1. Trang chủ
  2. » Thể loại khác

nhận xét đặc điểm lâm sàng viêm quanh răng ở người cao tuổi (60 tuổi trở lên)

93 965 7

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 93
Dung lượng 5,54 MB

Nội dung

B Y T TRNG I HC Y H NI LNG XUN TUN NGHIÊN CứU ĐặC ĐIểM LÂM SàNG Và KếT QUả ĐIềU TRị VIÊM QUANH RĂNG BảO TồN ở NGƯờI CAO tUổI TạI BệNH VIệN TRƯờNG ĐạI HọC Y Hà NộI LUN VN BC S CHUYấN KHOA CP II H NI - 2012 ơ B Y T TRNG I HC Y H NI LNG XUN TUN NGHIÊN CứU ĐặC ĐIểM LÂM SàNG Và KếT QUả ĐIềU TRị VIÊM QUANH RĂNG BảO TồN ở NGƯờI CAO TUổI TạI BệNH VIệN TRƯờNG ĐạI HọC Y Hà NộI Chuyờn ngnh: Nha khoa Mó s: CK 62.72.28.01 LUN VN BC S CHUYấN KHOA CP II HNG DN KHOA HC PGS - TS. QUANG TRUNG H NI - 2012 2 ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh răng miệng là bệnh phổ biến ở mọi lứa tuổi. Theo điều tra của nhiều tác giả trên thế giới cũng như trong nước cho thấy người mắc bệnh răng miệng chiếm tỷ lệ rất cao, như sâu răng, viêm lợi, viêm quanh răng, mất răng, tỷ lệ này tăng dần theo tuổi. Nếu sâu răng là nguyên nhân hàng đầu gây mất răng ở người trẻ thì nha chu viêm là nguyên nhân chủ yếu gây mất răng ở người cao tuổi Tổ chức Y tế thế giới đó khẳng định: “ Bệnh quanh răng là bệnh lưu hành rộng rãi nhất trong nhân loại. Không có một quốc gia, một vùng lãnh thổ nào trên thế giới không có bệnh này. Bệnh chiếm một tỷ lệ rất cao, quá nửa số trẻ em và hầu như toàn bộ số người lớn tuổi bị bệnh này” [ 54 ]. Tại Mỹ, nghiên cứu của Glickman (1969) cho thấy tỉ lệ viêm lợi lứa tuổi 12-14 là 75%, ở lứa tuổi 35-45 là 85% [49]. J Brown và cộng sự (1996) điều tra về tình trạng bệnh quanh răng cho thấy có 73% người lứa tuổi 13- 17 có biểu hiện viêm lợi, trung bình cho các nhóm tuổi là 63,9% số người bị viêm lợi, số người có túi quanh răng sâu trên 5mm là 21,1%:sâu trên 3mm là 42,3% [41]. Tại Việt nam, trong một điều tra răng miệng ở các tỉnh phía bắc năm 1991 cho thấy tỉ lệ người bị viêm quanh răng lứa tuổi 35-45 là 22,33% [23]. Gần đây nhất theo số liệu điều tra sức khỏe răng miệng toàn quốc năm 2001 của GS Trần Văn Trường và cộng sự, tỉ lệ người bị viêm lợi là 74,6%, riêng lứa tuổi 35-44, tỉ lệ Viêm quanh răng là 29,7% [36]. Người cao tuổi, nhất là ở vùng nông thôn hay miền núi, thường ít quan tâm tới việc chăm sóc sức khoẻ răng miệng. Theo kết quả điều tra sức khoẻ răng miệng toàn quốc năm 2001 trên 999 người 45 tuổi trở lên thì có tới 55% 3 chưa đi khám răng miệng lần nào. Mặc dù đã có nhiều đề tài nghiên cứu chuyên sâu về răng miệng ở Việt Nam. Tuy nhiên vấn đề răng miệng ở người cao tuổi còn ít, do đó việc chăm sóc sức khoẻ răng miệng người cao tuổi, đặc biệt người cao tuổi ở nông thôn lại càng hạn chế. Việc nghiên cứu, đánh giá tình trạng các bệnh quanh răng và nhu cầu điều trị chưa có hệ thống, vấn đề đào tạo cán bộ đến tổ chức mạng lưới dịch vụ, đặc biệt đối với người cao tuổi ở nông thôn cũng từ đó chưa được quan tâm triển khai thoả đáng. Xuất phát từ những vấn đề đó, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng và kết quả điều trị viêm quanh răng bảo tồn ở người cao tuổi khám và điều trị tại Bệnh viện Đại Học Y Hà Nội từ 10/2011 đến 9/2012 ” với 2 mục đích sau: 1. Nhận xét đặc điểm lâm sàng viêm quanh răng ở người cao tuổi (60 tuổi trở lên). 