1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

phân tích và đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần xăng dầu chất đốt hà nội

70 829 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 70
Dung lượng 3,44 MB

Nội dung

CHƯƠNG 1CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH 1.1 Tổng quan về hiệu quả sản xuất kinh doanh doanh nghiệp 1.1.1 Khái niệm chung, phân loại và ý nghĩa hiệu quả hoạt độ

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

-o0o -ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

NGÀNH QUẢN TRỊ KINH DOANH

Họ và tên sinh viên : Nguyễn Tuấn Anh

Giáo viên hướng dẫn : ThS Cao Thùy Dương

HÀ NỘI- 2013

Trang 2

TRƯỜNG ĐẠI HỌC BÁCH KHOA HÀ NỘI

VIỆN KINH TẾ VÀ QUẢN LÝ

*******************

Tên đề tài: Phân tích và đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ phần Xăng dầu

chất đốt Hà Nội.

Họ và tên sinh viên : Nguyễn Tuấn Anh

Giáo viên hướng dẫn : ThS Cao Thùy Dương

Trang 3

HÀ NỘI - 2013

Viện Kinh Tế và Quản Lý Độc Lập – Tự do – Hạnh Phúc

-NHIỆM VỤ THIẾT KẾ TỐT NGHIỆP

Họ và tên sinh viên:Nguyễn Tuấn Anh.

Lớp : Quản trị doanh nghiệp.

Khóa : 53

Họ và tên giáo viên hướng dẫn: ThS.Cao Thùy Dương.

1 Tên đề tài tốt nghiệp: Phân tích và đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt

động kinh doanh tại Công ty Cổ phần xăng dầu chất đốt Hà Nội

2 Các số liệu ban đầu:

3 Nội dung các phần thuyết minh và tính toán:

xăng dầu chất đốt Hà Nội

ty Cổ phần xăng dầu chất đốt Hà Nội

4 Số lượng và tên các bảng, biểu, bản vẽ: (Kích thước A 0 )

- Từ 15 đến 20 slide để bảo vệ

5 Ngày giao nhiệm vụ thiết kế :

6 Ngày hoàn thành nhiệm vụ :

Hà nội, ngày tháng năm 2013

Trang 5

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Họ và tên sinh viên: Nguyễn Tuấn Anh Lớp: Quản trị doanh nghiệp - K53 Tên đề tài: Phân tích và đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại

Công ty Cổ phần xăng dầu chất đốt Hà Nội

Tính chất đề tài:

I NỘI DUNG NHẬN XÉT: 1 Tiến trình thực hiện đồ án:

2 Nội dung của đồ án:

- Cơ sở lý thuyết:

- Các số liệu, tài liệu thực tế

- Phương pháp và mức độ giải quyết vấn đề:

3 Hình thức của đồ án:

- Hình thức trình bày:

- Kết cấu của đồ án :

4 Những nhận xét khác:

II. ĐÁNH GIÁ VÀ CHO ĐIỂM - Tiến trình làm đồ án : / 20

- Nội dung đồ án / 60

- Hình thức đồ án : / 20

Tổng cộng ……/100 (Điểm : ………)

Ngày tháng năm 2013 GIÁO VIÊN HƯỚNG DẪN

Trang 6

NHẬN XÉT CỦA GIÁO VIÊN DUYỆT

Họ và tên sinh viên: Nguyễn Tuấn Anh Lớp: Quản trị doanh nghiệp_K53 Tên đề tài: Phân tích và đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại

Công ty Cổ phần xăng dầu chất đốt Hà Nội

Tính chất đề tài:

I.NỘI DUNG NHẬN XÉT 1.Nội dung của đồ án

Trang 7

2.Hình thức của đồ án: …………

………

3.Những nhận xét khác: ………

II.ĐÁNH GIÁ VÀ CHO ĐIỂM - Nội dung đồ án: / 80

- Hình thức đồ án / 20

Tổng cộng / 100 ( Điểm : )

Ngày tháng năm 2013

Trang 8

DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT

TSNH : Tài sản ngắn hạnTSDH : Tài sản dài hạnTSCĐ : Tài sản cố định

DT : Doanh thu

LN : Lợi nhuận

TS : Tài sản

LĐ : Lao độngVCSH : Vốn chủ sở hữuROS : Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thuROA : Tỷ suất thu hồi tài sản

ROE : Tỷ suất thu hồi vốn chủ sở hữuVQTTS : Vòng quay tổng tài sản

Trang 9

MỤC LỤC

PHẦN MỞ ĐẦU 10

CHƯƠNG 1 11

1.1 Tổng quan về hiệu quả sản xuất kinh doanh doanh nghiệp 11

1.1.1 Khái niệm chung, phân loại và ý nghĩa hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp 11

1.1.1.1 Khái niệm chung hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh 11

1.1.1.2 Phân loại hiệu quả kinh doanh: 12

1.1.1.3 Phân biệt chỉ tiêu kết quả và chỉ tiêu hiệu quả 13

1.1.1.4 Vai trò của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh doanh nghiệp 13

1.1.2 Hệ thống các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp14 1.1.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh doanh nghiệp 20

1.2 Nội dung và phương pháp phân tích hiệu quả kinh doanh doanh nghiệp 23

1.2.1 Nội dung phân tích 23

1.2.2 Phương pháp phân tích 24

1.3 Phương hướng, biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp 27

1.3.1 Tăng doanh thu 27

1.3.3 Đào tạo nâng cao trình độ tay nghề cho cán bộ công nhân viên 28

1.3.4 Sử dụng vốn một cách có hiệu quả 28

CHƯƠNG 2 30

2.1 Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần xăng dầu chất đốt Hà Nội 30

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần xăng dầu chất đốt Hà Nội 30

2.1.2 Chức năng nhiệm vụ của công ty 31

2.1.3 Quy trình kinh doanh của công ty 32

2.1.4 Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp 33

2.1.5 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần xăng dầu chất đốt Hà Nội đạt được năm 2010, 2011 34

2.2 Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ phần xăng dầu chất đốt Hà Nội 35

2.2.1 Phân tích tổng quát hiệu quả hoạt động kinh doanh công ty cổ phần xăng dầu chất đốt Hà Nội 35

2.2.1.1 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) 35

2.2.1.2 Tỷ suất thu hồi tài sản (ROA) 36

2.2.1.3 Tỷ suất thu hồi vốn chủ sở hữu (ROE) 37

2.2.2.1 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động 40

2.2.2.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản 43

2.2.2.3 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài sản ngắn hạn 46

2.2.3.4 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tài sản dài hạn 49

2.2.2.5 Chỉ tiêu phân tích hiệu quả sử dụng tài sản cố định 51

2.2.2.6 Phân tích hiệu quả sử dụng chi phí 53

2.2.3 Nguyên nhân làm tăng , giảm hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần xăng dầu chất đốt Hà Nội 57

Trang 10

2.3.4 Nhận xét và đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh của công ty Cổ phần

xăng dầu chất đốt Hà Nội 58

CHƯƠNG 3 61

3.1 Sơ lược kế hoạch trong những năm tới của Công ty Cổ phần Xăng dầu chất đốt Hà Nội 61

3.1.1 Một số định hướng cơ bản nhằm tăng doanh thu 61

3.1.2 Một số phương hướng làm tăng hiệu quả 61

3.2.1 Biện pháp 1 : Thành lập phòng Marketing 61

3.2.2 Biện pháp 2 : Giảm lượng hàng tồn kho để giảm trả lãi ngân hàng 63

KẾT LUẬN 66

TÀI LIỆU THAM KHẢO 67

Trang 11

PHẦN MỞ ĐẦU

Sự cần thiết của đề tài

Đa số các doanh nghiệp khi tham gia vào nền kinh tế thị trường đều vì mục tiêu lợinhuận Để có được lợi nhuận, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp phải cóhiệu quả Để tồn tại trong nền kinh tế thị trường có tính cạnh tranh cao, các doanhnghiệp cần không ngừng nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của mình

Có rất nhiều yếu tố tác động đến hiệu quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệpnhư: vốn, nhân lực, thị trường cạnh tranh, chính sách của nhà nước… Để nâng caohiệu quả hoạt động kinh doanh cần phân tích để đánh giá toàn bộ quá trình và kết quảhoạt động kinh doanh của doanh nghiệp, nhằm làm rõ chất lượng hoạt động kinhdoanh và các yếu tố tiềm năng cần được khai thác, trên cơ sở đó đề ra các phương án

và giải pháp nâng cao hiệu quả hoạt kinh doanh của doanh nghiệp

Nhận thấy được tầm quan trọng của vấn đề, vì vậy sau một thời gian thực tập tại công

ty cổ phần xăng dầu chất đốt Hà Nội em đã lựa chọn đề tài “Phân tích và đề xuất

biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần xăng dầu chất đốt Hà Nội” làm đồ án tốt nghiệp.

