Đánh giá và lựa chọn ngân hàng tham gia thanh toán:

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm hoàn thiện phương thức thanh toán quốc tế tại công ty tnhh nam of london (Trang 111 - 113)

- Vận chuyển bằng đường biển: bên bán có thể bán thông qua vận đơn đường biển để khống chế quyền sở hữu hàng hóa, đồng thời đó là công cụ hữu hiệu để

3. Đánh giá và lựa chọn ngân hàng tham gia thanh toán:

Lựa chọn ngân hàng phát hành L/C:

Vịêc lựa chọn ngân hàng phát hành L/C không phải do người xuất khẩu toàn quyền yêu cầu, người nhập khẩu phải tuân theo và thường thì ngân hàng phát hành nằm ở nước ngoài xuất khẩu. Vì vậy, việc lựa chọn ngân hàng phát hành là do 2 bên tự thoả thuận với nhau.

Trong trường hợp ngân hàng mở L/C đồng thời là ngân hàng thanh toán, công ty phải thoả thuận với đối tác lựa chọn ngân hàng có uy tín và có tiếng tăm trên thị trường tài chính để đảm bảo cho công ty thu về được đầy đủ tiền hàng xuất khẩu. Theo em, để lựa chọn ngân hàng phát hành L/C công ty nên tham khảo ý kiến của ngân hàng mà công ty hay lựa chọn làm ngân hàng thông báo, ý kiến của bộ thương mại, căn cứ vào kết quả của các thương vụ kinh doanh tại chính công ty và các doanh nghiệp khác tại Việt Nam, và nên lựa chọn ngân hàng nào có quan hệ đại lý với các ngân hàng uy tín trong nước.

Trường hợp ngân hàng mở L/C do bên mua chọn mà công ty không nắm được thông tin về ngân hàng này, thậm chí ngân hàng thông báo được lựa chọn cũng không biết rõ thì công ty nên yêu cầu chọn thêm 1 ngân hàng thứ 3 đứng ra cam kết thanh toán và ngân hàng xác nhận này phải là ngân hàng có khả năng tài chính tốt, có uy tín cao trên thị trường tài chính.

Lựa chọn ngân hàng thông báo:

Ngân hàng thông báo nên là ngân hàng tại nước xuất khẩu, gần công ty để tiết kiệm chi phí đi lại và thuận tiện cho việc giao dịch. Hiện nay, công ty thường lựa chọn ngân hàng thông báo là Vietcombank, đây là lựa chọn đúng đắn đặc biệt là trong quan hệ với những khách hàng mới, những khách hàng khó tính, những L/C phức tạp đòi hỏi độ an toàn cao vì đây là ngân hàng chuyên doanh ngoại thương lâu năm, có kinh nghiệm, chuyên môn cao, có uy tín và tiếng tăm trên thị trường tài chính, có quan hệ đại lý lớn với hơn 1000 ngân hàng tại 85 nước trên thế giới.

Lựa chọn ngân hàng chiết khấu:

Trong kinh doanh xuất khẩu, công ty thường có nhu cầu về vốn lớn để chuẩn bị hàng xuất khẩu nhất là trong trường hợp có nhiều đơn đặt hàng liên tiếp có giá trị lớn. khi xảy ra trường hợp này, nếu không vay được đủ vốn và không còn cách nào khác thì công ty phải quyết định chiết khấu bộ chứng từ chưa đáo hạn thanh toán để nhận trước một khoản tiền. Các bộ chứng từ của công ty thường quy định là chiết khấu tại bất kỳ ngân hàng nào. Lợi dụng điều này, công ty nên lựa chọn ngân hàng nào có lợi nhất cho mình để chiết khấu. Tiêu chuẩn để lựa chọn ngân hàng chiết khấu:

 Ngân hàng có khả năng tài chính tốt chẳng hạn như : Agribank, Vietcombank…

 Ngân hàng mà công ty có số dư nợ thấp.

 Ngân hàng mà công ty có mối quan hệ lâu năm.

 Ngân hàng chiết khấu nên là ngân hàng thông báo vì ngân hàng này trong quá trình thông báo L/C, kiểm tra bộ chứng từ, những quan hệ giao dịch trước đó sẽ nắm bắt các thông tin ngay từ ban đầu, hiểu rõ về nội dung của L/C nên thuận lợi hơn cho công ty trong việc chiết khấu bộ chứng từ.

Một phần của tài liệu một số giải pháp nhằm hoàn thiện phương thức thanh toán quốc tế tại công ty tnhh nam of london (Trang 111 - 113)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)