Tình hình bệnh tật của người cao tuổi

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng bệnh tật và nhu cầu khám chữa bệnh của người cao tuổi tại huyện vĩnh linh tỉnh quảng trị (Trang 51 - 68)

Tỷ lệ ốm của nhóm người cao tuổi cao hơn các nhóm tuổi khác. Phụ nữ cao tuổi có tỷ lệ mắc bệnh cao hơn nam giới. Theo kết quả nghiên cứu điều tra tại huyện Vĩnh Linh và một số nghiên cứu khác, 100% người cao tuổi bị mắc các triệu chứng cơ năng trong thời gian 2 tuần trước thời điểm điều tra. Nhìn chung, cụ ông thường bị mắc nhiều bệnh hơn cụ bà (Cụ ông: 2,88 triệu chứng/người; Cụ bà: 2,54 triệu chứng/người).Hơn một nửa (81,11) số người cao tuổi trên địa bàn nghiên cứu tự đánh giá có tình trạng sức khoẻ kém và rất kém cần đến nhu cầu khám chữa bệnh. Tuổi là một yếu tố có mối liên quan chặt chẽ với tình trạng sức khỏe. Tình trạng người cao tuổi tự đánh giá sức khỏe kém tăng lên rõ rệt theo tuổi và tỷ lệ ốm tăng dần theo nhóm tuổi.

- Các triệu chứng cơ năng của người cao tuổi

Qua điều tra nhận thấy 100% NCT có triệu chứng cơ năng. Trung bình một NCT có 2,70 triệu chứng cơ năng, trong đó một NCT nam có 2,88 triệu chứng, một NCT nữ có 2,54 triệu chứng. Kết quả này thấp hơn nhiều so với kết quả điều tra ban đầu về tình hình bệnh tật ở NCT trong nhân dân qua khám 13.390 NCT ở đồng bằng, trung du và miền núi trong 2 năm 1976 -1977, Tác giả nhận xét bệnh tăng tỷ lệ thuận với tuổi và một người cao tuổi thường mắc nhiều bệnh, trung bình mỗi người cao tuổi mắc 3,75 bệnh; trong nhóm bệnh nội khoa NCT nữ mắc bệnh cao 78,90% so với NCT nam 67,45%. [11]; Tỷ lệ này còn cao hơn so với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Tập và cộng sự tại huyện Cam Lộ - tỉnh Quảng Trị năm 2004. Trung bình một NCT nam có 2,48 triệu chứng, một NCT nữ có 2,47 triệu chứng [27].

Tỷ lệ người cao tuổi mắc bệnh trong 2 tuần qua (94,81%) và không mắc bệnh là (5,19%). Trong đó NCT nam mắc bệnh là (43,70%). NCT nữ mắc bệnh (51,11%). Không có bệnh đối với nam (1,86%), nữ (3,33%).

- Tình hình nhu cầu dịch vụ y tế của người cao tuổi trong 2 tuần qua theo tuổi Người cao tuổi từ 75-79 có nhu cầu dịch vụ (20,74%), người cao tuổi từ 60- 64 (17,41%), NCT từ 90 tuổi trở lên (1,48%). Người cao tuổi không nhu cầu dịch vụ tỷ lệ cao nhất là nhóm 70-74 (4,44%). Tỷ lệ người cao tuổi từ 90 tuổi trở lên nhu cầu dịch vụ y tế thấp có thể do điều kiện đi lại khó khăn, không muốn làm phiền tới con cháu.

- Tình hình bệnh tật của người cao tuổi theo chương bệnh

Nhóm bệnh người cao tuổi mắc cao nhất là nhóm IX (bệnh hệ tuần hoàn) 9,56%, thứ hai là nhóm X (bệnh hô hấp) 7,96%, nhóm XIII (bệnh hệ cơ xương khớp) 7,56%, nhóm XI (bệnh hệ tiêu hoá) 6,77%, nhóm XII (bệnh da và mô dưới da) 3,19%, nhóm VI (bệnh hệ thần kinh) 2,97%, nhóm XIV (bệnh hệ tiết niệu sinh dục) 2,97%, nhóm VIII (bệnh tai và xương chủm) 1,99%, nhóm IV (bệnh nội tiết chuyển hoá và dinh dưỡng) 1,99%, nhóm VII (bệnh mắt và phụ cận) 1,59%, thấp nhất là nhóm I (bệnh nhiểm khuẩn và ký sinh trùng) 1,19%.