Kết cấu đồ án

Đồ án của em ngoài phần mở đầu, kết luận và phần phụ lục gồm có 3 phần chính:

- Chương 1: Cơ sở lý thuyết về phân tích hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh

- Chương 2: Phân tích và đánh giá hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổphần xăng dầu chất đốt HN

- Chương 3: Một số biện pháp nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh tại Công ty Cổphần xăng dầu chất đốt HN

Để hoàn thành đồ án này, ngoài sự cố gắng của bản thân, em còn được sự dạy bảo hếtlòng của các thầy cô trong suốt quá trình học tập và sự giúp đỡ tận tình của cô giáohướng dẫn Em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô Viện Kinh tế và Quản lý

- Trường đại học Bách khoa Hà Nội và đặc biệt là cô giáo ThS Cao Thùy Dương đã

hướng dẫn em trong suốt quá trình thực tập Cuối cùng, em xin cảm ơn ban lãnh đạo

và các phòng ban của Công ty cổ phần xăng dầu chất đốt Hà Nội đã giúp đỡ và tạođiều kiện thuận lợi cho em hoàn thành đồ án này

Em xin chân thành cảm ơn

Sinh viên

Nguyễn Tuấn Anh

Trang 12

CHƯƠNG 1

CƠ SỞ LÝ THUYẾT CỦA HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT

KINH DOANH 1.1 Tổng quan về hiệu quả sản xuất kinh doanh doanh nghiệp

1.1.1 Khái niệm chung, phân loại và ý nghĩa hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp

1.1.1.1 Khái niệm chung hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Hiệu quả là chỉ tiêu kinh tế xã hội tổng hợp dùng để lựa chọn các phương án hoặc cácquy định trong quá trình hoạt động thực tiễn của con người ở mọi lĩnh vực, mọi thờiđiểm Chỉ tiêu hiệu quả là tỷ lệ giữa kết quả thực hiện các mục tiêu đã đề ra so với chiphí đã bỏ ra để có kết quả đó

Theo “giáo trình phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh” nhà xuất bản giáo dục 1997của PGS.PTS Nguyễn Thị Gái thì hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp là một phạmtrù kinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn nhân tài, vật lực của doanh nghiệp đểđạt được kết quả cao nhất trong quá trình kinh doanh với tổng hợp chi phí thấp nhất

Nó được thể hiện bằng công thức:

Kết quả đầu ra được đo bằng các chỉ tiêu như: Giá trị tổng sản lượng, tổng doanh thu,lợi nhuận…

Còn nguồn lực đầu vào bao gồm: lao động, tài sản bỏ ra, đất đai sử dụng, vốn dùngtrong kinh doanh…

Công thức này phản ánh sức sản xuất hay sức sinh lợi của chỉ tiêu đầu vào, được tínhcho tổng số hay phần riêng gia tăng

Từ những khái niệm trên có thể hiểu hiệu quả sản xuất kinh doanh là một phạm trùkinh tế phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực (lao động thiết bị máy móc, nguyênnhiên liệu và tiền vốn) nhằm đạt được mục tiêu, mong muốn mà doanh nghiệp đã đềra

Hiệu quả sản xuất kinh doanh phản ánh trình độ tổ chức, quản lý sản xuất kinh doanh

và được xác định bởi tỷ số giữa kết quả đạt được với chi phí bỏ ra để đạt được kết quả

đó Nó là thước đo ngày càng quan trọng của sự tăng trưởng kinh tế và là chỗ dựa cơbản để đánh giá việc thực hiện mục tiêu sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp trongtừng thời kỳ Hiệu quả sản xuất kinh doanh càng cao càng có điều kiện mở mang và

Trang 13

phát triển đầu tư mua sắm máy móc thiết bị, nâng cao đời sống cho người lao động,thực hiện nghĩa vụ đối với nhà nước, và tăng tài sản, vốn đầu tư cho chủ sở hữu.

1.1.1.2 Phân loại hiệu quả kinh doanh:

Phạm trù hiệu quả kinh doanh rất rộng và phức tạp, để cho việc phân tích đạt kếtquả ta phải phân loại chúng Việc phân loại hiệu quả kinh doanh là vô cùng quantrọng, nó giúp ta hiểu sâu sắc hơn phạm trù hiệu quả kinh doanh đồng thời là cơ sở để

ta xây dựng được hệ thống chỉ tiêu đánh giá hiệu quả kinh doanh một cách hợp lý,đúng đắn, nhờ đó ta có thể phân tích, đánh giá chính xác thực trạng hiệu quả kinhdoanh và đề ra các giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh

Có nhiều cách phân loại khác nhau trên các góc độ khác nhau Nhưng chủ yếu có cáccách phân loại sau:

a) Hiệu quả kinh doanh tổng hợp và hiệu quả kinh doanh bộ phận

Dựa trên cách phân loại này ta có thể có cái nhìn toàn diện đánh giá hiệu quả kinhdoanh của doanh nghiệp nói chung, đồng thời xem xét hiệu quả của việc sử dụng từngnguồn lực trong doanh nghiệp nói riêng

luận về hiệu quả kinh doanh của toàn bộ quá trình sản xuất doanh nghiệp hay một đơn

vị kinh doanh trong thời kỳ nhất định

động (sử dụng tài sản cố định, lao động, nguyên vật liêu…) Hiệu quả kinh doanh bộphận chỉ phản ánh hiệu quả kinh doanh ở từng lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệpchứ không phản ánh hiệu quả tổng hợp của doanh nghiệp

b) Hiệu quả kinh doanh ngắn hạn và hiệu quả kinh doanh dài hạn

thời gian ngắn như tuần, tháng, quý, năm…

dài gắn liền với chiến lược, các kế hoạch dài hạn, gắn với từng giai đoạn phát triển củadoanh nghiệp: 5 năm, 10 năm…

c) Hiệu quả kinh tế cá biệt và hiệu quả kinh tế quốc dân:

Cách phân loại này dựa trên phạm vi tính toán hiệu quả kinh doanh trong nền kinh tế

biểu hiện là lợi nhuận của mỗi doanh nghiệp thu được và chất lượng việc thực hiệnnhiệm vụ xã hội

được so với tổng các nguồn lực mà xã hội đã sử dụng

Hiệu quả kinh tế cá biệt và hiệu quả kinh tế quốc dân có mối quan hệ chặt chẽ vớinhau Hiệu quả kinh tế quốc dân có được là do sự đóng góp của từng hiệu quả kinh tế

Trang 14

cá biệt Điều này cho ta thấy rằng thu nhập của toàn kinh tế quốc dân được nâng caochính là nhờ sự cố gắng nỗ lực của mỗi lao động và mỗi doanh nghiệp

d) Hiệu quả tuyệt đối và hiệu quả tương đối:

Khi để lựa chọn, đánh giá các phương án kinh doanh khác nhau người ta lựa chọnphương án này

tương quan giữa kết quả thu được và chi phí bỏ ra khi thực hiện nhiệm vụ kinh tế xãhội Biểu hiện của hiệu quả tuyệt đối chính là các chỉ tiêu: Năng suất lao động, thờihạn hoàn vốn, lợi nhuận…

tuyệt đối hoặc so sánh tương quan các đại lượng chi phí hoặc kết quả của các phương

án với nhau

1.1.1.3 Phân biệt chỉ tiêu kết quả và chỉ tiêu hiệu quả

Kết quả là số tuyệt đối phản ánh quy mô đầu ra của hoạt động sản xuất kinh doanhnhư lợi nhuận, tổng doanh thu, tổng sản phẩm làm ra, giá trị sản xuất Hiệu quả là sốtương đối phản ánh trình độ sử dụng các nguồn lực để đạt được kết quả cao nhất vớichi phí nguồn lực thấp nhất bỏ ra Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp được thể hiện ở hai mặt chủ yếu là kết quả về vật chất và kết quả về tài chính.Khi sử dụng đơn vị hiện vật để xác định hiệu quả sản xuất kinh doanh sẽ gặp phải khókhăn giữa kết quả và chi phí không cùng một đơn vị tính Còn việc sử dụng đơn vị giátrị luôn luôn đưa các đại lượng khác nhau về cùng một đơn vị tính là tiền tệ

Hiệu quả là một phạm trù kinh tế biểu hiện sự phát triển kinh tế theo chiều sâu,phản ánh khai thác các nguồn lực trong quá trình tái sản xuất nhằm thực hiện mục tiêukinh doanh với chi phí bỏ ra ít nhất mà đạt hiệu quả cao nhất Các chỉ tiêu đánh giáhiệu quả hoạt động kinh doanh như tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) , tỷ suất thuhồi tài sản (ROA) , tỷ suất thu hồi vốn chủ sở hữu (ROE)… Hiệu quả và kết quả cómối quan hệ mật thiết với nhau nhưng lại có khái niệm khác nhau Có thể nói, kết quả

là mục tiêu của quá trình sản xuất kinh doanh, còn hiệu quả là phương tiện để đạt đượcmục tiêu đó

