Nhân chủng virus cúm AH5N1 tạo lô chủng làm việc dùng trong sản xuất vắc xin cúm

62 481 0
Nhân chủng virus cúm AH5N1 tạo lô chủng làm việc dùng trong sản xuất vắc xin cúm

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

LỜI CẢM ƠN Để hoàn thành đồ án này, Trước hết em xin gửi tới Ban giám hiệu Trường Đại học Nha Trang, phòng Đào tạo Đại học và Ban Giám đốc Viện Nghiên cứu Công nghệ Sinh học và Môi trường lời cảm ơn, lòng tự hào vì đã được học tập tại trường trong những năm qua. Em xin chân thành cảm ơn TS. Nguyễn Thị Lan Phương – Trưởng phòng Kiểm Định – Viện Vắc xin và Sinh phẩm Y tế và TS. Vũ Ngọc Bội – Trưởng khoa Công nghệ Thực phẩm – Trường Đại học Nha Trang đã tận tình hướng dẫn, động viên em trong suốt thời gian thực hiện đồ án vừa qua. Xin cảm ơn CN. Trần Ngọc Nhơn, CN. Nguyễn Thị Thúy Hằng, CN. Đinh Thị Huấn cùng toàn thể các cán bộ viên chức phòng Kiểm Định - Viện Vắc xin và Sinh phẩm Y tế đã tận tình giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi cho em trong suốt thời gian thực hiện đồ án vừa qua. Cuối cùng, em xin cảm ơn cha mẹ, bạn bè đồng nghiệp và toàn thể quí thầy cô trong Viện Công nghệ Sinh học và Môi trường đã dạy dỗ và tạo điều kiện về vật chất và tinh thần cho em trong suốt thời gian vừa qua. Nha trang, tháng 6, năm 2012 Nguyễn Thị Thu Huyền i MỤC LỤC LỜI CẢM ƠN i MỤC LỤC i DANH MỤC CÁC BẢNG iv LỜI MỞ ĐẦU 1 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3 1.1. GIỚI THIỆU VỀ CÚM GIA CẦM 3 1.2. TÌNH HÌNH BỆNH CÚM A/H5N1 Ở NGƯỜI TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM 4 1.2.1. Tình hình bệnh cúm A/H5N1 ở người trên thế giới hiện nay 4 1.2.2. Tình hình bệnh cúm A/H5N1 tại Việt Nam 6 1.3. TÁC NHÂN GÂY BỆNH 8 1.3.1. Đặc điểm sinh học của Virus cúm A/H5N1 8 1.3.2. Độc lực và tính thích ứng vật chủ 10 1.3.3. Đường xâm nhập và lây bệnh của bệnh cúm A/H5N1 11 1.3.4. Đặc điểm kháng nguyên – miễn dịch 15 1.4. SẢN XUẤT VẮC XIN PHÒNG BỆNH CÚM A/H5N1 19 1.4.1. Tình hình sản xuất vắc xin cúm A/H5N1 cho người ở Việt Nam 19 1.4.2. Chủng NIBRG-14 trong sản xuất vắc xin cúm 20 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 24 2.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU 24 2.2. VẬT LIỆU 24 2.3. THIẾT BỊ - DỤNG CỤ 24 2.4. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 25 2.4.1. Phương pháp tạo chủng làm việc từ chủng gốc NIBRG-14 (MSL) 25 2.4.2. Phương pháp kiểm tra chất lượng 29 2.4.2.1. Xác định liều gây nhiễm EID50 29 ii 2.4.2.2. Xác định hiệu giá HA (Haemaagglutinin: phản ứng ngưng kết hồng cầu) 30 2.4.2.3. Kiểm tra vô trùng 32 2.4.2.4. Phát hiện Mycoplasma 32 CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ VÀ BÀN LUẬN 35 3.1. NHẬN DẠNG