Lịch sử hình thành và phát triển của trường Đại học Hà Nội

Một phần của tài liệu Kế toán hoạt động thu chi tại trường đại học hà nội (Trang 54)

Thành lập nãm 1959, Trường Đại học Hà Nội (Đại học Ngoại ngữ trước đây) đã có bề dày 50 năm xây dựng và phát triền. 50 năm, khoảng thời gian không dài mà cũng không ngắn, nếu đem so đo với lịch sử của một đất nước, một dân tộc, song với một cuộc đời hay một cơ sở giáo dục đào tạo lại thật nhiều ý nghĩa. Trên chặng đường nửa thế kỷ đã qua, Trường Đại học Hà Nội đã liên tục cố gắng, vượt nhiều khó khăn, thử thách, không ngừng phấn đấu vươn lên khẳng định vị thế hàng đầu trong lĩnh vực đào tạo ngoại ngữ và thực tế đã trở thành một trong những trung tâm đào tạo và nghiên cứu ngoại ngữ lớn, có uy tín nhất Việt Nam.

Với 11 ngành ngoại ngữ; 9 chuyên ngành khác ngoài ngôn ngừ, dạy-học hoàn toàn bằng ngoại ngữ; 6 trung tâm đào tạo và hợp tác quốc tế... Trường Đại học Hà Nội tự hào là cơ sở giáo dục hàng đầu của cả nước trong đào tạo, nghiên cứu về ngoại ngừ và chuyên ngành bàng ngoại ngữ.

Được thành lập từ năm 1959 với tên gọi ban đầu Trường Đại học Ngoại ngữ, trải qua hơn nửa thế kỉ hoạt động, Trường đã từng bước khắng định vị thế là trường đại học công lập uy tín trong đào tạo ngoại ngữ ở cả ba cấp độ Cử nhân, Thạc sĩ, Tiến sĩ. Đây cũng là trường đại học đầu tiến cúa Việt Nam đào tạo chính quy 08 chương trình cử nhân chuyên ngành hoàn toàn bằng tiếng Anh và 01 chương trình đào tạo bằng tiếng Pháp.

Đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, có khả năng hội nhập quốc tế dựa trên thế mạnh ngoại ngừ” là mục tiêu chiến lược cúa trường. Chính vì vậy, hình thức đào tạo chính quy, giảng dạy chuyên ngành bằng tiếng Anh và tiếng Pháp đã được triển khai tại đây vào năm 2002, thu hút đông đảo thí sinh dự thi như ngành Quản trị Kinh doanh, Du lịch, Công nghệ Thông tin, Tài chính-Ngân hàng, Kế toán, Marketing, Quốc tế học, Truyền thông đa phương tiện, Truyền thông doanh nghiệp.

Trường đang tích cực mở rộng quy mô, đa dạng hóa các loại hình đào tạo đê tiên tới mở các chuyên ngành mới giảng dạy bằng tiếng Pháp, tiếng Trung, tiếng Italia... để đáp ứng nhu cầu hội nhập.

về họp tác quốc tế, Trường cố gắng tối đa phát triển các chương trình họp tác song phương để trao đối giáo viên, sinh viên và nghiên cứu khoa học. Thế mạnh ngoại ngữ đã được phát triển tối đa, mỗi sinh viên, giáo viên của Trường đều có thế là một

"đại sứ” quảng bá cho hình ảnh của Trường ra nước ngoài. Hiện nay, Trường Đại học Hà Nội đã ký thỏa thuận họp tác với trên 70 trường đại học và tổ chức nước ngoài.

Sinh viên cũng được tiếp cận với trình độ quốc tế thông qua các chương trình đào tạo liên thông với nhiều trường đại học danh tiếng cúa hơn 20 quốc gia: Anh, Úc, Hoa Kỳ, Niu Di-lân, Canada, Italia, Bỉ, Nga, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc, Malaysia...