2. Đánh giá kết quả điều trị bảo tồn ở những bệnh nhân này. 4 Chương 1 TỔNG QUAN Hội nghị Quốc tế về người già ở Viên (Áo – 1982) đó quy định người cao tuổi đó là những người từ 60 tuổi trở lên. Khái niệm “Người cao tuổi” hiện nay đang được dùng phổ biến ở nước ta, nó mang nhiều ý nghĩa tích cực, động viên so với khái niệm “Người già”. Tuy nhiên, về mặt khoa học thì như nhau. Vùng quanh răng lập thành một bộ phận hình thái và chức năng, cùng với răng tạo nên một cơ quan chức năng trong cơ thể, nó bao gồm toàn bộ tổ chức bao bọc quanh răng: lợi, dây chằng quanh răng, xương răng và xương ổ răng. Vùng QR và răng là một thành phần của bộ máy nhai, phát âm và vai trò thẩm mỹ. Khi tổ chức QR bị viêm (gọi là viêm nha chu), bao gồm quá trình tổn thương viêm và tổn thương thoái hoá. Viêm nha chu tuỳ theo mức độ mà chia ra hai bệnh là viêm lợi và viêm QR. Nha chu viêm làm bệnh nhân khó chịu như: hôi miệng, chảy máu lợi khi đánh răng hoặc chảy máu lợi tự nhiên. Khi nha chu viêm giai đoạn nặng, tổ chức QR bị phá huỷ, sự liên kết chức năng giữa răng và tổ chức QR cũng bị phá huỷ, làm răng lung lay, ảnh hưởng tới ăn nhai, cuối cùng là mất răng. Còn ảnh hưởng đến phát âm, thẩm mỹ và do đó ảnh hưởng tới sức khoẻ, chất lượng cuộc sống, đặc biệt khi đó là người cao tuổi có sức đề kháng kém. 1.1. GIẢI PHẪU VÀ TỔ CHỨC HỌC VÙNG QUANH RĂNG: [1], [2], [15] 1.1.1. Lợi Lợi là phần đặc biệt của niêm mạc được biệt hoá, bám vào cổ răng, một phần chân răng (phần trên mào xương ổ răng) và xương ổ răng. Được giới 5 hạn phía trên bởi bờ lợi và ở phía dưới là ranh giới lợi niêm mạc. Lợi bình thường săn chắc, bóng đều, có mầu hồng nhạt. Màu của lợi phụ thuộc vào mật độ mao mạch dưới biểu mô và các hạt sắc tố. Hình 1.1: Vùng quanh răng. 1.1.1.1.Cấu tạo giải phẫu lợi Ở cả phía ngoài của cả hai hàm và ở mặt trong của hàm dưới, lợi liên tục với niêm mạc xương ổ răng bởi vùng tiếp nối niêm mạc lợi. Ở phía khẩu cái lợi liên tục với niêm mạc khẩu cái cứng. Lợi được chia thành hai phần, đó là lợi tự do và lợi dính, phân cách nhau bởi rãnh dưới lợi tự do. 1.1.1.2. Cấu trúc mô học lợi Lợi được cấu tạo bởi các thành phần: Biểu mô lợi, tổ chức liên kết, các mạch máu và thần kinh. - Biểu mô lợi: Gồm ba loại là biểu mô sừng hóa, biểu mô không sừng hóa và biểu mô bám dính: - Tổ chức liên kết: Bao gồm các tế bào sợi và các sợi liên kết. Ta chia các bó sợi của lợi thành các nhóm sau: 6 Đường nối biểu mô Xương răng Bó sợi ở