VÀ XÁC ĐỊNH HIỆU GIÁ CHỦNG CỦA CHỦNG VIRUS NIBRG-14 35 3.1.1. Xác định các đặc điểm nhận dạng: 35 3.1.1.1. Tính chất gây ngưng kết hồng cầu 35 3.1.1.2. Giải trình tự gen xác nhận đoạn gen H5 không độc tính và gen N1 của chủng virus NIBRG-14 (MSL) 36 3.1.1.3. Hiệu giá EID50 gây nhiễm trên trứng gà có phôi của chủng NIBRG-14 (MSL) 39 3.1.2.Xác định liều gây nhiễm tối ưu (Optimal Infectious Dose) của chủng MSL trên trứng gà có phôi 40 3.2. SẢN XUẤT VÀ ĐÁNH GIÁ CHẤT LƯỢNG CỦA LÔ CHỦNG LÀM VIỆC (WSL) ĐƯỢC NHÂN TRUYỀN TỪ CHỦNG NIBRG-14 (MSL) 42 3.2.1. Kết quả sản xuất vắc xin 42 3.3.2. Kết quả đánh giá chất lượng của lô chủng WSL được nhân truyền từ chủng NIBRG-14 nguyên gốc 43 KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 48 1.KẾT LUẬN 48 2.KIẾN NGHỊ 48 TÀI LIỆU THAM KHẢO 49 PHỤ LỤC iii CÁC CHỮ VIẾT TẮT TRONG LUẬN VĂN EID50 : Effective Infection Dose 50 (Liều gây nhiễm 50%) FAO : Food and Agriculture Organization (Tổ chức Nông lương thế giới) HA : Haemagglutinin (Kháng nguyên ngưng kết hồng cầu – Kháng nguyên HA) HPAI : Highly pathogenic avian influenza (chủng virus cúm gia cầm độc lực cao) LM1 : Liquit Medium 1 LM2 : Liquit Medium 2 LPAI : Low pathogenic avian influenza (Chủng virus cúm gia cầm độc lực thấp) NA : Neuraminidase (Kháng nguyên neuraminidase) NP : Nucleo Protein NIBSC : National Institute for Biological Standards and Control (Viện Quốc gia về tiêu chuẩn và Kiểm định Sinh học, Anh) OIE : Office International Epizoot (Tổ chức Thú y thế giới) PBS : Phosphate Buffer Saline (Dung dịch đệm) PR8 : Chủng virus cúm A/H1N1/ có nguồn gốc từ Puerto Rico RNP : Ribo Nucleo Protein SA : Sialic Acid TSA : Tryp Soyabeen Agar (Môi trường thạch) TSB : Tryp Soyabeen Broth (Môi trường) WHO : World Health Organization - Tổ chức Y Tế Thế giới (TCYTTG) WSL : Working Seed Lot (Chủng làm việc) iv DANH MỤC CÁC BẢNG Bảng 2.1. Cách tính EID50 của liều gây nhiễm 30 Bảng 2.2. Thành phần cho 1 mẫu phản ứng PCR 34 Bảng 3.1. Kết quả chuẩn độ hiệu giá virus của chủng MSL 40 Bảng 3.2. Kết quả xác định liều gây nhiễm tối ưu chủng MSL trên trứng gà có phôi 41 Bảng 3.3. Các thông số trong qui trình sản xuất lô chủng WSL 42 Bảng 3.4: Kết quả kiểm tra hiệu giá HA 46 Bảng 3.5: Kết quả liều gây nhiễm EID50 của chủng sản xuất 46 Bảng 3.6. Kiểm tra tính ổn định về hiệu giá HA và hiệu giá chủng EID50 47 của lô P2 và P3 47 v DANH MỤC CÁC HÌNH Hình 1.1. Tình hình dịch cúm A/H5N1 ở người từ năm 2003 đến nay. 5 Hình 1.2. Các giai đoạn phát triển dịch cúm A/H5N1 6 Hình 1.3. Tình hình dịch cúm A/H5N1 ở nước ta từ năm 2003 đến nay 7 Hình 1.4. Ảnh chụp kính hiển vi điện tử (A), mô hình (B), và phức hợp ribonucleoprotein RNP (C) của virus cúm A 8 Hình 1.5. Mô hình cơ chế xâm nhiễm và nhân lên của virus cúm A ở tế bào chủ. 13 Hình1.6. Mối quan hệ lây nhiễm và thích ứng các loài vật chủ của virus cúm A 15 Hình1.7. Sơ đồ minh họa đột biến điểm của hiện tượng “ kháng nguyên” (antigenic drift) (A) và đột biến tái tổ hợp của hiện tượng “trộn kháng nguyên” (antigenic shift) ở virus cúm A (B). 