Kiến thức vững vàng, kỹ năng nghề thành thạo, giao tiếp tự tin bằng ngoại ngữ và làm chù công nghệ thông tin là những điếm mạnh đế sinh viên tìm được việc làm dễ dàng sau khi ra trường.

3.1,2. Đặc điểm tổ chức quản lý của trường Đại học Hà Nội

Nhiệm vụ cơ bản của trường là đào tạo cán bộ biên phiên dịch và giáo viên ngoại ngữ bậc đại học, đào tạo cử nhân một số ngành bằng ngoại ngữ, bồi dưỡng, bố túc ngoại ngữ cho sinh viên và nghiên cứu sinh và thực tập sinh Việt nam đi học ở nước ngoài.

Trường Đại học Hà Nội đào tạo và cung cấp nguồn nhân lực ngoại ngữ có trình độ đại học, sau đại học cho các ngành kinh tế-xã hội của đất nước; trang bị ngoại ngữ cho lưu học sinh, nghiên cứu sinh, thực tập sinh đi học nước ngoài; bồi dưỡng, nâng cao trinh độ ngoại ngữ cho cán bộ chuyên môn, cán bộ quản lý của các Bộ, ban ngành Trung ương và địa phương trong cả nước.

Trường Đại học Hà Nội đang phẩn đấu trở thành trường đại học nghiên cứu ngang tầm các nước có nền giáo dục phát triển trong khu vực và trên thế giới. Nghiên cứu ứng dụng là một trong những hướng nghiên cứu khoa học trọng tâm của nhà trường. Thế mạnh về nghiên cứu khoa học ngoại ngữ, trong đó có phương

pháp giảng dạy ngoại ngữ cho các trường chuyên ngữ, nghiên cứu giảng dạy ngoại ngữ chuyên ngành, nghiên cứu đối chiếu ngôn ngữ, vàn hóa-văn minh v.v. đã được khẳng định trên cơ sở kết quả nghiệm thu đề tài nghiên cứu khoa học các cấp đã được công bố hàng năm. Nhà trường là cơ quan chủ quản của Tạp chí khoa học ngoại ngữ - tạp chí chuyên ngành duy nhất của Việt Nam nghiên cứu về khoa học ngoại ngữ.

Cơ cấu tổ chức quản lý của Trường như sau:

Hình 3.1: Tô chức quản lý của trường Đại học Hà Nội

(Nguồn: Phòng Tô chức cán hộ của Trường)

3.1.3. Đặc điếm tổ chức công tác kế toán của trường đại học Hà Nội

3.1.3.1 Tô chức bộ máy kế toán

Cơ chế tổ chức phòng Tài chính- Kế toán

Hình 3.2: Tổ chức bộ máy kế toán Đại học Hà Nội

y r _

(Nguôn: Phòng Tài chính Kê toán của Trường)

- Đặc điêm lao động kê toán:

Khối lượng công việc kế toán bao gồm các nhiệm vụ gắn với quá trình tiếp nhận và sử dụng kinh phí, phòng Tài chính- Kế toán hiện có 07 viên chức, đều đã tốt nghiệp đại học, trình độ tương đối đồng đều, 100% viên chức tốt

nghiệp chuyên ngành kế toán, tuổi nghề từ 3 đến 8 năm. Kế toán được phân công phụ trách theo phần hành, mỗi kế toán phụ trách nhiều phần hành dưới sự chỉ đạo của kế toán trưởng.

- Phân loại lao động kế toán:

+ Lao động kế toán làm công tác quản lý: Kế toán trưởng (kế toán tống hợp). + Lao động kế toán thực hiện công tác kế toán (kế toán viên): Trong phòng Tài chính - Ke toán hiện nay có 5 viên chức kế toán viên, 01 thủ quỹ .

