nâng cao lợi thế cạnh tranh theo cách tiếp cận chuỗi cung ứng cho mặt hàng tôm thẻ đông lạnh xuất khẩu tại công ty cổ phần nha trang seafoods f17

137 445 2
nâng cao lợi thế cạnh tranh theo cách tiếp cận chuỗi cung ứng cho mặt hàng tôm thẻ đông lạnh xuất khẩu tại công ty cổ phần nha trang seafoods f17

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN  i LỜI CẢM ƠN Nhìn lại quá trình học tập vừa qua, em đã nhận được sự giúp đỡ hết sức quý báu từ gia đình, bạn bè và các thầy cô tại trường Đại học Nha Trang, gần gũi hơn là các thầy cô của bộ môn Kinh tế thương mại. Đặc biệt, trong thời gian thực tập, sự động viên khuyến khích và giúp đỡ của cô Nguyễn Thị Trâm Anh là điều em rất trân trọng. Cô đã nhiệt tình chỉ bảo và tạo cơ hội cho em được tiếp cận với đề tài mới cùng những kiến thức thật sự hữu ích. Thông qua khóa luận này, trước tiên em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến cô Nguyễn Thị Trâm Anh. Đồng thời, em cũng xin cảm ơn Ban giám đốc và các anh chị tại công ty Cổ phần Nha Trang Seafoods F17 đã tạo điều kiện cho em có cơ hội thực tập và hoàn thành khóa luận này. Đặc biệt, em muốn gửi lời cám ơn đến anh Hùng, giám đốc phụ trách nguyên liệu và đã nhiệt tình và giành nhiều thời gian quý báu giúp em giải đáp những thắc mắc và tìm hiểu rõ hơn về tình hình thực tế tại công ty. Cuối cùng, gia đình là những người luôn bên cạnh, động viên và ủng hộ về mọi mặt để em hoàn thành khóa luận này. Do vậy, nhân đây em cũng xin gởi lời cám ơn đến gia đình đã giúp đỡ em trong thời gian qua. Do điều kiện thời gian và nguồn tài liệu có hạn cũng như kiến thức của bản thân còn nhiều hạn chế nên bài khóa luận này chắc chắn không tránh khỏi những sai sót. Vì vậy, em mong nhận được sự góp ý quý báu của các thầy cô để bài khóa luận này được hoàn thiện và thiết thực hơn. Một lần nữa, em xin chân thành cám ơn! Nha Trang, tháng 07 năm 2010 Sinh viên thực hiện HUỲNH PHAN THUÝ VI ii MỤC LỤC NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN XÁC NHẬN CỦA CÔNG TY QUYẾT ĐỊNH GIAO KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP LỜI CẢM ƠN i MỤC LỤC ii DANH MỤC BẢNG vi DANH MỤC HÌNH vii PHẦN MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT VỀ LỢI THẾ CẠNH TRANH VÀ CHUỖI CUNG ỨNG 4 1.1. Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh 4 1.1.1. Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh theo quan điểm của Michael E. Porter 4 1.1.2. Chuỗi giá trị 5 1.2. Tổng quan về chuỗi cung ứng 7 1.2.1. Định nghĩa về chuỗi cung ứng 7 1.2.2. Cấu trúc của chuỗi cung ứng 7 1.2.3. Lợi ích của chuỗi cung ứng 9 1.2.4. Mối quan hệ giữa chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng 10 1.3. Ngành thủy sản Việt Nam với vấn đề chuỗi cung ứng toàn cầu 11 1.3.1. Khái quát ngành thủy sản Việt Nam 11 1.3.2. Kim ngạch xuất khẩu 16 1.3.3. Đặc điểm chuỗi cung ứng toàn cầu của sản phẩm thủy sản Việt Nam 18 1.4. Bài học kinh nghiệm 19  Thứ nhất: Gia tăng sự hợp tác dọc trong chuỗi cung ứng thủy sản 19  Thứ hai: Xây dựng thương hiệu 21  Thứ ba: Ứng dụng công nghệ vào hoạt động truy xuất nguồn gốc xuất xứ 21  Thứ tư: Thực hiện nuôi trồng theo tiêu chuẩn quốc tế 22 iii CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHUỖI CUNG ỨNG MẶT HÀNG TÔM THẺ ĐÔNG LẠNH XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHA TRANG SEAFOODS F17 24 2.1. Giới thiệu chung về công ty cổ phần Nha Trang Seafoods F17 24 2.1.1. Quá trình hình thành và phát triển của công ty 24 2.1.2. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty 28 2.1.2.1. Chức năng 28 2.1.2.2. Nhiệm vụ 28 2.1.3. Cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý 29 2.1.4. Cơ cấu tổ chức sản xuất 35 2.1.5. Phương hướng hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong thời gian tới 37 2.1.6. Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty trong thời gian qua 39 2.2. Tổng quan nuôi tôm thẻ 42 2.2.1. Nguồn gốc và đặc điểm tôm thẻ 42 2.2.2. Sản xuất và xuất khẩu 43 2.2.3. Quy trình nuôi tôm thẻ 44 2.3. Tình hình xuất khẩu mặt hàng tôm thẻ tại công ty Cổ phần Nha Trang Seafoods F17 47 2.3.1. Cơ cấu mặt hàng tôm thẻ 47 2.3.2. Cơ cấu thị trường 50 2.4. Phân tích chuỗi cung ứng mặt hàng tôm thẻ đông lạnh xuất khẩu tại công ty cổ phần Nha Trang Seafoods F17 53 2.4.1. Nguồn cung ứng dịch vụ đầu vào 53 2.4.1.1. Con giống 54 2.4.1.2. Thức ăn và thuốc 55 2.4.2. Các hộ nuôi 57 2.4.2.1. Đặc điểm chung 57 2.4.2.2. Vấn đề tiêu thụ 59 2.4.3. Các trung gian 61 2.4.4. Nhà chế biến sản xuất 64 2.4.5. Nhà nhập khẩu 74 iv 2.4.6. Bảo quản, lưu kho thành phẩm 75 2.4.7. Vận chuyển 75 2.4.7.1. Vận chuyển từ nhà cung cấp đến công ty 75 2.4.7.2. Vận chuyển từ công ty đến cảng 76 2.4.8. Giao hàng 76 2.4.9. Hệ thống thông tin 77 2.5. Phân tích chi phí – lợi ích của các thành viên trong chuỗi cung ứng mặt hàng tôm thẻ đông lạnh xuất khẩu tại công ty cổ phần Nha Trang Seafoods F17 78 2.6. Đánh giá tình hình quản lý của các cơ quan hữu quan trong việc thúc đẩy sự phát triển chuỗi cung ứng thủy sản nuôi trồng 86 2.6.1. Chức năng của các cơ quan hữu quan có liên quan trong ngành thủy sản 86 2.6.2. Tình hình quản lý của các cơ quan hữu quan và tổ chức đối với việc phát triển chuỗi cung ứng thủy sản nuôi trồng nói chung và tôm thẻ nói riêng 87 2.6.2.1. Những mặt đạt được 87 2.6.2.2. Những mặt tồn tại 90 2.7. Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội, thách thức của chuỗi cung ứng tôm thẻ tại công ty cổ phần Nha Trang Seafoods F17 93 2.7.1. Điểm mạnh, điểm yếu 93 2.7.2. Cơ hội, thách thức 93 CHƯƠNG 3: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO LỢI THẾ CẠNH TRANH VÀ HOÀN THIỆN CHUỖI CUNG ỨNG MẶT HÀNG TÔM THẺ ĐÔNG LẠNH XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHA TRANG SEAFOODS F17 99 3.1. Biện pháp 1: Thiết lập sự hợp tác dọc trong chuỗi cung ứng tôm thẻ của công ty 99  Cơ sở lý luận 99  Cơ sở thực tiễn 100  Phương thức tiến hành 101 3.2. Biện pháp 2: Liên kết các hộ nuôi nhỏ lẻ để tạo nên sức mạnh của tập thể và thực hành nuôi trồng theo tiêu chuẩn quốc tế 102  Cơ sở lý luận 102  Cơ sở thực tiễn 104  Phương thức tiến hành 105 v 3.3. Biện pháp 3: Nâng cao chất lượng các yếu tố đầu vào cho nuôi tôm thẻ 106  Cơ sở lý luận 106  Cơ sở thực tiễn 107  Phương thức tiến hành 108 3.4. Biện pháp 4: Mở rộng hình thức xuất khẩu 109  Cơ sở lý luận 109  Cơ sở thực tiễn 111  Phương thức tiến hành 112 3.5. Biện pháp 5: Áp dụng công nghệ thông tin vào hoạt động truy xuất nguồn gốc 112  Cơ sở lý luận 112  Cơ sở thực tiễn 113  