18 Hình 1.8. Bằng kĩ thuật di truyền ngược chủng gốc NIBRG-14 được tạo ra từ 6 gen của virus A/PR8/34(H1N1) và 2 gen của virus A/Vietnam/1194/2004 (H5N1), trong đó gen HA bị đột biến mất đoạn để giảm độc lực, cho phép virus này tái tổ hợp này nhân lên bằng công nghệ phôi trứng gà 22 Hình 2.1. Hình ảnh về quá trình đánh dấu vị trí tiêm 26 Hình 2.2. Hình ảnh về quá trình đục lỗ điểm tiêm 26 Hình 2.3. Hình ảnh về quá trình tiêm chủng vào dịch niệu đệm của trứng 26 Hình 2.4. Hình ảnh về quá trình hàn điểm tiêm bằng parafin 26 Hình 2.5. Hình ảnh về quá trình cắt vỏ trứng tại vùng buồng khí 27 Hình 2.6. Hình ảnh về quá trình dùng pipette Pasteur hút dịch niệu trong từng trứng 27 Hình 2.7. Hình ảnh về quá trình cho dịch niệu vào 1 tube vô khuẩn 27 Hình 2.8. Hình ảnh về quá trình cho dịch niệu vào tube cryo bảo quản đông băng 27 Hình 2.9. Sơ đồ nhân tạo chủng WSL 28 Hình 2.10. Sơ đồ phản ứng ngưng kết hồng cầu 31 Hình 2.11. Sơ đồ chu trình nhiệt: 34 Hình 3.1. Kết quả kiểm tra HA chủng virus cúm NIBRG-14 35 vi Hình 3.2. Kết quả thu nhận các đoạn DNA của các gen N1 và gen H5 bằng kỹ thuật PCR từ virus có nguồn gốc khác nhau 37 Hình 3.3. Kết quả so sánh trình tự gen H5 đột biến bằng kỹ thuật di truyền ngược của chủng NIBRG-14 với chủng VN/1194/2004 (H5N1) tự nhiên. Gen H5 của chủng NIBRG-14 được đột biến từ gen H5 của chủng /Vietnam/1194/2004(H5N1) của Việt Nam thông qua làm mất đoạn 12 nucleotide tương đương với 4 amino acid RRRK thuộc đoạn gen có độc tính cao và 3 đột biến điểm đổi A thành C nhằm ngăn ngừa khả năng tái hợp của đoạn gen có độc lực cao này. 38 Hình 3.4. Kết quả so sánh trình tự đoạn gen N1 của chủng di truyền ngược NIBRG-14 làm vắcxin và chủng A/Vietnam/1194/2004 (H5N1) tự nhiên. Trình tự nucleotide của đoạn gen N1 đã kiểm tra ở hai chủng hoàn toàn giống nhau 39 Hình 3.5. Kiểm tra tạp nhiễm Mycoplasma trên môi trường canh thang LM1 và LM2 44 Hình 3.6. Kết quả kiểm tra tạp nhiễm Mycoplasma bằng PCR 45 1 LỜI MỞ ĐẦU Từ trường hợp nhiễm virus cúm A/H5N1 đầu tiên được phát hiện tại Hồng Kông tháng 5 năm 1997 đến nay, dịch cúm A/H5N1 trên người đã lan sang nhiều quốc gia trên thế giới. Cho đến nay, vẫn chưa có một bằng chứng nào cho thấy có sự lây truyền virus trực tiếp từ người sang người. Tuy nhiên, các chuyên gia khẳng định việc virus cúm A/H5N1 lây nhiễm trực tiếp từ người qua người chỉ là vấn đề thời gian. Điều này đã cảnh báo về nguy cơ của một đại dịch cúm A/H5N1 trên người gần kề và buộc các nhà khoa học trên thế giới phải nhanh chóng tìm ra phương thức phòng bệnh hiệu quả. Vắc xin luôn được coi là phương thức hiệu nghiệm nhất trong việc phòng chống, giảm tỷ lệ mắc bệnh và chết do virus cúm gây ra. Tuy vắc xin cúm đã được sản xuất từ thập niên 60 nhưng chỉ tập trung ở các nước Châu Âu và Bắc Mỹ. Với năng lực sản xuất vắc xin của thế giới hiện nay là 300 triệu liều/năm, nếu đại dịch cúm trên người xảy ra thì lượng vắc xin này chỉ có thể đáp ứng cho khoảng 10% dân số thế giới. Trước tình hình đó, Tổ chức Y tế Thế giới (TCYTTG) khuyến cáo tất cả các nước, đặc biệt các quốc gia Châu Á, chủ động nghiên cứu và sản xuất vắc xin cúm A/H5N1 để có thể kịp thời cung ứng cho nhu cầu bảo vệ sức khỏe cộng đồng khi xảy ra đại dịch. Hiện nay vắc xin cúm gia cầm H5N1 được sản xuất dùng trong công nghệ nuôi cấy virus trên phôi gà 9 – 11 ngày tuổi. Việc xác định được nồng độ virus gây nhiễm, nhiệt độ nuôi cấy, thời gian thu hoạch thích hợp để có thể thu được dịch niệu với hiệu giá virus cao và ổn định là yếu tố quyết định đến thành công và đảm bảo tính kinh tế khi sản xuất vắc xin cúm. Việc sản xuất vắc xin hay các chế phẩm sinh học đều phải tuân thủ các qui trình sản xuất rất nghiêm ngặt theo qui định của TCYTTG, trong đó hệ thống chủng giống là một trong những yêu cầu bắt buộc đầu tiên. Các chủng sản xuất vắc xin cúm nói chung và vắc xin cúm A/H5N1 nói riêng phải là các chủng chuẩn (reference) do TCYTTG cung cấp. Từ các ống chủng này, nhà sản xuất phải tự thiết lập ngân hàng chủng giống cho sản xuất theo đúng trình tự và qui định của TCYTTG. Hiệu quả của vắc xin phụ thuộc rất nhiều vào chất lượng giống virus, đặc biệt tính tương đồng của chủng virus vắc xin với chủng virus gây bệnh và hàm lượng protein HA chứa trong 2 liều vắc xin. Người ta đã chứng minh được nếu trình tự các axit amin giữa chủng vắc xin và chủng gây bệnh giống nhau khoảng 87% là có mối tương quan rất rõ đến hiệu quả phòng bệnh. Để đạt mục tiêu nghiên cứu sản xuất vắc xin cúm A/H5N1 có hiệu quả bảo vệ cao và an toàn cho người sử dụng, một trong những mục tiêu đầu tiên là xây dựng hệ thống chủng giống dùng cho sản xuất an toàn và ổn định. Với ý nghĩa trên chúng tôi thực hiện đề tài nghiên cứu “Nhân chủng virus cúm A/H5N1 (NIBRG-14) tạo lô chủng làm việc dùng trong sản xuất vắc xin cúm” Mục đích của đề tài: Tạo lô chủng làm việc (WSL) từ chủng virus cúm NIBRG- 14 (A/H5N1) do TCYTTG cung cấp để sản xuất vắc xin cúm A/H5N1 tại Viện Vắc xin và Sinh phẩm Y tế, đạt yêu cầu chất lượng theo qui định. Nội dung nghiên cứu: - Nhận dạng và xác định hiệu giá của chủng virus cúm A/H5N1 (NIBRG-14). - Sản xuất và đánh giá chất lượng của lô chủng làm việc (WSL) được nhân truyền từ chủng NIBRG-14 (WSL). Do thời gian nghiên cứu có hạn nên báo cáo hẳn còn có các hạn chế, em rất mong nhận được các ý kiến góp ý của quí thầy cô và bạn bè đồng nghiệp để báo cáo thêm hoàn chỉnh. 