1.1.1.4 Vai trò của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh doanh nghiệp

Nâng cao hiệu quả kinh doanh là một yêu cầu tất yếu của quy luật tiết kiệm.Việcnâng cao hiệu quả kinh doanh là một nhiệm vụ chủ yếu đối với mỗi một doanh nghiệptrong giai đoạn hiện nay Thực hiện việc nâng cao hiệu quả kinh doanh sẽ đem lại mộtlợi ích to lớn không những cho bản thân doanh nghiệp, cho người lao động mà còntoàn bộ cho nền kinh tế

Vai trò đối với nền kinh tế quốc dân

Trang 15

Nâng cao hiệu quả kinh doanh chính là giúp tiết kiệm các nguồn lực cho xã hội, tạođiều kiện cho nền kinh tế hội nhập với nền kinh tế thế giới cũng như trong khu vực.Việc nâng cao hiệu quả kinh doanh giúp cho việc tiết kiệm các nguồn lực xã hội biểuhiện ở chỗ:

vật liệu quý hiếm

trường thiên nhiên

hỏi phải tận dụng tối đa cơ sở vật chất kỹ thuật hiện có, cải tiến nâng cao năng suấtmáy móc thiết bị Nhờ vậy tiến tới việc phải nhập máy móc thiết bị từ nước ngoài, tiếtkiệm ngoại tệ cho đất nước nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia khi làm tănghiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Vai trò đối với bản thân doanh nghiệp

Mục đích cuối cùng của hoạt động kinh doanh là lợi nhuận Nó là cơ sở để tái sảnxuất mở rộng, cải thiện đời sống của cán bộ công nhân viên Đối với mỗi doanh nghiệpđặc biệt là doanh nghiệp hoạt động trong cơ chế thị trường thì việc nâng cao hiệu quảkinh doanh đóng vai trò quan trọng trong sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp Nógiúp cho doanh nghiệp bảo toàn và phát triển về vốn, qua đó doanh nghiệp tăng khảnăng cạnh tranh của mình trên thị trường, vừa giải quyết tốt đời sống lao động, vừađầu tư mở rộng, cải tạo, hiện đại hoá cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ cho việc sản xuấtkinh doanh Do vậy, hiệu quả chính là căn cứ quan trọng và chính xác để doanh nghiệpđánh giá các hoạt động của mình Nhận thức đúng đắn về hiệu quả sẽ giúp cho doanhnghiệp hoạt động có hiệu quả hơn

Vai trò đối với người lao động

Doanh nghiệp làm ăn hiệu quả, đó là tiền đề của việc tăng lương, nâng cao chấtlượng đời sống người lao động Và nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh chính làcách duy nhất để đạt được các mục tiêu đó Đây sẽ là động lực thúc đẩy, kích thíchngười lao động hăng say sản xuất, luôn quan tâm tới kết quả lao động của mình Khingười lao động làm việc có hiệu quả, phần mà họ nhận được từ doanh nghiệp cũng sẽtăng lên, đời sống của họ tốt lên Doanh nghiệp kinh doanh tốt, cũng là cơ hội gia tăngcông ăn việc làm cho con em người lao động Đây là một mối quan hệ tương hỗ chặtchẽ

1.1.2 Hệ thống các chỉ tiêu hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp

a) Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả tổng hợp

Nhóm chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả kinh doanh của toàn bộ hoạt động sản xuất kinhdoanh của doanh nghiệp, được dùng để phản ánh chính xác hiệu quả kinh doanh của

Trang 16

mỗi doanh nghiệp trong từng thời kỳ cụ thể và được dùng để so sánh giữa các doanhnghiệp với nhau và so sánh trong doanh nghiệp qua các thời kỳ để xem xét các thời kỳdoanh nghiệp hoạt động có đạt hiệu quả cao hơn hay không.

- Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu , ROS

Chỉ số này cho biết một trăm đồng doanh thu tạo ra bao nhiêu đồng cho doanh nghiệp

Chỉ số này còn được gọi là Lợi nhuận biên Lợi nhuận biên cao hay thấp phụ thuộc vào

một số yếu tố như: chi phí sản xuất, chi phí lãi vay quá cao trong khi doanh thu quáthấp, mức khấu hao không hợp lý hoặc công ty không mạnh dạn sử dụng vốn vay và

do đó không được hưởng khấu trừ thuế do lãi vay Chỉ tiêu này càng cao phản ánh lợinhuận của doanh nghiệp thu trên một đồng doanh thu càng cao Nó có tác dụngkhuyến khích doanh nghiệp tăng lợi nhuận bằng các biện pháp tăng thu, giảm chi

- Tỷ suất thu hồi tài sản, ROA

Chỉ số này còn được gọi là Doanh lợi sau thuế trên tài sản, nó cho biết một trăm đồng

tài sản tạo được bao nhiêu đồng lợi nhuận cho doanh nghiệp Chỉ số này cho phép sosánh khả năng sinh lợi đối với xã hội của các doanh nghiệp có cơ cấu vốn khác nhau

và thuế thu nhập khác nhau Chỉ số này chịu sự tác động của các nhân tố như: công tácquản lý chi phí sản xuất, quản lý hoặc quản lý tài sản cố định Ngoài ra, chính sáchhuy động vốn cũng có tác động không nhỏ

- Tỷ suất thu hồi vốn chủ sở hữu, ROE

Chỉ số này còn được gọi là Doanh lợi sau thuế trên vốn cổ phần, nó cho biết một trăm

đồng vốn đầu tư vào vốn chủ sở hữu tại doanh nghiệp có thể góp phần tạo ra được baonhiêu đồng lợi nhuận cho doanh nghiệp Đây là chỉ số tài chính quan trọng nhất vàthiết thực nhất đối với chủ sở hữu, nó phản ánh trực tiếp mức độ sinh lời mà các chủ

sở hữu được hưởng trong kỳ

b) Các chỉ tiêu đánh giá thành phần

Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động

Trang 17

Sử dụng lao động có hiệu quả sẽ làm tăng khối lượng sản phẩm, giảm chi phí sản xuất,

hạ giá thành sản phẩm, tăng lợi nhận cho doanh nghiệp Thông qua các chỉ tiêu sau đểđánh giá xem doanh nghiệp đã sử dụng lao động có hiệu quả hay không

- Năng suất lao động:

Chỉ tiêu này cho thấy với mỗi lao động tạo ra được bao nhiêu đồng doanh thu trong

kỳ Chỉ tiêu này cao hay thấp phụ thuộc trình độ tay nghề công nhân trong doanhnghiệp, chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ doanh nghiệp có đội ngũ nhân viên lành nghề.Dựa vào chỉ tiêu này để so sánh mức tăng hiệu quả của mỗi lao động trong kỳ

- Lợi nhuận bình quân do 1 lao động tạo ra (sức sinh lợi của lao động)

Chỉ tiêu này cho biết trong kỳ kinh doanh một lao động tạo ra bao nhiêu đồng lợinhuận cho doanh nghiệp Đây là chỉ tiêu phản ánh trình độ của cán bộ công nhân viên,chỉ tiêu này càng cao chứng tỏ mỗi cán bộ, công nhân viên của doanh nghiệp đã tíchcực lao động để đạt được kết quả cao Chỉ tiêu này đánh giá hiệu quả sử dụng lao độngcủa doanh nghiệp, phản ánh tình trạng sử dụng có hiệu quả nguồn lực lao động

Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản

Hiệu quả sử dụng tổng tài sản

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng tài sản bình quân đem lại bao nhiêu đồng doanh thuthuần cho doanh nghiệp Sức sản suất của tổng tài sản càng lớn, hiệu quả sử dụng tổngtài sản càng tăng và ngược lại, nếu sức sản xuất của tổng tài sản càng nhỏ, hiệu quả sửdụng tổng tài sản càng giảm

Chỉ tiêu sức sinh lợi của tổng tài sản cho biết 1 đồng tài sản bình quân đem lại baonhiêu đồng lợi nhuận thuần sau thuế Sức sinh lợi của tổng tài sản càng lớn thì hiệuquả sử dụng tổng tài sản càng cao và ngược lại

Trang 18

Qua chỉ tiêu này ta thấy, để có một đồng doanh thu thuần, doanh nghiệp cần có baonhiêu đồng tổng tài sản bình quân Suất hao phí càng lớn thì hiệu quả sử dụng tổng tàisản càng thấp và ngược lại.

Hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn:

- Sức sản xuất của tài sản ngắn hạn:

Chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản ngắn hạn tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu trong

kỳ Sức sản xuất của tài sản ngắn hạn càng lớn, hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn càngtăng và ngược lại Nếu chỉ tiêu này qua các kỳ tăng chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sảnngắn hạn tăng

- Sức sinh lợi của tài sản ngắn hạn:

Chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản ngắn hạn sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuậntrong kỳ Chỉ số này càng cao càng tốt Chứng tỏ hiệu quả cao trong việc sử dụng tàisản ngắn hạn Chỉ tiêu này cũng có thể dùng so sánh giữa sức sinh lợi của tài sản ngắnhạn trong kỳ kinh doanh này so với các kỳ trước là cao hay thấp, so với các doanhnghiệp trong ngành đã là cao hay chưa và cần tìm ra các biện pháp để nâng cao hơnnữa sức sinh lợi của tài sản ngắn hạn

- Suất hao phí của tài sản ngắn hạn:

Qua chỉ tiêu này ta thấy, để có một đơn vị lợi nhuận thuần, doanh nghiệp phải có baonhiêu đơn vị tài sản ngắn hạn bình quân Suất hao phí càng lớn thì hiệu quả sử dụng tàisản ngắn hạn càng thấp và ngược lại

-Mức đảm nhiệm tài sản ngắn hạn

-Độ dài vòng quay:

Trang 19

Chỉ tiêu này cho biết thời gian để tài sản ngắn hạn quay được một vòng trong kỳ kinhdoanh Thời gian này càng ngắn thì hiệu quả sử dụng vốn ngắn hạn càng cao và ngượclại

Hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn

- Sức sản xuất của tài sản dài hạn:

Chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản dài hạn tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu trong

kỳ Sức sản xuất của tài sản dài hạn càng lớn, hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn càngtăng và ngược lại Nếu chỉ tiêu này qua các kỳ tăng chứng tỏ hiệu quả sử dụng tài sảndài hạn tăng

- Sức sinh lợi của tài sản dài hạn:

Chỉ tiêu này cho biết một đồng tài sản dài hạn sẽ tạo ra bao nhiêu đồng lợi nhuận trong

kỳ Chỉ số này càng cao càng tốt Chứng tỏ hiệu quả cao trong việc sử dụng tài sản dàihạn Chỉ tiêu này cũng có thể dùng so sánh giữa sức sinh lợi của tài sản dài hạn trong

kỳ kinh doanh này so với các kỳ trước là cao hay thấp, so với các doanh nghiệp trongngành đã là cao hay chưa và cần tìm ra các biện pháp để nâng cao hơn nữa sức sinh lợicủa tài sản dài hạn

- Suất hao phí của tài sản ngắn hạn:

Qua chỉ tiêu này ta thấy, để có một đơn vị lợi nhuận thuần, doanh nghiệp phải có baonhiêu đơn vị tài sản dài hạn bình quân Suất hao phí càng lớn thì hiệu quả sử dụng tàisản dài hạn càng thấp và ngược lại

Hiệu quả sử dụng tài sản cố định:

- Sức sản xuất của tài sản cố định:

Trang 20

Chỉ tiêu này phản ánh một đồng tài sản cố định được dùng sản xuất kinh doanh trong

kỳ đem lại bao nhiêu đồng doanh thu cho doanh nghiệp Sức sản xuất của tài sản cốđịnh càng lớn, hiệu quả sử dụng tài sản cố định càng tăng và ngược lại

- Sức sinh lợi của tài sản cố định:

Chỉ tiêu sức sinh lợi của tài sản cố định cho biết một đồng tài sản cố định được dùngsản xuất kinh doanh trong kỳ tạo ra được bao nhiêu đồng lợi nhuận thuần sau thuế.Sức sinh lợi càng lớn thì hiệu quả sử dụng tài sản cố định càng cao và ngược lại

- Suất hao phí của tài sản cố định

Qua chỉ tiêu này ta thấy, để có một đơn vị doanh thu thuần, doanh nghiệp cần phải cóbao nhiêu đơn vị giá trị còn lại bình quân tài sản cố định Suất hao phí càng lớn thìhiệu quả sử dụng tài sản cố định càng thấp

c) Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng chi phí

Để phân tích hiệu quả sử dụng chi phí ta cần phân tích các chỉ tiêu doanh thu trên tổngchi phí, lợi nhuận trên tổng chi phí

Chỉ tiêu này phản ánh trình độ sử dụng các yếu tố chi phí trong sản xuất Nó cho thấyvới một đồng chi phí tạo ra bao nhiêu doanh thu Chỉ tiêu này có hiệu quả nếu tốc độtăng doanh thu tăng nhanh hơn tốc độ tăng chi phí

Với chỉ tiêu này cho ta thấy với một đồng vốn kinh doanh tạo ra bao nhiêu đồng lợinhuận, chỉ tiêu này càng lớn càng tốt

Có 1 số lý thuyết ta đưa vào nhưng hiện nay các doanh nghiệp đều không sử dụng cácchỉ tiêu đó, vì vậy ta chỉ đưa vào phần lý thuyết nhưng không tính các chỉ tiêu đó

e) Nhóm chỉ tiêu đánh giá hiệu quả xã hội

Trang 21

Để đánh giá 1 cách toàn diện hiệu quả kinh doanh của công ty thì bên cạnh việc xemxét doanh nghiệp có đạt hiệu quả không, còn phải xem xét doanh nghiệp thực hiệnmục tiêu kinh tế xã hội như thế nào Doanh nghiệp ngoài việc đáp ứng nhu cầu xã hội

về một số sản phẩm hàng hóa còn thực hiện một số chỉ tiêu sau:

Nộp ngân sách Nhà nước

Nộp ngân sách là nghĩa vụ của mọi doanh nghiệp sản xuất kinh doanh ( thuế giá trị giatăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu ) Hơn 90% ngân sáchnhà nước được hình thành từ việc thu thuế Ngân sách của nhà nước lại được tái đầu tư

để phát triển kinh tế xã hội Doanh nghiệp nộp thuế là góp phần phát triển kinh tế xãhội Doanh nghiệp càng sử dụng nhiều nguồn lực xã hội càng phải nộp ngân sáchnhiều

Tạo công ăn việc làm cho người lao động

Nạn thất nghiệp là một trong những vấn đề nhức nhối nhất đối với mọi quốc gia hiệnnay, trong đó có Việt Nam Ở nước ta, đó là mối quan tâm hàng đầu của nhà nước.Trong quá trình sản xuất kinh doanh của mình, doanh nghiệp cần phải tuyển dụng laođộng, giải quyết tốt công ăn việc làm cho người lao động chính là làm tăng lợi nhuậncho doanh nghiệp, giúp xã hội giải quyết bài toán an sinh xã hội

Nâng cao mức sống cho người lao động

Doanh nghiệp không những tạo công ăn việc làm cho người lao động mà còn có tráchnhiệm nâng cao đời sống tinh thần cũng như vật chất của họ Trên góc độ kinh tế, hiệuquả này phản ánh thông qua chỉ tiêu tăng thu nhập bình quân trên một đầu người, giatăng đầu tư xã hội, mức hưởng phúc lợi

1.1.3 Những nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh doanh nghiệp

Việc xác định các nhân tố ảnh hưởng đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanhnghiệp là việc nhận thức, vạch ra một cách đúng đắn những yếu tố tác động đến kếtquả kinh doanh trong việc phân tích kinh doanh

Như vậy việc xác định ảnh hưởng của các nhân tố không những cần phải chính xác màcòn cần phải kịp thời không những chỉ xác định các nhân tố đối tượng với hiện tượngkinh tế mà còn phải xác định sự tác động qua lại giữa các nhân tố đó

a) Các nhân tố từ phía doanh nghiệp

Nhóm này gồm các nhân tố ảnh hưởng do ý muốn chủ quan của con người và conngười có thể thay đổi được ý muốn đó Các nhân tố chủ quan trong DN chính là thểhiện tiềm lực của một DN Cơ hội chiến lược kinh doanh và hiệu quả kinh doanh củadoanh nghiệp luôn phụ thuộc chặt chẽ vào các yếu tố phản ánh tiềm lực của một doanhnghiệp cụ thể Tiềm lực của một doanh nghiệp không phải là bất biến có thể phát triển

Trang 22

mạnh lên hay yếu đi, có thể thay đổi toàn bộ hay bộ phận Chính vì vậy trong quá trìnhkinh doanh các doanh nghiệp luôn phải chú ý tới các nhân tố này nhằm nâng cao hiệuquả kinh doanh của doanh nghiệp hơn nữa

Nhân tố vốn

Đây là một nhân tố tổng hợp phản ánh sức mạnh của doanh nghiệp thông qua khốilượng ( nguồn ) vốn mà doanh nghiệp có thể huy động vào kinh doanh, khả năng phânphối, đầu tư có hiệu quả các nguồn vốn, khả năng quản lý có hiệu quả các nguồn vốnkinh doanh

Yếu tố vốn là yếu tố chủ chốt quyết định đến quy mô của doanh nghiệp và quy mô có

cơ hội có thể khai thác Nó phản ánh sự phát triển của doanh nghiệp và là sự đánh giá

về hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp trong kinh doanh

Nhân tố con người

Trong kinh doanh con người là yếu tố quan trọng hàng đầu để đảm bảo thành công.Chính con người với năng lực thực sự của họ mới lựa chọn đúng được cơ hội và sửdụng các nguồn lực khai thác mà họ đã có và sẽ có: vốn, tài sản, kỹ thuật, công nghệmột cách có hiệu quả để khai thác vượt qua cơ hội Nhân tố con người được đặt ở vị tríhàng đầu trên cả vốn và tài sản, quyết định sức mạnh của một doanh nghiệp, quyếtđịnh sẽ thành công của việc nâng cao hiệu quả kinh doanh