Phương thức tiến hành 115 3.6. Biện pháp khác 116 KẾT LUẬN 118 KIẾN NGHỊ 119 TÀI LIỆU THAM KHẢO 123 PHỤ LỤC 125 vi DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 1.1: Diện tích mặt nước nuôi trồng thủy sản 12 Bảng 1.2: Tổng sản lượng thủy sản tính theo năm 13 Bảng 1.3: Tổng giá tri sản xuất thủy sản theo năm 14 Bảng 2.1: Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty từ năm 2006 - 2008 40 Bảng 2.2: Tỷ trọng mặt hàng tôm thẻ theo giá trị từ năm 2006-2008 47 Bảng 2.3: Cơ cấu sản phẩm tôm thẻ đông lạnh xuất khẩu tại công ty F17 năm 2008 50 Bảng 2.4: Cơ cấu xuất khẩu tôm thẻ theo gí trị và sản lượng tại công ty từ năm 2006 đến năm 2008 51 Bảng 2.5: Thông tin về các hộ nuôi tôm thẻ của công ty qua thực hiện điều tra 58 Bảng 2.6: Sản lượng và giá trị nguyên liệu tôm thẻ thu mua từ năm 2006 - 2008 66 Bảng 2.7: Tỷ trọng nguyên liệu tôm thẻ thu mua năm 2008 67 Bảng 2.8: Danh mục các lô hàng bị trả lại do không đạt yêu cầu chất lượng tại công ty F17. 72 Bảng 2.9: Chi phí bình quân trên 1 ha diện tích nuôi tôm thẻ 79 Bảng 2.10: Lợi nhuận của người nuôi tôm thẻ 80 Bảng 2.11: Giá thành của sản phẩm PTO luộc (size 81-90 bán cho thị trường Hàn Quốc năm 2009) tại công ty cổ phần Nha Trang Seafoods F17. 82 Bảng 2.12: Phân tích chi phí – lơi ích của từng thành viên trong chuỗi cung ứng mặt hàng tôm thẻ PTO luộc tại công ty cổ phần Nha Trang Seafoods F17 83 Bảng 2.13: Sự phân phối lợi ích và chi phí trong chuỗi cung ứng mặt hàng tôm thẻ tại công ty cổ phần Nha Trang Seafoods F17 84 vii DANH MỤC HÌNH Hình 1.1: Chuỗi giá trị chung – The generic value chain 6 Hình 1.2: Chuỗi cung ứng điển hình 8 Hình 1.3: Cấu trúc của chuỗi cung ứng 8 Hình 1.4: Quá trình và các luồng vận chu 9 Hình 1.5: Chuỗi giá trị mở rộng 11 Hình 1.7: Biểu đồ cơ cấu thị trường xuất khẩu thủy sản theo giá trị của Việt Nam từ năm 2005 – 2009 17 Hình 1.9: Thị trường xuất khẩu tôm theo giá trị năm 2009 18 Hình 2.1: Quang cảnh công ty Cổ phần Nha Trang Seafoods F17 25 Hình 2.3: Một số hình ảnh sản phẩm trong Catologue của công ty 28 Hình 2.4: Sơ đồ tổ chức bộ máy quản lý của công ty Cổ phần Nha Trang Seafoods F17 30 Hình 2.5: Cơ cấu tổ chức của phòng lao động tiền lương 32 Hình 2.6: Sơ đồ tổ chức bộ máy sản xuất của Công ty Seafoods F17 35 Hình 2.9: Biểu đồ cơ cấu thị trường tôm thẻ đông lạnh xuất khẩu của công ty theo giá trị từ 2006 – 2008 52 Hình 2.10: Chuỗi cung ứng mặt hàng tôm thẻ đông lạnh xuất khẩu tại công ty cổ phần Nha Trang Seafoods F17 53 Hình 2.11: Quy trình thu mua nguyên liệu tại công ty CP Nha Trang Seafoods F17 66 Hình 2.12: Sơ đồ quy trình sơ chế tôm thẻ thịt đông lạnh BLOCK/IQF 68 Hình 2.13: Sơ đồ quy trình tinh chế tôm thẻ thịt đông lạnh IQF 69 Hình 2.14: Sơ đồ kênh phân phối mặt hàng tôm thẻ của công ty 74 Hình 3.1: Mô hình hợp tác dọc trong chuỗi cung ứng tôm thẻ của công ty Cổ phần Nha Trang Seafoods F17 102 Hình 3.2: Mô hình chung của hệ thống RFID 113 Hình 3.3: Sự ứng dụng công nghệ RFID vào hệ thống truy xuất 115 1 PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài: Ngày nay, khi kinh tế thế giới không ngừng phát triển, chất lượng cuộc sống ngày càng được nâng cao thì nhu cầu tiêu dùng những thực phẩm đảm bảo chất lượng cả về dinh dưỡng lẫn an toàn vệ sinh