Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 123 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
123
Dung lượng
1,07 MB
Nội dung
1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG KHOA KINH TẾ a&b NGUYỄN MINH TÂM MỘT SỐ GIẢI PHÁP GĨP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ CƠNG TÁC XUẤT KHẨU TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN NHA TRANG SEAFOODS – F17 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Nha Trang, tháng 11 năm 2006 Chuyên ngành : Kinh tế Thương mại Lớp : 44_KTTM MSSV : 44D4139 Giáo viên hướng dẫn: Th.S CHU LÊ DUNG PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com 2 LỜI MỞ ĐẦU rong công cuộc đổi mới đất nước, nền kinh tế nước ta đã đạt những thành tựu quan trọng. Từ nền kinh tế kế hoạch theo cơ chế quản lý tập trung, bao cấp chuyển sang nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo cơ chế thị trường, có sự quản lý của Nhà nước theo định hướng xã hội chủ nghĩa. Đó là cơ sở để đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế - xã hội, tạo nên những tiềm lực mới cho sự phát triển của đất nước, góp phần thực hiện thắng lợi sự nghiệp Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước. Để thực hiện thành công sự nghiệp Công nghiệp hóa - Hiện đại hóa đất nước, Đảng ta đã nêu rõ: “Chủ động hội nhập kinh tế quốc tế và khu vực theo tinh thần phát huy tối đa nội lực, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, bảo đảm độc lập tự chủ và định hướng xã hội chủ nghĩa ”. Hội nhập kinh tế quốc tế là một quá trình lâu dài và bao quát tổng thể các lĩnh vực trên phạm vi toàn cầu với sự tham gia của hầu hết các quốc gia từ các nước công nghiệp phát triển nhất đến các nước đang phát triển. Để thích ứng với xu thế này Việt Nam cũng có những đường lối, chủ trương nhằm mở rộng thị trường xuất khẩu, giao lưu với Thế giới bằng những sản phẩm mang nhãn hiệu Việt Nam. Trong những sản phẩm đó có sản phẩm thủy sản. Lĩnh vực chế biến thủy sản xuất khẩu là một bộ phận của ngành thủy sản có sự tăng trưởng mạnh nhất, quyết định đầu ra cho cả ngành thủy sản. Trong nhiều năm qua, rất nhiều doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu đã ra đời và góp phần to lớn cho sự phát triển của ngành. Hiện tại cả nước có khoảng 300 doanh nghiệp chế biến thủy sản xuất khẩu qui mô công nghiệp, 332 cơ sở, hơn 80% trong số đó là chế biến thủy sản đông lạnh xuất khẩu, điều này cũng đã và đang tạo ra sự cạnh tranh gay gắt trong toàn ngành. Trong tình hình cạnh tranh ngày càng gay gắt trên thị trường xuất khẩu như hiện nay thì việc nắm bắt thông tin và nghiên cứu các biện pháp mở rộng thị trường ngày càng cần thiết và cấp thiết. Công ty Cổ phần Nha Trang Seafoods - F17 một trong những con chim đầu đàn của ngành Chế biến thủy sản xuất khẩu Khánh Hoà đã vươn lên mọi khó khăn ban đầu và từng bước trở nên mạnh mẽ trên thị trường xuất khẩu. Tuy nhiên, so với tổng kim ngạch xuất khẩu thủy sản của Việt Nam và so với tiềm năng vốn có của Công ty thì kim ngạch xuất khẩu hiện nay chỉ chiếm một tỷ lệ nhỏ. Do đó vấn đề đặt ra là tìm giải pháp để nâng cao hiệu quả hoạt