lợi Lợi Xương răng Ngà Xương ổ răng Rãnh lợi Bề mặt men ngà . Các bó răng-lợi. . Các bó răng- màng xương: . Các bó xương ổ răng- lợi. . Các bó vòng và nửa vòng. . Các bó liên lợi và ngang lợi. . Các bó liên nhú. . Các bó màng xương- lợi . Các bó ngang vách. 1.1.1.3. Mạch máu và thần kinh ở lợi: Mạch máu: Lợi có hệ thống mạch máu rất phong phú. Các nhánh của động mạch ổ răng đến lợi xuyên qua dây chằng quanh răng và vách giữa các răng. Những mạch khác băng qua mặt ngoài hay mặt trong, xuyên qua mô liên kết trên màng xương để vào lợi, nối với những động mạch khác từ xương ổ răng và dây chằng quanh răng. Thần kinh chi phối vùng lợi là những nhánh thần kinh không có bao Myelin chạy trong mô liên kết, chia nhánh tới tận lớp biểu mô. 1.1.1.4. Dịch lợi Bình thường chỉ có ít dịch lợi, dịch lợi tăng lên khi viêm lợi, nó làm tăng cường thực bào và các phản ứng kháng nguyên, kháng thể. Thành phần của dịch lợi gồm các thành phần giống như trong huyết thanh nhưng có sự khác biệt về tỉ lệ giữa các thành phần. 1.1.2. Dây chằng quanh răng: Là những bó sợi liên kết, dày khoảng 0,17- 0,25mm. Một đầu bám vào xương răng, đầu kia bám vào xương ổ răng. Nó giữ răng trong xương ổ răng và vùng quanh răng, đảm bảo sự liên quan sinh lý giữa xương răng và xương 7 ổ răng nhờ những tế bào đặc biệt ở trong tổ chức dây chằng. Những tế bào này có khả năng tạo hoặc phá huỷ xương răng và xương ổ răng. 1.1.2.1. Thành phần của dây chằng quanh răng Gồm 3 thành phần sau: - Các tế bào của dây chằng quanh răng - Sợi liên kết của dây chằng quanh răng : Một phần bám vào xương răng (chỗ bám này gọi là dây chằng Sharpey), một phần bám vào xương ổ răng. Hai phần này nối với nhau ở đường giữa của vùng dây chằng quanh răng hình thành một đám rối. Hệ thống các bó sợi tạo thành từ các sợi sắp xếp theo hướng từ xương ổ răng đến xương răng. Tuỳ theo sự sắp xếp và hướng đi của các bó sợi mà có những nhóm dây chằng quanh răng sau: + Nhóm mào ổ răng + Nhóm ngang + Nhóm chéo + Nhóm cuống răng Với những răng nhiều chân còn có những bó sợi đi từ kẽ 2 hoặc 3 chân đến dính vào vách giữa của xương ổ răng nhiều chân ấy. - Chất cơ bản của dây chằng quanh răng (chất nền): Proteoglycans và glycoprotein giống trong tổ chức liên kết riêng. Trong vùng kẽ là các tế bào tạo xương răng, tạo cốt bào, huỷ cốt bào, những tế bào biểu mô còn sót lại (mallassez) của bao Hertwig và vùng kẽ còn có mạch máu, thần kinh. 1.1.2.2. Mạch máu So với các mô liên kết khác, dây chằng quanh răng có rất nhiều mạch máu. Hệ thống mạch máu được cung cấp từ ba nguồn: - Các nhánh từ động mạch răng: Ngay trước khi đi vào lỗ cuống răng, chúng tách ra nhánh đi về phía thân răng qua dây chằng quanh răng và đến mô lợi. 8 - Các nhánh của động mạch liên xương ổ răng và trên chân răng: Đi qua lỗ phiến sàng (lỗ lamina dura) vào dây chằng quanh răng. - Các nhánh của