- Hình thức đồ án /
3.3 Biện pháp 2: Giảm lượng hàng tồn kho để giảm trả lãi ngân hàng
Căn cứ đề xuất biện pháp:
Theo bảng cân đối kế toán năm 2011 , giá trị hàng tồn kho của công ty là khá lớn 7.675.473.418 đồng (trong đó nguyên vật liệu là 45.747.500 đồng và hàng hóa là 7.629.725.918 đồng) . Giá trị hàng tồn kho của công ty năm 2011 tăng 61,93% so với năm 2010 . Việc hàng tồn kho của công ty lớn như vậy đã ảnh hưởng rất lớn đến hiện quả sử dụng vốn lưu động cũng như làm tăng lên một khoản chi phí trả lãi vay ngân hàng. Với mức lãi vay ngân hàng bình quân xấp xỉ 10%/năm thì lượng vốn ngân hàng công ty phải vay để đầu tư vào tài sản ngắn hạn dưới hàng tồn kho thì lãi xuất công ty phải trả hàng năm là :
Năm 2011 : 7.675.473.418 × 10% = 767.547.342 (đồng)
Đây là một khoản phí rất lớn đối với một doanh nghiệp như Công ty cổ phần xăng dầu chất đốt Hà Nội. Doanh nghiệp cần phải khắc phục điểm này nếu không muốn tình
hình hoạt động kinh doanh tiếp tục giảm sút . Như vậy rất cần phải điều chỉnh lượng hàng tồn kho để giảm bớt chi phí lãi vay ngân hàng.
Nội dung thực hiện biện pháp: Việc lưu trữ một lượng hàng tồn kho tối ưu sẽ giảm
được chi phí bảo quản , chi phí lưu kho , tránh được hao hụt về số lượng và quan trọng hơn cả là giúp cho quá trình luân chuyển vốn lưu đông nhanh hơn phục vụ hoạt động kinh doanh hiệu quả hơn , giảm được lãi vay ngân hàng .
Đề xuất :
Công ty cần có chính sách giá linh hoạt mềm dẻo nhầm khuyến khích tiêu thu nhiều sản phẩm . Cụ thể khách hàng trả tiền trước trên 500 triệu đồng của giá trị hợp đồng sẽ được chiết khấu thanh toán 0,75% (giá chưa thuế). Bên cạnh đó cũng có chế độ thưởng cho nhân viên, nhân viên có thành tích cao nhất trong tháng thi đua sẽ nhận được 0,5% tổng giá trị hợp đồng thanh toán.
Giả sử khi áp dụng biện pháp này công ty tiêu thụ được 40% hàng hóa tồn kho thì giá trị hàng tồn kho bán được là
40% × 7.629.725.918 = 3.051.890.367 (đồng)
Đây là khoản giá vốn của hàng bán được. Năm 2011 tỷ trọng giá vốn hàng bán và tổng doanh thu của công ty là 97,6% do vây ta ước tính được tổng doanh thu của biện pháp này là 3.051.890.367 / 97,6% = 3.126.936.852 (đồng)
Ước tính các khoản giảm trừ doanh thu
- Thưởng thi đua 0,5% = 15.259.452 (đồng) - Chiết khấu cho khách hàng = 22.889.178 (đồng)
Kết quả sau khi thực hiện biện pháp 2
Chỉ tiêu Giá trị
Doanh thu tăng thêm (1) 3.126.936.852
Giá vốn hàng bán tăng thêm (2) = (1) * 97,6% 3.051.890.367
Lợi nhuận gộp (3) = (1) – (2) 75.046.485
Tổng chi phí tăng thêm (4) 38.148.630
Lợi nhuận trước thuế của biện pháp (5) = (3) – (4) 36.879.855
Một số chỉ tiêu sau khi thực hiện biện pháp 2
Chỉ tiêu Trước khi thực hiện biện pháp 2 Sau khi thực hiện biện pháp Chênh lệch HTK đầu kỳ 4.739.957.017 4.739.957.017 HTK cuối kỳ 7.675.473.418 4.623.583.051 - 3.051.890.367 HTKbq 6.207.715.218 4.681.770.034 - 1.525.945.184 Doanh thu thuần 904.047.979.884 907.174.916.736 + 3.126.936.852
Vòng quay HTK 145,63 193,77 + 48,14
Tổng hợp: Sau khi thực hiện cả 2 biện pháp trên , lợi nhuận của công ty đều tăng lên
đáng kể .Chứng tỏ công ty có thể triển khai thực hiện hai biện pháp này để nâng cao hiệ quả hoạt động sản xuất kinh doanh trong những năm tới.