động xuất khẩu, từ đó nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh nói chung của công ty là yêu cầu cần thiết. Đây cũng là lý do em chọn đề tài: T PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com 3 “Một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác xuất khẩu tại Công ty Cổ phần Nha Trang Seafoods - F17”. Phạm vi của đề tài: Nghiên cứu hoạt động sản xuất chế biến xuất khẩu thủy sản của công ty trong thời gian qua, trong đó đi sâu phân tích đánh giá tình hình xuất khẩu của công ty sang các thị trường chính là Mỹ, Nhật, EU, Đài Loan để có được cái nhìn đầu đủ hơn và trên cơ sở đó em xin đề xuất những biện pháp nhằm góp phần nâng cao hiệu quả xuất khẩu. Nội dung và kết cấu của đề tài gồm 3 chương như sau: - Chương 1: Cơ sở lý luận chung về xuất khẩu và công tác xuất khẩu - Chương 2:Thực trạng hoạt động xuất khẩu tại Công ty Cổ phần Nha Trang Seafoods – F17 - Chương 3: Một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác xuất khẩu tại Công ty Cổ phần Nha Trang Seafoods – F17 Phương pháp thực hiện: Đề tài được phân tích và đánh giá chủ yếu là thông qua các số liệu, dữ liệu kinh doanh của công ty cũng như quan sát, phỏng vấn các đối tượng liên quan trên cơ sở áp dụng các phương pháp như: phân tích thống kê, phân tích tổng hợp, so sánh đối chiếu, tài liệu thứ cấp của các trang web liên quan. Hoạt động kinh doanh xuất khẩu bao gồm nhiều lĩnh vực về lý luận và thực hành, nhiều hoạt động thực tiễn phong phú. Trong khi đó, do điều kiện thời gian và kiến thức còn hạn chế nên đề tài của em còn những thiếu sót nhất định. Em rất mong nhận được sự góp ý và xây dựng của các thầy cô, các cô chú anh chị trong công ty và các bạn đọc. Cuối cùng, em xin chân thành cảm ơn sự hướng dẫn nhiệt tình của cô Chu Lê Dung, và các cô chú anh chị trong công ty đã tận tình hướng dẫn em trong quá trình thực hiện đề tài này. Nha Trang, tháng 10 năm 2006 Sinh viên thực hiện Nguyễn Minh Tâm PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com 4 CHƯƠNG I CƠ SỞ LÝ LUẬN CHUNG VỀ XUẤT KHẨU VÀ CÔNG TÁC XUẤT KHẨU PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com 5 1.1 KHÁI NIỆM CHUNG VỀ HOẠT ĐỘNG NGOẠI THƯƠNG 1.1.1 Khái niệm và đặc điểm ngoại thương 1.1.1.1 Khái niệm Bất cứ quốc gia nào muốn phát triển kinh tế không chỉ dựa vào sản xuất trong nước mà còn giao dịch quan hệ với các nước khác. Do khác nhau về điều kiện tự nhiên như tài nguyên, khí hậu nếu chỉ dựa vào nền sản xuất trong nước không thể cung cấp đủ những hàng hóa, dịch vụ đáp ứng nhu cầu sản xuất tiêu dùng của nền kinh tế mà phải nhập những mặt hàng cần thiết như nguyên liệu, vật tư, máy móc thiết bị, hàng tiêu dùng thiết yếu mà trong nước không sản xuất được, hoặc sản xuất được nhưng giá cao hơn. Ngược lại, trên cơ sở khai thác tiềm năng và những lợi thế kinh tế vốn có, nền kinh tế ngoài việc phục vụ nhu cầu trong nước, còn có thể tạo nên những thặng dư có thể xuất khẩu sang các nước khác, góp phần tăng ngoại tệ cho đất nước để nhập khẩu các thứ còn thiếu và để trả nợ. Như vậy, do yêu cầu phát triển kinh tế mà phát sinh nhu cầu trao đổi giao dịch hàng hóa