3 CHƯƠNG 1. TỔNG QUAN TÀI LIỆU 1.1. GIỚI THIỆU VỀ CÚM GIA CẦM Cúm gia cầm là bệnh truyền nhiễm cấp tính của gia cầm, do nhóm virus cúm A, thuộc họ Orthomyxoviridae gây ra, có khả năng lan truyền từ động vật sang người. Nhóm virus cúm A có 16 phân type HA (H1 - H16) và 9 phân type NA (N1 - N9) có khả năng tái tổ hợp để tạo nên hàng trăm phân type khác nhau về độc tính và khả năng gây bệnh. Virus H5N1 thể độc lực cao (HPAI) vẫn đang là mối đe dọa cho chăn nuôi và sức khỏe cộng đồng. Từ cuối năm 2003 đến tháng 6/2008, thế giới đã có 385 trường hợp mắc cúm A/H5N1, trong đó có 243 trường hợp đã tử vong, chiếm 63,11%. Việt Nam và Indonesia là hai quốc gia có số người nhiễm và tử vong cao nhất [19], [24], [29]. Không giống như dịch cúm A/H5N1 giai đoạn 1996 - 2002, chúng ta có thể khống chế dịch bằng cách tiêu diệt và loại trừ các loài gia cầm bị nhiễm bệnh trong vùng dịch để cắt đứt đường lây truyền. Virus cúm A/H5N1 trong giai đoạn từ 2003 đến nay là thể có độc lực cao, với sự xuất hiện nhiều genotype khác nhau, đặc biệt là genotype Z, lan truyền từ Nam Trung Quốc đến các nơi khác trên thế giới. Tính gây bệnh của virus A/H5N1 thể độc lực cao không chỉ giới hạn ở chức năng điểm cắt protease của HA và hoạt tính của NA, mà là hiệu ứng của sản phẩm đa gen và khả năng tái tổ hợp tạo virus mới với đặc tính gây bệnh và độc lực khác nhau là vấn đề cần tính đến. Trong thời gian này, đặc biệt là trong 5 năm gần đây trên thế giới có hàng ngàn công trình nghiên cứu về cúm A và cúm A/H5N1 thậm chí là nghiên cứu phát triển công nghệ sản xuất vắc xin gây miễn dịch cho gia cầm và để chuẩn bị cho đại dịch có thể xảy ra ở người. Về phương diện dịch tễ, tiến hóa, tạo biến chủng, biến đổi kháng nguyên - miễn dịch, tính mẫn cảm và đề kháng với dược liệu, khác với nhiều virus khác ở gia cầm, virus cúm A/H5N1 có xu hướng đột biến nhanh để tạo nên nhiều biến chủng phân chia thành nhiều phân dòng khác nhau và có tính thích ứng phổ rộng đối với vật chủ. Bệnh cúm được Hippocrates mô tả lần đầu tiên vào năm 412 trước công nguyên tại Hy Lạp là bệnh nhiễm trùng đường hô hấp cấp tính. Bệnh xảy ra theo chu kỳ và [...]