Các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả kế toán hoạt động thu chi

Một phần của tài liệu Kế toán hoạt động thu chi tại trường đại học hà nội (Trang 85)

4.3.1. Hoàn thiện nội dung và quy định quản lý hoạt động thu chỉ

4.3.1. ĩ Nội dung hoạt động thu - chi.

Đe có thông tin trung thực, khách quan về hoạt động thu - chi tại trường đại học Hà Nội, đế cung cấp thông tin kịp thời, hữu ích cho các nhà quản lý ra quyết định đúng đắn, vấn đề đầu tiên đặt ra là phải xác định đúng đán nội dung hoạt động thu - chi và phân loại hoạt động thu - chi phù hợp với yêu cầu quản lý. Theo đó cần phải xác định và phân loại rõ ràng các khoản thu - chi, tránh tình trạng ghi chép nhiều loại thu, chi khác nhau vào làm một. Đe quản lý được tốt hơn, kế toán cần thiết phải phân định rõ đâu là thu sự nghiệp khác và đâu là thu khác. Đe tiện cho việc theo dõi và quản lý, kế toán cần thiết phải tách riêng cấc khoản thu học với thu lệ phí thi lại, học lại và các lệ phí khác,...Học phí kỳ đầu cần phải được tách riêng với lệ phí nhập học, đoàn phí, BHYT, BHTT,....

4.3.1.2 Quy định quản lý hoạt động thu - chi a. Hoàn thiện bộ máy kế toán

Đây là nhóm giải pháp hoàn thiện tồ chức nhân sự, nhân lực kế toán hay nói cách khác chính là giải pháp về bố trí sử dụng người làm nghiệp vụ kể toán. Đây là

một yêu tô quan trọng và có tính quyêt định đê làm tôt tô chức công tác kê toán tại đơn vị. Bởi lẽ nếu có cơ chế quản lý thuận lợi, có hệ thống phương pháp quản lý khoa học, hợp lý, điều kiện tốt về cơ sở vật chất, thiết bị nhưng không có nhân lực tốt để thực hiện sẽ không đem lại hiệu quả mong muốn. Nội dung của nhóm giải pháp này cụ thể như sau:

* Một là :Hoàn thiện bộ máy kế toán

Đe khắc phục nhừng hạn chế đối với tổ chức bộ máy kế toán hiện nay của Trường như đã trinh bày ở phần trên, Nhà trường cần chỉ đạo Phòng Tài chính kế toán triển khai một số nội dung sau:

- về phân công nhiệm vụ: Phòng Tài chính kế toán phải rà soát lại việc phân công lực lượng cán bộ nghiệp vụ kế toán đề bố trí lại cán bộ phụ trách từng phần hành kế toán phù hợp hơn với khả năng, trình độ chuyên môn của mỗi cán bộ, trong đó vẫn phải đảm bảo tiết kiệm nhân công và đáp ứng yêu cầu quản lý của trong điều kiện có trường có 2 cơ sở đào tạo theo hướng sau:

+ Trước mắt đề phù hợp với điều kiện hiện tại cũng như lâu dài Trường Cần phân công một cán bộ phụ trách kế toán XDCB để tập trung tốt chuyên môn theo dõi toàn bộ mảng xây dựng của trường;

4- Chỉ đạo Phòng tài chính kế toán bố trí lực lượng cán bộ kế toán làm việc theo nhóm chuyên gia phụ trách các phần hành kế toán đồng thời tăng cường sự đi lại giữa hai cơ sở của Trường của nhóm chuyên gia trong quá trình thực hiện nhiệm vụ.

- về đào tạo bồi dưỡng: Trường có biện pháp rà soát kiềm tra lại năng lực của đội ngũ cán bộ kế toán đế có kế hoạch cử cán bộ kế toán tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ theo từng lĩnh vực nhằm nâng cao trinh độ chuyên môn, trinh độ tin học, ngoại ngữ đế đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ hiện nay.

4- Cử cán bộ phụ trách kê toán XDCB tham gia học tập bôi dưỡng thêm đê nắm vững nghiệp vụ về kế toán XDCB;

4- Có kế hoạch để tạo điều kiện cho hai cán bộ thủ quỹ được điều động từ các

5 5

đơn vị khác trong trường vê phải được bôi dưỡng thêm nghiệp vụ chuyên môn;.

4- Trong thời gian tới Trường động viên các cán bộ làm công tác quản lý của Phòng Tài chính kế toán phải tích cực tham gia đào tạo sau đại học đúng chuyên ngành kế toán;

+ Tạo điều kiện cho các cán bộ kế toán tham gia các hội thảo về chuyên môn, về các lĩnh vực trong ngành kế toán và tích cực tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ ngắn hạn .