giữa các nước với nhau, hay nói cách khác hoạt động ngoại thương là yêu cầu khách quan trong nền kinh tế hội nhập hiện nay. Ngoại thương là sự trao đổi hàng hóa, dịch vụ giữa các nước thông qua mua bán, sự trao đổi đó là một hình thức của mối quan hệ xã hội và phản ánh sự phụ thuộc lẫn nhau về kinh tế giữa những người sản xuất hàng hóa riêng biệt của các quốc gia. 1.1.1.2 Đặc điểm Hoạt động ngoại thương có một số đặc điểm sau: § Thị trường là nước ngoài và chủ thể mua bán là khách hàng, bạn hàng và các tổ chức kinh tế nước ngoài. Khi đóng vai trò là người bán, doanh nghiệp có quan hệ giao dịch bán hàng cho cá nhân, hãng thương mại hoặc hãng xuất khẩu, hãng môi giới. § Các doanh nghiệp có hoạt động xuất nhập khẩu phải cạnh tranh gay gắt với các đối thủ về chất lượng, giá cả, phương thức mua bán khi xuất khẩu hàng hóa ra nước ngoài. Doanh nghiệp sẽ gặp các đối thủ cạnh tranh từ nhiều nước khác nhau cùng hoạt động trên thị trường, để đảm bảo hiệu quả đòi hỏi doanh nghiệp phải nâng cao cạnh tranh. § Việc thanh toán giữa các tổ chức kinh tế, giữa các nước phải dùng bằng ngoại tệ có giá trị chuyển đổi. Chính vì vậy, sự thay đổi của giá trị hối đoái, sự biến động của thị trường tiền tệ quốc tế có ảnh hưởng rất mạnh đến hoạt động xuất nhập khẩu. Hoạt động thương mại quốc tế không chỉ chịu ảnh hưởng của các quan hệ kinh tế mà còn chịu ảnh hưởng của các quan hệ chính trị - xã hội quốc tế, chính sách PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com 6 khuyến khích suất khẩu và chính sách bảo hộ sản xuất trong nước, các chính sách tác động đến hoạt động thương mại quốc tế của doanh nghiệp. 1.1.2 Chức năng, nhiệm vụ của hoạt động ngoại thương 1 1.2.1 Chức năng Hoạt động ngoại thương nói chung có hai chức năng cơ bản: § Là một khâu của quá trình tái sản xuất xã hội có chức năng tạo vốn cho quá trình mở rộng vốn đầu tư trong nước, chuyển hóa giá trị sử dụng làm thay đổi cơ cấu vật chất của tổng sản phẩm xã hội và thu nhập quốc nội, thích ứng với nhu cầu tiêu dùng, tích lũy góp phần nâng cao hiệu quả của nền kinh tế bằng việc tạo ra môi trường kinh doanh thuận lợi cho hoạt động sản xuất kinh doanh. § Là nghành kinh tế đảm nhận khâu lưu thông chính là hoạt động xuất nhập khẩu của doanh nghiệp. Doanh nghiệp tiến hành hoạt động ngoại thương thông qua các hình thức sau: + Mua thiết bị, máy móc,nguyên liệu, bán thành phẩm, phụ tùng giấy phép sản xuất từ nước ngoài. + Bán thành phẩm của doanh nghiệp ra thị trường nước ngoài bằng cách: s Sản xuất trong nước bán ra thị trường nước ngoài s Sản xuất trong nước bán ở thị trường trong nước và xây dựng nhà máy ở nước ngoài để sản xuất và bán ở thị trường nước ngoài thông qua hình thức xí nghiệp liên doanh với nước ngoài, 100% vốn nước ngoài + Bán giấy phép sản xuất,nhãn hiệu hàng hóa cho các hãng nước ngoài. 