Trong nhóm bệnh tuần hoàn tôi thấy người cao tuổi mắc bệnh tăng huyết áp cao nhất nên tư vấn để phát hiện và điều trị kịp thời, một số NCT biết mình tăng huyết áp nhưng không được điều trị thường xuyên, một số NCT không biết mình tăng huyết áp nên cần có sự kiểm tra huyết áp cho toàn dân, trạm y tế quản lý và điều trị tốt cho họ. Trong nhóm bệnh hô hấp người cao tuổi hay mắc đó là viêm phế quản nên tuyên truyền bỏ thói quen hút thuốc lá, cần giữ ấm khi thời tiết lạnh.

Bảng 4.1. So sánh tình hình bệnh tật với các nghiên cứu khác Nhóm bệnh Huyện Vĩnh Linh Năm 2010 Huyện Vĩnh Lộc năm 2006 [13] Huyện Cam Lộ năm 2004 [27] Bệnh hệ tuần hoàn 17,63 17,34 30,04 Bênh hệ hô hấp 14,88 17,81 12,69 Bệnh hệ cơ xương khớp 13,72 6,92 5,05 Bệnh hệ tiêu hoá 12,53 16,03 8,07

So với bệnh tật ở NCT trong nhân dân qua khám 13.390 NCT ở đồng bằng, trung du và miền núi trong 2 năm 1976 -1977, nhóm bệnh nội khoa thường gặp là: bệnh hô hấp 19,63%, bệnh tiêu hoá 18,25%, bệnh hệ tuần hoàn13,52%, thì huyện Vĩnh Linh thấp hơn nhiều[11]. So với huyện Cam Lộ - tỉnh Quảng Trị và huyện Vĩnh Lộc - tỉnh Thanh Hoá thì nhóm bệnh hô hấp (12,69% và 17,81%) thì ở huyện Vĩnh Linh cao hơn huyện Cam Lộ nhưng thấp hơn huyện Vĩnh Lộc và nhóm bệnh cơ xương khớp (5,05% và 6,92%) thì ở huyện Vĩnh Linh cao hơn (13,72%), bệnh tuần hoàn (17,63%) thấp hơn so với huyện Cam Lộ (30,04%), nhưng cao hơn huyện Vĩnh Lộc (17,34%), Bệnh ở hệ tiêu hoá (12,53%) cao hơn ở Cam Lộ là (8,07%) nhưng thấp hơn ở Vĩnh Lộc (16,03%) [27].

- Tình hình 10 bệnh mắc cao nhất của người cao tuổi

Trong 10 bệnh mắc cao nhất ở NCT: Tăng huyết áp tỷ lệ cao nhất (45,31%), viêm phế quản (14,45%), viêm khớp (11,72%) cao hơn Nguyễn Văn Hiến nghiên cứu mô hình bệnh tật của NCT ở huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá năm 2006, bệnh mắc cao nhất của NCT là viêm phế quản tỷ lệ (13,47%), tăng huyết áp (5,40%), bệnh cơ xương khớp (3,08%), bệnh về mắt (4,48%) [13]. Nguyên nhân có thể do thói quen hút thuốc lá, uống rượu bia, ăn uống không hợp lý và không được khám chữa bệnh về mắt ở NCT. Do chuyên khoa mắt ở y tế cơ sở còn thiếu thốn về trang thiết bị và bác sỹ chuyên khoa mắt, nên chưa phát hiện và điều trị kịp thời cho nhân dân. Chúng ta khuyên NCT nên có chế độ ăn uống nghĩ ngơi hợp lý, bỏ thói quen ảnh hưởng xấu đến sức khoẻ như uống rượu, hút thuốc lá. Đồng thời củng cố trang thiết bị, máy móc, chuyên khoa sâu về mắt tại y tế cơ sở đến người dân được khám chữa bệnh toàn diện và chăm sóc sức khoẻ tốt hơn.