- về công tác tuyển dụng nhân sự: Xem xét đề xuất bổ sung lực lượng cán bộ nghiệp vụ cho phòng Tài chính - Ke toán để giảm tải khối lượng công việc kiêm nhiệm của một số cán bộ nghiệp vụ kế toán. Trước mắt Nhà trường có thể tuyển dụng thêm 01 cán bộ có chuyên môn về kế toán kiểm toán và kế toán quản trị để tăng cường cho công tác tự kiếm tra kế toán tài chính.

* Hai là: Hoàn thiện về nhân sự, nhân lực

Bên cạnh các giải pháp về tổ chức, sắp xếp, đào tạo bồi dường chuyến môn nhân sự nhân lực, Trường cần có biện pháp giáo dục động viên cán bộ làm công tác kế toán nói. riêng và toàn thể cán bộ giáo viên, CNV và HSSV Trường nói chung thấm nhuần quan điểm của Đảng và Nhà nước về cơ chế tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính, về tổ chức bộ máy để :

Toàn bộ ’cán bộ, giáo viên, CNV và HSSV Trường có tư tưởng, đạo đức tác phong tôi phát huy tinh thần trách nhiệm vượt khó trong thực hiện nhiệm vụ đưa

> _____ 9 >

phân xây dựng Trường phát triên bên vững. . .

- Xây dựng phong trào thực hành tiết kiệm chống lãng phí trở thành nếp sống của toàn thể cán bộ, giáo viên và HSSV của Trường.

- Đôi với cán bộ làm công tác kê toán phải là những cán bộ gương mâu, có tinh thân phục vụ tôt trung thực vì lợi ích tập thê, không vụ lợi cá nhân góp phân cùng tập thể Phòng tài chính kế toán ngoài việc làm tốt công tác chuyên môn còn phải thực sự phát huy chức năng của đơn vị tham mưu giúp việc cho Trường trưởng trong lĩnh vực thực hiện chế độ quản lý tài chính.

b. Xây dựng dự toán thu - chi sát với thực tế.

Từ nghiên cứu tác giả thấy rằng, việc xây dựng dự toán thu - chi chưa sát với thực tế, các trường cần có một bộ phận kế toán quản trị chuyên nghiên cứu các sự

kiện tương lai đê xây dụng một dự toán sát với thực tê hơn nữa. Dự toán thu - chi ngoài việc tuân theo biểu mẫu quy định hiện hành cần thiết phải thuyết minh chi tiết cơ sở tính toán từng nội dung thu - chi của trường. Dự toán thu cần xác định theo nhiệm vụ được giao, thực tế thu năm trước và khả năng các nguồn thu trong năm kế hoạch. Dự toán chi nên lập trên cơ sở nhiệm vụ được giao và nguồn tài chính của trường.

Hiện nay, Trường Đại học Hà Nội áp dụng phương pháp lập dự toán ngân sách dựa trên cơ sở số liệu quá khứ. Đây là phương pháp truyền thống được áp dụng ở các đơn vị sự nghiệp có thu. Theo phương pháp này, dự toán năm sau sẽ được lập trên cơ sở số thực hiện của các nhiệm vụ năm trước và thực hiện điều chỉnh theo sự biến động cùa tỷ lệ lạm phát và tốc độ tàng trưởng. Lập dự toán theo phương pháp quá khứ phù hợp với các đơn vị có các nhiệm vụ ổn định, không có sự thay đồi qua các năm. Tuy nhiên, là một đơn vị sự nghiệp hoạt động trong lĩnh vực giáo dục, đào tạo, trong điều kiện kinh tế ngày càng phát triến, hội nhập quốc tế và khu vực ngày càng sâu rộng thì các nhiệm vụ của trường sè ngày càng thay đối. Chính vì thế, lập dự toán theo phương pháp quá khứ sẽ không bao quát hết được các nhiệm vụ chi cần thực hiện trong năm kế hoạch. Điều này sẽ gây khó khăn cho đơn vị khi đưa dự toán vào triển khai thực hiện.

