- Hình thức đồ án /
2.2.2.1 Chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động
Trong quá trình sản xuất kinh doanh lao động luôn luôn là yếu tố quan trọng có tính quyết định và ảnh hưởng lớn đến các nhân tố khác của sản xuất kinh doanh: Nếu lao động được tuyển có chọn lọc, có tay nghề, có kinh nghiệm cũng như trình độ thì sẽ đem lại những hiệu quả cao trong sản xuất và ngược lại. Vì vậy phân tích về lao động là tìm ra nguyên nhân, yếu tố gây lãng phí thời gian, giảm năng suất lao động làm ảnh hưởng đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty. Để đánh giá chính xác sự ảnh hưởng của các thành phần đến hiệu quả sản xuất kinh doanh ta xem xét tổng thể về cơ cầu lao động của công ty.
Bảng 2-5 : Bảng cơ cấu lao động của công ty CP xăng dầu chất đốt Hà Nội
Chỉ tiêu
Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 So sánh (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) Số lượng (người) Cơ cấu (%) 10/09 11/10 Tổng số lao động 151 100 153 100 165 100 1,32 7,84 1. Theo giới tính - Nam 50 33,11 50 32,68 57 34,55 0 14,00 - Nữ 101 66,89 103 67,32 108 65,45 1,98 4,85 2. Theo trình độ
- Đại học, trên đại học 29 19,21 29 18,95 33 20,00 0 13,79
- Cao đẳng 4 2,65 4 2,61 4 2,42 0 0
- Trung cấp 8 5,30 10 6,54 10 6,06 25,00 0
- Lao động phổ thông 110 72,84 110 71,90 118 71.52 0 7,27
3. Theo tính chất công việc
- Lao động trực tiếp 110 72,84 110 71,90 118 71,52 0 7,27 - Lao động gián tiếp 41 27,16 43 28,10 47 28,48 4,88 9,30
Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính
Nhận xét: Trong bảng cơ cấu lao động của công ty ta thấy tổng lao động từ năm 2009
đến năm 2011 đã tăng lên 14 người, sự thay đổi này thể hiện ở các chỉ tiêu sau:
- Theo giới tính: Số lao động nam từ năm 2009 đến năm 2011 tăng 7 người, lao động nữ cũng tăng thêm 7 người.
- Theo trình độ: Trình độ cán bộ đại học, cao đẳng so với đội ngũ lao động của công ty còn tương đối thấp. Năm 2009 tỷ lệ cán bộ cao đẳng, đại học chiếm hơn 20% tổng số lao động theo trình độ, đến năm 2011có sự tăng lên nhưng không đáng kể. Bên cạnh đó số cán bộ có trình độ cao hơn đại học chưa có, số lao động phổ thông lại tương đối cao, vì vậy để thích ứng với sự phát triển không ngừng của khoa học, để có thể áp dụng các kỹ thuật công nghệ hiện đại vào việc kinh doanh, công ty cần có kế hoạch
đào tạo đội ngũ cán bộ để nâng cao trình độ, chất lượng lao động để đạt hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh.
- Theo tính chất công việc: Trong 3 năm số lao động trực tiếp và gián tiếp đều tăng. Lao động trực tiếp từ năm 2009 đến năm 2011 tăng 8 người, lao động gián tiếp tăng 6 người. Số lao động có tăng lên từ năm 2010 đến 2011 là 12 người tương ứng với 7,27% . Qua đây chúng ta có thể thấy công ty cũng có chú trọng đến đời sống của nhân viên, đảm bảo mức lương cũng như chế độ đãi ngộ với người lao động, qua từng năm số lao động đều tăng chứng tỏ công ty cũng có thu hút được người lao động tham gia vào đội ngũ quản lý cũng như bán hàng của công ty.
Phân tích các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động
Để tiến hành kinh doanh doanh nghiệp phải có đủ lực lượng lao động máy móc, thiết bị… các yếu tố này phải được sử dụng cân đối, hài hòa thì mới đem lại kết quả kinh doanh cao, chi phí sản xuất thấp do vậy hiệu quả kinh tế mới tăng theo hướng tích cực.Nói đến yếu tố lao động không chỉ đề cập đến vấn đề số lượng mà còn đề cập đến rất nhiều vấn đề: tuyển chọn, bố trí, sắp xếp, quản lý và sử dụng lao động đem lại hiệu quả cao. Sau đây ta xem xét và phân tích yếu tố lao động ảnh hưởng tới hiệu quả sản xuất kinh doanh tại công ty Cổ phần xăng dầu chất đốt Hà Nội.
