1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

Khảo sát tình hình huyết áp ở người cao tuổi tại phường phú hội, thành phố huế năm 2011

54 1,8K 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 54
Dung lượng 1,19 MB

Nội dung

ĐẶT VẤN ĐỀNgày nay đời sống vật chất văn hóa, tinh thần có nhiều tiến bộ cùng với sự phát triển nhanh của y học, tuổi thọ của người cao tuổi được nâng lên. Khoa học y học trong thế kỷ 20 đã làm được những điều kỳ diệu là tăng tuổi thọ con người lên 65 tuổi, gần gấp 2 lần so với thời kỳ đầu thế kỷ này, tuy nhiên nhiều thách thức lớn đặt ra là làm thế nào để người cao tuổi sống lâu nhưng mạnh khỏe và hạnh phúc. Tuổi thọ và sức khỏe người cao tuổi là niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, làng sớm và cộng đồng, là nhân tố quan trọng trong việc bình ổn hạnh phúc của gia đình và xã hội. Chăm sóc người cao tuổi là chủ trương chính sách quan trọng, nhất quán của Đảng và Nhà nước ta. Tuy nhiên trong cuộc sống, người cao tuổi phải đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt tuổi cao thường đi đôi với bệnh tật. Huyết áp là một trong những bệnh thường gặp ở người cao tuổi và hiện đang trở thành vấn đề y tế công cộng, là vấn nạn lớn của toàn cầu. Đặc biệt tăng huyết áp, đây là một bệnh mạn tính phổ biến nhất trên thế giới. Tổ chức y tế thế giới xếp tăng huyết áp là một trong sáu yếu tố nguy cơ chính ảnh hưởng tới phân bố gánh nặng bệnh tật toàn cầu. Các nhà dịch tể học đã xác định chắc chắn rằng có sự liên quan giữa tăng huyết áp và các rối loạn khác, đặc biệt là bệnh động mạch vành, tai biến mạch máu não và suy tim xảy ra tùy từng mức độ tăng huyết áp 22. Bệnh huyết áp tiến triển lâu ngày có thể để lại di chứng nặng nề, gây nhiều hậu quả cho bản thân người bệnh cũng như cho gia đình và xã hội. Các yếu tố nguy cơ của bệnh huyết áp gồm lứa tuổi, béo phì, di truyền, thói quen ăn mặn, uống rượu, hút thuốc lá, cuộc sống căng thẳng…Bệnh huyết áp thường ít có triệu chứng rõ ràng do đó nhiều người chỉ nhận ra bản thân họ bị tai biến mạch máu não (còn gọi là đột quỵ) nhất là đối với người cao tuổi thì các triệu chứng để nhận biết bệnh huyết áp lại càng khó khăn hơn và dễ nhằm lẫn với các bệnh thông thường khác. Do đó làm thế nào để hạn chế được các tác hại do bệnh về huyết áp mang lại đặc biệt là tăng huyết áp đồng thời mang đến cho người cao tuổi bị bệnh về huyết áp sự cải thiện chất lượng cuộc sống, giảm đáng kể tử vong và các di chứng (liệt nữa người, suy tim) do cao huyết áp gây nên là vấn đề cần lưu ý trong cộng đồng và xã hội. Để góp phần vào công tác quản lý và phòng chống bệnh tăng huyết áp ở người cao tuổi, chính vì vậy mà chúng tôi tiến hành đề tài “Khảo sát tình hình huyết áp ở người cao tuổi tại phường Phú Hội, thành phố Huế năm 2011” nhằm 2 mục tiêu:1.Khảo sát tình hình huyết áp và một số yếu tố liên quan của người cao tuổi tại phường Phú Hội, thành phố Huế.2.Tìm hiểu kiến thức, thái độ và thực hành về phòng chống bệnh tăng huyết áp ở người cao tuổi.

Trang 1

NHỮNG CHỮ VIẾT TẮT

BMI : Body Masse Index

(chỉ số khối lượng cơ thể) BVTX : Bệnh viện thị xã

BVTW : Bệnh viện trung ương

HATT : Huyết áp tâm thu

HATTr : Huyết áp tâm trương

ISH : International Society of Hypertension

(Hiệp hội tăng huyết áp quốc tế)JNC : Joint National Committee

(Ủy ban phòng chống huyết áp) LHQ : Liên hiệp quốc

NCT : Người cao tuổi

TBMMN : Tai biến mạch máu não

THA : Tăng huyết áp

WHO : World Health organisation

(Tổ chức y tế thế giới)

Trang 2

LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của tôi Các số liệu vàkết quả trong này là trung thực và chưa từng có một ai công bố trong bất kỳcông trình nào

Huế, ngày 10 tháng 04 năm 2012

Người cam đoan

Phạm Thị Ngọc Hạp

Trang 3

MỤC LỤC

Trang

ĐẶT VẤN ĐỀ 1

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3

1.1 Một số khái niệm về huyết áp 3

1.2 Dịch tễ học huyết áp 8

1.3 Sơ lược địa điểm nghiên cứu về người cao tuổi tại phường Phú Hội, thành phố Huế, tỉnh Thừa Thiên Huế 11

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 13

2.1 Đối tượng nghiên cứu 13

2.2 Phương pháp nghiên cứu 13

2.3 Nội dung nghiên cứu 15

2.4 Thu thập thông tin 16

2.5 Xử lý số liệu 19

2.6 Đạo đức nghiên cứu 19

Chương 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 20

3.1 Tình hình về huyết áp và một số yếu tố liên quan đến tăng huyết áp của người cao tuổi tại phường Phú Hội, thành phố Huế 20

3.2 Kiến thức, thái độ và thực hành về phòng tăng huyết áp ở những người cao tuổi 25

Chương 4 BÀN LUẬN 32

4.1 Tình hình về huyết áp và một số yếu tố liên quan của người cao tuổi tại phường Phú Hội, thành phố Huế .31

4.2 Kiến thức, thái độ và thực hành về phòng tăng huyết áp ở những người cao tuổi 38

KẾT LUẬN 42 TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

Trang 4

ĐẶT VẤN ĐỀ

Ngày nay đời sống vật chất văn hóa, tinh thần có nhiều tiến bộ cùng với

sự phát triển nhanh của y học, tuổi thọ của người cao tuổi được nâng lên.Khoa học y học trong thế kỷ 20 đã làm được những điều kỳ diệu là tăng tuổithọ con người lên 65 tuổi, gần gấp 2 lần so với thời kỳ đầu thế kỷ này, tuynhiên nhiều thách thức lớn đặt ra là làm thế nào để người cao tuổi sống lâunhưng mạnh khỏe và hạnh phúc

Tuổi thọ và sức khỏe người cao tuổi là niềm hạnh phúc của mỗi giađình, làng sớm và cộng đồng, là nhân tố quan trọng trong việc bình ổn hạnhphúc của gia đình và xã hội Chăm sóc người cao tuổi là chủ trương chínhsách quan trọng, nhất quán của Đảng và Nhà nước ta Tuy nhiên trong cuộcsống, người cao tuổi phải đối mặt với nhiều thách thức, đặc biệt tuổi caothường đi đôi với bệnh tật

Huyết áp là một trong những bệnh thường gặp ở người cao tuổi và hiệnđang trở thành vấn đề y tế công cộng, là vấn nạn lớn của toàn cầu Đặc biệttăng huyết áp, đây là một bệnh mạn tính phổ biến nhất trên thế giới Tổ chức

y tế thế giới xếp tăng huyết áp là một trong sáu yếu tố nguy cơ chính ảnhhưởng tới phân bố gánh nặng bệnh tật toàn cầu Các nhà dịch tể học đã xácđịnh chắc chắn rằng có sự liên quan giữa tăng huyết áp và các rối loạn khác,đặc biệt là bệnh động mạch vành, tai biến mạch máu não và suy tim xảy ratùy từng mức độ tăng huyết áp [22] Bệnh huyết áp tiến triển lâu ngày có thể

để lại di chứng nặng nề, gây nhiều hậu quả cho bản thân người bệnh cũng nhưcho gia đình và xã hội Các yếu tố nguy cơ của bệnh huyết áp gồm lứa tuổi,béo phì, di truyền, thói quen ăn mặn, uống rượu, hút thuốc lá, cuộc sống căngthẳng…Bệnh huyết áp thường ít có triệu chứng rõ ràng do đó nhiều người chỉ

Trang 5

nhận ra bản thân họ bị tai biến mạch máu não (còn gọi là đột quỵ) nhất là đốivới người cao tuổi thì các triệu chứng để nhận biết bệnh huyết áp lại càng khókhăn hơn và dễ nhằm lẫn với các bệnh thông thường khác Do đó làm thế nào

để hạn chế được các tác hại do bệnh về huyết áp mang lại đặc biệt là tănghuyết áp đồng thời mang đến cho người cao tuổi bị bệnh về huyết áp sự cảithiện chất lượng cuộc sống, giảm đáng kể tử vong và các di chứng (liệt nữangười, suy tim) do cao huyết áp gây nên là vấn đề cần lưu ý trong cộng đồng

và xã hội

Để góp phần vào công tác quản lý và phòng chống bệnh tăng huyết áp

ở người cao tuổi, chính vì vậy mà chúng tôi tiến hành đề tài “Khảo sát tình hình huyết áp ở người cao tuổi tại phường Phú Hội, thành phố Huế năm 2011” nhằm 2 mục tiêu:

1. Khảo sát tình hình huyết áp và một số yếu tố liên quan của người cao tuổitại phường Phú Hội, thành phố Huế

2 Tìm hiểu kiến thức, thái độ và thực hành về phòng chống bệnh tăng huyết

áp ở người cao tuổi

Trang 6

Chương 1 TỔNG QUAN TÀI LIỆU

1.1 MỘT SỐ KHÁI NIỆM VỀ HUYẾT ÁP

1.1.1 Một số khái niệm về chăm sóc người cao tuổi

Già là giai đoạn tất yếu của quá trình phát triển sinh học của con người.Người cao tuổi (NCT) là bộ phận dân cư quan trọng trong xã hội, họ là người

có công sinh thành, nuôi dưỡng thế hệ trẻ và đã dành tất cả công sức, cuộc đờiđóng góp cho sự phát triển của đất nước, vì vậy khi tuổi đã cao, sức yếu, họ

có quyền được nghỉ ngơi, quyền được hưởng những quyền lợi, sự chăm sóccủa xã hội

Đại hội thế giới về tuổi già tại Viên (Áo) năm 1982 đã thống nhất quiđịnh, tuổi già bắt đầu từ 60 trở lên Tại nước ta, cho đến khi Pháp lệnh NCTđược ban hành vào tháng 4 năm 2000, chúng ta có qui định những người 60tuổi trở lên (không phân biệt giới tính) là người già Sau nhiều lần điều chỉnh,đến cuối thế kỷ 80, khái niệm NCT được dùng thay cho người già Tuy haikhái niệm này không khác nhau về khoa học, song về mặt tâm lý, cụm từngười cao tuổi mang ý nghĩa tích cực hơn “Còn khái niệm người cao tuổi,theo định nghĩa mới của tổ chức y tế thế giới (WHO) phải từ 70 tuổi trở lên”

Ở nước ta sử dụng từ “Người cao tuổi” thay cho từ “người già”, mang ýnghĩa tích cực hơn, thể hiện sự tôn trọng khi tuổi thọ con người ngày càngtăng, động viên người cao tuổi ngày càng sống khỏe sống vui, sống hữu íchcho xã hội

1.1.2 Tình hình người cao tuổi trên thế giới và tại Việt Nam

1.1.2.1 Tình hình người cao tuổi trên thế giới

Theo ước tính của WHO, năm 2004, trên toàn thế giới có khoảng 600triệu người từ 60 tuổi trở lên và dự đoán con số này sẽ tăng lên gấp đôi vào

Trang 7

năm 2025 và có thể lên đến 2 tỷ người vào năm 2050 Theo ước tính, khoảnghai phần ba số NCT là ở các nước đang phát triển Ở những khu vực các nước đãphát triển, số trẻ em đã thấp hơn NCT vào năm 1988 Tốc độ dân số già tăng lênnhanh chóng là do tuổi thọ trung bình tăng, giảm tỷ lệ sinh cũng như giảm tỷ lệ

tử vong [32] Xu hướng già hóa dân số kéo theo đó là vấn đề chăm sóc và bảo vệsức khỏe cho một số lượng đông đảo NCT trong cộng đồng đang là một tháchthức lớn đối với toàn nhân loại trong thế kỷ 21 Tương lai của mỗi quốc gia vàtoàn nhân loại đang gắn liền với sức khỏe của những NCT

1.1.2.2 Tình hình người cao tuổi tại Việt Nam

Việt Nam là một nước đang phát triển, mặt dù hiện tại cấu trúc dân sốvẫn thuộc loại trẻ, song số NCT đang có xu hướng tăng nhanh Tỷ lệ NCTnăm 1989 là 7,2% và năm 2003 là 8,65% Theo dự báo, Việt Nam sẽ chínhthức trở thành quốc gia có dân số già vào năm 2014 Tính đến cuối năm 2007,nước ta có trên 8 triệu NCT, chiếm khoảng 9,6% dân số, cao hơn tỷ lệ trungbình của các quốc gia vùng Đông Nam Á Thống kê từ năm 1979 đến 2006, tỷ

lệ NCT so với dân số đã tăng từ 6,9% đến 9,2% Tỷ lệ giữa NCT so với số trẻ

em (từ 14 tuổi trở xuống) chiếm 16,6% vào năm 1979: 18,4% vào năm 1989

và 24,2% vào năm 1999 Dự báo, tỷ lệ này sẽ chiếm 27,3% vào năm 2009 và12,2% vào năm 2014

1.1.3 Đặc điểm bệnh tật của người cao tuổi

Già không phải là bệnh mà tuổi già tạo điều kiện cho bệnh tật dễ phátsinh NCT sở dĩ mắc bệnh là do thông tin tổ chức có kết cấu bị lão hóa, chứcnăng các bộ phận bị rối loạn, sức đề kháng giảm, năng lực hoạt động hạ thấp

và mất chức năng hiệp đồng Bệnh tật của NCT cũng có những đặc điểm [20]

Khi về già mắc bệnh, triệu chứng không điển hình, không rỏ rệt Ngườigià có thể có lúc không thể nói rõ bệnh tật và sự khó chịu của mình, biểu đạthàm hồ, kém phản ứng nhanh với các triệu chứng

NCT lúc về già thường phát ra nhiều bệnh, có lúc khó dùng một loạibệnh làm cho việc chẩn đoán gặp một số khó khăn nhất định

Trang 8

Khi NCT mắc bệnh dễ xảy ra trạng thái mất cân bằng của nước và chấtđiện giải Khi sốt, nôn mửa, không ăn được càng dễ xảy ra tình trạng này.