Nhân tố trình độ kỹ thuật công nghệ

Trình độ kỹ thuật công nghệ tiên tiến cho phép doanh nghiệp chủ động nâng cao chấtlượng hàng hoá, năng suất lao động và hạ giá thành sản phẩm Các yếu tố này tác độnghầu hết đến các mặt về sản phẩm như: Đặc điểm sản phẩm, giá cả sản phẩm, sức cạnhtranh của sản phẩm Nhờ vậy doanh nghiệp có thể tăng khả năng cạnh tranh của mình,tăng vòng quay của tài sản ngắn hạn, tăng lợi nhuận đảm bảo cho quá trình sản xuất,tái sản xuất mở rộng của doanh nghiệp Ngược lại với trình độ công nghệ thấp thìkhông những giảm khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp mà còn giảm lợi nhuận, kìmhãm sự phát triển Nói tóm lại, nhân tố trình độ kỹ thuật công nghệ cho phép doanhnghiệp nâng cao năng xuất chất lượng và hạ giá thành sản phẩm nhờ đó mà tăng khảnăng cạnh trạnh, tăng vòng quay vốn, tăng lợi nhuận từ đó tăng hiệu quả kinh doanh

Nhân tố tổ chức quản lý

Nhân tố này là sự biểu hiện của trình độ tổ chức sản xuất nó đảm bảo cho tính tối ưutrong tổ chức dây chuyền sản xuất, cho phép doanh nghiệp khai thác tối đa các yếu tốcông nghệ sản xuất Ngoài ra nó còn thể hiện sự phù hợp về cơ cấu bộ máy kinh doanhcủa doanh nghiệp Cụ thể là, nó biểu hiện trình độ phối hợp của các bộ phận trongdoanh nghiệp trên cơ sở tương hỗ lẫn nhau dẫn đến sử dụng các nguồn lực đầu vào tối

ưu nhất

Trang 23

Nhân tố này còn cho phép doanh nghiệp sử dụng hợp lý và tiết kiệm các yếu tố vậtchất trong quá trình sản xuất kinh doanh, giúp lãnh đạo doanh nghiệp.

Đề ra những quyết định về chỉ đạo sản xuất kinh doanh chính xác và kịp thời, tạo ranhững động lực to lớn để kích thích sản xuất phát triển, nâng cao hiệu quả kinh doanhcủa doanh nghiệp

b) Các nhân tố ảnh hưởng thuộc môi trường kinh doanh

Các yếu tố thuộc môi trường kinh doanh là các yếu tố khách quan mà doanh nghiệpkhông thể kiểm soát được Nhân tố môi trường kinh doanh bao gồm nhiều nhân tố như

là : Đối thủ cạnh tranh, thị trường, cơ cấu nghành, tập quán, mức thu nhập bình quâncủa dân cư……

Đối thủ cạnh tranh

Đối thủ cạnh tranh bao gồm các đối thủ cạnh tranh sơ cấp (Cùng tiêu thụ các sản phẩmđồng nhất ) và các đối thủ cạnh tranh thứ cấp ( Sản xuất và tiêu thụ sản phẩm có khảnăng thay thế ) Nếu doanh nghiệp có đối thủ cạnh tranh mạnh thì việc nâng cao hiệuquả kinh doanh sẽ trở nên khó khăn hơn rất nhiều, bởi vì doanh nghiệp lúc này chỉ cóthể nâng cao hiệu quả kinh doanh bằng cách nâng cao chất lượng, giảm giá thành sảnphẩm để đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ, tăng doanh thu, tăng vòng quay của vốn, yêu cầudoanh nghiệp phải tổ chức lại bộ máy hoạt động phù hợp tối ưu hơn, hiệu quả hơn đểtạo cho doanh nghiệp có khả năng cạnh tranh về giá cả, chất lượng, chủng loại, mẫu

mã … Như vậy đối thủ cạnh tranh có ảnh hưởng rất lớn đến việc nâng cao hiệu quảkinh doanh của các doanh nghiệp đồng thời tạo ra sự tiến bộ trong kinh doanh, tạo rađộng lực phát triển doanh nghiệp Việc xuất hiện càng nhiều đối thủ cạnh tranh thì việcnâng cao hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp sẽ càng khó khăn và sẽ bị giảm mộtcách cân đối

Thị trường

Nhân tố thị trường ở đây bao gồm cả thị trường đầu vào và thị trường đầu ra của doanhnghiệp Nó là yếu tố quyết định quá trình tái sản xuất mở rộng của doanh nghiệp Đốivới thị trường đầu vào: cung cấp các yếu tố cho quá trình sản xuất như nguyên vật liệu,máy móc thiết bị….Cho nên nó có tác động trực tiếp đến giá thành sản phẩm, tính liêntục và hiệu quả của quá trình sản xuất Còn đối với thị trường đầu ra quyết định doanhthu của doanh nghiệp trên cơ sở chấp nhận hàng hóa, dịch vụ của các doanh nghiệp,thị trường đầu ra sẽ quyết định tốc độ tiêu thụ, tạo vòng quay vốn nhanh hay chậm từ

đó tác động đến hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp

Nhân tố vị trí địa lý

Đây là nhân tố không chỉ tác động đến công tác nâng cao hiệu quả kinh doanh củadoanh nghiệp mà còn tác động đến các mặt khác trong hoạt động sản xuất kinh doanh

Trang 24

của doanh nghiệp như :Giao dich, vận chuyển, sản xuất … Các nhân tố này tác độngđến hiệu quả kinh doanh thông qua sự tác động lên các chi phí tương ứng.

c) Các nhân tố từ phía Nhà nước:

Môi trường pháp lý bao gồm các văn bản dưới luật Mọi quy định pháp luật kinhdoanh đều tác động trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh và kết quả kinh doanh Môitrường pháp lý tạo ra sân chơi cho các doanh nghiệp cùng tham gia hoạt động kinhdoanh Việc các doanh nghiệp vừa cạnh tranh vừa hợp tác với nhau để tạo ra môitrường kinh doanh lành mạnh, minh bạch, không phân biệt đối xử và đảm bảo tínhbình đẳng cho mọi loại hình doanh nghiệp sẽ tạo ra điều kiện thuận lợi cho mọi doanhnghiệp cạnh tranh nhau lành mạnh để phát triển nội lực mà không gây thiệt hại khôngđáng cho xã hội

doanh của từng doanh nghiệp Các chính sách vĩ mô như: chính sách đầu tư, chínhsách phát triển kinh tế, chính sách cơ cấu…tạo ra sự ưu tiên hay kìm hãm sự phát triểncủa từng ngành, từng vùng kinh tế cụ thể, do đó tác động trực tiếp đến hiệu quả kinhdoanh của doanh nghiệp thuộc ngành kinh tế đó

1.2 Nội dung và phương pháp phân tích hiệu quả kinh doanh doanh nghiệp1.2.1 Nội dung phân tích

- Phân tích tổng quát các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh Chỉ tiêu thứnhất là tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS) của doanh nghiệp trong 2 năm 2010 và

2011 để thấy mức doanh thu và lợi nhuận của doanh nghiệp có biến động theo chiềuhướng tính cực hay không Chỉ tiêu thứ hai là tỷ suất thu hồi tài sản (ROA), chỉ số nàycho biết một trăm đồng vốn đầu tư vào tài sản có thể mang về cho doanh nghiệp baonhiêu đồng lợi nhuận Chỉ tiêu thứ ba là tỷ suất thu hồi vốn chủ sở hữu (ROE) chỉ sốnày cho biết một trăm đồng vốn đầu tư vào vốn chủ sở hữu thì có thể tại ra được baonhiêu đồng lợi nhuận cho doanh nghiệp

- Phân tích các chỉ tiêu thành phần phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh Đầu tiên

là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động , phân tích chỉ tiêu này để tìm ra nguyênnhân , yếu tố gây lãng phí thời gian , giảm năng suất lao động làm ảnh hưởng đến hiệuquả sản xuất kinh doanh của công ty Chỉ tiêu thứ hai là chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sửdụng tài sản , để đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản của công ty có tích cực hay không

ta phân tích các chỉ tiêu như chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tổng tài sản , chỉ tiêu hiệu quả

sử dụng tài sản ngắn hạn , và chỉ tiêu hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn Chỉ tiêu cuốicùng được phân tích là chỉ tiêu hiệu quả sử dụng chi phí Phân tích chỉ tiêu này để thấyđược rằng lợi nhuận trên chi phí năm 2011 tăng hay giảm so với năm 2010 Chỉ tiêu

Trang 25

- Nêu nguyên nhân gây ra các biến động ở các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả hoạt độngkinh doanh tổng hợp và các chỉ tiêu thành phần ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt độngkinh doanh như doanh thu , chi phí, tài sản , nguồn vốn , các khaỏn vay …