KẾT LUẬN
Hầu hết các doanh nghiệp tham gia vào nền kinh tế đều đặt mục tiêu lợi nhuận lên hàng đầu. Muốn đạt được lợi nhuận cao trong khi các yếu tố đầu vào có hạn thì doanh nghiệp phải không ngừng tìm cách nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh của mình. Do đó, phân tích và tìm biện pháp nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh luôn luôn là vấn đề cần được các doanh nghiệp quan tâm một cách đúng mức.
Sau khi áp dụng cơ sở lý luận vào phân tích cụ thể hoạt động kinh doanh tại công ty Công ty cổ phần xăng dầu chất đốt Hà Nội em nhận thấy rằng hoạt động kinh doanh của công ty trong năm qua không đạt hiệu quả cao bằng năm trước đó, các chỉ tiêu phản ánh hiệu quả chưa tốt hơn những năm trước. Tuy nhiên, vẫn còn một số chỉ tiêu góp phần tăng hiệu quả hoạt đông kinh doanh của Công ty . Từ những phát hiện khi phân tích các vấn đề đã tìm hiểu em đã đề xuất một số ý kiến nhằm nâng cao hiệu quả kinh doanh của Công ty. Tuy nhiên, do những hạn chế về kiến thức và năng lực của bản thân cũng như những vấn đề em tìm hiểu không bao quát được mọi khía cạnh của Công ty nên những đề xuất em đưa ra chỉ có ý nghĩa ở một mức độ nhất định và đồ án của em không tránh khỏi còn những thiếu sót. Em mong được sự góp ý và thông cảm của các thầy cô.
Cuối cùng, em xin gửi lời cảm ơn chân thành tới các thầy cô trong Viện Kinh tế và Quản lý và cô Cao Thùy Dương , người đã hướng dẫn em trong quá trình thực hiện đề tài. Em xin cảm ơn toàn thể cán bộ, nhân viên trong công ty cổ phần xăng dầu chất đốt Hà Nội đã nhiệt tình giúp đỡ em trong thời gian qua để em hoàn thành bài đồ án!
Em xin chân thành cảm ơn!
TÀI LIỆU THAM KHẢO
[1] Quy định trình bày đồ án tốt nghiệp của Viện Kinh tế và Quản lý.
[2] ThS.Nguyễn Tiến Dũng (2005), Bài giảng Marketing cơ bản, Nhà xuất bản thống kê, Hà Nội
[3] TS Ngô Trần Ánh, Bài giảng quản trị Marketing, NXB Thống kê Hà Nội, 2004. [4] Nguyễn Quang Chương, Bài giảng Khoa học và Quản lý, Hà Nội 11-2005
[5] PGS.PTS Nguyễn Thị Gái, Giáo trình phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh, Nhà xuất bản giáo dục 1997
[6] Lê Thị Phương Hiệp, Phân tích hoạt động kinh tế doanh nghiệp, NXB Khoa Học và Kỹ Thuật, Hà Nội 2006.
[7] TS. Nghiêm Sĩ Thương, giáo trình cơ sở quản lý tài chính, Nhà xuất bản giáo dục Việt Nam
[8] Trang web của công ty: hanoifuel.com.vn
[9] Bảng báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh của công ty cổ phần xăng dầu chất đốt Hà Nội.