Khi NCT mắc bệnh dễ bị bội nhiễm như viêm ruột thừa cấp tính đồngthời dễ xảy ra viêm phúc mạc sau khi thủng ruột

Sau khi khỏi ốm, NCT hồi phục tương đối chậm và nhiều bệnh còn đểlại di chứng, cho nên thường áp dụng biện pháp phục hồi chức năng

Khi NCT mắc bệnh thường dùng nhiều thuốc quá nhiều hoặc liều lượngkhông đúng cộng thêm phản ứng của bản thân NCT đối với thuốc, rất dễ xảy

ra phản ứng với chất độc của thuốc

1.1.4 Định nghĩa và phân loại huyết áp

1.1.4.1 Định nghĩa huyết áp

Huyết áp (HA) là số đo về lực tác động của máu lên thành động mạch

HA phụ thuộc vào lực bơm máu của tim, thể tích máu được bơm, kích thướccũng như độ đàn hồi của thành động mạch

HA liên tục thay đổi tùy theo hoạt động, nhiệt độ, chế độ ăn, cảm xúc,

tư thế, và xử dụng thuốc

Huyết áp thể hiện bằng hai chỉ số

Huyết áp tối đa hay huyết áp tâm thu (HATT) hoặc ngắn gọn là số trên.Đây là áp lực được tạo ra khi tim co bóp Nó phản ánh áp lực của dòng máukháng lại sức cản của thành động mạch, bình thường từ 100 - 120mmHg

Huyết áp tối thiểu hay huyết áp tâm trương (HATTr) hoặc ngắn gọn là

số dưới Nó phản ánh áp lực bên trong các động mạch khi tim đang đầy vànghỉ ngơi giữa 2 lần đập, bình thường từ 60 - 80mmHg

1.1.4.2 Phân loại huyết áp

Huyết áp thấp

Theo WHO, HA thấp là biểu hiện của sự rối loạn chức năng võ não củatrung khu thần kinh vận mạch Bệnh HA thấp có thể bao gồm HA thấp triệuchứng và HA thấp tư thế…

Trang 9

HA thấp là khi trị số HATT < 90mmHg và HATTr < 60mmHg, mạch

1.1.4.3 Những thay đổi bệnh lý của huyết áp

THA khi HATT ≥ 140mmHg và/hoặc HATTr ≥ 90mmHg ở cả 2 lần

đo liên tiếp [3]

* Huyết áp tâm thu: 140 - 159mmHg: Tăng HATT giới hạn

≥ 160 mmHg : Tăng HATT thật sự

* Huyết áp tâm trương: ≥ 90 - 104 mmHg: Tăng nhẹ

105 - 114mmHg: Tăng vừa ≥ 115mmHg: Tăng nặng

Hạ HA: Hạ HA khi HATT < 90mmHg kèm với hoa mắt, chóng mặt,mạch nhanh

Hạ HA tư thế: HATT giảm 25mmHg, HATTr giảm 10mmHg kèmnhững dấu hiệu và triệu chứng thiếu máu não khi thay đổi tư thế từ nằm sangngồi hoặc đứng

HATT ở tay lớn hơn chân là bất thường

Hiệu số HA giảm là bất thường, hiệu số HA < 20mmHg gọi là HA kẹp

Trang 10

- Hạng bình thường: HATT <130mmHg, HATTr < 85mmHg.

- Hạng bình thường nhẹ: HATT 130 - 139mmHg, HATTr 85 - 89mmHg

Theo phân độ HA của tổ chức y tế thế giới [9], chia thành các độ như sau:

- THA độ 1(nhẹ): HATT 140 - 159 mmHg, HATTr 90 - 99 mmHg

- THA độ 2 (trung bình): HATT 160 - 179mmHg, HATTr 100 - 109mmHg

- THA độ 3 (nặng): HATT ≥ 180mmHg, HATTr ≥ 110mmHg

- Tăng HATT đơn độc: HATT ≥ 140mmHg, hoặc HATTr < 90mmHg

Theo phân loại huyết áp của (JNC 7 năm 2003) ủy ban phòng chống

HA [9], chia thành các hạng như sau:

- Hạng bình thường: HATT < 120mmHg, HATTr < 80mmHg

- Hạng tiền THA: HATT 120 - 139mmHg, HATTr 80 - 89mmHg

Theo phân độ HA của (JNC 7 năm 2003) ủy ban phòng chống HA [9],chia thành các độ như sau:

- THA độ I: HATT 140 - 159mmHg, HATTr 90 - 99mmHg

- THA độ II: HATT ≥ 160mmHg, HATTr ≥ 100mmHg

1.1.4.5 Ý nghĩa số đo huyết áp đối với tình trạng sức khỏe

HA được qui định bởi cung lượng tim và sức cản ngoại vi Trị số HAđược gọi là bình thường có tính chất tương đối Nhiều người HA từ lâu là90/60mmHg vẫn làm việc bình thường và không có triệu chứng Số liệu đểphân biệt HA bình thường, bình thường cao hay tiền THA đều dựa trên cácthống kê các quần thể lớn dân chúng không có biến chứng của THA

Khái niệm xác định HA với cột áp kế thủy ngân và băng cuốn quanhcánh tay bơm căng lên được thầy thuốc người Ý Riva Roca giới thiệu và thựchành trong một số phẫu thuật

Khái niệm HATT và HATTr qua tiếng đập của động mạch dưới băngcuốn được Nicola Korotcoff, một phẩu thuật viên người Nga trình bày năm

1905 Đến nay phương pháp đo HA này vẫn được sử dụng trong lâm sàng

Trang 11

Bộ Y tế Hoa Kỳ, với sự tham gia trực tiếp của Viện tim mạch quốc gia

đã quyết định tiến hành, điều tra dịch tễ học các bệnh tim mạch trong 20 năm,tại một thị trấn 28000 dân Framingham thuộc Masschusetts Từ những kếtquả thu được, người ta thấy có liên quan chặt chẽ giữa số huyết áp và nhồimáu cơ tim, tai biến mạch máu não, suy tim, suy thận HA cao đã được chứngminh là có vai trò quan trọng đối với sức khỏe cộng đồng Những thử nghiệmlớn về điều trị trong THA cho thấy tác dụng tích cực trên tỷ lệ bệnh lý và tỷ lệ

1.2.1 Các ảnh hưởng của huyết áp

THA là nguy cơ gây ra một số bệnh như bệnh mạch vành, đột quỵ, suytim, suy thận…Công trình của Macmabon cho thấy, so với người có HATT =60mmHg, thì những người có HATTr = 150mmHg bị đột quỵ cao gấp 10 lần,bệnh mạch vành cao gấp 5 lần Sự tăng cao HATT còn nguy hiểm hơn sự tăngcao của HATTr trong tất cả các khả năng gây các bệnh như bệnh mạch vành,đột quỵ, suy tim, bệnh thận và tử xuất chung

Khi HA thấp không đủ để cung cấp máu đến các cơ quan quan trọngtrong cơ thể Các cơ quan sẽ không làm việc bình thường được và có thể bịtổn thương lâu dài Ví dụ: Nếu dòng máu đến não không đủ, tế bào não sẽkhông nhận đủ oxy, chất dinh dưỡng và người bệnh sẽ cảm thấy: Nhẹ thì mệtmỏi, đau đầu, mất ngủ, lú lẫn, hay quên, nặng hơn thì đầu óc quay cuồng,choáng ngã, có khi ngất, đặc biệt khi đang nằm lâu ngồi dậy đột ngột, hoặcđang ngồi lâu đứng dậy đột ngột Tương tự như vậy, Khi HA thấp không đủ

Trang 12

cung cấp máu cho động mạch vành người bệnh có thể xuất hiện các cơn đaungực thậm chí thiếu máu cơ tim Ở thận, khi máu đến thận không đủ, thận sẽkhông loại bỏ được các chất thải trong cơ thể ra ngoài, ví dụ: urea, creatinindẫn đến tăng nồng độ của các chất này trong cơ thể, như tăng ure máu, tăngcreatinin máu HA thấp tồi tệ nhất có thể dẫn đến sốc, đây là một tình trạngnguy kịch đến tính mạng khi mà HA thấp duy trì lâu dài làm cho các cơ quanthận, gan, tim, phổi bị suy nhanh chóng.