1.1.2.2 Nhiệm vụ của hoạt động ngoại thương § Tạo ra nguồn vốn nước ngoài cần thiết để nhập khẩu vật tư, kỹ thuật, xây dựng cơ sở vật chất kỹ thuật, thực hiện công nghiệp hóa, phục vụ nhu cầu của tái sản xuất. § Thông qua công tác ngoại thương phát huy, sử dụng tốt hơn nguồn lao động và tài nguyên của đất nước, tăng giá trị ngày công lao động, tăng thu nhập quốc dân. § Tạo nguồn vốn để nhập khẩu vật tư phục vụ cho việc sản xuất hàng tiêu dùng thiết yếu mà trong nước chưa sản xuất được hoặc sản xuất chưa đủ nhằm phục vụ đời sống nhân dân. § Ngoại thương phải phục vụ công cuộc xây dựng kinh tế kết hợp với quốc phòng, phục vụ tăng cường, củng cố quốc phòng bảo vệ an ninh Tổ quốc. § Ngoại thương phải phục vụ đường lối chính trị đối ngoại của Đảng và Nhà nước, làm cơ sở để tăng cường, mở rộng quan hệ hợp tác, tương trợ với các nước. § Đảm bảo và nâng cao hiệu quả kinh tế của hoạt động thương mại trong doanh nghiệp, góp phần giải quyết những vấn đề quan trọng như công ăn việc làm. § Thực hiện theo đúng pháp luật và các chính sách của Nhà nước về hoạt động xuất nhập khẩu. PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com 7 1.2 CÁC HÌNH THỨC THỰC HIỆN HỢP ĐỒNG THƯƠNG MẠI QUỐC TẾ 1.2.1 Xuất nhập khẩu trực tiếp Các tổ chức kinh doanh xuất khẩu bán hàng trực tiếp cho các tổ chức kinh tế nước ngoài hoặc trực tiếp nhập hàng từ tổ chức này. Phần lớn hàng ở thị trường thông qua xuất khẩu trực tiếp. Hợp đồng quy định bên bán có nghĩa vụ chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua qua biên giới quốc gia, bên mua có trách nhiệm thanh toán cho bên bán một khoảng tiền ngang giá trị hàng hóa bằng các phương thức thanh toán quốc tế. 1.2.2 Xuất nhập khẩu ủy thác Là hình thức xuất nhập khẩu qua trung gian thương mại. Các trung gian này trực tiếp đàm phán ký kết hợp đồng, thực hiện giao nhận hàng hóa với bên đối tác nước ngoài. Xuất khẩu ủy thác: Một doanh nghiệp sản xuất kinh doanh có hàng hóa hoặc dịch vụ muốn bán ra nước ngoài nhưng vì doanh nghiệp không có được quyền xuất khẩu trực tiếp hoặc không có điều kiện xuất khẩu trực tiếp, ủy nhiệm cho doanh nghiệp kinh doanh hàng hóa xuất nhập khẩu làm dịch vụ xuất khẩu hàng hóa cho mình. Bên nhận ủy thác được nhận một khoảng thù lao gọi là phí ủy thác. Nhập khẩu ủy thác: Một doanh nghiệp có vốn ngoại tệ riêng, có nhu cầu nhập khẩu một số loại hàng hóa nhưng không có quyền hoặc không có điều kiện nhập khẩu trực tiếp, ủy thác nhập khẩu hàng hóa đó cho doanh nghiệp có chức năng trực tiếp giao dịch xuất nhập khẩu với nước ngoài thông qua hợp đồng nhập khẩu ủy thác. Bên nhận ủy thác được nhận phí ủy thác nhập khẩu. Việc xuất nhập khẩu ủy thác được thực hiện thông qua hợp đồng kinh tế gọi là hợp đồng xuất nhập khẩu ủy thác. Đối tượng của hợp đông là hàng hóa, dịch vụ sẽ xuất hoặc nhập qua đường biên giới quốc gia. 1.2.3 Tái xuất khẩu Tái xuất khẩu là xuất khẩu trở lại những hàng trước đây đã nhập khẩu chưa qua chế biến ở nước tái xuất. Giao dịch tái xuất bao gồm nhập khẩu và xuất khẩu với mục đích thu về ngoại tệ lớn hơn số vốn bỏ ra ban đầu. Giao dịch này luôn thu hút ba nước: nước xuất khẩu, nước tái xuất và nước nhập khẩu. Vì vậy, người ta gọi giao dịch tái xuất là giao dịch ba bên hay giao dịch tam giác. Người kinh doanh tái xuất thường ký một hợp đồng nhập khẩu và một hợp đồng xuất khẩu. Hai hợp đồng này về cơ bản không khác những hợp đồng xuất nhập khẩu thông