- Đưa ra những nhận xét và đánh giá về hiệu quả hoạt động kinh doanh của công tythông qua các chỉ tiêu được phân tích

1.2.2 Phương pháp phân tích

a) Phương pháp so sánh

Phương pháp so sánh là phương pháp được phổ biến trong phân tích để xác định xuhướng, mức độ biến động của chỉ tiêu cần phân tích So sánh trong phân tích là đốichiếu các chỉ tiêu, các hiện tượng kinh tế đã được lượng hóa có cùng nội dung, tínhchất tương tự nhau Ưu điểm lớn nhất của việc so sánh là cho phép tách ra được nhữngnét chung, nét riêng của các hiện tượng được so sánh, trên cơ sở đó đánh giá được cácmặt phát triển hay kém phát triển, hiệu quả hay kém hiệu quả để tìm ra các giải phápquản lý tối ưu trong mỗi trường hợp

Khi sử dụng phương pháp này cần chú ý đến 3 nguyên tắc

Lựa chọn tiêu chuẩn để so sánh

Tiêu chuẩn so sánh là chỉ tiêu một kỳ được lựa chọn làm căn cứ để so sánh được gọi làgốc so sánh

Tuỳ theo mục đích nghiên cứu mà lựa chọn gốc so sánh thích hợp Các gốc so sánh cóthể là :

- Tài liệu năm trước ( kỳ trước ) nhằm đánh giá xu hướng phát triển của các chỉ tiêu

- Các mục tiêu đã dự kiến ( kế hoạch, dự toán, định mức )

- Các chỉ tiêu trung bình của nghành khu vực kinh doanh, nhu cầu đơn đặt hàng… nhằm khẳng định vị trí của doanh nghiệp và khả năng đáp ứng nhu cầu, các chỉ tiêucủa kỳ được so sánh với kỳ định gốc được gọi là chỉ tiêu kỳ thực hiện và là kết quả mà

Trang 26

Số tuyệt đối là con số dùng để phản ánh quy mô

So sánh số tuyệt đối: Là kết quả của phép trừ giữa trị số thực tế so với trị số gốc củacác chỉ tiêu kinh tế, kết quả so sánh biểu hiện số lượng, khối lượng quy mô của cáchiện tượng kinh tế Trị số gốc có thể là một kỳ trước hoặc kỳ kế hoạch

ΔC = CC = × 100%

Trong đó: C1 = Là số liệu kỳ phân tích ; C0: Số liệu kỳ gốc

So sánh bằng số bình quân: Số bình quân là dạng đặc biệt của số tuyệt đối biểu hiệntính chất đặc trưng chung về mặt số lượng, nhằm phản ánh đặc điểm chung của mộtđơn vị, một bộ phận hay một tổng thể chung có cùng một tính chất

c) Phương pháp thay thế liên hoàn

nhân tố đến sự biến động của chỉ tiêu phân tích bằng cách loại trừ ảnh hưởng của cácnhân tố khác

biến

Trang 27

- Thiết lập mối quan hệ của các nhân tố với chỉ tiêu phân tích và sắp xếp cácnhân tố theo trình tự từ số lượng đến chất lượng

Ảnh hưởng của nhân tố a : ΔC = Cqa= (a1-a0) b0.c0.d0

Ảnh hưởng của nhân tố b : ΔC = Cqb= a1 (b1-b0) c0.d0

Ảnh hưởng của nhân tố c : ΔC = Cqc= a1.b1.(c1-c0).d0

Ảnh hưởng của nhân tố d : ΔC = Cqd= a1.b1.c1.(d1-d0)

+Tổng hợp và nhận xét

d) Tài liệu sử dụng

Để phân tích được các chỉ tiêu trên cần phải dựa vào các căn cứ sau đây :

- Dựa vào bảng kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh các doanh nghiệp trong một kỳsản xuất

- Các báo cáo tài chính kế toán tổng hợp thường được trình bày dưới dạng so sánh, baogồm số liệu của năm báo cáo và số liệu của một trong những kỳ hạch toán trước đó.Các số liệu so sánh rất có ích trong việc tính toán và phân tích xu hướng biến đổi hiệuquả và các mối quan hệ

Trên cơ sở đó ta sẽ đánh giá khái quát mối quan hệ giữa các chỉ tiêu phản ánh quy môsản xuất kinh doanh của doanh nghiệp Mặt khác ta cũng sẽ nghiên cứu sự biến độngcủa các chỉ tiêu tức là ta xem trong kỳ hoạt động sản xuất kinh doanh vừa qua củadoanh nghiệp có tăng lên hay giảm đi so với các số liệu của kỳ trước được lấy làm kỳ

Trang 28

gốc của doanh nghiệp Điều này giúp ta đánh giá được thực trạng và triển vọng củatừng doanh nghiệp so với nền kinh tế quốc dân.

1.3 Phương hướng, biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh doanh nghiệp

Nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh là nhiệm vụ trọng tâm của mỗidoanh nghiệp Hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp chịu sự tác động tổnghợp của nhiều yếu tố, nhiều khâu cho nên muốn nâng cao hiệu quả sản xuất kinhdoanh phải giải quyết tổng hợp, đồng bộ nhiều vấn đề, nhiều biện pháp có hiệu lực.Vậy để nâng cao hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh có các biện pháp sau:

1.3.1 Tăng doanh thu

Doanh thu được xác định như sau:

D = ∑ Q x P

Q: Số lượng sản phẩm tiêu thụ trong kỳP: Giá bán đơn vị sản phẩm

Vì vậy để tăng doanh thu cần phải

- Đa dạng hoá sản phẩm, đa dạng hoá kinh doanh

- Mở rộng thị trường: Tìm thị trường mới nhằm tạo ra một lượng khách hàng mới, tiêuthụ thêm sản phẩm của mình Xây dựng hệ thống các đại lý, cửa hàng nhằm giao tiếpvới khách hàng để nắm được nhu cầu thị yếu để nghiên cứu chế tạo mặt hàng mới

- Ngoài ra doanh nghiệp cần tiến hành các biện pháp nhằm khai thác khách hàng tiềmnăng, làm tăng khả năng mua, sử dụng các hình thức như: quảng cáo, tiếp thị, cải tiến

về mẫu mã… nhằm gia tăng ý muốn mua sắm của khách hàng

1.3.2 Giảm chi phí

Đối với các công ty sản xuất thì giảm chi phí thường la giảm chi phí nguyên vật liệu,tiết kiệm nguyên vật liệu vì chi phí nguyên vật liệu chiếm hơn 50% giá thành nên khidoanh nghiệp tiết kiệm nguyên vật liệu cũng sẽ làm hạ giá thành sản phẩm, điều này

dễ dẫn đến làm kém chất lượng sản phẩm Vì vậy, Công ty phải bảo quản tốt kho dựtrữ nguyên vật liệu

Còn các công ty thương mại thì việc giảm chi phí chủ yếu là giảm các chi phí tài chính( ví dụ có thể giảm chi phí lãi vay… )

Trang 29

Dù là công ty thương mại hay la công ty sản xuất thì giảm chi phí nhân công , sắp xếp

bộ máy quản lý gọn nhẹ, bố trí công việc hợp lý hoạt động có hiệu quả sẽ góp phầngiảm chi phí hành chính

1.3.3 Đào tạo nâng cao trình độ tay nghề cho cán bộ công nhân viên

Trong xu thế phát triển ngày nay thì việc đào tạo nâng cao tay nghề cho đội ngũ cán

bộ công nhân viên là thực sự cần thiết Việc này sẽ giúp cho doanh nghiệp có cácquyết định sản xuất kinh doanh đúng đắn hơn, đồng thời sản xuất cũng có chất lượnghơn, giảm tỷ lệ phế phẩm, hao hụt nguyên vật liệu trong sản xuất

Việc đào tạo nâng cao trình độ tay nghề cho đội ngũ người lao động trong doanhnghiệp chủ yếu ở các hướng sau:

-Gửi đội ngũ cán bộ quản lý theo học các trường đại học để nâng cao việc quản lýdoanh nghiệp

-Lực lượng lao động trực tiếp sản xuất kinh doanh được tổ chức theo học tại cáckhóa học ngắn hạn tại các trường kỹ thuật, trường trung học chuyên nghiệp, trườngđào tạo tay nghề, sau đó tiến hành thi nâng cao tay nghề cho người lao động

Tuy nhiên để thực hiện được các yêu cầu trên thì doanh nghiệp phải có đội ngũ cán

bộ thay thế vị trí của những người đang trong thời gian được đào tạo, đồng thời phảihình thành riêng một nguồn kinh phí phục vụ nhằm hỗ trợ cho những người đang đihọc

1.3.4 Sử dụng vốn một cách có hiệu quả

Vốn đầu tư luôn là nhân tố quan trọng đối với sự quan trọng của bất kỳ doanh nghiệpnào Huy động và sử dụng vốn có hiệu quả là vấn đề lớn mà doanh nghiệp hoạt động.Thông thường có một số biện pháp về sử dụng vốn như sau:

- Tận dụng triệt để năng lượng sản xuất kinh doanh hiện có, nâng cao hiệu suất sửdụng thiết bị máy móc

- Giảm tối đa các bộ phận vốn thừa hoặc không cần thiết

- Xây dựng cơ cấu vốn tối ưu

- Tiết kiệm chi phí và hạ giá thành

- Xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật

- Đẩy nhanh tốc độ chu chuyển của tài sản ngắn hạn

- Đầu tư có trọng điểm, ưu tiên những vùng, công trình, dự án sẽ sinh lợi cao Rút ngắnthời gian để nhanh chóng đưa dự án vào hoạt động

Trang 30

- Lựa chọn đổi mới công nghệ phù hợp, sử dụng đúng mục tiêu nguồn vốn công nghệ.Nghiên cứu sử dụng các loại nguyên vật liệu mới và vật liệu thay thế nhằm nâng caochất lượng sản phẩm hạ giá thành.