4.1.2. Nhu cầu dịch vụ khám chữa bệnh của người cao tuổi

- Tình hình người cao tuổi mắc các triệu chứng cơ năng và khám chữa bệnh trong hai tuần qua

Trạm y tế là cơ sở khám chữa bệnh được lựa chọn của NCT, đa số NCT có triệu chứng cơ năng và mắc bệnh đều đến khám ở trạm y tế với tỷ lệ cao nhất (42,21%). Cơ sở khám chữa bệnh tư nhân cũng là nơi được NCT lựa chọn để khám chữa bệnh (27,49%). Bệnh viện là cơ sở khám chữa bệnh tốt nhất nhưng NCT chỉ tiếp xúc được với tỷ lệ thấp (11,36%)

Những người cao tuổi có triệu chứng cơ năng ảnh hưởng đến sinh hoạt và bệnh nặng mới đến bệnh viện. Nguyên nhân có thể do nhiều yếu tố như: Kinh tế, thủ tục hành chính, giao thông đi lại xa, khó khăn cho người già yếu và không có người chăm sóc phục vụ.

- Người cao tuổi mắc bệnh và tình hình nhu cầu dịch vụ khám chữa bệnh trong 2 tuần qua

Người cao tuổi mắc bệnh đến cơ sở khám chữa bệnh cao nhất vẫn là trạm y tế (37,10%), đến bệnh viện (27,40%), y tế tư nhân (21,12%), nhưng NCT mắc bệnh không đi khám chữa bệnh, tự điều trị (9,25%), không chữa gì (5,14%). So sánh với Dương Huy Lương, NCT đến y tế tư nhân (39%), thì tỷ lệ này thấp hơn, đến bệnh viện (22,8%) thì tỷ lệ này cao hơn, nhưng đến trạm y tế của Dương Huy Lương (28,4%) thì tỷ lệ này cao hơn (37,10%)

Người cao tuổi không đi khám chữa bệnh tự mua thuốc uống (9,25%), không chữa gì (5,14%), so với Dương Huy Lương tự mua thuốc (40%), không chữa gì (29%) thì tỷ lệ này thấp hơn [24].

Để nâng cao sức khoẻ người cao tuổi phải đảm bảo 100% người cao tuổi mắc bệnh được khám chữa bệnh và phục hồi chức năng tốt, công tác y tế là mấu chốt, cần cải cách các thủ tục hành chính cho phù hợp và khắc phục các yếu tố khó khăn để người dân dễ dàng tiếp cận được các cơ sở khám chữa bệnh. Tuyên truyền giáo dục sức khoẻ cho người dân thấy được mặt tích cực của công tác khám chữa bệnh, không để trường hợp tự mua thuốc uống hoặc không chữa gì, hạn chế tai biến

và biến chứng của bệnh tật, đảm bảo sức khoẻ cho nhân dân. - Tình hình khám sức khoẻ định kỳ của người cao tuổi

Người cao tuổi nam có đi khám sức khoẻ định kỳ (13,85%), nữ (19,26%), NCT nam không khám sức khoẻ định kỳ (32,58%), nữ (34,31%), Khám sức khoẻ định kỳ của NCT nam và nữ không có sự khác biệt

Theo Trần Ngọc Tụ thì tỷ lệ NCT không được khám sức khoẻ định kỳ cao hơn (86,8%). Lý do không khám sức khoẻ định kỳ là thấy không cần thiết phải đi khám, không thuận tiện và mất thời gian, không tự đi khám được, sợ tốn tiền,... Người cao tuổi chưa biết đầy đủ ý nghĩa và giá trị của việc khám sức khoẻ định kỳ, phát hiện sớm bệnh tật để có biện pháp dự phòng, điều trị kịp thời. Mặt khác, hệ thống cung ứng dịch vụ chăm sóc sức khoẻ của chúng ta chưa thật hợp lý với điều kiện sinh hoạt của người cao tuổi nên chỉ khi mắc bệnh NCT mới đi khám và điều trị. Chính vì vậy cần tăng cường tuyên truyền vận động và tạo điều kiện thuận lợi nhất cho NCT tiếp cận với nhu cầu dịch vụ y tế để được chăm sóc, dự phòng, trước khi họ mắc bệnh.

- Tình hình nhu cầu dịch vụ của người cao tuổi mắc các triệu chứng bệnh và bảo hiểm y tế

Người cao tuổi có BHYT (56,51%), NCT không có BHYT (43,49%). So với nghiên cứu của Đặng Ngọc Thành và Võ Ý năm 2006 tại xã Thuỷ Phù, huyện Hương Thuỷ, người cao tuổi có BHYT (15,33%) thì tỷ lệ này cao hơn và NCT không có BHYT (84,67%) thì tỷ lệ này thấp hơn [30]

Trong khi nhu cầu nhu cầu dịch vụ khám chữa bệnh của NCT có BHYT và không có BHYT không có sự khác biệt, hoàn toàn phù hợp với phát triển kinh tế của đất nước ta hiện nay. Như vậy, khi kinh tế người dân được nâng cao, ý thức CSSK của người dân được nâng lên thì BHYT chỉ là vấn đề đối với NCT nghèo. Nhà nước cần có chính sách quan tâm đến NCT, cấp thẻ BHYT cho NCT nhất là NCT nghèo đảm bảo mọi NCT đều được CSSK toàn diện [10].

- Tình hình nhu cầu thuốc của người cao tuổi khi khám bệnh

Không nhu cầu thuốc theo đơn thuốc (35,65%). NCT nam và nữ nhu cầu đơn thuốc khi khám bệnh khác biệt có ý nghĩa thống kê (p < 0,05). So với Hoàng Tích Huyên, Phạm Khuê không dùng đúng theo đơn thuốc ở NCT (50%). Nguyên nhân có thể bệnh nhân thường giấu, ít khi thú nhận rằng họ không uống thuốc hoặc không theo đúng hướng dẫn nhu cầu thuốc. Nếu nghi ngờ không tuân thủ dùng thuốc, thầy thuốc cần xem xét về tình hình kinh tế, nhận thức của bệnh nhân. Không nên kê những thuốc mới đắt tiền mà hiệu quả không hơn gì các thuốc khác có thể thay thế [15].

4.2. MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN NHU CẦU KHÁM CHỮA BỆNH Ở NGƯỜI CAO TUỔI Ở NGƯỜI CAO TUỔI

- Tình hình người cao tuổi mắc bệnh theo tuổi

Bảng 4.2. So sánh tình hình khám chữa bệnh của người cao tuổi theo nhóm

tuổi với các nghiên cứu khác Nhóm tuổi Huyện Vĩnh Linh năm 2010 Huyện Vĩnh Lộc năm 2006 [13] SL % SL % Từ 60-69 tuổi 281 87,00 2445 63,86 Từ 70-79 tuổi 271 83.38 1338 34,94 Từ 80 tuổi trở lên 199 85,62 46 1,20

Có nhu cầu dịch vụ y tế cao nhất là nhóm tuổi từ 60-69 (87,00%), thứ hai là nhóm tuổi 80 trở lên (86,84%).Người cao tuổi không nhu cầu dịch vụ y tế tỷ lệ cao nhất là 70-79 tuổi (16,62%)

So với kết quả nghiên cứu của Nguyễn Văn Hiến ở huyện Vĩnh Lộc, tỉnh Thanh Hoá người cao tuổi được khám chữa bệnh ở nhóm 60-69 tuổi (63,86%), nhóm 70-79 tuổi (34,94%), nhóm 80 tuổi trở lên (1,20%) [13] thì tỷ lệ NCT ở huyện Vĩnh Linh. được khám chữa bệnh cao hơn. Có lẽ do nền kinh tế đất nước đang phát triển, đời sống người dân được nâng cao, nên vấn đề chăm sóc sức khoẻ cũng dần được cải thiện. Tỷ lệ NCT ở nhóm tuổi 80 tuổi trở lên được khám chữa bệnh (86,84%), còn lại không được khám chữa bệnh, do tuổi cao sức yếu đi lại khó khăn hay do ít được quan tâm, đó là vấn đề chúng ta cần khắc phục. Nghành y tế nên có giải pháp khám chữa

bệnh cho NCT tại nhà nhất là người cao tuổi ở độ tuổi này

- Tình hình nhu cầu dịch vụ của người cao tuổi và trình độ học vấn

Trình độ học vấn của NCT ở cấp THCS, PTTH, CĐ, ĐH có nhu cầu dịch vụ tỷ lệ cao nhất (92,95%); NCT có học vấn biết đọc, biết viết, tiểu học (86,10%), NCT mù chữ (64,33%). Mù chữ không nhu cầu dịch vụ KCB (35,67%). Như vậy trình độ văn hoá ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi.

- Tình hình khám chữa bệnh của người cao tuổi và tình trạng hôn nhân

Người cao tuổi có vợ/chồng có nhu cầu dịch vụ KCB tỷ lệ cao (89,34%); goá vợ/chồng, ly thân, chưa có vợ/chồng, độc thân có nhu cầu dịch vụ KCB (81,28%). Như vậy những NCT có vợ/chồng sẽ quan tâm giúp đỡ lẫn nhau nên việc chăm sóc sức khỏe cũng được chú trọng hơn

Điều này cho chúng ta thấy xã hội cần có Viện Dưỡng Lão, Hội NCT và các đoàn thể cần quan tâm giúp đỡ NCT, nhất là NCT cô đơn không có người chăm sóc sức khoẻ, giúp đỡ NCT sống khoẻ, sống vui, sống có ích.

- Tình hình sinh hoạt bản thân của người cao tuổi

Người cao tuổi nhu cầu dịch vụ còn lao động tỷ lệ khá cao (81,16%). Phục vụ vệ sinh cá nhân, ăn uống được (91,54%). Không tự phục vụ vệ sinh, không tự ăn uống được (68,33%)

Tuy nhiên, NCT thường khó tính hay có những đòi hỏi quá mức do đó cần hiểu và thông cảm với họ để việc chăm sóc NCT được tốt nhất. Mặc dù, có người chăm sóc nhưng nếu ông bà tự chăm sóc nhau thì họ sẽ cảm thấy cô đơn trong cuộc sống và sẽ gặp khó khăn khi ốm đau, nhất là khi cả hai người đều bị bệnh cũng như vấn đề kinh tế nên những trường hợp này rất cần sự động viên, giúp đỡ của hàng xóm, láng giềng và các cấp chính quyền

- Tình hình khám chữa bệnh của người cao tuổi theo kinh tế

Người cao tuổi có nhu cầu dịch vụ có điều kiện sống đầy đủ, tạm đủ (93,40%); chật chội, thiếu thốn (60,73%)

Điều này cho thấy hoàn toàn phù hợp với sự phát triển của đất nước ta hiện nay, đời sống của người dân đã ngày càng được nâng cao, vấn đề chăm sóc sức

khoẻ của người dân đã có nhiều thay đổi.

- Tình hình nhu cầu dịch vụ KCB của người cao tuổi và thông tin đại chúng Người cao tuổi nhu cầu dịch vụ KCB có nhu cầu thông tin đại chúng như: Nghe đài, xem tivi, đọc sách báo tỷ lệ cao (86,49%); Không nghe đài, xem tivi, đọc sách báo tỷ lệ (82,56%)

Chúng ta thấy với nền kinh tế hiện nay, đa số các gia đình đều có thông tin nghe nhìn như, tivi, đài,... Nên thông tin được chuyển tải đến người dân là rất cao. Do đó vấn đề giáo dục sức khoẻ toàn dân, truyền thông về sức khoẻ cần được đẩy mạnh, nâng cao kiến thức CSSK, thông tin về sức khỏe để người dân biết, có kế hoạch khám chữa bệnh và đề phòng bệnh tật được tốt hơn [16].

- Tình hình nhu cầu dịch vụ khám chữa bệnh của người cao tuổi và tham gia Hội người cao tuổi ở địa phương

Người cao tuổi tham gia Hội người cao tuổi có nhu cầu dịch vụ (87,85%); NCT không tham gia Hội NCT và có nhu cầu dịch vụ (73,81%).

Tham gia Hội NCT là hoạt động bổ ích dành cho NCT, cũng là nơi mà NCT trao đổi những điều trong cuộc sống. Vì vậy, cần quan tâm và phát triển mạnh mẽ hơn nữa để nâng cao cuộc sống tinh thần cho người cao tuổi.

- Tình hình nguồn chi tiêu cho cuộc sống hằng ngày của người cao tuổi Nguồn chi tiêu cho cuộc sống hằng ngày của NCT từ lương hưu (88,29%); Từ hổ trợ một phần từ con cháu (87,37%); Các chế độ trợ cấp (84,31%); Từ sản xuất, chăn nuôi, tiết kiệm (73,31%).

So với Dương Huy Lương khoảng 58% NCT có thu nhập từ công việc đang làm, NCT có các khoảng thu nhập khác như: Được con cái, thành viên trong gia đình hổ trợ tỷ lệ này khoảng 47% [25]. Vấn đề chi tiêu có ảnh hưởng đến việc quyết định lựa chọn dịch vụ khám chữa bệnh lúc ốm đau, NCT mắc bệnh nhưng thiếu thốn là đối tượng cần phải quan tâm giúp đỡ. So với các nước phát triển, NCT có trợ cấp xã

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thực trạng bệnh tật và nhu cầu khám chữa bệnh của người cao tuổi tại huyện vĩnh linh tỉnh quảng trị (Trang 51 - 68)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(68 trang)
w