thường song chúng có liên quan mật thiết với nhau. Chúng thường phụ thuộc với nhau về hàng hóa, bao bì, nhãn hiệu, nhiều khi cả về thời gian giao PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com 8 hàng và các chứng từ hàng hóa. Việc thực hiện hợp đồng nhập khẩu phải tạo cơ sở đầy đủ và chắc chắn cho việc thực hiện hợp đồng xuất khẩu. Về mặt thanh toán, nhiều hợp đồng tái xuất quy định dùng phương thức thư tín dụng giáp lưng. Người tái xuất thường cố dàn xếp để chậm trả tiền hàng nhập và nhanh chóng thu tiền hàng xuất. Nhờ biện pháp đó, người tái xuất được cả lợi tức về tiền hàng trong khoảng thời gian chênh lệch. Kinh doanh tái xuất đòi hỏi sự nhạy bén tình hình thị trường và giá cả, sự chính xác và chặt chẽ trong các hợp đồng mua bán. 1.2.4 Gia công quốc tế Gia công quốc tế là một phương thức kinh doanh trong đó một bên gọi là bên nhận gia công, nhập nguyên liệu và bán thành phẩm của một bên khác, gọi là bên gia công, chế biến ra thành phẩm giao lại cho bên đặt gia công và nhận thù lao gọi là phí gia công. 1.3 MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VỀ XUẤT KHẨU 1.3.1 Khái niệm và ý nghĩa của xuất khẩu 1.3.1.1 Khái niệm Xuất khẩu hàng hóa là những hoạt động có tổ chức kinh doanh của nước ta bán hàng hóa cho nước ngoài theo các hợp đồng đã ký kết. Nội dung của xuất khẩu phải bao gồm ba đối tượng: + Người mua: Khách hàng nước ngoài + Người bán : Tổ chức kinh doanh trực tiếp hoặc là những cá nhân đơn vị ủy thác xuất khẩu + Hàng hóa xuất khẩu 1.3.1.2 Ý nghĩa § Hoạt động kinh doanh xuất khẩu có vai trò quan trọng trong nền kinh tế đất nước nói riêng và cả thế giới nói chung. Hoạt động xuất khẩu mang lại hiệu quả kinh tế cũng như khả năng gây thiệt hại vì phải đối đầu với nhiều quốc gia trên thế giới. Xuất khẩu phát triển làm tăng sự tăng trưởng cho nền kinh tế, điều này được chứng minh rõ nhất ở các nước NIC, Đông Nam Á, các nước và lãnh thổ như Đài Loan, Hàn Quốc, Singapore. Có thu nhập trên đầu người chỉ bằng 1/4 đến 1/3 thu nhập đầu người của các quốc gia giàu có, bằng cách tiết kiệm một phần lớn thu nhập quốc dân của mình và hướng chúng vào những ngành công nghiệp, công nghiệp xuất khẩu đem lại lợi nhuận cao, các nước này đã vượt lên thành những nước có thu nhập cao vào cuối những năm 1980. § Hoạt động xuất khẩu có định hướng cho phép các nước tận dụng được hiệu quả kinh tế theo qui mô và những lợi ích của việc chuyên môn hóa quốc tế. Bởi vậy nó làm tăng công ăn việc làm, sử dụng các nguồn lực trong nước có hiệu quả, năng suất được tăng lên nhanh chóng, tăng mức sống của người lao động. PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com 9 § Hoạt động xuất khẩu có vai trò mở rộng thị trường, nối liền mối quan hệ một cách chủ quan giữa thị trường trong nước và thế giới. Đây không chỉ đơn thuần là lưu thông hàng hóa trong nước và nước ngoài mà còn có ý nghĩa phân công lao động quốc tế, tìm hiểu phong tục tập quán, văn hóa cũng như con người các nước. § Ngoài ra hoạt động xuất khẩu về kinh tế phát triển sẽ kéo theo các hoạt động khác và các quan hệ chính trị có khả năng phát sinh tốt hơn. Trong quá