Trang 31

CHƯƠNG 2 PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Ở CÔNG TY CỔ PHẦN XĂNG DẦU CHẤT ĐỐT HÀ NỘI 2.1 Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần xăng dầu chất đốt Hà Nội.

2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần xăng dầu chất đốt

Hà Nội

a) Tên, địa chỉ của công ty

b) Các mốc quan trọng trong quá trình phát triển của công ty

- Công ty Cổ phần Xăng dầu Chất đốt Hà Nội tiền thân là Công ty Chất đốt Hà Nộiđược thành lập theo Quyết định số 5009/QĐ-UB ngày 24/8/1978 trên cơ sở một sốđơn vị thuộc Sở Thương nghiệp Hà Nội (nay là Sở Công thương Hà Nội)

- Trong thời gian này, Công ty là một tổ chức kinh tế do Nhà nước thành lập, đầu tư và

tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội củaNhà nước và thủ đô Nhiệm vụ và kế hoạch kinh doanh hàng năm của Công ty do SởThương mại Hà Nội giao.Trong quá trình hoạt động trước khi chuyển sang mô hìnhcông ty Cổ phần, Công ty đã qua 3 lần đổi tên, thành lập lại và chuyển đổi mô hìnhhoạt động, cụ thể như sau:

+ Công ty đổi tên thành Công ty Xăng dầu chất đốt Hà Nội theo Quyết định số 582/QĐ-UB ngày 27/3/1992 của UBND thành phố Hà Nội

+ Công ty được thành lập lại theo Quyết định số 3306/QĐ-UB ngày 19/12/1992của UBND thành phố Hà Nội, Công ty chuyển sang hoạt động theo mô hình Công

ty mẹ - Công ty con, trong đó Công ty Xăng dầu chất đốt Hà Nội là công ty conthuộc Tổng công ty Vận tải Hà Nội theo Quyết định số 72/2004/QĐ-UB ngày

Trang 32

17/5/2004 của UBND thành phố Hà Nội về việc thành lập Tổng cơng ty Vận tải HàNội, thí điểm hoạt động theo mơ hình cơng ty mẹ - cơng ty con.

+ Tháng 9/2006, Cơng ty chuyển sang hoạt động theo hình thức cơng ty cổ phần,chính thức đổi tên thành Cơng ty cổ phần Xăng dầu chất đốt Hà Nội với 275 cổđơng sáng lập và tổng số vốn điều lệ là 21 tỷ đồng

2.1.2 Chức năng nhiệm vụ của cơng ty

a) Các chức năng của cơng ty.

Cơng ty CP Xăng dầu chất đốt Hà Nơi là một doanh nghiệp nhà nước cĩ đầy đủ tư

cách pháp nhân, cĩ con dấu riêng Mã số doanh nghiệp 0100108159.

Đăng kí kinh doanh số 0103012626 do phịng ĐKKD – Sở kế hoach và đầu tư thành

phố Hà Nội cấp ngày 07/09/2006

Ngành nghề kinh doanh:

- Kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu, kinh doanh vật tư, thiết bị chuyên dụng phục

vụ kinh doanh xăng dầu ( Cột bơm xăng, các loại ống dẫn và các loại phụ tùg phục

vụ trong xăng dầu….)

- Kinh doanh xăng dầu nguyên liệu: xăng, dầu diesel, dầu lửa, dầu mazut, dáu mỡbơi trơn

- Cho thuê nhà bằng tài sản thuộc quyền sở hữu của cơng ty

b) Các hàng hĩa của cơng ty.

Nhiên liệu xăng Ron92

- Nhiên liệu dùng cho động cơ xăng của ơ tơ, xe máy, …

Được gọi chung là xăng động cơ, là một trong những sản phẩm quan trọng của cơngnghiệp chế biến dầu mỏ và ngày nay đã thực sự trở thành một sản phẩm quen thuộcvới con người

Xăng động cơ khơng phải đơn thuần chỉ là sản phẩm của một quá trình chưng cất từmột phân đoạn nào đĩ của dầu mỏ hay một quá trình chưng cất đặc biệt khác Nĩ làmột sản phẩm hỗn hợp được lựa chọn cẩn thận từ một số thành phần, kết hợp với một

số phụ gia nhằm đảm bảo các yêu cầu hoạt động của động cơ trong những điều kiệnvận hành thực tế và cả trong các điều kiện tồn chứa, dự trữ khác nhau

- Yêu cầu chung về chất lượng của xăng:

Bật máy tốt, động cơ hoạt động khơng bị kích nổ, khởi động nhanh và khơng gặp khĩkhăn, khơng kết tủa, tạo băng trong bộ chế hịa khí, khơng cĩ nút hơi trong hệ thốngnhiên liệu của phương tiện, dầu bơi trơn bị pha lỗng bởi xăng là ít nhất, trị số octane

Trang 33

được phân bố tốt trong khoảng nhiệt độ sôi, hệ thống đầu vào của động cơ phải sạch.Ngoài ra, yêu cầu khác đối với xăng có thể kể đến là: mùi, màu, ô nhiễm môi trường Thành phần hóa học cơ bản và phụ gia của xăng: Xăng thương phẩm thường được lấy

từ nhiều quá trình lọc hóa dầu khác nhau như chưng cất, isomer hóa, Alkyl hóa,polimer hóa, cracking, reforming… Có 03 dạng hydrocacbon thường được dùng đểpha chế xăng thương phẩm là: parafin, aromatic, olefin Đó chính là thành phần hóahọc cơ bản của xăng Phụ gia cho xăng không chì chủ yếu bao gồm:Methanol ,Ethanol , Tertiary-butyl alcohol (TBA) , Methyl tertiary-Buthyl ether (MTBE)

Nhiên liệu dầu điêzen (DO)

Nhiên liệu Diesel (DO – Diesel Oil) là một loại nhiên liệu lỏng, nặng hơn dầu lửa vàxăng, sử dụng chủ yếu cho động cơ Diesel (đường bộ, đường sắt, đường thủy) và mộtphần được sử dụng cho các tuabin khí (trong công nghiệp phát điện, xâydựng…).Nhiên liệu Diesel được sản xuất chủ yếu từ phân đoạn gazoil và là sản phẩmcủa quá trình chưng cất trực tiếp dầu mỏ, có đầy đủ những tính chất lý hóa phù hợpcho động cơ Diesel mà không cần phải áp dụng những quá trình biến đổi hóa học phứctạp

2.1.3 Quy trình kinh doanh của công ty

Công ty không sử dụng người mua trung gian để phân phối hàng hoá Lực lượng bánhàng của doanh nghiệp (kể cả đại lý hoa hồng) chịu trực tiếp bán hàng đến người sửdụng hàng hoá (người mua công nghiệp đối với người sản xuất và người tiêu thụ cuốicùng đối với tư liệu tiêu dùng) Có thể mô tả dạng kênh này như sau

Hình 2.1 - Quy trình kinh doanh của công ty

Công ty Nhập xăng 14 CH xăng dầu Người tiêu dùng

Bước 1: Công ty nhập khẩu xăng dầu của Tổng công ty Petrolimex

Mỗi tháng công ty nhập Xăng , dầu từ 9 đến 10 lần Mỗi lần công ty nhập khoảng200.000 lít xăng và 100.000 lít dầu điêzen sau đó số xăng dầu này được vận chuyển

về các kho của công ty

Bước 2: Công ty phân phối xăng dầu đến 14 cửa hàng bán lẻ.

Tên – địa chỉ 14 cửa hàng xăng dầu của Công ty

- CH xăng dầu Phạm Tuân – 34 Ông Ích Khiêm

- CH xăng dầu Thành Công – 1A Láng Hạ

- CH xăng dầu Tam Đa – 249 Thụy Khuê

- CH xăng dầu Trần Khát Chân – 438 Trân Khát Chân

Trang 34

- CH xăng dầu Mai Hương – 17 Hồng Mai

- CH xăng dầu Bách Khoa – 29 Tạ Quang Bửu

- CH xăng dầu Nguyễn Đình Chiểu – 4 Nguyễn Đình Chiểu

- CH xăng dầu Nguyễn Công Trứ - 71 Nguyễn Công Trứ

- CH xăng dầu Thọ Lão – Dốc Thọ Lão

- CH xăng dầu Thi Sách – 1 Thi Sách

- CH xăng dầu Láng – 526 Láng

- CH xăng dầu Kim Giang – 7 Kim Giang

- CH xăng dầu Lạc Long Quân – 163 Lạc Long Quân

- CH xăng dầu Cống Vị - 114 Đốc Ngữ

Bước 3: Người tiêu dùng mua xăng trực tiếp tại các cột bơm của 14 cửa hàng.