Bảng 2-6 : Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả sử dụng lao động
Chỉ tiêu Năm Mức tăng / giảm 2010 2011 Chênh lệch %
Tổng doanh thu thuần ( Đồng ) 719.152.994.931 904.047.979.884 184.894.984.953 25,71 Lợi nhuận sau thuế
( Đồng) 8.825.257.635 2.302.399.028 -6.522.858.607 -73,91
Tổng lao động ( Người) 153 165 12 7,84
Năng suất lao động
(Đồng/người/năm) 4.700.346.372 5.479.078.665 778.732.293 16,57 Sức sinh lợi của lao động
(Đồng/người/năm) 57.681.423 13.953.934 - 43.727.489 -74,07
Nhận xét: Nhìn vào bảng kết quả đạt được của công ty trong năm 2010, 2011 ta thấy
như đã phân tích ở trên lợi nhuận sau thuế giảm và doanh thu thuần tăng. Hoạt động kinh doanh của công ty có kết quả như vậy thì nguồn lao động cũng đóng góp 1 phần vào sự biến động đó. Năm 2011 tổng số lao động chiếm 165 người tăng 12 người tương ứng 7,84% so với năm 2010. Chứng tỏ công ty đã chú trọng đến đời sống của người lao động, đảm bảo mức lương và các chế độ đãi ngộ nên đã thu hút được nhiều người lao động. Để đánh giá hiệu quả sản xuất kinh doanh thông qua việc sử dụng lao
động có đem lại hiệu quả ta đánh giá năng suất lao động và sức sinh lợi của lao động trong năm 2010, 2011.
1) Năng suất lao động
Năng suất lao động năm 2011 tăng 778.732.293 (đồng/người/năm) tương ứng với tỷ lệ 16,57% so với năm 2010. Sử dụng phương pháp thay thế liên hoàn ta biết được có sự biến động theo hướng tích cực là do các nhân tố sau:
- Doanh thu thuần tăng
– = 904.047153.979.884 - 719.152153.994.931
= 5.908.810.325 – 4.700.346.372 = 1.208.463.953(đồng/người/năm) - Doanh thu thuần tăng, tổng lao động tăng
- = 904.047165.979.884 - 904.047153.979.884
= 5.479.078.665 – 5.908.810.325 = - 429.731.660(đồng/người/năm) Tổng hợp 2 nhân tố trên:
(1.208.463.953) + (-429.731.660) = 778.732.293(đồng/người/năm)
Nhận xét:Theo kết quả trên ta thấy trong năm 2011 năng suất lao động được tăng lên
đáng kể, tăng 778.732.293 (đồng/người/năm) so với năm 2010, có sự chuyển biến tốt là do mức đóng góp chủ yếu của doanh thu thuần, doanh thu thuần năm 2011 tăng 25,71% so với năm 2010 làm cho năng suất lao động tăng lên 1.208463.953 (đồng/người/năm), tuy nhiên do mức biến động của lao động là không đáng kể, năm 2011 tổng lao động tăng chỉ 7.84% so với năm 2010 làm cho năng suất lao động giảm đi 429.731.660 (đồng/người/năm). Về mặt tổng thể năng suất lao động năm 2011 vẫn tăng lên và đạt 16,57% so với năm 2010
Chỉ tiêu năng suất lao động trên cho thấy, năm 2010 bình quân mỗi lao động đạt được 4.700.346.372 (đồng/người/năm) thì sang năm 2011 bình quân mỗi lao động đạt được5.479.078.665 (đồng/người/năm) tăng 778.732.293 (đồng/người/năm).
2) Sức sinh lợi của lao động hay lợi nhuận bình quân tính cho 1 đơn vị lao động năm 2011 giảm 43.727.508 (đồng/người/năm) tương ứng với 75,81% so với năm 2010. Dùng phương pháp thay thế liên hoàn ta thấy sức sinh lợi của lao động tăng lên là do các nhân tố sau:
– = 2.302153.399.028 - 8.825153.257.635
=15.048.360 – 57.681.423 = - 42.633.063(đồng/người/năm) - Lợi nhuận sau thuế giảm, tổng số lao động tăng
- = 2.302165.399.028 - 2.302153.399.028
= 13.953.934 – 15.048.360 = - 1.094.426 (đồng/người/năm) Tổng hợp 2 nhân tố trên :
(- 42.633.063) + (- 1.094.426) = - 43.727.489 (đồng/người/năm)
Nhận xét: Chỉ tiêu sức sinh lợi của lao động giảm 43.727.489 (đồng/người/năm) là do
lợi nhuận sau thuế giảm mạnh, lợi nhuận sau thuế năm 2011 giảm gần 4 lần so với năm 2010 làm cho sức sinh lợi của lao động giảm 42.633.063 (đồng/người/năm), bên cạnh đó mức biến động kém về lao động đã làm cho sức sinh lợi của lao động giảm đi 1.094.426 (đồng/người/năm). Tuy nhiên, yếu tố lao động chỉ làm giảm lượng nhỏ của sức sinh lợi lao động, về mặt tổng thể sức sinh lợi của lao động năm 2011 giảm đi tương ứng 74,07% so với năm 2010.
Chỉ tiêu trên cho thấy, năm 2010 mỗi một lao động tạo ra được 57.681.423 (đồng/người/năm) thì sang năm 2011 mỗi lao động chỉ tạo ra được 13.953.934 giảm 4,13 lần so với năm 2010.