Những tồn tại

Một phần của tài liệu Kế toán hoạt động thu chi tại trường đại học hà nội (Trang 77 - 80)

np /ỵ 1 r I rỵ. ___ S ỵ 6 i . /

* TÔ chức bộ máy kê toán:

Trường Đại học Hà Nội mới chỉ chú trọng đến tổ chức bộ máy kế toán tài chính chưa chú trọng đến tố chức bộ máy kế toán quản trị trong công tác lập dự toán, do vậy chưa thực sự đạt hiệu quả cao.

Mô hình tổ chức bộ máy kế toán áp dụng là mô hình tập trung chỉ áp dụng phù hợp đối với đơn vị có qui mô hoạt động kinh tế, tài chính nhỏ, không có đơn vị trực thuộc. Tuy nhiên, quy mô của Trường ngày càng phát triền trong những năm gần đây nên mô hình này trong tương lai sè không còn phù hợp.

Chưa chú trọng đến sự phân quyền khi sử dụng phần mềm kể toán thu học phí nên vẫn có sự nhầm lẫn, trùng lắp trong quá trình nhập dữ liệu vào máy tính khi lập chứng từ.

Công tác kế toán quản trị là công cụ quan trọng và cần thiết trong điều kiện thực hiện tự chủ tài chính, hiện nay kế toán quản trị được áp dụng nhiều đối với doanh nghiệp, không có hướng dẫn đối với đơn vị HCSN trong khi đặc thù hoạt động và chi phí phát sinh của các đơn vị sự nghiệp công có khá nhiều điểm khác

biệt so với doanh nghiệp, vì vậy việc vận dụng kê toán quản trị chỉ mang tính chât vận dụng và tham khảo nên chưa phát huy được tác dụng thực sự.

Hệ thống định mức chi tiêu còn chưa hoàn thiện mặc dù trường đã ban hành quy chế chi tiêu nội bộ nhưng đó chỉ là quy định về nội dung chi chung nhất trong trường, có những nội dung chi cần xác định cụ thế do đặc điểm từng khoa, phòng

mà có những định mức chi tiêu khác nhau không thế áp dụng đồng đều. * về hệ thống chứng từ kế toán thu, chi:

Trường ĐHHN đã xây dựng Quy chế chi tiêu nội bộ của riêng đơn vị mình trong việc giải ngân các hoạt động, nhưng việc xử lý một số một số hoạt động nhỏ còn gặp một số vướng mắc do việc chi tiêu không có kế hoạch nên việc kiểm soát và thanh toán rất khó, quy chế chi tiêu nội bộ có chi tiếp khách, nhưng thực tể khi thanh toán thường không đúng mức do quy chế ban hành đã lâu, không còn phù hợp với giá cả.

về công tác tổ chức kế toán thu - chi, hệ thống chứng từ kế toán được sử dụng tại đơn vị ban hành theo Thông tư 107/2017/TT-BTC. Tuy nhiên nội dung một số chứng từ còn viết bằng tay. Nhất là đối với những mẫu chứng từ hướng dẫn, chứng từ đơn vị tự lập để theo dõi chi tiết các khoản thu, chi. Mầu đề xuất mua hàng, đề nghị thanh toán thì mẫu chứng từ được in từ máy tính nhưng nội dung và

số tiền thỉ được viết bằng tay, do đó chứng từ nhìn không đẹp, sạch, rõ ràng.

Theo thông tư 185/2010/TT- BTC thì những khoản chi nhỏ dưới 200.000 đồng được thanh toán bàng bảng kê mua hàng hay hóa đơn bán lẻ của cửa hàng. Tuy nhiên qua khảo sát thấy rằng ở đơn vị sử dụng nhiều hóa đơn bán lẻ và các hóa đơn này thường được tách nhỏ để thay cho hóa đơn tài chính theo quy định của Pháp luật.

* về hệ thống tài khoản kế toán thu, chi: về kế toán các khoản thu:

Hơn nữa, theo khảo sát của tác giả, việc thực hiện quy trình kế toán một số khoản thu học phí chưa chính xác dẫn đến phản ánh sai số phát sinh từng loại thu trên báo cáo tài chính. Cu thể:

Theo Luật Kê toán sô 88/2015/QH13, doanh thu phải được ghi nhận theo kỳ hạch toán. Đối với trường Đại học, kỳ kế toán được hiểu là kỳ học. Doanh thu cung cấp dịch vụ đào tạo chỉ được ghi nhận khi dịch vụ đào tạo đã hoàn thành và đã cung cấp cho khách hàng (sinh viên) trong kỳ. Do đó, những khoản học phí mà khách hàng đã nộp trước khi đào tạo sẽ phải ghi nhận là tạm thu phí, lệ phí. Cuối kỳ, kế toán mới kết chuyến khoản học phí mà sinh viên đã nộp trước này vào doanh thu hoạt động SXKD, dịch vụ.

Sau khi hoàn thành kỳ học, những khoản học phí, lệ phí mà sinh viên chưa nộp thì cuối kỳ học kế toán phải ghi nhận đây là khoản khách hàng chậm trả và đồng thời ghi nhận doanh thu.

*về kế toán các khoản chi:

Nhìn chung, kế toán các khoản chi của Trường đã theo đúng quy định của Thông tư 107/2017/TT-BTC. Tuy nhiên, theo khảo sát của tác giả vẫn còn một số khoản chi kế toán phản ánh còn nhàm lẫn dẫn đến phản ánh sai số phát sinh từng loại chi trên báo cáo tài chính. Cụ thể:

Hiện nay, các khoản chi cho dịch vụ đào tạo các hệ chính quy, văn bằng 2, bậc đào tạo sau đại học, đào tạo liên kết nước ngoài như: tiền lương và các khoản trích theo lương, cho cán bộ trực tiếp giáng dạy, các khoản chi khác đang được phản ánh trên TK 642 là không đúng theo quy định của Thông tư 107/2017/TT-BTC;

Các khoản chi sửa chữa TSCĐ sử dụng tại khối văn phòng và phục vụ trực tiếp cho hoạt động chuyên môn, giảng dạy đang được phản ánh trên TK 642 là không đúng theo quy định của Thông tư 107/2017/TT-BTC;

Chi phí khẩu hao chưa được tính riêng cho từng loại hoạt động, đang được tập hợp toàn bộ cho hoạt động thực hiện đào tạo theo nhiệm vụ: đào tạo chính quy đại học, sau đại học và hệ không chính quy (VLVH, VB2, từ xa)

Một sổ khoản tài trợ, viện trợ chưa được phản ánh trên tài khoản thu viện trợ, đang phản ánh trên TK 338;

Nhà trường thực hiện việc giao khoán kinh phí đào tạo không chính quy cho các khoa, đơn vị tại Trường đế thực hiện việc chi trả thù lao, chi phí quản lý, chi đối

nội, đôi ngoại là không đảm bảo công tác quản lý tài chính và quy định vê kiêm soát tiền mặt;

Việc áp dụng chê độ kê toán hành chính sự nghiệp ban hành theo Thông tư 107/2017/TT-BTC đến nay vẫn chưa có hướng dẫn cụ thể cho từng lĩnh vực, vì vậy việc hạch toán kế toán mặc dù thực hiện theo hệ thống tài khoản mới song bản chất hạch toán vẫn theo thói quen nhưng chưa thực sự đúng bản chất và yêu cầu của chế độ kế toán mới.

* Vê việc áp dụng các thông tư, văn bản của Nhà nước còn gặp nhiêu bât cập, các quy định của nhà nước chưa phù hợp với đặc thù, tính chất của trường Đại học Hà Nội. Việc áp mức, giao chỉ tiêu tuyển sinh cho trường làm cho trường không phát huy được hết nguồn lực, cơ sở vật chất.

Đồng thời các văn bản hướng dẫn còn chưa kịp thời, chưa đồng bộ, tạo ra những hạn chế trong việc thực hiện các quy định, thông tư mới.

Một phần của tài liệu Kế toán hoạt động thu chi tại trường đại học hà nội (Trang 77 - 80)