trình quan hệ trao đổi, mua bán các đối tác tìm hiểu phong tục tập quán, nếp sống văn hóa của mỗi bên để hỗ trợ vào quá trình kinh doanh. Do vậy, các mối quan hệ chính trị có cơ hội phát triển tốt đẹp hơn nhằm phục vụ trở lại kinh tế phát triển. Trên đây là những mặt tích cực mà xuất khẩu mang lại. Nếu như sự quan tâm chỉ đạo kể cả công tác thực hiện của các cán bộ, các ngành không được thực hiện nghiêm túc, công tác quản lý lỏng lẻo thì hoạt động xuất khẩu sẽ kìm hãm nền kinh tế đất nước cũng như chính trị của một quốc gia. Do vậy, hoạt động xuất khẩu sẽ là nhân tố tích cực trong quá trình phát triển kinh tế đất nước như tất cả các doanh nghiệp, cán bộ, các ngành thực hiện nghiêm túc chức năng của mình phải có sự kết hợp tích cực giữa các đơn vị sản xuất kinh doanh và Nhà nước. 1.3.2 Những mặt thuận lợi và hạn chế của xuất khẩu 1.3.2.1 Những mặt thuận lợi Phát huy tính năng động sáng tạo của mọi người, mọi đơn vị, mọi tổ chức, mọi địa phương trong xã hội. Nó cho phép tận dụng mọi nguồn lực của đất nước vào sản xuất. Vì vậy, phát hiện chính xác mặt hàng xuất khẩu có hiệu quả có ý nghĩa to lớn. Xuất khẩu cho phép mở rộng thị trường, tạo đầu ra lớn từ đó kích thích sản xuất phát triển. Nhờ xuất khẩu chúng ta mới có nguồn ngoại tệ để nhập máy móc thiết bị công nghệ tiên tiến của nước ngoài. Nâng cao hiệu quả kinh tế trong hoạt động xuất khẩu là tiền đề để tiến đến công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Xuất khẩu tăng cường sự liên hệ chặt chẽ giữa khoa học và sản xuất thúc đẩy các doanh nghiệp cạnh tranh thường xuyên, thay đổi máy móc thiết bị, áp dụng công nghệ mới vào sản xuất. 1.3.2.2 Những mặt hạn chế trong xuất khẩu Vì tồn tại sự cạnh tranh tất yếu dẫn đến sự rối ren trong mua bán. Nếu không có sự kiểm soát chặt chẽ, kịp thời sẽ gây ra hậu quả về kinh tế trong quan hệ với nước ngoài Các hiện tượng xấu như: buôn lậu, trốn thuế, tha hóa cán bộ cũng dễ có điều kiện phát sinh. Vì lợi ích trước mắt một số doanh nghiệp đã nhập vào Việt Nam một số máy móc thiết bị cũ, công nghệ lạc hậu không thích hợp với thực tế đất nước dẫn đến làm ăn thua lỗ gây thiệt hại về kinh tế. PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com 10 Tất cả những mặt thuận lợi và hạn chế nói trên buộc chúng ta phải xác định, tính toán các chỉ tiêu về hiệu quả kinh tế hoạt động xuất khẩu một cách liên tục, chính xác và toàn diện, bảo đảm kết hợp hài hòa giữa lợi ích xã hội, lợi ích tập thể và lợi ích cá nhân. 1.4 VAI TRÒ CỦA XUẤT KHẨU ĐỐI VỚI SỰ PHÁT TRIỂN KINH TẾ Xuất khẩu đã được thừa nhận là hoạt động rất cơ bản của hoạt động kinh tế đối ngoại, là phương tiện thúc đẩy phát triển kinh tế và thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Do đó xuất khẩu có vai trò quan trọng đối với sự phát triển kinh tế, thể hiện ở các mặt sau: Œ Xuất khẩu tạo nguồn vốn chủ yếu cho nhập khẩu, phục vụ công nghiệp hóa đất nước: Sự nghiệp công nghiệp hóa đất nước muốn được rút ngắn đòi hỏi phải có số vốn rất lớn để nhập khẩu máy móc, thiết bị, kỹ thuật và công nghệ. Nguồn vốn để nhập khẩu có thể được hình thành từ các nguồn sau: + Đầu tư