1.2.2 Sự thay đổi của huyết áp

1.2.2.1 Huyết áp thay đổi theo thời gian trong ngày

Ban đêm trong lúc ngủ, HA giảm và HA thấp nhất vào khoảng 3 giờsáng do giãn nhịp tim, lưu lượng tim, dãn mạch phủ tạng Các biến đổi này cóliên quan đến giảm trương lực giao cảm, phó giao cảm Gần sáng HA tăngdần lên liên quan đến HA của tổ chức, trong ngày HA dao động nhẹ và tăngcao hơn vào khoảng 9 - 12 giờ trưa và cuối buổi chiều Điều này được ghinhận nhờ vào máy đo HA tự động liên tục suốt 24 giờ trong ngày

1.2.2.2 Huyết áp thay đổi theo khí hậu, thời tiết

Trời lạnh, các mạch máu ngoại biên co lại để giảm sự thải nhiệt, giữthân nhiệt nên HA tăng lên Ngược lại, khi trời nắng nóng, mạch ngoại biêngiãn ra nhằm tăng sự thải nhiệt để điều hòa thân nhiệt thì HA lại giảm xuống

1.2.2.3 Huyết áp thay đổi theo tư thế

Ở tư thế đứng, 400 - 800ml máu dồn xuống vùng thấp của cơ thể, làmgiảm khoảng 20% lưu lượng máu tĩnh mạch về tim Ở người bình thường cơchế điều chỉnh là: Lưu lượng tim giảm kích thích phản xạ áp lực hành tủy làm

HA vẫn giữ được như cũ nhờ co mạch ngoại biên Khi chuyển từ nằm sangđứng, HA tăng nhẹ 10 - 20mmHg để đảm bảo cung cấp máu tốt hơn cho các

bộ phận trong cơ thể

Trang 13

1.2.2.4 Huyết áp thay đổi theo sự vận động

HA tăng, giảm tùy cường độ vận động của cơ thể, cả lao động chân tay

và lao động trí ốc Khi cơ thể tăng cường độ hoạt động làm tăng nhu cầu oxy

và chất dinh dưỡng Để đảm bảo cho hoạt động đó yêu cầu tim phải hoạt độngnhiều bằng cách tăng tần suất và cung lượng tim để đưa máu đến các bộ phậnnhiều hơn Do đó, khi hoạt động nhiều HA tăng lên, khi nghỉ ngơi HA trở lạibình thường, khi lao động trí ốc căng thẳng liên tục kéo dài HA có thể tăngcao Nếu ở người có HA cao trước đó thì nguy cơ dẫn đến TBMMN nhiềuhơn Theo mức vận động thể lực và cả mức lao động trí ốc, khi có gắng sứcthì HA tăng cao, gắng sức rất lớn thì HA tăng rất cao Hết gắng sức thì HAnhanh chóng trở về mức cũ

1.2.2.5 Huyết áp thay đổi theo tuổi

HATTr và HATT tăng lên đều đặn với tuổi, tuổi càng cao hệ thốngđộng mạch càng bị xơ cứng, sự co giãn đàn hồi của thành mạch kém hơn,lòng động mạch cũng hẹp lại

1.2.2.6 Huyết áp thay đổi theo trạng thái tâm lý

Các trạng thái tâm lý như là lo âu, xúc động, căng thẳng đều có ảnhhưởng ít nhiều đến HA Sự có mặt của thầy thuốc cũng có thể là HA tăng lênlúc mới tiếp xúc lần đầu (hội chứng áo choàng trắng) Tất cả những yếu tố tácđộng đến tâm lý này tùy mức độ được xem xét như là stress Khi bị stress làmtăng tiết cathecholamine vào máu gây co mạch làm THA

1.2.3 Những yếu tố ảnh hưởng đến huyết áp

Tuổi, giới, ăn nhiều muối, hút thuốc lá, thói quen uống rượu, ít hoạt độngthể lực, kinh tế xã hội, trình độ học vấn, yếu tố di truyền và tiền sử gia đình, bệnh thận, đái tháo đường, béo phì, stress…

1.2.4 Dự phòng bệnh huyết áp

1 Giảm cân ở người thừa cân hoặc béo phì: Tốt nhất phải duy trì BMI từ 18 -

22, tức là giữ trọng lượng cơ thể ở mức bình thường

Trang 14

2.Chế độ ăn giảm muối, giàu kali và canxi: Nhu cầu muối ăn trung bình của

một người khoảng 15g/ngày, trong đó có tới 10g sẵn có trong thực phẩm tựnhiên, vì vậy chỉ nên bổ sung thêm một thìa cà phê muối ăn/ngày là đủ

3.Ăn các thức ăn có nhiều chất kali như chuối, cam, chanh, trái cây tươi, rau

xanh, có tác dụng chống THA và kiểm soát HA tốt ở bệnh nhân đã bị THA

4 Giảm ăn các loại mỡ bảo hòa và mỡ toàn phần: Khẩu phần ăn hằng ngày

(tính theo mức cung cấp năng lượng) không quá 1/10 trọng lượng mỡ bảohòa Đây cũng là mức quá cao với người béo phì hoặc người thừa mỡ trongmáu Tuân thủ chế độ ăn như trên có thể sẽ giúp giảm HATT từ 8 - 14mmHg

1.3 SƠ LƯỢC ĐỊA ĐIỂM NGHIÊN CỨU VỀ NGƯỜI CAO TUỔI TẠI PHƯỜNG PHÚ HỘI, THÀNH PHỐ HUẾ

Phú Hội là một phường thuộc Trung tâm thành phố Huế Phường đượcthành lập vào tháng 3 năm 1996 sau khi chia tách từ phường Vĩnh Lợi cũ.Phường có một ban chăm sóc sức khỏe nhân dân do phó chủ tịch phường PhúHội làm trưởng ban

Vị trí:

- Phía Đông giáp phường Xuân Phú

- Phía Tây giáp phường Phú Nhuận

- Phía Nam giáp phường An Cựu

- Phía Bắc giáp phường Vỹ Dạ

Diện tích: 110 ha

Khu vực dân cư, tổ dân phố: Địa bàn phường Phú Hội có 8 khu vực, 16

tổ với dân số 2010 hộ, 10.532 nhân khẩu Trong đó độ tuổi từ 60 tuổi trở lên

có 1445 người

Ngành nghề chính của phường: Đa số lao động phổ thông và buôn bán

nhỏ, làm các ngành nghề truyền thống như: đúc hồ lô, thợ nề, xe thồ…

Trang 15

Trạm y Tế có 6 biên chế: Có 1 bác sĩ, 4 y sĩ, và 1 nữ hộ sinh

Tình hình NCT từ 60 trở lên tại phường Phú Hội, thành phố Huế Theo báocáo của Hội NCT tại phường Phú Hội cho thấy tổng số NCT từ 60 tuổi trở lênđược phân theo các tổ như sau:

Trang 16

Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU

2.1.1 Đối tượng

Đối tượng nghiên cứu là những NCT từ 60 tuổi trở lên đang sinh sốngtrên địa bàn phường Phú Hội, thành phố Huế