- Phân công lao động kế toán:

Mỗi kế toán viên, nhân viên trong phòng đều được phân công nhiệm vụ cụ thể:

Kế toán trưởng (SL: 01): Là người đứng đầu bộ máy kế toán, có trách nhiệm tồ chức công tác kế toán, chỉ đạo công tác lập dự toán, thực hiện dự toán và quyết toán kinh phí, là người chịu trách nhiệm trực tiếp trước Ban lãnh đạo. Thực hiện nhiệm vụ kế toán tổng hợp các số liệu của các phần hành kế toán, lập báo cáo tài chính quý, năm của Trường. Làm việc với các cơ quan chức năng chuyên môn trong quá trình kiếm tra định kỳ hay đột xuất. Phân tích tình hình tài chính kinh tế của Nhà trường phục vụ nhu cầu quản lý;

Kiểm tra, kiếm soát tình hình chấp hành dự toán thu, chi; thực hiện chi tiêu tài chính theo tiêu chuấn, định mức của Nhà nước;

Kiềm tra việc chấp hành kỷ luật thu nộp ngân sách, chấp hành kỷ luật thanh toán và chế độ chính sách cũa Nhà nước;

Lập kế hoạch sử dụng ngân sách hàng năm, kiểm tra và lập báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán hàng năm theo yêu cầu của cơ quan cấp trên.

Kế toán tổng hợp: Là đầu mối kiểm tra, hướng dẫn các tổ chức, cá nhân và thực hiện các thủ tục thanh toán hoạt động thường xuyên từ ngân sách nhà nước theo yêu cầu nhiệm vụ;

Lập các báo cáo định kỳ, các báo cáo bất thường theo yêu cầu của lãnh đạo, hàng năm lập báo cáo tài chính của trường và báo cáo hợp nhất theo yêu cầu.

Định kỳ, thực hiện đối chiếu giữa sổ phụ ngân hàng, quỹ tiền mặt và số sách kế toán;

Đầu mối lưu trữ các hồ sơ, chứng từ thanh toán thu, chi các nguồn kinh phí tại đơn vị;

Ke toán thanh toán (SL: 02): Phụ trách việc thanh toán các khoản thu chi của trường, thu học phí, lệ phí của học sinh, sinh viên, học viên;

Kế toán ngân sách, ngân hàng (SL: 01): Có nhiệm vụ thu thập, phản ánh xử lý và tổng hợp thông tin về nguồn kinh phí được cấp tài trợ và tình hình sử dụng các khoản kinh phí, sử dụng các khoản phụ phát sinh, thực hiện các thủ tục, hồ sơ thanh toán với Kho bạc Nhà nước theo dự toán của Nhà trường được cấp trên giao.

Đồng thời chịu trách nhiệm các khoản thanh toán bằng chuyển khoản, chịu trách nhiệm đối chiếu ngân hàng, quản lý tài khoản ngân hàng

Ke toán lương (SL: 01): Theo dõi, thu thập, xử lý thông tin về lương và các khoản đóng góp: BHXH, BHYT, BCTN, KPCĐ.

Kế toán vật tư, TSCĐ (SL: 01): Theo dồi, xử lý thông tin mua sắm sửa chừa vật tư, TSCĐ; lập kể hoạch và tổ chức quản lý, sử dụng tài sản, cơ sở vật chất và trang thiết bị của trường;

Phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện kiểm kê tài sản, cơ sờ vật chất và trang thiết bị, hạ tầng kỹ thuật định kỳ hoặc đột xuất;

Thủ quỹ (SL: 01): Quán lý tiền mặt của Nhà trường, căn cứ vào phiếu thu, phiếu chi tiền mặt để xuất hoặc nhập quỹ tiền mặt, ghi sổ quỹ phần thu, chi. Sau đó tổng hợp, đối chiểu thu chi với kế toán;

3.1.3.2 Chính sách, chế độ kế toán

Đơn vị thực hiện công tác theo chế độ kế toán hiện hành là chế độ kể toán• • • • • • HCSN, ban hành theo Thông tư 107/2017/TT-BTC ngày 10/10/2017 chế độ Kế toán Hành chính, sự nghiệp cùa Bộ trưởng Bộ Tài chính;