nước ngoài + Vay nợ, viện trợ + Thu từ hoạt động du lịch, dịch vụ thu ngoại tệ + Xuất khẩu sức lao động Trong tương lai, nguồn vốn bên ngoài sẽ tăng lên nhưng mọi cơ hội đầu tư và vay nợ của nước ngoài và các tổ chức quốc tế chỉ thuận lợi khi các chủ đầu tư và người cho vay thấy được khả năng xuất khẩu - nguồn vốn duy nhất để trả nợ - trở thành hiện thực. • Đóng góp chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển: Cơ cấu sản xuất, tiêu dùng trên thế giới đã và đang thay đổi vô cùng mạnh mẽ. Đó là thành quả của cuộc cách mạng khoa học, công nghệ hiện đại, sự dịch chuyển cơ cấu kinh tế trong quá trình công nghiệp hóa phù hợp với xu hướng phát triển kinh tế thế giới là tất yếu đối với một quốc gia. Có hai cách nhìn nhận về tác động của xuất khẩu đối với sản xuất và dịch chuyển cơ cấu kinh tế: Một là: xuất khẩu chỉ là việc tiêu thụ những sản phẩm thừa do sản xuất vượt quá nhu cầu nội địa. Trong trường hợp nền kinh tế còn lạc hậu ở các nước chậm phát triển, sản xuất về cơ bản chưa đủ tiêu dùng nếu chỉ thụ động ở sự “thừa ra” của sản xuất thì xuất khẩu vẫn cứ nhỏ bé, tăng trưởng chậm chạp. Hai là: coi thị trường đặc biệt là thị trường thế giới là hướng quan trọng để tổ chức sản xuất. Quan điểm thứ hai chính là xuất phát tư nhu cầu của thị trường thế giới để tổ chức sản xuất. Điều đó có tác động tích cực đến việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế, thúc đẩy sản xuất phát triển. Sự tác động này đến sản xuất thể hiện ở: PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com [...]... CHNG II THC TRNG HOT NG XUT KHU TI CễNG TY C PHN NHA TRANG SEAFOODS F17 PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com 28 2.1 GII THIU KHI QUT V CễNG TY C PHN NHA TRANG SEAFOODS F17 2.1.1 GII THIU CễNG TY C PHN NHA TRANG SEAFOODS 2.1.1.1 Lch s hỡnh thnh v phỏt trin ca cụng ty Cụng ty C phn Nha Trang Seafoods F17 trc õy l Xớ nghip ụng lnh Nha Trang c U ban nhõn dõn tnh Phỳ Khỏnh (nay... sn xut, trang thit b hin i, phng tin phc v cụng tỏc qun lý hin i bo m thụng tin nhanh v chớnh xỏc Vi s thnh cụng ú, mi õy, ngy 20/07/2004 theo quyt nh s 1815/QUB, Cụng ty chớnh thc i tờn thnh CễNG TY C PHN NHA TRANG SEAFOODS F17, tờn giao dch nc ngoi NHA TRANG SEAFOODS Hot ng di hỡnh thc Cụng ty c phn - a ch : 58B ng 2 thỏng 4 Vnh Hi Nha Trang - Tel : 058.831149 831040 831041 Hin nay, Cụng ty ó xõy... ca Tnh õy l nhng phn thng cao quý m Cụng ty C phn xut khu thu sn Nha Trang Seafoods F17 xng ỏng nhn c 2.1.1.2 Chc nng, nhim v ca Cụng ty PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com 31 2.1.1.2.1 Chc nng ca Cụng ty Cụng ty C phn Nha Trang Seafoods - F17 l mt doanh nghip chuyờn sn xut v kinh doanh xut khu cỏc sn phm thu sn ti, khụ, ụng lnh, tm gia v Cụng ty ch yu xut khu cho th trng... hoch mi Cụng ty c phn Nha Trang Seafoods F17 ó thc s ln mnh hn rt nhiu T ngy thnh lp n nay Cụng ty ó nhn c nhng hỡnh thc khen thng sau: Đ Nm 1998 Cụng ty c tng thng huõn chng lao ng hng ba Đ Nm 1985 Cụng ty c tng thng huõn chng lao ng hng nhỡ ln th nht Đ Nm 1994 Cụng ty c tng thng huõn chng lao ng hng nhỡ ln th hai Đ Nm 1996 Cụng ty c tng