đang trở nên vô cùng phổ biến. Trong đó, nhu cầu tiêu dùng thủy sản là rất lớn, đang tạo ra không ít cơ hội cho tất cả các doanh nghiệp thủy sản trên thế giới. Riêng đối với Việt Nam, ngành thủy sản trong những năm gần đây đã đạt được nhiều thành quả đáng ghi nhận. Theo bộ công thương, ngành thủy sản đã đóng góp 4% cho tổng sản phẩm quốc nội (GDP), 8% cho giá trị hàng hoá xuất khẩu và 10% việc làm trên cả nước. Ước tính, nước ta có khoảng 4 triệu người làm việc thường xuyên trong ngành thủy sản và khoảng 8,5 triệu người (tương đương 10% dân số) có nguồn thu nhập chính trực tiếp hoặc gián tiếp từ lĩnh vực thuỷ sản [8]. Năm 2009 giá trị kim ngạch xuất khẩu thủy sản Việt Nam đạt gần 4,3 tỷ USD, với ưu thế lớn nhất thuộc về mặt hàng tôm, đạt sản lượng hơn 210 nghìn tấn và giá trị trên 1,67 tỉ USD [11]. Trong đó, tôm sú đang là sản phẩm xuất khẩu chủ lực và tôm thẻ có xu hướng ngày càng gia tăng. Những điều này đã góp phần khẳng định tầm quan trọng của sản phẩm thủy sản xuất khẩu đối với nền kinh tế Việt Nam cũng như vị thế của sản phẩm tôm xuất khẩu trong ngành thủy sản cả nước. Tuy nhiên, bên cạnh những bước tiến đã đạt được, một vấn đề ngày càng được quan tâm nhiều hơn đối với các sản phẩm thủy sản hiện nay chính là việc đảm bảo chất lượng an toàn vệ sinh, truy xuất nguồn gốc và sản xuất thân thiện với môi trường. Việc cần phải nhận biết chất lượng cũng như nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm, đặc biệt là thực phẩm, đang và sẽ là xu hướng mới trong yêu cầu của người tiêu dùng trên thế giới. Đây là thách thức chung cho các doanh nghiệp Việt Nam, phải làm thế nào tìm ra phương pháp quản lý hiệu quả hơn chất lượng sản phẩm thủy sản, vượt qua những rào cản khắt khe từ nhiều thị trường xuất khẩu và nâng cao lợi thế cạnh tranh của mình trong vai trò là một nhân tố của chuỗi cung ứng thủy sản toàn cầu. Chuỗi cung ứng là một khái niệm còn khá mới mẻ ở Việt Nam, nhưng thực sự nó đã phát triển mạnh mẽ và rất phổ biến trên thế giới hơn 10 năm nay. Là ngành kinh tế có thị trường tiêu thụ sản phẩm đa dạng, sôi động, qua nhiều “mắt xích” và mang 2 thuộc tính của thị trường hoàn hảo tương đối cao nhưng thị trường thủy sản đến nay hoạt động vẫn chưa theo một hệ thống thống nhất, giá cả không ổn định, gây ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả kinh tế của các đơn vị sản xuất cũng như sự thừa thiếu nguyên liệu cho chế biến. Bên cạnh đó, trong chuỗi cung ứng ngành hàng thủy sản Việt Nam nói chung và mặt hàng tôm thẻ nói riêng vẫn còn thiếu sự hợp tác gắn kết mật thiết giữa các bên liên quan. Điều này đã dẫn đến nhiều bất lợi cho các doanh nghiệp xuất khẩu như chưa đáp ứng được các yêu cầu khắt khe của người tiêu dùng về chất lượng, vệ sinh an toàn thực phẩm, truy xuất nguồn gốc xuất xứ, thiếu công bằng trong phân phối lợi ích giữa các bên liên quan trong chuỗi… Mặt khác, vai trò của các cơ quan quản lý trong việc kiểm tra, định hướng cho sự phát triển bền vững của chuỗi cung ứng các ngành hàng thủy sản vẫn còn khá mờ nhạt. Những thay đổi trong nông nghiệp vài thập niên vừa qua đã cho thấy hợp tác dọc là rất cần thiết cho sự thành công về mặt kinh tế của các sản phẩm nông nghiệp và xây dựng chuỗi cung ứng gắn kết chặt chẽ các bên liên