động mạch màng xương: Đi về phía thân răng qua niêm mạc mặt ngoài và mặt trong của xương ổ răng để đến lợi và nối với hệ thống mạch máu quanh răng qua lợi. 1.1.2.3. Mạch bạch huyết Giống như mạch máu, mạch bạch huyết của dây chằng quanh răng tạo thành một mạng lưới dày đặc trông như một cái giỏ, nối tiếp với bạch huyết của lợi và của vách xương ổ răng. 1.1.2.4. Thần kinh Dây chằng quanh răng chịu sự chi phối của hai nhóm sợi thần kinh: Một nhóm thuộc hệ thống thần kinh cảm giác và một nhóm thuộc hệ thống thần kinh giao cảm. 1.1.2.5. Chức năng của dây chằng quanh răng - Giữ chắc răng trong ổ răng, đảm bảo sự liên quan sinh lý giữa xương răng và xương ổ răng. - Truyền lực nhai từ răng vào xương hàm, giữ thăng bằng, tránh sang chấn. - Thụ cảm nhờ những sợi thần kinh thu nhận cảm giác ở vùng dây chằng quanh răng. - Dinh dưỡng vùng quanh răng nhờ bó mạch của nó, từ xương ổ răng qua lỗ lá cứng và từ động mạch trong khe quanh răng xuất phát từ bó mạch thần kinh vào tuỷ răng. 1.1.3. Xương răng - Xương răng là một dạng đặc biệt của xương, có nguồn gốc trung mô. Nó không có hệ thống Havers và mạch máu. Xương răng bao phủ ngà chân răng, trong đa số các trường hợp (khoảng 65%) đi quá phần men răng và phủ 9 trên bề mặt men ở cổ răng. Ở người trưởng thành, các chất cơ bản hữu cơ của xương răng - Phần trên của chân răng, lớp xương răng không có tế bào tạo xương răng. Phần dưới có chứa tế bào tạo xương răng, cho nên lớp xương răng dày lên theo tuổi. được chế tiết bởi những tế bào tạo xương răng (cementoblast). - Xương răng có tầm quan trọng đặc biệt về chức năng: Là chỗ bám cho các dây chằng quanh răng, nối răng vào xương ổ răng. - Xương răng không có khả năng tiêu sinh lý và thay đổi cấu trúc như xương nhưng nó có thể tiêu hoặc quá sản trong một số trường hợp bất thường hay bệnh lý. 1.1.4. Xương ổ răng: Là phần hình thành huyệt của xương hàm bao bọc quanh chân răng và là mô chống đỡ quan trọng nhất của tổ chức quanh răng. Xương ổ răng gồm lá xương thành trong ổ răng bao quanh chân răng và bản xương phía ngoài (tiền đình và miệng), ở giữa là xương xốp chống đỡ: - Thành trong xương ổ răng: Là một lá xương đặc ở bề mặt trong thành xương ổ răng tiếp xúc với vùng dây chằng quanh răng, trên phim XQ là một đường cản quang liên tục được gọi là Lamina dura hay màng cứng (lá cứng hay lá sàng). Màng cứng Lamina dura có nhiều lỗ (lỗ sàng), qua đó mạch máu từ trong xương đi vào vùng quanh răng và ngược lại. Trên thực tế thì lá xương thành trong huyệt răng là một vách xương cứng có rất nhiều lỗ, đó là chỗ bám của các sợi Sharpey (Là phần khoáng hoá của sợi chính nằm bên trong xê- măng hoặc xương). - Thành ngoài xương ổ răng: Là lớp xương vỏ được màng xương che phủ. Cấu trúc lớp xương vỏ nhìn chung giống như các xương đặc khác, bao gồm các hệ thống Havers. Lớp xương vỏ hàm dưới dày hơn lớp xương vỏ hàm trên. Ở cả hai hàm, độ dày của lớp vỏ thay đổi theo vị trí của răng, nhưng nhn chung mặt trong dày hơn mặt ngoài. 