2.1.2 Địa điểm và thời gian

- Địa điểm: Phường Phú Hội, thành phố Huế, Thừa Thiên Huế

- Thời gian: Từ tháng 04 năm 2011 đến tháng 05 năm 2012

2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Nghiên cứu mô tả cắt ngang: Phân tích số liệu tại cộng đồng

2.2.1 Chọn mẫu

- Dựa trên danh sách được Hội người cao tuổi ở phường Phú Hội vàphòng y tế của phường cung cấp gồm 1445 người ở 16 tổ tại phường Phú Hội,bốc thăm ngẫu nhiên chọn 7 tổ trong 16 tổ tại phường Phú Hội, thành phốHuế Mỗi tổ điều tra nghiên cứu 50 người

- Sau khi chọn được 7 tổ theo danh sách NCT thì 7 tổ này chọn người

có độ tuổi từ 60 - 74 tuổi (người cao tuổi); độ tuổi 75 - 89 tuổi (người già); độtuổi ≥ 90 tuổi (người cao tuổi sống lâu)

2.2.2 Đối tượng nghiên cứu

Đối tượng nghiên cứu là những NCT từ 60 tuổi trở lên thường trú tạiphường Phú Hội, thành phố Huế đồng ý tham gia nghiên cứu trong thời điểmkhảo sát

2.2.3 Tiêu chuẩn loại trừ

- Những trường hợp < 60 tuổi

- Những trường hợp cụt 2 tay

Trang 17

- Những trường hợp mắc bệnh cấp tính.

- Những trường hợp bị tâm thần

- Những trường hợp không hợp tác

- Những NCT bị liệt, gù, cong vẹo cột sống

- Những NCT không đồng ý tham gia

- Những NCT không có mặt tại địa phương trong thời gian nghiên cứu

2.3 NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

2.3.1 Tình hình huyết áp và một số yếu tố liên quan đến tăng huyết áp của người cao tuổi tại phường Phú Hội, thành phố Huế

2.3.1.1 Tình hình huyết áp người cao tuổi

- Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu

* Giới; Nghề nghiệp; Trình độ học vấn

* Độ tuổi từ: 60 - 74 tuổi (người cao tuổi)

75 - 89 tuổi (người già) ≥ 90 tuổi (người cao tuổi sống lâu)

- Phân loại HA của NCT

- Phân độ HA chung của NCT theo WHO/ ISH 2003

2.3.1.2 Một số yếu tố liên quan đến tăng huyết áp của người cao tuổi

- THA của NCT với các đặc trưng về dân số học

Nhóm tuổi; Giới; Nghề nghiệp; Trình độ học vấn

- THA của NCT với các đặc trưng về gia đình

Tình trạng hôn nhân ; Tiền sử gia đình

- THA của NCT với các thói quen trong cuộc sống

Thói quen sử dụng bia rượu; Thói quen hút thuốc lá; Thói quen vậnđộng; Thói quen ăn mặn Có; Không

Trang 18

2.3.2 Kiến thức, thực hành phòng chống tăng huyết áp của NCT

- Kiến thức chung về HA và phòng THA Tốt; Chưa tốt

- Liên quan giữa kiến thức với THA

- Kiến thức cụ thể về phòng THA

Tỷ lệ hiểu biết đúng trị số THA Có biết; Không biết

Tỷ lệ hiểu biết về HA là bệnh nguy hiểm Có biết; Không biết

Tỷ lệ hiểu biết về các triệu chứng, hậu quả và các biện pháp phòng THA

- Liên quan giữa kiến thức với kênh tiếp cận truyền thông: Truyền thông đạichúng; Cán bộ y tế; Người thân, bạn bè

- Thái độ trước tình trạng HA của bản thân: Quan tâm; Không quan tâm

- Tình hình đo và phát hiện HA: Lần đầu; Từ hai lần trở lên

- Liên quan giữa thực hành đo HA với tình trạng HA: Không đo; Đo thườngxuyên; Đo không thường xuyên

- Thực hành kiểm soát THA: Trong 5 ngày qua được đo HA; Có máy đo HAtại nhà; Thường xuyên đo HA trong ngày

- Liên quan giữa thực hành với tình hình HA: Đúng; Không đúng

2.4 THU THẬP THÔNG TIN

2.4.1 Kỷ thuật phỏng vấn đối tượng nghiên cứu

- Bộ câu hỏi phỏng vấn NCT

- Dùng phương pháp phỏng vấn trực tiếp đối tượng NCT và quan sáttại hộ gia đình điền các thông tin thu được vào phiếu điều tra cá nhân

Trang 19

- Tổ chức đo HA, trọng lượng cơ thể, chiều cao cho NCT

2.4.2 Kỷ thuật đánh giá mức độ huyết áp

- Dụng cụ đo HA: máy đo huyết áp kế cơ Alpk2 của Nhật Bản

Băng quấn tay

Băng quấn tay có chiều rộng bằng 2/3 chiều dài cánh tay, chiều dài đủquấn hơn 2/3 chu vi cánh tay, băng được quấn vào cánh tay trần, trên nếpkhuỷu tay 3cm

Bơm bao hơi

Không quá đột ngột, không quá nhanh Bơm hơi áp lực khoảng30mmHg trên mức áp lực đủ làm mất mạch quay (bắt mạch quay đồng thờithấy mất mạch)

Các bước tiến hành

- Bộc lộ vùng cánh tay, sờ động mạch cánh tay ở nếp gấp khuỷu tay,đặt phần giữa túi hơi ngay trên đường đi của động mạch cánh tay cách nếpkhuỷu từ 2,5 - 5cm, cuộn dải băng nhẹ nhàng vừa chặt vào cánh tay rồi cốđịnh lại, sau đó mắc ống nghe vào tai sao cho ống nghe hướng về trước

- Đặt loa ống nghe lên trên động mạch cánh tay ở nếp gấp khuỷu tay,

Trang 20

bóp bóng bơm hơi khí vào túi hơi cho đến khi tai không nghe thấy tiếng đậpnữa rồi bơm tiếp thêm 30mmHg, Sau đó mở van cho xả hơi sao cho áp suấtgiảm từ từ với tốc độ 2mmHg trong một giây, HA tối đa tương ứng với mạchđập đầu tiên (pha I Korottkoff) HA tối thiểu tương ứng với tiếng mạch đậpbiến đột ngột (pha V Korottkoff).

- Tiến hành đo lần 2, cách lần 1 khoảng 1 - 2 phút, lấy trung bình cộng

2 lần đo, (trị số 2 lần đo không được chênh lệch nhau 5mmHg) Nếu giữa 2lần đo đầu tiên chênh lệch nhiều trên 5mmHg thì đo thêm nhiều lần nữa

- Đo ở cả hai tay, nếu thấy khác thì lấy HA bên cao hơn

- Phân độ HA: Theo tiêu chuẩn của WHO/ISH 2003

2.4.3 Kỷ thuật đánh giá chỉ số khối cơ thể (BMI)

Dụng cụ đo: Cân sức khỏe chất lượng cao Nhơn Hòa, Việt Nam Cânđược điều chỉnh với cân chuẩn trước khi sử dụng và sau khi cân được 20người thì điều chỉnh và kiểm tra lại cân

Phương Pháp đo: Cân được đặt song song với mặt phẳng nằm ngang,đối tượng nghiên cứu mặt quần áo mỏng, đứng thẳng, đặt hai chân lên cânnhẹ nhàng sao cho trọng tâm của cơ thể rơi vào điểm giữa cân Kết quả đượctính bằng kg với sai số không quá 100gr

- Đo chiều cao

Dụng cụ đo: Thước hợp kim Trung Quốc

Phương pháp đo: Đối tượng đo đứng ở tư thế thẳng, hai chân chụmhình chữ V, mắt nhìn thẳng, người đo đặt thước sau lưng đối tượng và tuânthủ theo nguyên tắc 4 chạm: Chạm chẩm, chạm lưng, chạm mông và chạmgót Đầu để thẳng sao cho đuôi mắt và ống tai ngoài nằm trên đường ngang

2.4.4 Kỷ thuật đánh giá vòng bụng

- Dụng cụ đo: Dùng thước dây không co giãn, nhãn hiệu Trung Quốc

Trang 21

- Phương pháp đo: Đối tượng đứng thẳng, tay buông lỏng, ngực ưỡn,mắt nhìn phía trước Đo vòng bụng ngang rốn.

