hoá được đưa lên tàu, công ty cũng tiến hành lập form vận đơn, gởi lại cho đại lý thuê tàu xác nhận. Khi nhận được vận đơn Original, nhân viên công ty kiểm tra kỹ lưỡng và tiếp tục lập các chứng từ khác theo yêu cầu của bên mua.
Thông thường thì bộ chứng từ theo phương thức thanh toán này bao gồm:
Vận đơn đường biển – Bill of Lading (3 bản Original, 3 bản copy) Hóa đơn thương mại – Commercial Invoice (3 bản)
Phiếu đóng gói chi tiết – Packing List (3 bản)
Giấy chứng nhận xuất xứ - C/O (1 bản gốc, 3 bản Copy) Hối phiếu:
Thư nhờ thu: sau khi lập đầy đủ bộ chứng từ, nhân viên công ty sẽ trình cho ngân hàng nhờ thu tại TP Hồ Chí Minh kèm theo hối phiếu đòi tiền, thư nhờ thu. Ngân hàng phục vụ công ty sẽ chuyển đổi hối phiếu qua ngân hàng phục vụ nhà nhập khẩu để nhờ thu tiền người mua. Khi người mua trả tiền ghi trên hối phiếu cho công ty thông qua Ngân hàng thì mới nhận bộ chứng từ đi lấy hàng.
Do những rủi ro lớn tiềm ẩn trong phương thức thanh toán này như không có sự đảm bảo của ngân hàng về việc thực hiện hợp đồng, việc trả tiền hoàn toàn phụ thuộc vào thiện chí của đối tác nên phương thức này mới chỉ được công ty sử dụng trong 5 năm trở lại đây với tỷ lệ nhỏ, chỉ chiếm 10%.
Trong thời gian đầu, công ty chỉ áp dụng phương thức thanh toán này với những lô hàng nhỏ, giá trị không lớn và thị trường quen thuộc, có uy tín lớn. Tuy nhiên, trong 3 năm trở lại đây thì công ty đã áp dụng phương thức thanh toán này cho một số ít lô hàng lớn đối với Anh quốc.
Bước đầu khi thực hiện phương thức thanh toán này đã đem lại cho công ty nhiều thuận lợi như thu hồi vốn nhanh, giảm được các chi phí liên quan… làm cho lợi nhuận của công ty tăng lên.
Trường hợp công ty là nhà xuất khẩu:
Hình 1.8: Quy trình thanh toán chuyển tiền T/T khi công ty là nhà xuất khẩu:
(4)
(5) (2) (3)
(1)
Giải thích:
Bước 1: Công ty giao hàng và bộ chứng từ cho nhà nhập khẩu bằng DHL
Bước 2: Sau khi xem xét bộ chứng từ kỹ, nhà nhập khẩu sẽ yêu cầu ngân hàng bên nhập khẩu chuyển tiền của lô hàng cho công ty bằng cách viết lệnh chuyển tiền cùng với uỷ nhiệm chi gởi ngân hàng phục vụ mình.
Bước 3: Ngân hàng bên nhập khẩu kiểm tra chứng từ và các điều kiện chuyển tiền theo quy định, nếu thấy hợp lệ và đủ khả năng thanh toán, ngân hàng thực hiện trích tài khoản, chuyển tiền và giấy báo nợ cho nhà nhập khẩu.
Ngân hàngVietcombank Vietcombank Người chuyển tiền (NK) Công ty Nam of London Ngân hàng bên nhập khẩu
Bước 4:Ngân hàng bên nhập khẩu ra lệnh cho ngân hàng đại lý của nó tại Việt