- Hình thức đồ án /
1.3.4 Sử dụng vốn một cách có hiệu quả
Vốn đầu tư luôn là nhân tố quan trọng đối với sự quan trọng của bất kỳ doanh nghiệp nào. Huy động và sử dụng vốn có hiệu quả là vấn đề lớn mà doanh nghiệp hoạt động. Thông thường có một số biện pháp về sử dụng vốn như sau:
- Tận dụng triệt để năng lượng sản xuất kinh doanh hiện có, nâng cao hiệu suất sử dụng thiết bị máy móc.
- Giảm tối đa các bộ phận vốn thừa hoặc không cần thiết. - Xây dựng cơ cấu vốn tối ưu.
- Tiết kiệm chi phí và hạ giá thành.
- Xây dựng các định mức kinh tế kỹ thuật.
- Đẩy nhanh tốc độ chu chuyển của tài sản ngắn hạn.
- Đầu tư có trọng điểm, ưu tiên những vùng, công trình, dự án sẽ sinh lợi cao. Rút ngắn thời gian để nhanh chóng đưa dự án vào hoạt động.
- Lựa chọn đổi mới công nghệ phù hợp, sử dụng đúng mục tiêu nguồn vốn công nghệ. Nghiên cứu sử dụng các loại nguyên vật liệu mới và vật liệu thay thế nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm hạ giá thành.
CHƯƠNG 2
PHÂN TÍCH VÀ ĐÁNH GIÁ HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH Ở CÔNG TY CỔ PHẦN XĂNG DẦU CHẤT ĐỐT HÀ NỘI 2.1 Giới thiệu chung về Công ty Cổ phần xăng dầu chất đốt Hà Nội.
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển của Công ty Cổ phần xăng dầu chất đốtHà Nội Hà Nội
a) Tên, địa chỉ của công ty
Vốn điều lệ : 21.000.000.000 ( Hai mươi mốt tỷ đồng chẵn ) Mệnh giá cổ phần : 10.000 đồng/ cổ phần.
Số cổ phần lưu hành : 2.100.000 cổ phần.
(Trong đó: 2.100.000 là cổ phần phổ thông, không có cổ phần ưu đãi)
Tel : 04.39780731
Fax : 04.39780731
Website : hanoifuel.com.vn
b) Các mốc quan trọng trong quá trình phát triển của công ty
- Công ty Cổ phần Xăng dầu Chất đốt Hà Nội tiền thân là Công ty Chất đốt Hà Nội được thành lập theo Quyết định số 5009/QĐ-UB ngày 24/8/1978 trên cơ sở một số đơn vị thuộc Sở Thương nghiệp Hà Nội (nay là Sở Công thương Hà Nội)
- Trong thời gian này, Công ty là một tổ chức kinh tế do Nhà nước thành lập, đầu tư và tổ chức quản lý hoạt động kinh doanh nhằm thực hiện các mục tiêu kinh tế xã hội của Nhà nước và thủ đô. Nhiệm vụ và kế hoạch kinh doanh hàng năm của Công ty do Sở Thương mại Hà Nội giao.Trong quá trình hoạt động trước khi chuyển sang mô hình công ty Cổ phần, Công ty đã qua 3 lần đổi tên, thành lập lại và chuyển đổi mô hình hoạt động, cụ thể như sau:
+ Công ty đổi tên thành Công ty Xăng dầu chất đốt Hà Nội theo Quyết định số 582/QĐ-UB ngày 27/3/1992 của UBND thành phố Hà Nội.
+ Công ty được thành lập lại theo Quyết định số 3306/QĐ-UB ngày 19/12/1992 của UBND thành phố Hà Nội, Công ty chuyển sang hoạt động theo mô hình Công ty mẹ - Công ty con, trong đó Công ty Xăng dầu chất đốt Hà Nội là công ty con thuộc Tổng công ty Vận tải Hà Nội theo Quyết định số 72/2004/QĐ-UB ngày 17/5/2004 của UBND thành phố Hà Nội về việc thành lập Tổng công ty Vận tải Hà Nội, thí điểm hoạt động theo mô hình công ty mẹ - công ty con.
+ Tháng 9/2006, Công ty chuyển sang hoạt động theo hình thức công ty cổ phần, chính thức đổi tên thành Công ty cổ phần Xăng dầu chất đốt Hà Nội với 275 cổ đông sáng lập và tổng số vốn điều lệ là 21 tỷ đồng.
2.1.2 Chức năng nhiệm vụ của công ty
a) Các chức năng của công ty.
Công ty CP Xăng dầu chất đốt Hà Nôi là một doanh nghiệp nhà nước có đầy đủ tư cách pháp nhân, có con dấu riêng. Mã số doanh nghiệp 0100108159.
Đăng kí kinh doanh số 0103012626 do phòng ĐKKD – Sở kế hoach và đầu tư thành phố Hà Nội cấp ngày 07/09/2006.
Ngành nghề kinh doanh:
- Kinh doanh xuất nhập khẩu xăng dầu, kinh doanh vật tư, thiết bị chuyên dụng phục vụ kinh doanh xăng dầu ( Cột bơm xăng, các loại ống dẫn và các loại phụ tùg phục vụ trong xăng dầu….)
- Kinh doanh xăng dầu nguyên liệu: xăng, dầu diesel, dầu lửa, dầu mazut, daùu mỡ bôi trơn.
- Cho thuê nhà bằng tài sản thuộc quyền sở hữu của công ty.
b) Các hàng hóa của công ty.
Nhiên liệu xăng Ron92
- Nhiên liệu dùng cho động cơ xăng của ô tô, xe máy, …
Được gọi chung là xăng động cơ, là một trong những sản phẩm quan trọng của công nghiệp chế biến dầu mỏ và ngày nay đã thực sự trở thành một sản phẩm quen thuộc với con người.
Xăng động cơ không phải đơn thuần chỉ là sản phẩm của một quá trình chưng cất từ một phân đoạn nào đó của dầu mỏ hay một quá trình chưng cất đặc biệt khác. Nó là một sản phẩm hỗn hợp được lựa chọn cẩn thận từ một số thành phần, kết hợp với một số phụ gia nhằm đảm bảo các yêu cầu hoạt động của động cơ trong những điều kiện vận hành thực tế và cả trong các điều kiện tồn chứa, dự trữ khác nhau.
- Yêu cầu chung về chất lượng của xăng:
Bật máy tốt, động cơ hoạt động không bị kích nổ, khởi động nhanh và không gặp khó khăn, không kết tủa, tạo băng trong bộ chế hòa khí, không có nút hơi trong hệ thống nhiên liệu của phương tiện, dầu bôi trơn bị pha loãng bởi xăng là ít nhất, trị số octane được phân bố tốt trong khoảng nhiệt độ sôi, hệ thống đầu vào của động cơ phải sạch. Ngoài ra, yêu cầu khác đối với xăng có thể kể đến là: mùi, màu, ô nhiễm môi trường... Thành phần hóa học cơ bản và phụ gia của xăng: Xăng thương phẩm thường được lấy từ nhiều quá trình lọc hóa dầu khác nhau như chưng cất, isomer hóa, Alkyl hóa, polimer hóa, cracking, reforming… Có 03 dạng hydrocacbon thường được dùng để pha chế xăng thương phẩm là: parafin, aromatic, olefin. Đó chính là thành phần hóa học cơ bản của xăng. Phụ gia cho xăng không chì chủ yếu bao gồm:Methanol , Ethanol , Tertiary-butyl alcohol (TBA) , Methyl tertiary-Buthyl ether (MTBE).
Nhiên liệu Diesel (DO – Diesel Oil) là một loại nhiên liệu lỏng, nặng hơn dầu lửa và xăng, sử dụng chủ yếu cho động cơ Diesel (đường bộ, đường sắt, đường thủy) và một phần được sử dụng cho các tuabin khí (trong công nghiệp phát điện, xây dựng…).Nhiên liệu Diesel được sản xuất chủ yếu từ phân đoạn gazoil và là sản phẩm của quá trình chưng cất trực tiếp dầu mỏ, có đầy đủ những tính chất lý hóa phù hợp cho động cơ Diesel mà không cần phải áp dụng những quá trình biến đổi hóa học phức tạp.
2.1.3 Quy trình kinh doanh của công ty
Công ty không sử dụng người mua trung gian để phân phối hàng hoá. Lực lượng bán hàng của doanh nghiệp (kể cả đại lý hoa hồng) chịu trực tiếp bán hàng đến người sử dụng hàng hoá (người mua công nghiệp đối với người sản xuất và người tiêu thụ cuối cùng đối với tư liệu tiêu dùng). Có thể mô tả dạng kênh này như sau
Hình 2.1 - Quy trình kinh doanh của công ty
Công ty Nhập xăng 14 CH xăng dầu Người tiêu dùng
Bước 1: Công ty nhập khẩu xăng dầu của Tổng công ty Petrolimex.
Mỗi tháng công ty nhập Xăng , dầu từ 9 đến 10 lần. Mỗi lần công ty nhập khoảng 200.000 lít xăng và 100.000 lít dầu điêzen sau đó số xăng dầu này được vận chuyển về các kho của công ty.
Bước 2: Công ty phân phối xăng dầu đến 14 cửa hàng bán lẻ.
Tên – địa chỉ 14 cửa hàng xăng dầu của Công ty - CH xăng dầu Phạm Tuân – 34 Ông Ích Khiêm. - CH xăng dầu Thành Công – 1A Láng Hạ. . - CH xăng dầu Tam Đa – 249 Thụy Khuê.
- CH xăng dầu Trần Khát Chân – 438 Trân Khát Chân. - CH xăng dầu Mai Hương – 17 Hồng Mai..
- CH xăng dầu Bách Khoa – 29 Tạ Quang Bửu .
- CH xăng dầu Nguyễn Đình Chiểu – 4 Nguyễn Đình Chiểu. - CH xăng dầu Nguyễn Công Trứ - 71 Nguyễn Công Trứ. - CH xăng dầu Thọ Lão – Dốc Thọ Lão.
- CH xăng dầu Thi Sách – 1 Thi Sách. - CH xăng dầu Láng – 526 Láng.
- CH xăng dầu Lạc Long Quân – 163 Lạc Long Quân. - CH xăng dầu Cống Vị - 114 Đốc Ngữ.
Bước 3: Người tiêu dùng mua xăng trực tiếp tại các cột bơm của 14 cửa hàng. 2.1.4 Cơ cấu tổ chức của doanh nghiệp
Hình 2.2 - Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty
Đại hội đồng cổ đông Ban kiểm soát Hội đồng quản trị
Ban giám đốc
P. Kế toán P. Hành chính P. Kinh doanh Ban dự án 14 Cửa hàng bán lẻ
Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính.
Mô hình hoat động của công ty cổ phần xăng dầu chất đốt Hà Nội gồm ba cấp : Đại hội đồng cổ đông và hội đồng quản trị ; cấp công ty ; cấp đơn vị . Để đạt được sự thống nhất trong mệnh lệnh và tăng tính chuyên môn hóa Công ty cổ phần xăng dầu chất đốt Hà Nội xây dựng cơ cấu tổ chức bộ máy quản lý theo kiểu trực tuyến chức năng . Đại hội đồng cổ đông và hội đồng quản trị là cấu quản lý cao nhất của công ty , có toàn quyền nhân danh công ty quyết định mọi vấn đề liên quan đến mục đích , quyền lợi của công ty . Ban giám đốc là những người chịu trách nhiệm trực tiếp điều hành mọi hoạt động sản xuất kinh doanh , chịu trách nhiệm về hành vi pháp nhân và kết quả hoạt động kinh doanh của công ty. Phòng kinh doanh chịu trách nhiệm về lập kế hoạch điều độ kinh doanh thu thập và xử lý thông tin kinh tế thị trường… Phòng tổ chức hành chính tham mưu thực hiện nhất quán rong toàn công ty về chính sách chế độ bảo trợ xã hội cũng như công tác hành chính của công ty . Phòng tài chính kế toán thực hiện đúng các chế độ về hạch toán kế toán , thu chi , theô dõi và thu hồi công nợ… , bên cạch đó phòng kế toán cũng tham mưu xây dựng dự án đảm bảo nguồn vố cho các hoạt động của công ty . Các cửa hàng xăng dầu là nơi trực tiếp bán ra các sản phẩm , mỗi cửa hàng xăng dầu sẽ có một trưởng cửa hàng theo dõi , giám sát việc bán hàng cũng như xử lý các vấn đề phát sinh trong khi bán hàng.
2.1.5 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty cổ phần xăng dầu chất đốt Hà Nội đạt được năm 2010, 2011
Bảng 2-1 : Một số kết quả đạt được của công ty trong năm 2010 và 2011
Chỉ tiêu Năm Mức tăng / giảm 2010 2011 Chênh lệch %
Doanh thu bán hàng và cung cấp
dịch vụ 719.152.994.931 904.047.979.884 184.894.984.953 25,71 Doanh thu thuần về bán hàng và
cung cấp dịch vụ 719.152.994.931 904.047.979.884 184.894.984.953 25,71 Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung
cấp dịch vụ 25.780.099.380 20.859.350.384 (4.920.748.996) -19,09
Doanh thu hoạt động tài chính 93.371.031 99.990.633 6.619.602 7,09 Lợi nhuận thuần về hoạt động kinh
doanh 9.871.048.978 2.490.384.877 (7.380.664.101) -74,77 Tổng lợi nhuận trước thuế 10.005.366.677 2.603.672.628 (7.401.694.049) -73,98
Tổng lợi nhuận sau thuế 8.825.257.635 2.302.399.028 (6.522.858.607) -73,91
Trích: Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2010, 2011
Nhận xét:Năm 2011 doanh thu của công ty Cổ phần xăng dầu chất đốt Hà Nội tăng lên gần 185 tỷ đồng tương ứng với tỷ lệ tăng 25,71% so với năm 2010. Nhưng giá vốn hàng bán của công ty lại tăng lên gần 190 tỷ đồng so với năm 2010, bên cạnh đó do khoản vay ngắn hạn của công ty tăng lên khá nhiều như đã nói ở trên đã làm cho chi phí lãi vay của công ty tăng lên hơn 2 tỷ đồng . Đây là một trong các nguyên nhân khiến cho lợi nhuận của công ty giảm xuống rất nhiều , cụ thể tổng lợi nhuận sau thuế của công ty trong năm 2011 đã giảm 6.522.858.607 đồng so với năm 2010, mặc dù doanh thu của công ty vẫn tăng lên so với năm ngoái. Điều này cho thấy công ty cần xem xét lại chính sách sử dụng vốn vay của công ty mình .
2.2 Phân tích hiệu quả hoạt động kinh doanh tại Công ty Cổ phần xăng dầuchất đốt Hà Nội. chất đốt Hà Nội.
2.2.1 Phân tích tổng quát hiệu quả hoạt động kinh doanh công ty cổ phần xăngdầu chất đốt Hà Nội dầu chất đốt Hà Nội
2.2.1.1 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (ROS)
Bảng 2-2 : Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2010, 2011
Đơn vị: VNĐ
Chỉ tiêu
Năm Mức tăng/ giảm Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch %
Lợi nhuận sau thuế 8.825.257.635 2.302.399.028 -6.522.858.607 -73,91
Tỷ suất lợi nhuận/doanh
thu (%) 1,23 0,25 - 0,97 - 78,86
Qua bảng kết quả kinh doanh trên ta thấy, tổng lợi nhuận sau thuế năm 2011 giảm với tỷ lệ 73,91% tương ứng giảm 6.522.858.607 VNĐ so với năm 2010, trong khi đó doanh thu thuần năm 2011 tăng 184.894.984.953 VNĐ tương ứng với 25,71% so với cùng kỳ năm 2010.
Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2011 chênh lệch 0,25% tương ứng với tỷ lệ là 1,23% so với năm 2010. Dựa vào phương pháp thay thế liên hoàn ta thấy được có sự chuyển biến như vậy là do các nhân tố sau:
- Lợi nhuận sau thuế giảm
- = 931 . 994 . 152 . 719 028 . 399 . 302 . 2 - 719.152.994.931 635 . 257 . 825 . 8 = - 0,91 %
- Doanh thu thuần tăng, lợi nhuận sau thuế tăng
- = 9042.302.047.399.979.028.884 - 7192.302.152.399.994.028.931
= - 0,06 %
Tổng hợp hai nhân tố trên: (- 0.91) + (- 0,06) = - 0,97 %
Nhận xét: Qua kết quả trên ta thấy tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu giảm đi 0,97%, có
sự biến động như vậy là do lợi nhuận năm 2011 , lợi nhuận sau thuế năm 2011 giảm mạnh so với năm 2010, mặc dù doanh thu năm 2011 có tăng 25,71% so với năm trước. Ta thấy năm 2010 cứ 100 đồng doanh thu thuần thì tạo ra 1,23 đồng lợi nhuận sau thuế, nhưng đến năm 2011 thì cứ 100 đồng doanh thu thuần chỉ tạo ra 0,25 đồng lợi nhuận sau thuế giảm đi gần 5 lần so với năm 2010.
2.2.1.2 Tỷ suất thu hồi tài sản (ROA)
Bảng 2-3 : Tỷ suất thu hồi tài sản (ROA) năm 2010, 2011
Đơn vị: VNĐ
Chỉ tiêu
Năm Mức tăng / giảm Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch %
Tổng doanh thu thuần 719.152.994.931 904.047.979.884 184.894.984.953 25,71
Lợi nhuận sau thuế 8.825.257.635 2.302.399.028 -6.522.858.607 -73,91 Tổng tài sản bình quân 47.970.794.136 55.909.172.955 7.938.378.820 16,55
Tỷ suất thu hồi tài sản,
ROA (%) 18,40 4,12 - 14,28 -77,61
Năm 2011 lợi nhuận sau thuế công ty đạt được là 2.302.399.028 VNĐ giảm 6.522.858.607 VNĐ tương ứng với tỷ lệ 73,91%, trong khi đó tổng tài sản bình quân tăng 7.938.378.820 VNĐ chỉ đạt tỷ lệ 16,55% so với năm 2010. Chứng tỏ công ty đã có chú trọng vào việc đầu tư vào tài sản. Ta có:
Qua bảng 2.2.3.1, ta thấy tỷ suất thu hồi tài sản năm 2011 chênh lệch 14,28% tương ứng tỷ lệ giảm 77,61% so với năm 2010, dựa vào phương pháp thay thế liên hoàn ta biết tỷ suất thu hồi tài sản giảm là do các nhân tố sau:
- Lợi nhuận sau thuế giảm
- = 472..302970..399794..028136 - 478.825.970.257.794..635136
= 4,80% - 18,40% = - 13,60% - Lợi nhuận sau thuế giảm, tài sản bình quân tăng
- = 552..302909..399172..028955 - 472..302970..399794..028136
= 4,80% - 4,12% = - 0.68% Tổng hợp kết quả: (- 13,60%) + (-0,68%) = - 14,28%
Nhận xét: Tỷ suất thu hồi tài sản năm 2011 giảm 14,28% so với năm 2010, có sự giảm như vậy là do: lợi nhuận sau thuế giảm mạnh, lợi nhuận sau thuế giảm dẫn đến tỷ suất thu hồi tài sản giảm 13,60%, tuy tổng tài sản bình quân có tăng nhưng không đáng kể nên làm cho tỷ suất thu hồi tài sản giảm đi 0,68%. Về mặt tổng thể tỷ suất thu hồi