- Kết quả tính bằng centimete (cm)

2.4.5 Kiểm soát sai lệch thông tin

- Tập huấn cho cán bộ y tế tham gia khảo sát: Cách cân đo chiều cao,cân nặng, HA, cách sử dụng bộ câu hỏi để phỏng vấn

- Kiểm tra các loại thiết bị phục vụ cho công tác khám lâm sàng nhưmáy đo HA, điều chỉnh lại cân sau mỗi lần đo và sau mỗi lần đi điều tra

- Sử dụng các loại thiết bị, thước đo và cân có hiệu chỉnh

- Tiến hành giám sát thường xuyên

2.5 XỬ LÝ SỐ LIỆU

- Làm sạch số liệu sau đó số liệu thu thập được nhập và xử lý bằng phần mềm

2.6 ĐẠO ĐỨC NGHIÊN CỨU

- Mục tiêu nghiên cứu của đề tài mong muốn đóng góp một phần nhỏvào việc phát hiện tình trạng HA và các yếu tố liên quan đến HA nhằm giúpNCT có thể nâng cao hiểu và cách phòng chống HA cho bản thân

- Toàn thể đối tượng NCT tham gia vào nghiên cứu với tinh thần tựnguyện Tất cả các đối tượng nghiên cứu sẽ được giải thích cụ thể về mụcđích, nội dung nghiên cứu

- Cấu trúc và nội dung bộ câu hỏi không vi phạm y đức cũng như bất

kỳ một chuẩn mực đạo đức xã hội

- Mọi thông tin của đối tượng đều được giữ bí mật và chỉ sử dụng chođối tượng nghiên cứu

- Thời gian tham gia nghiên cứu của mọi đối tượng ngắn, không ảnhhưởng nhiều đến công việc của đối tượng

- Không có nghiệm pháp nào ảnh hưởng sức khỏe của người tham gia

Trang 22

Chương 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU

3.1 TÌNH HÌNH VỀ HUYẾT ÁP VÀ MỘT SỐ YẾU TỐ LIÊN QUAN ĐẾN TĂNG HUYẾT ÁP CỦA NGƯỜI CAO TUỔI TẠI PHƯỜNG PHÚ HỘI - THÀNH PHỐ HUẾ.

3.1.1 Tình hình huyết áp của người cao tuổi

Bảng 3.1 Đặc điểm chung của 350 người cao tuổi

Qua 350 đối tượng nghiên cứu kết quả đặc điểm chung cho thấy

Nam giới chiếm 44%; Nữ giới chiếm 56%

Độ tuổi từ 60 - 74 tuổi chiếm 58,28% gấp hơn 1,5 lần so với độ tuổi 75

- 89 tuổi chiếm 39,71%; Độ tuổi ≥ 90 tuổi chiếm tỷ lệ rất nhỏ 2%

Trình độ học vấn cấp I chiếm tỷ lệ cao nhất 31,14% Nhóm không biếtchữ chiếm tỷ lệ thấp nhất 4,29%

Nhóm nghề nghiệp: Nhóm khác (làm thuê, già mất sức…) chiếm tỷ lệcao nhất 44,57%, và thấp nhất là nhóm nông nghiệp chiếm 1,71%

Trang 23

Bảng 3.2 Phân loại huyết áp chung của 350 người cao tuổi

Biểu đồ 3.1 Phân loại huyết áp chung của người cao tuổi

Trong 350 NCT có 109 đối tượng tăng huyết áp chiếm 31,14%

Bảng 3.3 Phân độ huyết áp của 350 người cao tuổi

3.1.2 Một số yếu tố liên quan đến tăng huyết áp người cao tuổi

Bảng 3.4 Liên quan giữa THA với các đặc trưng về dân số học NCT

Trang 24

Độ tuổi từ 60 - 74 tuổi bị THA chiếm 29,5% thấp hơn so với độ tuổi

75 - 89 tuổi THA chiếm 32,4%; độ tuổi ≥ 90 tuổi bị THA cao nhất 57,1%

NCT trong nhóm nông dân THA chiếm 50%; NCT trong nhóm hưu tríTHA chiếm 33,9%, NCT trong nhóm buôn bán THA chiếm 32,9%, thấp nhất

là nhóm khác (làm thuê, già mất sức…) chiếm 27,6%

NCT trong nhóm có trình độ phổ thông trung học chiếm tỷ lệ tănghuyết áp 40,7%

Trang 25

Bảng 3.5 Phân bố THA với đặc trưng về gia đình và chỉ số BMI

NCT bị THA trong nhóm có tiền sử gia đình có người THA chiếm caonhất 81,3%, còn nhóm NCT bị THA không có tiền sử gia đình có người THAthấp nhất chiếm 7,6%

Nhóm BMI ≥ 30 chiếm tỷ lệ THA cao nhất 50%

Nhóm vòng bụng ≥ 90 cm ở nam chiếm tỷ lệ THA cao nhất 45,5%

Bảng 3.6 Phân bố tỷ lệ tăng huyết áp với thói quen trong cuộc sống

Trang 26

- Nhóm ăn mặn có tỷ lệ THA cao hơn nhóm không ăn mặn (59,5%).

- Nhóm ăn chất béo có tỷ lệ THA cao hơn nhóm không ăn chất béo(56,3%)

- Nhóm uống rượu bia có tỷ lệ THA cao hơn nhóm không uống rượubia (38,2%)

- Nhóm hút thuốc lá có tỷ lệ THA cao hơn nhóm không hút thuốc lá(36,7%)

- Nhóm hoạt động thể lực có tỷ lệ THA thấp hơn nhóm không hoạtđộng thể lực (27,5% so với 31,0%)