quan là phương thức tối ưu để đạt được sự hợp tác dọc vì mục tiêu chung là tối đa hóa giá trị và giá cả cho tất cả các bên liên quan trong chuỗi cung ứng. Từ nhiều năm nay, Công ty cổ phần Nha Trang Seafoods F17 luôn là một trong những công ty hàng đầu ở lĩnh vực chế biến thủy sản xuất khẩu của Việt Nam. Các sản phẩm của công ty cũng đã có mặt ở nhiều thị trường khác nhau trên thế giới. Trong số các mặt hàng xuất khẩu, tôm thẻ đang là mặt hàng chủ lực và chiếm ưu thế cao nhất (chiếm 58,37% tổng giá trị xuất khẩu của công ty). Không nằm ngoài những điều kiện hoạt động chung của ngành, công ty cũng cần phải tìm ra cách thức để tiếp tục duy trì và nâng cao lợi thế cạnh tranh, khẳng định vị thế vượt trội của mình trong kinh doanh. Xuất phát từ những vấn đề cấp thiết trên, cùng với mong muốn giúp công ty có được cái nhìn toàn diện và cải thiện các hoạt động trong chuỗi cung ứng của mình, cụ thể là đối với mặt hàng tôm thẻ, em đã lựa chọn đề tài: “Nâng cao lợi thế cạnh tranh theo cách tiếp cận chuỗi cung ứng cho mặt hàng tôm thẻ đông lạnh xuất khẩu tại công ty cổ phần Nha Trang Seafoods F17”. Hoàn thiện chuỗi cung ứng và tìm ra biện pháp nâng cao lợi thế cạnh tranh thật sự không chỉ là vấn đề riêng của Công ty Cổ phần Nha Trang Seafoods F17 mà còn là vấn đề chung của rất nhiều doanh nghiệp trong ngành chế biến thủy sản tại Việt Nam hiện nay. Do vậy, việc nghiên cứu đề tài này trong bối cảnh môi trường kinh doanh và hiện trạng của các doanh nghiệp Việt [...]... phí 24 CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHUỖI CUNG ỨNG MẶT HÀNG TÔM THẺ ĐÔNG LẠNH XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHA TRANG SEAFOODS F17 2.1 GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN NHA TRANG SEAFOODS F17  Tên đầy đủ: CÔNG TY CỔ PHẦN NHA TRANG SEAFOODS - F17  Tên giao dịch: NHA TRANG SEAPRODUCT COMPANY (NHA TRANG SEAFOODS)  Trụ sở chính: Số 58B đường Hai Tháng Tư, phường Vĩnh Hải TP .Nha Trang - tỉnh Khánh Hòa  Giám... của vấn đề cung ứng đối với mặt hàng tôm thẻ đông lạnh xuất khẩu tại công ty - Phương pháp điều tra (phỏng vấn hộ nuôi, đại lý) 5 Kết cấu của đề tài : Nội dung chính của đề tài bao gồm 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận liên quan đến lý thuyết về lợi thế cạnh tranh và chuỗi cung ứng Chương 2: Thực trạng chuỗi cung ứng mặt hàng tôm thẻ đông lạnh xuất khẩu tại Công ty cổ phần Nha Trang Seafoods F17 Chương... Seafoods F17 Chương 3: Một số giải pháp cải tiến hệ thống chuỗi cung ứng mặt hàng tôm thẻ tại Công ty Cổ phần Nha Trang Seafoods F17 4 CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT VỀ LỢI THẾ CẠNH TRANH VÀ CHUỖI CUNG ỨNG 1.1 Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh 1.1.1 Lý thuyết về lợi thế cạnh tranh theo quan điểm của Michael E Porter Theo Michael Porter trong cuốn sách Lợi thế cạnh tranh (1990), “sự thịnh vượng của một quốc gia được... động sản xuất kinh doanh ngày càng phát triển Hình 2.1: Quang cảnh công ty Cổ phần Nha Trang Seafoods F17 Tháng 12/1993, Xí nghiệp Đông lạnh đổi tên thành Công ty Chế biến thủy sản xuất khẩu, được cấp giấy phép xuất khẩu trực tiếp và đến tháng 8/2004, chuyển đổi sang hình thức sở hữu cổ phần với tên gọi Công ty cổ phần Nha Trang Seafoods – F17, trong đó vốn sở hữu của Nhà nước chiếm 49% và các cổ đông. .. trong chuỗi cung ứng - Đánh giá tình hình quản lý của các cơ quan hữu quan trong việc thúc đẩy thực hiện chuỗi cung ứng - Phân tích những điểm mạnh, yếu, cơ hội và thách thức, trên cơ sở đó đề xuất các giải pháp cải tiến hệ thống chuỗi cung ứng tôm thẻ 3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu: Đề tài này tập trung nghiên cứu đặc điểm của chuỗi cung ứng mặt hàng tôm thẻ tại Công ty cổ phần Nha Trang Seafoods F17. .. chế biến và xuất khẩu thuỷ sản  Ngân hàng giao dịch: Công thương tỉnh Khánh Hòa  Điện thoại: (84) 58 831041/831493/831033  Fax: (84) 58 831034  Email: ntsf@dng.vnn.vn; nhatrangseafoods@vnn.vn  Website: http://www.nhatrangseafoods.com.vn  Logo công ty: 2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của công ty: Công ty cổ phần Nha Trang Seafoods - F17 nguyên là một xưởng chế biến hàng đông lạnh của một... chỉ phân tích đánh giá chuỗi cung ứng mặt hàng tôm thẻ của công ty đến nhà chế biến, trọng tâm thực hiện phân tích đặc điểm của các bên về tính hợp tác và khả năng truy xuất nguồn gốc 4 Phương pháp nghiên cứu: - Phương pháp mô tả: mô tả hoạt động hiện tại của Công ty cổ phần Nha Trang Seafoods F17 - Phương pháp thống kê, phân tích: phân tích chuỗi cung ứng hiện tại của công ty, từ đó rút ra điểm mạnh,... tư hoặc các đối tác kinh doanh và tạo giá trị gia tăng cao cho doanh nghiệp Theo Porter (1985), “trong môi trường cạnh tranh, lợi thế cạnh tranh cơ bản không chỉ là giá trị mà một công ty tạo ra cho khách hàng của nó mà chính là tổng số tiền người mua sẵn lòng chi cho cái mà công ty cung cấp cho họ” Một cách cụ thể, Porter cho rằng lợi thế cạnh tranh được tạo ra bằng việc sử dụng các nguồn lực và năng... Catologue của công ty 2.1.2 Chức năng và nhiệm vụ của Công ty: 2.1.2.1 - Chức năng: Công ty cổ phần Nha Trang Seafoods - F17 có chức năng chính là thu mua, chế biến và xuất khẩu thủy sản Trong đó sản phẩm xuất khẩu chủ lực của công ty là các loại hải sản tươi đông lạnh, ngoài ra còn có các loại hải sản khô và tẩm gia vị, … - Với thế mạnh về thu mua, bảo quản và chế biến thủy sản, công ty còn kinh doanh... sản chất lượng cao cho mặt hàng Cocktail Shrimp and Sauce tại Hội chợ triển lãm Quốc tế Thuỷ sản Việt Nam Vietfish 2005 27 - Năm 2006: đạt hai Huy chương Vàng sản phẩm thuỷ sản chất lượng cao cho mặt hàng Bạch tuộc cắt và mực ống cắt khoang trung đông lạnh - Năm 2008: đạt Huy chương Vàng cho mặt hàng tôm thẻ thịt xiên que đông lạnh tại Hội chợ triển lãm Vietfish 2008 Hiện tại, công ty có ba nhà máy . thẻ, em đã lựa chọn đề tài: Nâng cao lợi thế cạnh tranh theo cách tiếp cận chuỗi cung ứng cho mặt hàng tôm thẻ đông lạnh xuất khẩu tại công ty cổ phần Nha Trang Seafoods F17 . Hoàn thiện chuỗi. THIỆN CHUỖI CUNG ỨNG MẶT HÀNG TÔM THẺ ĐÔNG LẠNH XUẤT KHẨU TẠI CÔNG TY CỔ PHẦN NHA TRANG SEAFOODS F17 99 3.1. Biện pháp 1: Thiết lập sự hợp tác dọc trong chuỗi cung ứng tôm thẻ của công ty 99. quan đến lý thuyết về lợi thế cạnh tranh và chuỗi cung ứng. Chương 2: Thực trạng chuỗi cung ứng mặt hàng tôm thẻ đông lạnh xuất khẩu tại Công ty cổ phần Nha Trang Seafoods F17. Chương 3: Một

Ngày đăng: 27/07/2014, 19:52

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan