Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 68 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
68
Dung lượng
1,7 MB
Nội dung
1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC LÊ HOÀI NAM NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG BỆNH TẬT VÀ NHU CẦU KHÁM CHỮA BỆNH CỦA NGƯỜI CAO TUỔI TẠI HUYỆN VĨNH LINH TỈNH QUẢNG TRỊ NĂM 2010 LUẬN VĂN BÁC SĨ CHUYÊN KHOA CẤP 1 CHUYÊN NGÀNH: Y HỌC DỰ PHÒNG Mã số: CK. 60 72 73 HUẾ, – 2011 2 LỜI CAM ĐOAN Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các số liệu, kết quả nêu trong luận văn này là trung thực và chưa từng được công bố trong bất kỳ công trình nào khác. Tác giả BS. Lê Hoài Nam 3 DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT BMI : Body Mass Index (Chỉ số khối cơ thể) BHYT : Bảo hiểm y tế CSSK : Chăm sóc sức khoẻ CĐ : Cao đẳng ĐH : Đại học NCT : Người cao tuổi PHCN : Phục hồi chức năng PTTH : Phổ thông trung học THCS : Trung học cơ sở TYT : Trạm Y tế HA : Huyết áp HATT : Huyết áp tâm thu HATTr : Huyết áp tâm trương KCB : Khám chữa bệnh UBND : Uỷ ban mhân dân JNC VII : The Seventh report of the joint National Committee on Detection, Evaluation and treatment of high blood pressure, 7/2003 (Báo cáo lần thứ 7 của Uỷ ban quốc gia Hoa Kỳ về phát hiện đánh giá và điều trị tăng huyết áp). NCT : Người cao tuổi THA : Tăng huyết áp VB/VM : Vòng bụng/vòng mông WHO/ISH : Wort Health Organisation/Internatinal Society of Hypertension. (Tổ chức y tế Thế giới/Hội tăng huyết áp quốc tế). WHR : Waist/Hip Ratio (Vòng bụng/vòng mông). 4 MỤC LỤC ĐẶT VẤN ĐỀ 9 Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 11 1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ BỆNH TẬT NGƯỜI CAO TUỔI 11 1.1.1. Khái niệm về người cao tuổi 14 1.1.2. Những bệnh thường gặp ở người cao tuổi 16 1.1.4. Phân loại bệnh tật ICD 10 17 1.2. TÌNH HÌNH BỆNH TẬT NGƯỜI CAO TUỔI TRÊN THẾ GIỚI VÀ Ở VIỆT NAM 18 1.3. TÌNH HÌNH NHU CẦU KHÁM CHỮA BỆNH CỦA NGƯỜI CAO TUỔI 22 1.3.1. Về tình hình chăm sóc người cao tuổi tại gia đình 23 1.3.2. Về công tác chăm sóc sức khoẻ cho người cao tuổi 25 1.3.3. Việc triển khai thực hiện các chính sách CSSK người cao tuổi 25 1.3. ĐẶC ĐIỂM TÌNH HÌNH CHUNG CỦA HUYỆN VĨNH LINH TỈNH QUẢNG TRỊ 26 Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28 2.1. ĐỐI TƯỢNG, THỜI GIAN, ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU 28 2.1.1. Đối tượng 28 2.1.2. Thời gian 28 2.1.3. Địa điểm 28 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 28 2.2.1. Thiết kế nghiên cứu 28 2.2.2. Cỡ mẫu 28 2.3. NỘI DUNG VÀ CHỈ SỐ NGHIÊN CỨU 29 2.3.1. Bệnh tật và nhu cầu khám chữa bệnh ở người cao tuổi 29 2.3.2. Một số yếu tố liên quan đến nhu cầu khám chữa bệnh của người cao tuổi 30 2.4. MỘT SỐ ĐỊNH NGHĨA VỀ BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU 31 2.5. KỸ THUẬT THU THẬP THÔNG TIN 32 2.6. HẠN CHẾ SAI SỐ 33 2.7. PHÂN TÍCH, XỬ LÝ SỐ LIỆU 33 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 34 3.1. TÌNH HÌNH BỆNH TẬT VÀ NHU CẦU KHÁM CHỮA BỆNH CỦA NGƯỜI CAO TUỔI TẠI HUYỆN VĨNH LINH TỈNH QUẢNG TRỊ 34 3.1.1. Đặc điểm chung 34 5 3.1.2. Tình hình bệnh tật của người cao tuổi trong 2 tuần qua 35 3.1.2. Nhu cầu dịch vụ khám chữa bệnh của người cao tuổi 39 3.2. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN NHU CẦU KHÁM CHỮA BỆNH Ở NGƯỜI CAO TUỔI 43 Chương 4 BÀN LUẬN 51 4.1. TÌNH HÌNH BỆNH TẬT VÀ NHU CẦU KHÁM CHỮA BỆNH Ở NGƯỜI CAO TUỔI TẠI HUYỆN VĨNH LINH 51 4.1.1. Tình hình bệnh tật của người cao tuổi 51 4.1.2. Nhu cầu dịch vụ khám chữa bệnh của người cao tuổi 54 4.2. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN NHU CẦU KHÁM CHỮA BỆNH Ở NGƯỜI CAO TUỔI 56 KẾT LUẬN 62 KIẾN NGHỊ 64 TÀI LIỆU THAM KHẢO 65 6 DANH MỤC BẢNG, BIỂU ĐỒ Bảng 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo địa điểm 34 Bảng 3.2 Tình hình người cao tuổi mắc các triệu chứng cơ năng trong 2 tuần qua 35 Bảng 3.3. Các triệu chứng cơ năng của người cao tuổi trong 2 tuần qua 36 Bảng 3.4. Tình hình mắc bệnh của người cao tuổi trong 2 tuần qua 37 Bảng 3.5. Tình hình bệnh tật của người cao tuổi theo chương bệnh 38 Bảng 3.6. Tình hình 10 bệnh mắc cao nhất ở người cao tuổi 38 Bảng 3.7. Người cao tuổi mắc các triệu chứng cơ năng và tình hình khám chữa bệnh trong 2 tuần qua 39 Bảng 3.8. Người cao tuổi mắc bệnh và tình hình nhu cầu khám chữa bệnh trong 2 tuần qua 40 Bảng 3.10. Tình hình nhu cầu khám sức khỏe định kỳ của người cao tuổi 42 Bảng 3.11. Tình hình nhu cầu luyện tập để nâng cao sức khỏe của người cao tuổi 42 Bảng 3.12. Tình hình mắc bệnh của người cao tuổi trong 2 tuần qua 43 Bảng 3.13. Tình hình người cao tuổi mắc bệnh theo tuổi 43 Bảng 3.14. Tình hình nhu cầu dịch vụ của người cao tuổi và học vấn 44 Bảng 3.15. Tình hình nhu cầu dịch vụ của người cao tuổi và tình trạng hôn nhân 44 Bảng 3.16. Tình hình sinh hoạt bản thân của người cao tuổi 45 Bảng 3.17. Tình hình người cao tuổi khám chữa bệnh điều kiện sống, nhà ở, môi trường 45 Bảng 3.18. Tình hình nhu cầu khám chữa bệnh của người cao tuổi mắc các triệu chứng bệnh và thông tin đại chúng 46 Bảng 3.19. Tình hình nhu cầu KCB của người cao tuổi và tham gia các Hội ở địa phương 46 Bảng 3.20. Tình hình nguồn chi tiêu của người cao tuổi 47 Bảng 3.21. Tình hình nhu cầu KCB của người cao tuổi và tình hình kinh tế. 47 Bảng 3.22. Tình hình nhu cầu KCB của người cao tuổi mắc các triệu chứng bệnh và bảo hiểm y tế 48 Bảng 3.23. Tình hình nhu cầu thuốc của người cao tuổi khi khám bệnh 48 Bảng 3.24. Tình hình chi phí cho nhu cầu dịch vụ y tế của người cao tuổi 49 Bảng 3.25. Tình hình người cao tuổi có bệnh THA khám chữa bệnh 49 Bảng 4.1. So sánh tình hình bệnh tật với các nghiên cứu khác 53 Bảng 4.2. So sánh tình hình khám chữa bệnh của người cao tuổi theo nhóm tuổi với các nghiên cứu khác 56 7 Biểu đồ 3.1. Phân bố đối tượng nghiên cứu theo địa điểm 34 Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ người cao tuổi có triệu chứng cơ năng theo giới 35 Biểu đồ 3.3. Bệnh tật của người cao tuổi theo chương bệnh 38 Biểu đồ 3.4. 10 bệnh mắc cao nhất ở người cao tuổi 39 Biểu đồ 3.5. Người cao tuổi mắc bệnh và nhu cầu dịch vụ khám chữa bệnh trong 2 tuần qua 40 Biểu đồ 3.6. Tình hình nhu cầu thuốc của người cao tuổi khi khám bệnh 49 8 LỜI CẢM ƠN Tôi xin chân thành cảm ơn: - Ban giám hiệu Trường Đại học Y dược Huế, Phòng đào tạo sau đại học cùng quý thầy cô đã tận tình giảng dạy tôi trong suốt thời gian học tập tại trường. - PGS.TS. Nguyễn Văn Tập và các thầy cô thuộc kha y tế Công cộng - trường Đại học y dược Huế đã đóng góp những ý kiến quý báu cho luận văn. - UBND tỉnh Quảng Trị, Sở y tế tỉnh Quảng Trị, Trung tâm truyền thông giáo dục sức khoẻ tỉnh Quảng Trị, Phòng y tế huyện Vĩnh Linh, Bệnh viện đa khoa Vĩnh Linh đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong thời gian đi học. - UBND, trạm y tế thị trấn Bến Quan, xã Vĩnh Tú, Vĩnh Thạch - huyện Vĩnh Linh đã tạo điều kiện thuận lợi và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu. - Cuối cùng xin gửi lời cảm ơn tới sự động viên chia sẽ và giúp đỡ của gia đình, bạn bè để tôi hoàn thành luận văn này. Tác giả BS. Lê Hoài Nam 9 ĐẶT VẤN ĐỀ Năm 2008, số người cao tuổi trên thế giới là khoảng 580 triệu người và đến năm 2025 sẽ tăng lên khoảng 2 tỷ người cao tuổi (NCT). Tốc độ dân số già tăng lên nhanh chóng là do tuổi thọ trung bình tăng, giảm tỷ lệ sinh cũng như giảm tỷ lệ tử vong [17], [18]. Xu hướng già hoá dân số kéo theo đó là vấn đề chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ cho một số lượng đông đảo NCT trong cộng đồng đang là một thách thức lớn đối với toàn nhân loại trong thế kỷ 21. Tương lai của mỗi quốc gia và toàn nhân loại đang gắn liền với sức khoẻ của những NCT [15]. Việt Nam là một nước đang phát triển, mặc dù hiện tại cấu trúc dân số vẫn thuộc loại trẻ, song số người cao tuổi đang có xu hướng tăng nhanh. Tỷ lệ NCT năm 1989 là 7,2%, năm 2003 là 8,65% và đến năm 2009 theo thống kê của Trung ương Hội người cao tuổi Việt Nam, người cao tuổi ở nước ta là 8,2 triệu người, chiếm 9,5% dân số. Do các đặc điểm về sinh lý, người cao tuổi là đối tượng dễ bị mắc bệnh và có nhiều vấn đề sức khoẻ hơn so với các lứa tuổi khác. Tình hình bệnh tật của người dân nói chung và của NCT nói riêng phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện môi trường, kinh tế, văn hoá- xã hội, chính trị, tập quán, Nó khác nhau theo từng giai đoạn lịch sử của mỗi nước. Việc xác định mô hình bệnh tật tại một nơi cụ thể, tại một thời điểm cụ thể, sẽ là cơ sở khoa học giúp cho công tác phòng bệnh, xây dựng kế hoạch cấp cứu và điều trị để giúp hạ thấp tối đa tần suất mắc bệnh. Khi người cao tuổi mắc bệnh thì công tác điều. trị trở nên khó khăn phức tạp và rất tốn kém về kinh tế do vậy công tác tuyên truyền phòng bệnh cho người cao tuổi đang là vấn đề đặt ra hết sức quan tâm của Đảng và Nhà nước. Chính vì vậy Nhà nước ta đã có pháp lệnh chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi. Cũng như các nước đang phát triển khác số lượng người già ở Việt Nam ngày càng tăng lên. Xu hướng già hoá dân số đang đặt ra nhân loại đứng trước hàng loạt những thử thách to lớn và một trong những thử thách đó là vấn đề chăm sóc sức khoẻ cho một số lượng đông 10 đảo người cao tuổi trong cộng đồng [8]. Tại huyện Vĩnh Linh tỉnh Quảng Trị số lượng người cao tuổi trung bình hàng năm cũng tương đối cao, năm 2009 số người cao tuổi trên địa bàn toàn huyện là 14.412 người chiếm 15,7% dân số, trong đó nam giới là 6.732 người chiếm 46,7%, nữ giới là 7.680 chiếm 53,3%. Vấn đề chăm sóc bảo vệ sức khoẻ người cao tuổi không phải là mới, chính sách đã khá cụ thể, song dường như triển khai chưa được đều khắp. Nếu các đoàn thể có quan tâm hơn nữa thì việc chăm sóc và bảo vệ sức khoẻ người cao tuổi sẽ được giải quyết tốt hơn nhiều. Chúng ta sẽ thực hiện thành công chính sách của Đảng và Nhà nước đối với người cao tuổi là lớp người cần được xã hội tôn vinh trọng thị và bảo vệ chăm sóc [15]. Cũng như bối cảnh chung của cả nước, vấn đề người cao tuổi trên địa bàn Huyện Vĩnh Linh đã và đang trở thành mối quan tâm của Đảng, của các cấp chính quyền và đoàn thể địa phương song thực tế nhu cầu chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi hiện nay nhìn chung còn chưa được đáp ứng đúng, đầy đủ và kịp thời do thiếu mô hình bệnh tật ở người cao tuổi. Để góp phần vào chiến lược chăm sóc, phòng bệnh cho người cao tuổi hiện tại và trong tương lai đồng thời cung cấp những thông tin cơ bản về mô hình bệnh tật người cao tuổi trên địa bàn, đáp ứng tốt hơn nữa việc tuyên truyền, phòng bệnh chữa bệnh cho người cao tuổi và đề xuất biện pháp can thiệp phù hợp. Đây chính là lý do để thực hiện đề tài này: “Nghiên cứu thực trạng bệnh tật và nhu cầu khám chữa bệnh của người cao tuổi tại huyện Vĩnh Linh tỉnh Quảng Trị năm 2010”, với mục tiêu: 1. Mô tả tình hình bệnh tật và nhu cầu khám chữa bệnh người cao tuổi tại huyện Vĩnh Linh. 2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến nhu cầu khám chữa bệnh của người cao tuổi. [...]... hình khám chữa bệnh của người cao tuổi và bảo hiểm y tế - Nơi khám chữa bệnh của người cao tuổi Có khám chữa bệnh Bệnh viện Trạm y tế Phòng khám Bác sỹ tư Không khám chữa bệnh Tự điều trị Không điều trị gì - Tình hình khám sức khỏe định kỳ của người cao tuổi - Tình hình nhu cầu thuốc của người cao tuổi khi khám bệnh - Khoảng cách từ hộ gia đình đến nơi khám chữa bệnh - Loại phương tiện mà người cao tuổi. .. tuổi nhu cầu khi đi khám chữa bệnh - Nhận xét của người cao tuổi về chất lượng dịch vụ y tế - Tình hình luyện tập để năng cao sức khỏe của người cao tuổi 30 2.3.2 Một số yếu tố liên quan đến nhu cầu khám chữa bệnh của người cao tuổi - Tình hình mắc bệnh và khám chữa bệnh của người cao tuổi trong 2 tuần qua - Tình hình người cao tuổi mắc bệnh cấp tính theo phân loại bệnh tật ICD 10 - Tình hình người cao. .. toàn thể người cao tuổi trong xã, thị trấn Bốc thăm ngẫu nhiên xã lần lượt cho đến khi đủ có mẫu khoảng 924 người Bốc thăm ngẫu nhiên 2 xã và 1 thị trấn trong huyện như sau: Xã Vĩnh Tú: 147 người Xã Vĩnh Thạch: 365 người Thị trấn Bến Quan: 412 người Cỡ mẫu thực tế là 924 người cao tuổi 2.3 NỘI DUNG VÀ CHỈ SỐ NGHIÊN CỨU 2.3.1 Bệnh tật và nhu cầu khám chữa bệnh ở người cao tuổi - Người cao tuổi có các... bệnh tật ICD 10 - Tình hình người cao tuổi mắc bệnh mạn tính theo phân loại bệnh tật ICD 10 - Tình hình khám chữa bệnh của người cao tuổi theo giới nam và nữ - Tình hình khám chữa bệnh của người cao tuổi theo trình độ học vấn - Tình hình khám chữa bệnh của người cao tuổi và tình trạng hôn nhân Có vợ/chồng Góa vợ/chồng Ly thân Chưa có vợ/chồng - Số người mà người cao tuổi ăn ở chung trong một gia đình... liệu nghiên cứu theo các test thống kê y tế 34 Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1 TÌNH HÌNH BỆNH TẬT VÀ NHU CẦU KHÁM CHỮA BỆNH CỦA NGƯỜI CAO TUỔI TẠI HUYỆN VĨNH LINH TỈNH QUẢNG TRỊ 3.1.1 Đặc điểm chung Bảng 3.1 Phân bố đối tượng nghiên cứu theo địa điểm Xã, Thị trấn SL Tỷ lệ Xã Vĩnh Tú 147 15,91 Xã Vĩnh Thạch 365 39,50 Thị Trấn Bến Quan 412 44,59 924 100,00 Tổng Nhận xét: Trong 924 người cao tuổi ở huyện. .. chữa bệnh của người cao tuổi Chi phí không cao Chi phí cao 2.4 MỘT SỐ ĐỊNH NGHĨA VỀ BIẾN SỐ NGHIÊN CỨU Nhu cầu KCB: là tất cả người cao tuổi có triệu chứng cơ năng về bệnh/ hoặc có triệu chứng thực thể về bệnh, thể hiện qua 2 nội dung sau: - Có được khám chữa bệnh tại các cơ sở y tế như bệnh viện, trạm y tế xã, phòng mạch tư có bác sỹ - Không khám chữa bệnh: Người cao tuổi có triệu chứng cơ năng, thực. .. y tế của người cao tuổi Tuy nhiên, sự thuận tiện về khoảng cách tới cơ sở y tế là lý do chính để người cao tuổi lựa chọn cơ sở y tế khám chữa bệnh Hầu hết người cao tuổi mong muốn được khám chữa bệnh ở những cơ sở y tế gần nhà như khám tại nhà, khám ở cơ sở y tế tư nhân hoặc KCB tại TYT xã [16], [21], [38] 1.3.1 Về tình hình chăm sóc người cao tuổi tại gia đình Kiến thức về CSSK của người cao tuổi: ... người cao tuổi lựa chọn cơ sở y tế khám chữa bệnh Hầu hết người cao tuổi mong muốn được khám chữa bệnh ở những cơ sở y tế gần nhà như khám tại nhà, khám ở cơ sở y tế tư nhân hoặc KCB tại TYT xã - Về tình hình chăm sóc người cao tuổi tại gia đình: Ở các tỉnh thuộc khu vực phía Nam và phía miền Trung, người cao tuổi có xu hướng thường sống chung cùng với con cháu, trong khi ở khu vực phía Bắc người cao. .. HÌNH NHU CẦU KHÁM CHỮA BỆNH CỦA NGƯỜI CAO TUỔI Kiến thức về CSSK của người cao tuổi: Nhìn chung, người cao tuổi tại các tỉnh nghiên cứu ít có kiến thức về phòng chống một số bệnh thường gặp như tăng huyết áp, đau khớp Khoảng hơn 45% người cao tuổi không biết gì về cách phòng chống bệng tăng huyết áp NCT được chẩn đoán là tăng huyết áp biết nhiều cách phòng chống cao hơn hẳn những người không bị bệnh Nam... giới xắp xếp các lứa tuổi như sau: Người trẻ: Từ 18-44 tuổi Người trung niên: Từ 45-59 tuổi Người cao tuổi: Từ 60-74 tuổi Người già: Từ 75-89 tuổi Người già sống lâu: Trên 90 tuổi Năm 1950 trên toàn thế giới số người cao tuổi mới chỉ là 214 triệu người đến năm 1975 đã là 346 triệu người, năm 2000 có 590 triệu người và ước tính năm 2025 là 1 tỷ 121 triệu người như vậy trong vòng 75 năm từ 1950-2025 tăng . NGHIÊN CỨU 34 3.1. TÌNH HÌNH BỆNH TẬT VÀ NHU CẦU KHÁM CHỮA BỆNH CỦA NGƯỜI CAO TUỔI TẠI HUYỆN VĨNH LINH TỈNH QUẢNG TRỊ 34 3.1.1. Đặc điểm chung 34 5 3.1.2. Tình hình bệnh tật của người cao tuổi. DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ ĐẠI HỌC HUẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y - DƯỢC LÊ HOÀI NAM NGHIÊN CỨU THỰC TRẠNG BỆNH TẬT VÀ NHU CẦU KHÁM CHỮA BỆNH CỦA NGƯỜI CAO TUỔI TẠI HUYỆN VĨNH LINH TỈNH QUẢNG TRỊ NĂM 2010 LUẬN. tuổi tại huyện Vĩnh Linh tỉnh Quảng Trị năm 2010 , với mục tiêu: 1. Mô tả tình hình bệnh tật và nhu cầu khám chữa bệnh người cao tuổi tại huyện Vĩnh Linh. 2. Mô tả một số yếu tố liên quan đến nhu