3.2 KIẾN THỨC, THÁI ĐỘ VÀ THỰC HÀNH VỀ PHÒNG TĂNG HUYẾT ÁP Ở NHỮNG NGƯỜI CAO TUỔI

Bảng 3.7 Kiến thức chung về HA và phòng THA của 350 NCT

Trang 27

Biểu đồ 3.2 Kiến thức chung về huyết áp và phòng tăng huyết áp của 350

người cao tuổi

Trong 350 đối tượng nghiên cứu có 205 NCT có kiến thức tốt chiếm 58,6%

Bảng 3.8 Liên quan giữa kiến thức với tình hình THA của 350 NCT

Bảng 3.9 Kiến thức cụ thể về HA và phòng THA của 350 NCT

Ngày đăng: 19/07/2014, 19:48

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Đào Duy An và cs (2005), “Tình trạnh huyết áp ở người cao tuổi thị xã KonTum”, Kỷ yếu các đề tài nghiên cứu khoa học Hội nghị Tim Mạch miền Trung mở rộng lần III, Tạp chí Tim mạch học Việt Nam, (41), tr. 73 - 79 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình trạnh huyết áp ở người cao tuổi thị xã KonTum”, Kỷ yếu các đề tài nghiên cứu khoa học Hội nghị Tim Mạch miền Trung mở rộng lần III, "Tạp chí Tim mạch học Việt Nam
Tác giả: Đào Duy An và cs
Năm: 2005
2. Đào Duy An (2005), “Nh ận thức cơ bản và cách xử trí ở bệnh nhân tăng huyết áp”, kỷ yếu các đề tài nghiên cứu khoa học Hội nghị Tim mạch miền Trung mở rộng lần III, Tạp chí Tim mạch học Việt Nam, (41), tr. 65 - 72 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nhận thức cơ bản và cách xử trí ở bệnh nhân tăng huyết áp”, kỷ yếu các đề tài nghiên cứu khoa học Hội nghị Tim mạch miền Trung mở rộng lần III, "Tạp chí Tim mạch học Việt Nam
Tác giả: Đào Duy An
Năm: 2005
3. B ộ môn điều dưỡng (2012), “Kỷ thuật đo các dấu hiệu sống”, Bài giảng điều dưỡng cơ bản, Đại học Y Dược Huế, tr. 79 - 85 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Kỷ thuật đo các dấu hiệu sống”, "Bài giảng điều dưỡng cơ bản
Tác giả: B ộ môn điều dưỡng
Năm: 2012
4. H ồ Quang Châu (2005), Nghiên cứu tình hình tăng huyết áp của nười dân từ 50 tuổi trở lên ở Thành Phố Quy Nhơn, Tỉnh Bình Định năm 2004 - 2005, Luận án chuyên khoa cấp II, Trường Đại học Y Dược Huế Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu tình hình tăng huyết áp của nười dân từ 50 tuổi trở lên ở Thành Phố Quy Nhơn, Tỉnh Bình Định năm 2004 - 2005
Tác giả: H ồ Quang Châu
Năm: 2005
5. T ạ Tiến Dũng (2007), “Nghiên cứu một số đặc điểm và nhận thức về tăng huyết áp ở người cao tuổi tại huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An”, Tạp chí y học thực hành (số 1), (562), tr. 24 - 27 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu một số đặc điểm và nhận thức về tăng huyết áp ở người cao tuổi tại huyện Vĩnh Hưng, tỉnh Long An”, "Tạp chí y học thực hành
Tác giả: T ạ Tiến Dũng
Năm: 2007
6. Nguy ễn Thị Kim Hoa (2008), “Tìm hiểu tình hình tăng huyết áp và các yếu tố liên quan tại xã Thủy Vân, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế”, Y học thực hành, (10), tr. 24 - 27 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu tình hình tăng huyết áp và các yếu tố liên quan tại xã Thủy Vân, huyện Hương Thủy, tỉnh Thừa Thiên Huế”, "Y học thực hành
Tác giả: Nguy ễn Thị Kim Hoa
Năm: 2008
7. Trần Văn Huy, Thạch Công Luận “ Các yếu tố nguy cơ tim mạch kết hợp ở bệnh nhân tăng huyết áp lớn tuổi tại Khánh Hòa”, Tạp chí Thông Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các yếu tố nguy cơ tim mạch kết hợp ở bệnh nhân tăng huyết áp lớn tuổi tại Khánh Hòa”
8. Nguyễn Kim Kế, Hoàng Khải Lập, Đỗ Doãn Lợi (2011), “Xác định tỷ lệ tăng huyết áp ở người cao tuổi huyện Khoái Châu và thị xã Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên năm 2009”, Tạp chí Y học Thực hành (748), (số 1), tr. 26 - 28 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Xác định tỷ lệ tăng huyết áp ở người cao tuổi huyện Khoái Châu và thị xã Hưng Yên, tỉnh Hưng Yên năm 2009”, "Tạp chí Y học Thực hành
Tác giả: Nguyễn Kim Kế, Hoàng Khải Lập, Đỗ Doãn Lợi
Năm: 2011
9. Khuyến cáo về các bệnh lý tim mạch và chuyển hóa, giai đoạn 2006 - 2010, Khuyến cáo của Hội tim mạch học Việt Nam về chẩn đoán, điều trị, dự phòng tăng huyết áp ở người lớn, Hội tim mạch học Việt Nam, Nxb Y học, tr. 1 - 52 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Khuyến cáo của Hội tim mạch học Việt Nam về chẩn đoán, điều trị, dự phòng tăng huyết áp ở người lớn
Nhà XB: Nxb Y học
10.Hồ Lan, Trần Đình Nhường, Nguyễn Vĩnh Phú, Trần Văn Hùng và cs (2007), “ Tìm hiểu các yếu tố nguy cơ và thực trạng quản lý bệnh tăng huyết áp ở tập thể cán bộ diện tỉnh quản lý tại phòng khám bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh Nghệ An”, Tạp chí Tim mạch học Việt Nam, (47), tr. 66 - 68 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tìm hiểu các yếu tố nguy cơ và thực trạng quản lý bệnh tăng huyết áp ở tập thể cán bộ diện tỉnh quản lý tại phòng khám bảo vệ chăm sóc sức khỏe cán bộ tỉnh Nghệ An”, "Tạp chí Tim mạch học Việt Nam
Tác giả: Hồ Lan, Trần Đình Nhường, Nguyễn Vĩnh Phú, Trần Văn Hùng và cs
Năm: 2007
12.Trần Thúy Liễu, Lê Văn Tuấn và cs (2010), “Nghiên cứu thực trạng tăng huyết áp ở người cao tuổi tại xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội năm 2009”, Tạp chí Y học Thực hành, (10), tr. 44 - 46 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu thực trạng tăng huyết áp ở người cao tuổi tại xã Thanh Xuân, huyện Sóc Sơn, thành phố Hà Nội năm 2009”, "Tạp chí Y học Thực hành
Tác giả: Trần Thúy Liễu, Lê Văn Tuấn và cs
Năm: 2010
13.Bùi Đ ức Long (2008), “ Tần xuất mắc bệnh tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan tại xã Hà Thanh, Huyện Tứ Kỳ, Tỉnh Hải Dương”, Y học Thực hành (4), (604 - 605), tr. 17 - 19 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tần xuất mắc bệnh tăng huyết áp và một số yếu tố liên quan tại xã Hà Thanh, Huyện Tứ Kỳ, Tỉnh Hải Dương”, "Y học Thực hành
Tác giả: Bùi Đ ức Long
Năm: 2008
14.Huỳnh Văn Minh, Ph ạm gia Khải, Nguyễn Huy Dung, Nguyễn Mạnh Khang, Trần Đỗ Trinh, Phạm Tử Dương, Đặng Vạn Phước, Nguyễn Lân Việt &amp; cs(2008), khuyến cáo của hội tim mạch học Việt Nam về chẩn đoán, điều trị, dự phòng tăng huyết áp ở người lớn, Nxb Y học, chi nhánh thành phố Hồ Chí Minh, tr. 1 - 21 Sách, tạp chí
Tiêu đề: khuyến cáo của hội tim mạch học Việt Nam về chẩn đoán, điều trị, dự phòng tăng huyết áp ở người lớn
Tác giả: Huỳnh Văn Minh, Ph ạm gia Khải, Nguyễn Huy Dung, Nguyễn Mạnh Khang, Trần Đỗ Trinh, Phạm Tử Dương, Đặng Vạn Phước, Nguyễn Lân Việt &amp; cs
Nhà XB: Nxb Y học
Năm: 2008
15.Hoàng Văn Ngoạn (2009), “Tình hình tăng huyết áp và các yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại xã Thủy Vân, huyện Hương Thủy, Thừa Thiên Huế”, Tạp chí khoa học, (52), tr. 89 - 96 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình hình tăng huyết áp và các yếu tố liên quan ở người cao tuổi tại xã Thủy Vân, huyện Hương Thủy, Thừa Thiên Huế”, "Tạp chí khoa học
Tác giả: Hoàng Văn Ngoạn
Năm: 2009
16. Phan Long Nhơ n, Hoàng Thị Kim Nhung, Huỳnh Văn Minh (2008), “Nghiên cứu tình hình tăng huyết áp người lớn ở dân cư Bắc Bình Định, Đánh giá bước đầu qua 1002 bệnh nhân”, Tạp chí Tim mạch học Việt Nam, (47), tr. 31 - 37 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nghiên cứu tình hình tăng huyết áp người lớn ở dân cư Bắc Bình Định, Đánh giá bước đầu qua 1002 bệnh nhân”, "Tạp chí Tim mạch học Việt Nam
Tác giả: Phan Long Nhơ n, Hoàng Thị Kim Nhung, Huỳnh Văn Minh
Năm: 2008
17.Tr ần Nam Quan (2003), “Dịch tễ học tăng huyết áp ở một huyện miền núi nam trung bộ” kỷ yếu các đề tài khoa học hội nghị tim mạch miền trung mở rộng lần II, Tạp chí tim mạch học (36), tr. 74 - 77 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dịch tễ học tăng huyết áp ở một huyện miền núi nam trung bộ” kỷ yếu các đề tài khoa học hội nghị tim mạch miền trung mở rộng lần II", Tạp chí tim mạch học
Tác giả: Tr ần Nam Quan
Năm: 2003
18.Nguy ễn Thành Sang (2010), “Tình hình tăng huyết áp ở người cao tuổi huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang năm 2009”, Y học Thực hành (718+179), tr. 460 - 469 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Tình hình tăng huyết áp ở người cao tuổi huyện Chợ Gạo, tỉnh Tiền Giang năm 2009”, "Y học Thực hành
Tác giả: Nguy ễn Thành Sang
Năm: 2010
19.Dương Hồng Thái, Phạm Kim Liên, Nguyễn Thu Hiền (2007), “Bước đầu tìm hiểu thực trạng bệnh tăng huyết áp tại xã Linh Sơn, huyện Đông Hỷ, tỉnh Thái Nguyên”, Tạp chí Tim mạch học Việt Nam, (47), tr.629 - 633 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bước đầu tìm hiểu thực trạng bệnh tăng huyết áp tại xã Linh Sơn, huyện Đông Hỷ, tỉnh Thái Nguyên”, "Tạp chí Tim mạch học Việt Nam
Tác giả: Dương Hồng Thái, Phạm Kim Liên, Nguyễn Thu Hiền
Năm: 2007
20.Chu Hồng Thắng, Dương Hồng Thái (2008), “Bệnh tăng huyết áp và một số rối loạn chuyển hóa ở người tăng huyết áp tại xã Hóa Thượng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên” Y học Việt Nam, (2), tr. 331 - 337 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Bệnh tăng huyết áp và một số rối loạn chuyển hóa ở người tăng huyết áp tại xã Hóa Thượng, huyện Đồng Hỷ, tỉnh Thái Nguyên” "Y học Việt Nam
Tác giả: Chu Hồng Thắng, Dương Hồng Thái
Năm: 2008