10 [...]... [25] - Viêm quanh răng ở người lớn 17 - Viêm quanh răng tiến triển nhanh - Viêm quanh răng ở người trẻ - Viêm quanh răng trước tuổi dậy thì 1.3.2 Theo Suzuki (1988): Ông bổ sung thêm phân loại như sau - Viêm quanh răng ở người lớn - Viêm quanh răng tiến triển nhanh loại A - Viêm quanh răng tiến triển nhanh loại B - Viêm quanh răng ở người trẻ - Viêm quanh răng ở lứa tuổi trung niên - Viêm quanh răng. .. trung niên - Viêm quanh răng trước tuổi dậy thì 1.3.3 Phân loại củaViện Hàn lâm bệnh học quanh răng Mỹ (AAP) (1990) Bệnh vùng quanh răng gồm có: Viêm lợi và viêm quanh răng 1.3.3.1.Các loại viêm quanh răng - Viêm quanh răng người lớn: Viêm quanh răng mạn tính - Viêm quanh răng sớm: Viêm quanh răng tiến triển - Viêm quanh răng với bệnh toàn thân Trong đó viêm quanh răng người lớn là quan trọng nhất về... giữ răng được lâu * Biến chứng: - Túi mủ phát triển thành áp xe quanh răng, có thể khu trú ở một hay nhiều răng - Viêm tuỷ ngược dòng do nhiễm trùng từ túi quanh răng lan tới cuống răng vào tuỷ răng - Viêm mô tế bào, viêm xoang hàm, viêm xương tuỷ hàm 1.4.2 Các thể lâm sàng viêm quanh răng: - Viêm quanh răng cấp tính ở người trẻ - Viêm quanh răng tiến triển nhanh: - Viêm quanh răng mạn tính: - Viêm. .. viêm quanh răng ở người cao tuổi thường xấu, dễ dẫn đến mất răng Ở những trường hợp bị bệnh tiểu đường, khả năng mắc viêm quanh răng tăng lên, khả năng mất răng rất cao 1.5.3.3 Một số đặc điểm lâm sàng bệnh quanh răng ở người cao tuổi Ở người cao tuổi, bệnh thường mãn tính hoặc bán cấp, tiến triển từ chậm đến trung bình, từng đợt, có giai đoạn tiến triển nhanh Tiêu xương ổ răng làm cho tỉ lệ thân răng. .. lý ở tuyến, đặc biệt do hậu quả một số thuốc điều trị cao huyết áp, tâm thần… 1.5.3 Một số đặc điểm bệnh lý răng miệng ở người cao tuổi Bệnh lý vùng răng miệng ở người cao tuổi cũng giống như người trẻ Các bệnh phổ biến như sâu răng, viêm lợi, viêm quanh răng cũng có tỉ lệ mắc rất cao Bên cạnh đó là sự lão hóa tổ chức ở người cao tuổi nên bệnh vùng răng miệng cũng có những hình thái, biểu hiện lâm sàng. .. trên 5mm, tiêu xương ổ răng nhiều, có rất nhiều răng lung lay độ 2-3 Căn cứ vào biểu hiện bệnh lâm sàng và cơ chế bệnh sinh, AAP (1986) đó phân loại các thể bệnh viêm quanh răng như sau: 1.3.3.3 Các thể viêm quanh răng 18 - Thể viêm: Gồm có viêm quanh răng đơn giản và phức tạp - Thể thoái hoá: Viêm quanh răng cấp ở người trẻ, viêm quanh răng ở người già - Thể tăng sản: Viêm quanh răng có tăng sản túi... nhân - Thể sang chấn: Viêm quanh răng do sang chấn [30], [40] 1.4 ĐẶC ĐIỂM LÂM SÀNG VIÊM QUANH RĂNG: Bệnh quanh răng là một bệnh phức tạp về mặt bệnh lý, nó gồm 2 quá trình: Quá trình viêm và thoái hoá Đặc điểm là viêm mạn