- Đơn vị tiền tệ sử dụng trong kế toán: Đồng Việt Nam (VND);

- Niên độ kê toán năm: Băt đâu từ ngày 01 tháng 01 đên 31 tháng 12 của năm dương lịch. Kỳ kế toán quý là 3 tháng;

- Hình thức kế toán áp dụng: Kế toán máy;

- Hình thức ghi sổ kế toán: Theo hình thức chứng từ ghi sổ;

3.2. Thực trạng kế toán hoạt động thu chi tại trưòìig đại học Hà Nội

3.2. L Nội dung và cơ chế quản lý hoạt động thu chi

3.2.7.7 Nội dung và cơ chế quản lý hoạt động thu

a. Các nguồn thu của Trường Đại học Hà Nội *Nguồn kinh phí do nhà nước cấp:

Kinh phí đào tạo lưu học sinh Hiệp đinh, lưu học sinh Lào; Kinh phí thực hiện đề án 2020;

Kinh phí thực hiện đề tài nghiên cứu khoa học cấp Bộ;

Hoàn thuế Thu nhập doanh nghiệp: Căn cứ vào điều 2 Thông tư số 47/2017/TT-BTC ngày 15/5/2017 của Bộ Tài chính về hướng dẫn hỗ trợ kinh phí từ ngân sách nhà nước đối với các cơ sở giáo dục đại học, cơ sở giáo dục nghề nghiệp công lập thực hiện thí điểm đổi mới cơ chế hoạt động theo Nghị quyết số 77/2014/NQ-CP ngày 24/10/2014 của chính phủ, ngân sách nhà nước cấp kinh phí đế hỗ trợ các cơ sở giáo dục tương ứng số thuế thu nhập doanh nghiệp đã thực hiện nộp vào ngân sách nhà nước.

Băng 3.1: Nguồn kinh phỉ do nhà nước cấp 2018-2020

Đơn vị tính: đồng

\--- --- V

Thu NSNN 2018 2019 2020

1 Kinh phí đào tạo LHS hiệp

đinh• 1,006,000,000 1,870,000,000 1,674,300,000

2 Kinh phí đào tạo LHS Lào 3,007,000,000 2,948,000,000 2,282,983,200

3 Kinh phí thực hiện đề tài

NCKHcấpBỘ 207,849,750 356,711,300 3,000,000

4 Kinh phí đề án 2020 3,939,548,274 3,119,206,511 3,825,163,754

5 KP hồ trợ chi phí học tập 226,130,500 112,000,000 406,000,000

6 KP bổ sung quỹ phát triển

hoạt động sự nghiệp 901,838,617 899,000,000 969,054,121

Tổng 9,288,367,141 9,304,917,811 9,160,501,075

(Nguôn: Phòng tài chính - kê toán)

*Nguôn thu sự nghiệp của Trường

- Học phí: Bao gồm học phí hệ đào tạo sau đại học, đại học chính quy, không chính quy (Vừa học vừa làm, Đào tạo từ xa), học cùng lúc hai chương trình, văn bàng 2. Mức học phí các hệ đào tạo này thực hiện theo các quy định ban hành kèm theo Quyết định số 1838/QĐ-ĐHHN ngày 06 tháng 08 năm 2019 của hiệu trưởng Trường đại học Hà Nội.

- Học phí các chương trỉnh liên kết hệ đào tạo;

- Tiền ờ kí túc xá và các loại phí khác của người học theo quy định; - Các khoản tài trợ của cá nhân, tố chức trong và ngoài trường;

- Thu khác.

b. Yêu cầu về các loại nguồn thu

Các khoản thu đã có quy định của Nhà nước và bắt buộc phải thực hiện: thực hiện theo đúng quy định hiện hành của Nhà nước.

Các khoản thu chưa có quy định của Nhà nước, thuộc phạm vi được tự chủ quyết định mức thu: Trường xây dựng mức thu (giá dịch vụ) hợp lý, phù hợp với từng loại dịch vụ và đối tượng sử dụng dịch vụ, trên nguyên tắc tính đúng và đủ chi phí, có tích lũy hợp lý để trả thu nhập tăng thêm cho người lao động và trích lập các quỹ phù hợp với cơ chế tài chính áp dụng đối với đơn vị tự đảm bảo chi thường xuyên và chi đầu tư theo hướng dẫn tại Thông tư số 14/2019/TT-BGD&ĐT ngày 30 tháng 8 năm 2019 của Bộ Giáo dục và Đào tạo hướng dẫn xây dựng, thẩm định, ban hành định mức kinh tế - kỹ thuật và phương pháp xác định giá dịch vụ đào tạo áp dụng trong lĩnh vực đào tạ.

Nguồn thu từ các dự án, thỏa thuận hợp tác liên kết đào tạo và tài trợ nước ngoài được thực hiện theo các thoả thuận đã ký với đối tác hoặc theo quy định trong văn bản phê duyệt cho phép thực hiện cùa cơ quan/người có thấm quyền.

Mọi hợp đồng ký kết về đào tạo và dịch vụ phải được gứi cho các đơn vị liên quan và lưu 01 bản gốc tại phòng Hành chính tổng họp và 01 bản tại phòng Tài chính-Kế toán (kèm theo các tài liệu liên quan khác, nếu có).

Các đơn vị, cá nhân trong và ngoài Trường sử dụng cơ sở vật chất của Trường phải được Hiệu trưởng đồng ý và có nghía vụ đóng góp kinh phí cho trường

(Trừ trường họp đặc biệt được cho mượn và miễn đóng góp kinh phí). Việc cho thuê cơ sở vật chất của Trường và mức thu thực hiện theo Quy chế Quản lý, sử dụng tài sản

Các khoản thu phải được thực hiện theo đúng các quy định của Trường, được quản lý tập trung, thống nhất về một đầu mối là phòng Tài chính-Kế toán để kiểm soát thu (thực hiện theo Thông báo số 1829/TB-ĐHHN-TCKT ngày 17 tháng 11 năm 2014 của Trường Đại học Hà Nội hướng dẫn thực hiện Chỉ thị số 5296/CT- BGDĐT ngày 10 tháng 11 năm 2014 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc tăng cường quản lý tài chính và đầu tư xây dựng cơ bản trong các cơ sở giáo dục trực thuộc Bộ).

Trong một số trường hợp đặc biệt, để tạo điều kiện thuận lợi hơn trong công tác tổ chức thu và giảm bớt thủ tục đối với người nộp tiền, Hiệu trưởng có thể ủy quyền cho đơn vị được giao nhiệm vụ trực tiếp tổ chức hoạt động dịch vụ thu hộ phòng Tài chính-Kế toán trên nguyên tắc đảm bảo thu đúng quy định, nộp tiền đầy đủ và kịp thời về phòng Tài chính-Kế toán sau khi kết thúc đợt thu. Nghiêm cấm các đơn vị tự tổ chức thu ngoài quy định, ngoài phạm vi được ủy quyền thu hoặc thu không đúng quy định của Trường.

Công tác tổ chức thu phải tiếp tục tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, sử dụng phàn mềm quản lý thu của trường, trừ các trường hợp đặc biệt do các khoản thu mới phát sinh chưa có quy định về mức thu hoặc khoản thu đột xuất, không thường xuyên, chưa thể thực hiện được ngay việc tồ chức thu và quản lý thu trên phần mềm quản lý thu của trường. Khuyến khích và tiến tới áp dụng việc nộp

Một phần của tài liệu Kế toán hoạt động thu chi tại trường đại học hà nội (Trang 54)