2.1.4 Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp

Hình 2.2 - Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty

Đại hội đồng cổ đông Ban kiểm soát

có toàn quyền nhân danh công ty quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích ,quyền lợi của công ty Ban giám đốc là những người chịu trách nhiệm trực tiếp điềuhành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh , chịu trách nhiệm về hành vi pháp nhân và

Trang 35

kế hoạch điều độ kinh doanh thu thập và xử lý thông tin kinh tế thị trường… Phòng tổchức hành chính tham mưu thực hiện nhất quán rong toàn công ty về chính sách chế

độ bảo trợ xã hội cũng như công tác hành chính của công ty Phòng tài chính kế toánthực hiện đúng các chế độ về hạch toán kế toán , thu chi , theô dõi và thu hồi côngnợ… , bên cạch đó phòng kế toán cũng tham mưu xây dựng dự án đảm bảo nguồn vốcho các hoạt động của công ty Các cửa hàng xăng dầu là nơi trực tiếp bán ra các sảnphẩm , mỗi cửa hàng xăng dầu sẽ có một trưởng cửa hàng theo dõi , giám sát việc bánhàng cũng như xử lý các vấn đề phát sinh trong khi bán hàng

2.1.5 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần xăng dầu chất đốt Hà Nội đạt được năm 2010, 2011

Bảng 2-1 : Một số kết quả đạt được của công ty trong năm 2010 và 2011

cung cấp dịch vụ 719.152.994.931 904.047.979.884 184.894.984.953 25,71

Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung

cấp dịch vụ 25.780.099.380 20.859.350.384 (4.920.748.996) -19,09

Doanh thu hoạt động tài chính 93.371.031 99.990.633 6.619.602 7,09

Lợi nhuận thuần về hoạt động kinh

doanh 9.871.048.978 2.490.384.877 (7.380.664.101) -74,77Tổng lợi nhuận trước thuế 10.005.366.677 2.603.672.628 (7.401.694.049) -73,98

Tổng lợi nhuận sau thuế 8.825.257.635 2.302.399.028 (6.522.858.607) -73,91 Trích: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2010, 2011

Nhận xét: Năm 2011 doanh thu của công ty Cổ phần xăng dầu chất đốt Hà Nội tănglên gần 185 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 25,71% so với năm 2010 Nhưng giávốn hàng bán của công ty lại tăng lên gần 190 tỷ đồng so với năm 2010, bên cạnh đó

do khoản vay ngắn hạn của công ty tăng lên khá nhiều như đã nói ở trên đã làm chochi phí lãi vay của công ty tăng lên hơn 2 tỷ đồng Đây là một trong các nguyên nhânkhiến cho lợi nhuận của công ty giảm xuống rất nhiều , cụ thể tổng lợi nhuận sau thuếcủa công ty trong năm 2011 đã giảm 6.522.858.607 đồng so với năm 2010, mặc dùdoanh thu của công ty vẫn tăng lên so với năm ngoái Điều này cho thấy công ty cầnxem xét lại chính sách sử dụng vốn vay của công ty mình

Ngày đăng: 27/07/2014, 19:28

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
[2] ThS.Nguyễn Tiến Dũng (2005), Bài giảng Marketing cơ bản, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng Marketing cơ bản
Tác giả: ThS.Nguyễn Tiến Dũng
Nhà XB: Nhà xuất bảnthống kê
Năm: 2005
[3] TS Ngô Trần Ánh, Bài giảng quản trị Marketing, NXB Thống kê Hà Nội, 2004 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng quản trị Marketing
Nhà XB: NXB Thống kê Hà Nội
[4] Nguyễn Quang Chương, Bài giảng Khoa học và Quản lý, Hà Nội 11-2005 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bài giảng Khoa học và Quản lý
[5] PGS.PTS Nguyễn Thị Gái, Giáo trình phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh, Nhà xuất bản giáo dục 1997 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Giáo trình phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh
Nhà XB: Nhà xuất bản giáo dục 1997
[6] Lê Thị Phương Hiệp, Phân tích hoạt động kinh tế doanh nghiệp, NXB Khoa Học và Kỹ Thuật, Hà Nội 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phân tích hoạt động kinh tế doanh nghiệp
Nhà XB: NXB Khoa Họcvà Kỹ Thuật
[1] Quy định trình bày đồ án tốt nghiệp của Viện Kinh tế và Quản lý Khác
[7] TS. Nghiêm Sĩ Thương, giáo trình cơ sở quản lý tài chính, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam Khác
[8] Trang web của công ty: hanoifuel.com.vn Khác
[9] Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần xăng dầu chất đốt Hà Nội Khác

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

3. Hình thức của đồ án:................................................................................ - phân tích và đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần xăng dầu chất đốt hà nội
3. Hình thức của đồ án: (Trang 4)
Hình 2.2 -  Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty - phân tích và đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần xăng dầu chất đốt hà nội
Hình 2.2 Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty (Trang 32)
Bảng 2-2 : Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2010, 2011 - phân tích và đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần xăng dầu chất đốt hà nội
Bảng 2 2 : Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2010, 2011 (Trang 33)
Bảng 2-4 : Tỷ suất thu hồi vốn chủ sở hữu (ROE) năm 2010 , 2011 - phân tích và đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần xăng dầu chất đốt hà nội
Bảng 2 4 : Tỷ suất thu hồi vốn chủ sở hữu (ROE) năm 2010 , 2011 (Trang 36)
Bảng 2-5 : Bảng cơ cấu lao động của công ty CP xăng dầu chất đốt Hà Nội - phân tích và đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần xăng dầu chất đốt hà nội
Bảng 2 5 : Bảng cơ cấu lao động của công ty CP xăng dầu chất đốt Hà Nội (Trang 39)
Bảng 2-6 : Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động - phân tích và đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần xăng dầu chất đốt hà nội
Bảng 2 6 : Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động (Trang 40)
Bảng 2-8 : Hiệu quả sử dụng tổng tài sản của công ty năm 2010, 2011 - phân tích và đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần xăng dầu chất đốt hà nội
Bảng 2 8 : Hiệu quả sử dụng tổng tài sản của công ty năm 2010, 2011 (Trang 43)
Bảng 2-9 : Cơ cấu tài sản ngắn hạn - phân tích và đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần xăng dầu chất đốt hà nội
Bảng 2 9 : Cơ cấu tài sản ngắn hạn (Trang 45)
Bảng 2-10 :  Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TSNH - phân tích và đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần xăng dầu chất đốt hà nội
Bảng 2 10 : Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng TSNH (Trang 46)
Bảng 2-11 : Cơ cấu tài sản dài hạn của công ty trong năm 2010, 2011 - phân tích và đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần xăng dầu chất đốt hà nội
Bảng 2 11 : Cơ cấu tài sản dài hạn của công ty trong năm 2010, 2011 (Trang 48)
Bảng 2-12 : Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn - phân tích và đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần xăng dầu chất đốt hà nội
Bảng 2 12 : Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng tài sản dài hạn (Trang 48)
Bảng 2-14 : Bảng biến động về chi phí năm 2010,2011 của công ty - phân tích và đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần xăng dầu chất đốt hà nội
Bảng 2 14 : Bảng biến động về chi phí năm 2010,2011 của công ty (Trang 53)
Bảng 2-15 : Hiệu quả sử dụng chi phí năm 2010, 2011 của công ty - phân tích và đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần xăng dầu chất đốt hà nội
Bảng 2 15 : Hiệu quả sử dụng chi phí năm 2010, 2011 của công ty (Trang 54)
Bảng 2-16 : Tập hợp các chỉ tiêu hiệu quả của công ty năm 2010, 2011 - phân tích và đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần xăng dầu chất đốt hà nội
Bảng 2 16 : Tập hợp các chỉ tiêu hiệu quả của công ty năm 2010, 2011 (Trang 56)
Hình hoạt động kinh doanh tiếp tục giảm sút . Như vậy rất cần phải điều chỉnh lượng hàng tồn kho để giảm bớt chi phí lãi vay ngân hàng. - phân tích và đề xuất biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh tại công ty cổ phần xăng dầu chất đốt hà nội
Hình ho ạt động kinh doanh tiếp tục giảm sút . Như vậy rất cần phải điều chỉnh lượng hàng tồn kho để giảm bớt chi phí lãi vay ngân hàng (Trang 63)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w