tính ở lợi, có túi quanh răng, có tiêu xương ổ răng và bệnh tiến triển mạn tính với những đợt cấp hay bán cấp, thường gặp ở người lớn tuổi 1.4.1 Triệu chứng lâm sàng: [31] * Thời kỳ... động nhai, nuốt 1.5.3.2 Đặc điểm bệnh lý quanh răng ở người cao tuổi Bệnh quanh răng có 2 loại: viêm lợi và viêm quanh răng, cả 2 đều do vi khuẩn gây nên, tương tác với quá trình đáp ứng miễn dịch của cơ thể Một số yếu tố tại chỗ hoặc toàn thân có tác động thúc đẩy và làm bệnh nặng thêm [27] 29 * Viêm lợi: viêm lợi có nguyên nhân tại chỗ là do vi khuẩn ở mảng bám, cao răng, bựa răng và các yếu tố làm... điều trị, do đó AAP đó phân loại viêm quanh răng người lớn làm 4 giai đoạn 1.3.3.2 Các giai đoạn viêm quanh răng - Viêm quanh răng sớm: (AAP II): Túi lợi bệnh lý trên 3mm, mất bám dính trên 2mm, tiêu xương ổ răng ít, răng chưa lung lay - Viêm quanh răng mãn (AAP III): Túi lợi bệnh lý 4-5mm, mất bám dính trên 4mm, tiêu xương ổ răng rõ, răng lung lay độ 1 - Viêm quanh răng tiến triển (AAP IV): Túi lợi... lượng vi khuẩn sống của mảng bám răng ở người cao tuổi ít quan trọng và có sự liên quan giữa mảng bám với viêm lợi nhưng không thấy có mỗi liên quan giữa mảng bám và viêm quanh răng Như vậy, hình như do quá trình lão hóa với sự suy giảm miễn dịch đặc biệt là miễn dịch tế bào có thể đó làm giảm hiện tượng quá mẫn ở mô quanh răng và làm cho viêm quanh răng ở người cao tuổi tiến triển chậm * Các yếu tố . quanh răng ở người lớn - Viêm quanh răng tiến triển nhanh loại A - Viêm quanh răng tiến triển nhanh loại B - Viêm quanh răng ở người trẻ - Viêm quanh răng ở lứa tuổi trung niên - Viêm quanh răng. răng. - Viêm mô tế bào, viêm xoang hàm, viêm xương tuỷ hàm. 1.4.2. Các thể lâm sàng viêm quanh răng: - Viêm quanh răng cấp tính ở người trẻ - Viêm quanh răng tiến triển nhanh: - Viêm quanh răng. viêm quanh răng 17 - Thể viêm: Gồm có viêm quanh răng đơn giản và phức tạp - Thể thoái hoá: Viêm quanh răng cấp ở người trẻ, viêm quanh răng ở người già. - Thể tăng sản: Viêm quanh răng có tăng

Ngày đăng: 10/10/2014, 02:02

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Hình 1.1: Vùng quanh răng. - nhận xét đặc điểm lâm sàng viêm quanh răng ở người cao tuổi (60 tuổi trở lên)
Hình 1.1 Vùng quanh răng (Trang 6)
Hình 1.2. Xương răng - nhận xét đặc điểm lâm sàng viêm quanh răng ở người cao tuổi (60 tuổi trở lên)
Hình 1.2. Xương răng (Trang 11)
Hình 2.1. Các vị trí khám đại diện trong chỉ số vệ sinh răng miệng đơn giản [51] - nhận xét đặc điểm lâm sàng viêm quanh răng ở người cao tuổi (60 tuổi trở lên)
Hình 2.1. Các vị trí khám đại diện trong chỉ số vệ sinh răng miệng đơn giản [51] (Trang 37)
Hình 2.3. Các răng khám đại diện trong đánh giá chỉ số lợi.[51] - nhận xét đặc điểm lâm sàng viêm quanh răng ở người cao tuổi (60 tuổi trở lên)
Hình 2.3. Các răng khám đại diện trong đánh giá chỉ số lợi.[51] (Trang 38)