Trong thời gian tới, Trường Đại học Hà Nội, cụ thể là Phòng Tài chính - Ke toán của trường, có thể nghiên cứu, sử dụng phương pháp lập dự toán cấp không (phương pháp zero). Đây là phương pháp xác định các chỉ tiêu trong dự toán dựa vào nhiệm vụ, mục tiếu hoạt động trong năm kế hoạch, phù hợp với điều kiện cụ thể của đơn vị chứ không dựa vào kết quả hoạt động của năm trước. Lập dự toán theo phương pháp này, đơn vị phải xác định được chính xác các nhiệm vụ của năm kế hoạch, tính toán được nhu cầu kinh phí để thực hiện từng nhiệm vụ sau đó tổng hợp kinh phí thực hiện nhiệm vụ của năm kế hoạch. Khi sử dụng phương pháp này, đơn vị sẽ đánh giá được hiệu quả chi phí của từng loại hoạt động trong đơn vị, tránh được tình trạng mất cân đối giữa khối lượng công việc và chi phí thực hiện như hiện nay. Từ đó, có thể lựa chọn được cách thức phân bổ nguồn lực tối ưu nhất để đạt được mục tiêu đề ra. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tuy nhiên, đê có thê vận dụng được phương pháp này trong thực tiên quản lý tài chính tại Trường Đại học Hà Nội đòi hỏi nhà trường phải có đội ngũ cán bộ quản lý tài chính có trình độ cao. Có như vậy mới có đủ khả năng phân tích, xác định đầy đủ các nhiệm vụ cần thực hiện năm kế hoạch, đánh giá, so sánh giữa nhiệm vụ và điều kiện cụ thể của đơn vị để có phương án phân bổ nguồn kinh phí hợp lý.

4.3,2. Nâng cao hiệu quả kế toán hoạt động thu chỉ

4.3.2.1 Hoàn thiện hệ thống chứng từ kế toán

Công tác tổ chức hệ thống chứng từ kế toán tại Trường Đại học Hà Nội thực hiện theo đúng chế độ kế toán của Nhà nước ban hành. Tuy nhiên, ở một số khía cạnh Nhà trường cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện, chuẩn hóa hệ thống chứng từ đã và đang sử dụng, đảm bảo khách quan, trung thực, minh bạch của các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, phát hiện ngăn ngừa tiêu cực trong quản lý kinh tế.

Nhà trường nên xây dựng một quy trình, nội dung, kế hoạch kiểm tra trong toàn trường (kiếm tra thường xuyên và đột xuất); có những hình thức khen thưởng, động viên kịp thời đối với nhũng tập thể, cá nhân làm tốt. Đây cũng là biện pháp để nâng cao trách nhiệm trong công tác kiểm tra trong nội bộ bộ phận kế toán và các bộ phận khác trong bộ máy nhà trường. Bên cạnh đó, phải có hình thức xử lý theo tùng mức độ vi phạm, để hạn chế quá trình sai sót trong thực hiện nhiệm vụ được giao.

4.3.2.2 Hoàn thiện hệ thống chứng từ kế toán thu, chi

Công tác tổ chức hệ thống chúng từ kế toán tại Trường Đại học Hà Nội thực hiện theo đúng chế độ kế toán cùa Nhà nước ban hành. Tuy nhiên, ở một số khía cạnh Nhà trường cần tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện, chuẩn hóa hệ thống chúng từ đã và đang sừ dụng, đảm bảo khách quan, trung thực, minh bạch cùa các nghiệp vụ kinh tế phát sinh, phát hiện ngăn ngừa tiêu cực trong quản lý kinh tế.

Nhà trường nên xây dựng một quy trình, nội dung, kế hoạch kiếm tra trong toàn trường (kiểm tra thường xuyên và đột xuất); có những hình thức khen thưởng, động viên kịp thời đối với nhũng tập thế, cá nhân làm tốt. Đây cũng là biện pháp để nâng cao trách nhiệm trong công tác kiểm tra trong nội bộ bộ phận kế toán và các bộ phận khác trong bộ máy nhà trường. Bên cạnh đó, phải có hình thức xử lý theo từng mức độ vi phạm, để hạn chế quá trình sai sót trong thực hiện nhiệm vụ được giao.

4.3.3. Điêu kiện thực hiện các giải pháp hoàn thiện chât lượng kê toán hoạt động thu chi

* Kiến nghị với Nhà nước

Để hoàn thiện công tác quản lý tài chính và hoàn thiện cơ chế tự chủ tài chính tại mỗi đơn vị thì các quy định, cơ chế, chính sách của Đảng và Nhà nước đóng vai trò là cơ sở, nền tảng. Nếu các cơ chế chính sách không phù hợp hay còn tồn tại những bất hợp lý có thể là rào cản gây khó khăn cho các đơn vị sự nghiệp trong quá trình hoàn thiện công tác quản lý tài chính và thực hiện tự chù về tài chính. Vì vậy, sự can thiệp gián tiếp của Nhà nước thông qua các cơ chế, chính sách là rất quan trọng, tạo động lực cho các đơn vị trong quá trình tăng cường công tác quản lý tài chính và thực hiện tự chủ. Đe tạo điều kiện cho các trường đại học hoàn thiện cơ chế tự chủ tại đơn vị mình, Nhà nước cần thực hiện:• • • • 7 • •