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 3.3. Phân độ huyết áp của 350 người cao tuổi - Khảo sát tình hình huyết áp ở người cao tuổi tại phường phú hội, thành phố huế năm 2011
Bảng 3.3. Phân độ huyết áp của 350 người cao tuổi (Trang 25)
Bảng 3.2. Phân loại huyết áp chung của 350 người cao tuổi - Khảo sát tình hình huyết áp ở người cao tuổi tại phường phú hội, thành phố huế năm 2011
Bảng 3.2. Phân loại huyết áp chung của 350 người cao tuổi (Trang 25)
Bảng 3.5. Phân bố THA với đặc trưng về gia đình và chỉ số BMI - Khảo sát tình hình huyết áp ở người cao tuổi tại phường phú hội, thành phố huế năm 2011
Bảng 3.5. Phân bố THA với đặc trưng về gia đình và chỉ số BMI (Trang 27)
Bảng 3.6. Phân bố tỷ lệ tăng huyết áp  với thói quen trong cuộc sống - Khảo sát tình hình huyết áp ở người cao tuổi tại phường phú hội, thành phố huế năm 2011
Bảng 3.6. Phân bố tỷ lệ tăng huyết áp với thói quen trong cuộc sống (Trang 27)
Bảng 3.7. Kiến thức chung về HA và phòng THA  của 350 NCT - Khảo sát tình hình huyết áp ở người cao tuổi tại phường phú hội, thành phố huế năm 2011
Bảng 3.7. Kiến thức chung về HA và phòng THA của 350 NCT (Trang 28)
Bảng 3.8. Liên quan giữa kiến thức với tình hình THA của 350 NCT - Khảo sát tình hình huyết áp ở người cao tuổi tại phường phú hội, thành phố huế năm 2011
Bảng 3.8. Liên quan giữa kiến thức với tình hình THA của 350 NCT (Trang 29)
Bảng 3.9. Kiến thức cụ thể về HA và phòng THA của 350 NCT - Khảo sát tình hình huyết áp ở người cao tuổi tại phường phú hội, thành phố huế năm 2011
Bảng 3.9. Kiến thức cụ thể về HA và phòng THA của 350 NCT (Trang 29)
Bảng 3.10. Liên quan giữa kiến thức với kênh tiếp cận truyền thông của 350 - Khảo sát tình hình huyết áp ở người cao tuổi tại phường phú hội, thành phố huế năm 2011
Bảng 3.10. Liên quan giữa kiến thức với kênh tiếp cận truyền thông của 350 (Trang 30)
Bảng 3.11. Thái độ về huyết áp của 350 người cao tuổi - Khảo sát tình hình huyết áp ở người cao tuổi tại phường phú hội, thành phố huế năm 2011
Bảng 3.11. Thái độ về huyết áp của 350 người cao tuổi (Trang 31)
Bảng 3.13. Liên quan giữa thực hành đo huyết áp  với tình trạng HA - Khảo sát tình hình huyết áp ở người cao tuổi tại phường phú hội, thành phố huế năm 2011
Bảng 3.13. Liên quan giữa thực hành đo huyết áp với tình trạng HA (Trang 32)
Bảng 3.14. Thực hành kiểm soát tăng huyết áp ở 350 người cao tuổi - Khảo sát tình hình huyết áp ở người cao tuổi tại phường phú hội, thành phố huế năm 2011
Bảng 3.14. Thực hành kiểm soát tăng huyết áp ở 350 người cao tuổi (Trang 33)
Bảng 3.15. Liên quan giữa thực hành với tình hình huyết áp của 350 NCT - Khảo sát tình hình huyết áp ở người cao tuổi tại phường phú hội, thành phố huế năm 2011
Bảng 3.15. Liên quan giữa thực hành với tình hình huyết áp của 350 NCT (Trang 33)
Bảng 3.17. Liên quan giữa thực hành với kênh tiếp cận truyền thông của 350 - Khảo sát tình hình huyết áp ở người cao tuổi tại phường phú hội, thành phố huế năm 2011
Bảng 3.17. Liên quan giữa thực hành với kênh tiếp cận truyền thông của 350 (Trang 34)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w