Hình 2.4. Biểu diễn cách chia vựng lục phân [43] - nhận xét đặc điểm lâm sàng viêm quanh răng ở người cao tuổi (60 tuổi trở lên)
Hình 2.4. Biểu diễn cách chia vựng lục phân [43] (Trang 40)
Hình 2.6: Cây thăm dò quanh răng - nhận xét đặc điểm lâm sàng viêm quanh răng ở người cao tuổi (60 tuổi trở lên)
Hình 2.6 Cây thăm dò quanh răng (Trang 41)
Hình 2.5: Cây thăm dò quanh răng cầm tay - nhận xét đặc điểm lâm sàng viêm quanh răng ở người cao tuổi (60 tuổi trở lên)
Hình 2.5 Cây thăm dò quanh răng cầm tay (Trang 41)
Hình 2.7:  Cây đo độ sâu túi lợi của hãng Premier (Đức) - nhận xét đặc điểm lâm sàng viêm quanh răng ở người cao tuổi (60 tuổi trở lên)
Hình 2.7 Cây đo độ sâu túi lợi của hãng Premier (Đức) (Trang 42)
Hình 2.9: Tiêu chuẩn đánh giá CPITN - nhận xét đặc điểm lâm sàng viêm quanh răng ở người cao tuổi (60 tuổi trở lên)
Hình 2.9 Tiêu chuẩn đánh giá CPITN (Trang 44)
Bảng 3.1. Phân bố mẫu theo tuổi - nhận xét đặc điểm lâm sàng viêm quanh răng ở người cao tuổi (60 tuổi trở lên)
Bảng 3.1. Phân bố mẫu theo tuổi (Trang 46)
Bảng 3.2. Phân bố mẫu theo giới - nhận xét đặc điểm lâm sàng viêm quanh răng ở người cao tuổi (60 tuổi trở lên)
Bảng 3.2. Phân bố mẫu theo giới (Trang 47)
Bảng 3.4. Phân bố mẫu theo học vấn - nhận xét đặc điểm lâm sàng viêm quanh răng ở người cao tuổi (60 tuổi trở lên)
Bảng 3.4. Phân bố mẫu theo học vấn (Trang 48)
Bảng 3. 5. Mức mất bám dính theo tuổi - nhận xét đặc điểm lâm sàng viêm quanh răng ở người cao tuổi (60 tuổi trở lên)
Bảng 3. 5. Mức mất bám dính theo tuổi (Trang 49)
Bảng 3. 6. Mức mất bám dính theo giới - nhận xét đặc điểm lâm sàng viêm quanh răng ở người cao tuổi (60 tuổi trở lên)
Bảng 3. 6. Mức mất bám dính theo giới (Trang 49)
Bảng 3.9. CPI theo giới - nhận xét đặc điểm lâm sàng viêm quanh răng ở người cao tuổi (60 tuổi trở lên)
Bảng 3.9. CPI theo giới (Trang 53)
Bảng 3.11. CPI theo học vấn - nhận xét đặc điểm lâm sàng viêm quanh răng ở người cao tuổi (60 tuổi trở lên)
Bảng 3.11. CPI theo học vấn (Trang 54)
Bảng 3.16. Tỷ lệ người có từ 3 vùng lục phân lành mạnh trở lên - nhận xét đặc điểm lâm sàng viêm quanh răng ở người cao tuổi (60 tuổi trở lên)
Bảng 3.16. Tỷ lệ người có từ 3 vùng lục phân lành mạnh trở lên (Trang 59)
Bảng 3.18. Độ sâu túi quanh răng sau điều trị - nhận xét đặc điểm lâm sàng viêm quanh răng ở người cao tuổi (60 tuổi trở lên)
Bảng 3.18. Độ sâu túi quanh răng sau điều trị (Trang 60)
Bảng 3.20. Sự thay đổi chỉ số lợi GI sau điều trị - nhận xét đặc điểm lâm sàng viêm quanh răng ở người cao tuổi (60 tuổi trở lên)
Bảng 3.20. Sự thay đổi chỉ số lợi GI sau điều trị (Trang 61)
Bảng 3.21. Sự thay đổi chỉ số OHI-S sau điều trị - nhận xét đặc điểm lâm sàng viêm quanh răng ở người cao tuổi (60 tuổi trở lên)
Bảng 3.21. Sự thay đổi chỉ số OHI-S sau điều trị (Trang 62)

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w