Thứ nhất, không nên quy định giới hạn trần về tống thu nhập hàng năm trả cho người lao động trong các đơn vị sự nghiệp công lập đế thực hiện cơ chế tự chủ. Nhà nước nên mở rộng quy định này nhằm thúc đẩy các đơn vị đẩy mạnh phát triền các hoạt động sự nghiệp đóng góp tích cực vào thực hiện chủ trương xã hội hóa các hoạt động sự nghiệp. Nếu Nhà nước vẫn quy định giới hạn trần về tổng mức thu nhập trong năm trả cho người lao động thì sẽ làm hạn chế động lực phát triển, làm giảm động lực thúc đẩy các đơn vị thực hiện chủ trương tăng thu, nâng cao chất lượng giáo dục đào tạo của các hoạt động sự nghiệp.

Mặt khác, quy định về giới hạn trần tối đa về tổng mức thu nhập hàng năm trả cho người lao động trong đơn vị nhằm hạn chế tình trạng các đơn vị chỉ vì lợi ích trước mắt tăng thu nhập cho người lao động mà chưa tích cực quan tâm đến đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị, áp dụng tiến bộ khoa học công nghệ.

Thứ hai, Nhà nước cần tiếp tục xây dựng các văn bản bổ sung, đồng bộ hơn nữa để các đơn vị sự nghiệp công lập có hành lang pháp lý để có thể hoạt động tốt và đạt được mục tiêu đề ra. Xây dựng và hướng dẫn mẫu báo cáo quyết toán chung thống nhất cho tất cả các đơn vị. Trong mẫu báo cáo quyết toán đó phải thể hiện được cả phần thu chi từ nguồn NSNN cấp và phần thu chi từ nguồn thu sự nghiệp;

Thứ ba, hoàn thiện các quy định vê phân câp, phân quyên quản lý và sử dụng biên chế, hợp đồng lao động, trao quyền thực sự cho Thủ trưởng đơn vị sắp xếp bộ máy trong đơn vị nhằm tạo cho đơn vị chủ động thực sự trong thực hiện nhiệm vụ.

Thứ tư, thay đổi quy định giao chỉ tiêu tuyển sinh cao học, đại học, cao đẳng., .đế trường có quyền tự chủ trong việc xác định chỉ tiêu cho phù hợp với yêu cầu của xã hội, năng lực đào tạo và nguồn lực tài chính của trường. Việc tuyến sinh của trường sẽ do Nhà trường căn cứ vào thực trạng cơ sở vật chất, số lượng, chất

lượng giáo viên và khả năng tài chính để xác định cho phù hợp. Nhà nước thay việc giao chỉ tiêu tuyến sinh như hiện nay bằng việc quy định các chỉ tiêu tuyên sinh đảm bảo yêu cầu chất lượng, thực hiện thống nhất giữa các trường; Tạo điều kiện, hỗ trợ cho các trường đại học trong việc liên kết đào tạo với nước ngoài, trong việc gửi cán bộ ra nước ngoài học tập nâng cao trình độ theo NSNN cấp. Công khai hoá các chủ trương, chính sách, quy trình, chỉ tiêu để khuyến khích và thu hút đầu tư quốc tế giáo dục - đào tạo.

Thứ nãm, sửa đổi, bổ sung những quy định về tiêu chuẩn, định mức kinh tế kỹ thuật phù hợp với thực tiễn và tạo điều kiện cho các đơn vị sự nghiệp khi đổi mới cơ chế quản lý tài chính. Hệ thống vãn bản quy định các tiêu chuẩn, chế độ, định mức đã bộc lộ những bất cập, lạc hậu gây rất nhiều khó khăn cho các đơn vị sự nghiệp nói chung và các trường đại học nói riêng khi thực hiện cơ chế quản lý theo hướng tự chù tài chính. Vì vậy, sửa đối, ban hành các định mức, tiêu chuẩn phù hợp với điều kiện thực tiễn hiện nay là yêu cầu khách quan nhằm tạo ra cơ chế thuận lợi hơn cho các trường đại học thực hiện quyền tự chủ tài chính của mình. Việc xây

Một phần của tài liệu Kế toán hoạt động thu chi tại trường đại học hà nội (Trang 85)