thng huõn chng lao ng hng nht Ngoi ra mi nm Cụng ty cũn c nhn... ụng lnh Nha Trang l n v hch toỏn c lp theo ngh nh 388/HBT, l doanh nghip nh nc thnh lp theo thụng bỏo s 2313 TS/TB ngy 8/12/1992 ca B Thu sn Thỏng 4 nm 1993, Xớ nghip c phộp xut khu trc tip Ngy 14/12/1993, Xớ nghip i tờn thnh Cụng ty ch bin Thu sn xut khu Nha Trang theo quyt nh s 3200 QQ/UB ca UBND tnh Khỏnh Ho v tờn giao dch vi nc ngoi l: Nha Trang Seaproduct Company, vit tt l Nha Trang Seafoods. .. ca Cụng ty phc v khỏch du lch trong v ngoi nc n nay Cụng ty cũn tip qun thờm mt xng ch bin lm n khụng hiu qu, ci to v nõng cp thnh mt phõn xng chuyờn gia cụng hng xut khu cho cụng ty v cỏc cụng ty bn (phõn xng 777 Bỡnh Tõn) Tri qua gn 30 nm, Cụng ty ch bin thu sn xut khu Nha Trang hin ang gi vai trũ u n trong ngnh thu sn Khỏnh Hũa, l cụng ty xut khu cú uy tớn trờn th trng, cú nhiu k hoch n nh, cú... trng - iu hnh sn xut kinh doanh trờn c s lm ch ca cỏn b cụng nhõn viờn trong Cụng ty - Khụng ngng nõng cao hiu qu sn xut kinh doanh theo nh hng phỏt trin kinh t ca Nh nc PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com 32 2.1.2 C CU T CHC QUN Lí V C CU T CHC SN XUT CA CễNG TY C PHN NHA TRANG SEAFOODS F17 Mt b mỏy t chc qun lý v sn xut gn nh, mi vic u cú ngi iu hnh v chu trỏch nhim,... thut xy ra v cú nhim v bo qun cụng c v mỏy múc thit b 2.1.2.1.12 Nh hng Seafoods Nh hng Seafoods l nh hng gii thiu sn phm ti 46 Nguyn Th Minh Khai Nha Trang Nh hng c lp ra vi mc ớch gii thiu, ch bin cỏc sn phm hi sn ca Cụng ty phc v khỏch du lch trong v ngoi nc Hin nay, nh hng ó hot ng trờn 6 nm, l mt trong s ớt nh hng Nha Trang c PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com... chc b mỏy qun lý ca Cụng ty 2.1.2.1.1 Hi ng qun tr - Cú ton quyn nhõn danh cụng ty quyt nh mi vic liờn quan n mc ớch, quyn li ca cụng ty - Chu trỏch nhim trc i hi c ụng v nhng sai phm trong qun lý, vi phm iu l, vi phm phỏp lut, gõy thit hi cho cụng ty - Ch tch hi ng qun tr hoc ngi c ch tch u quyn thay mt cụng ty trc cỏc c quan nh nc v cỏc n v kinh t khỏc - Chp hnh iu l cụng ty v cỏc ngh quyt ca i hi... 1998, Cụng ty ó tng cng thờm nm c s sn xut kinh doanh v mt xng ch bin thu sn (F90) ca Cụng ty thit b vt t thu PDF created with pdfFactory Pro trial version www.pdffactory.com 30 sn Khỏnh Ho Xng ch bin F90 ó c cng c v i vo n nh Trong 6 thỏng cui nm 1998, Cụng ty sa cha, ci to li mt bng nhn ca Cụng ty dch v v nuụi trng thu sn thnh nh hng Seafoods vi mc ớch gii thiu cỏc sn phm thu sn mi ca Cụng ty phc v . động xuất khẩu tại Công ty Cổ phần Nha Trang Seafoods – F17 - Chương 3: Một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác xuất khẩu tại Công ty Cổ phần Nha Trang Seafoods – F17 Phương pháp. www.pdffactory.com 3 Một số biện pháp góp phần nâng cao hiệu quả công tác xuất khẩu tại Công ty Cổ phần Nha Trang Seafoods - F17 . Phạm vi của đề tài: Nghiên cứu hoạt động sản xuất chế biến xuất khẩu thủy. TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG KHOA KINH TẾ a&b NGUYỄN MINH TÂM MỘT SỐ GIẢI PHÁP GĨP PHẦN NÂNG CAO HIỆU QUẢ CƠNG TÁC XUẤT KHẨU TẠI CƠNG TY CỔ PHẦN NHA TRANG SEAFOODS – F17 ĐỒ