... được TCYTTG công nhận là chủng dúng cho sản xuất vắc xin cúm A/H5N1 cho người  Tiêu chuần chất lượng của chủng sản xuất vắc xin cúm A/H5N1 (Tiêu chuẩn cơ sở) Căn cứ theo các yêu cầu của TCYTTG qui định về việc dùng chủng virus cúm trong sản xuất vắc xin cúm, Viện Vắc xin đã xây dựng tiêu chuẩn chất lượng cơ sở cho chủng dùng sản xuất vắc xin cúm A/H5N1 như sau:  Tiêu chuẩn chủng NIBRG-14 gốc giống... thuật sản xuất vắc xin cúm A/H5N1 cho người trên tế bào thận khỉ tiên phát Chủng sản xuất ban đầu sử dụng là một chủng tái tổ hợp từ chủng virus A/Vietnam/1203/2004 với 1 chủng tái hợp từ chủng virus phòng thí nghiệm do trường đại học Tokyo, Nhật Bản cung cấp Hiện nay, loại vắc xin này đã qua giai đoạn thử nghiệm lâm sàng pha III trên người tình nguyện Tuy nhiên, vì là công nghệ mới, vắc xin được sản xuất. .. sản xuất trong phòng thí nghiệm nên vắc xin cũng chỉ dừng ở mức độ đề tài nghiên cứu  Viện Vắc xin và sinh phẩm Y tế (IVAC): Từ năm 2006 đến 2009, thực hiện đề tài nhánh cấp nhà nước “Nghiên cứu sản xuất vắc xin cúm A/H5N1 trên trứng gà có phôi”, Viện đã sử dụng chủng NIBRG-14 nghiên cứu sản xuất thử nghiệm thành công ở qui mô phòng thí nghiệm các lô vắc xin cúm A/H5N1 Chủng NIBRG-14 được tạo bằng... triển dạng vắc xin nuôi cấy trên tế bào VERO, sử dụng chủng NIBRG-14 Tuy nhiên dạng vắc xin này cũng mới chỉ dừng ở mức độ đề tài nghiên cứu 1.4.2 Chủng NIBRG-14 trong sản xuất vắc xin cúm  Cách tạo ra chủng NIBRG-14 Nguyên lý của kỹ thuật di truyền ngược như sau: Reverse genetics (kỹ thuật di truyền ngược) là một thuật ngữ được sử dụng trong ngành virus học phân tử để chỉ việc tạo ra virus từ cDNA... hình sản xuất vắc xin cúm A/H5N1 cho người ở Việt Nam Trước tình hình dịch bệnh và những thông tin đầu tiên về đại dịch có thể xảy ra bất cứ lúc nào, ngay từ năm 2005 đến nay các nhà sản xuất vắc xin tại Việt nam dưới sự tài trợ của nhiều tổ chức quốc tế đang nỗ lực phấn đấu phát triển công nghệ sản xuất vắc xin cúm nói chung và vắc xin cúm đại dịch nói riêng Có thể điểm qua như sau:  Công ty Vắc xin. .. trữ vắc xin cúm đại dịch cho toàn cầu và được tài trợ xây dựng một nhà máy đạt chuẩn GMP-WHO để sản xuất vắc xin cúm với công suất 1 -3 triệu liều vắc xin/ năm Tiếp theo, năm 2011, Tổ chức PATH (Mỹ) đã tiếp tục tài trợ nguồn kinh phí để vận hành nhà máy Sản phẩm vắc xin cúm A/H1N1 sản xuất trên dây chuyền công nghệ của 20 nhà máy hiện nay đang được thử nghiệm lâm sàng trên người Tiếp tục chiến lược sản. .. hiệu suất tái bản virus Việc tạo ra virus cúm phức tạp hơn nhiều vì quá trình tái bản virus cần đủ 8 phân đoạn và 4 protein (PB1, PB2 PA và NP) Hơn nữa, virus cúm tái bản trong nhân tế bào bị nhiễm, nên các vRNA và protein phải đi vào được trong nhân Hobom và cộng sự đã sử dụng hệ RNA polymerase I để sinh tổng hợp vRNAs (của virus cúm) nội bào Hệ RNA pol I bao gồm 1 cDNA của virus cúm nằm giữa RNA pol... đang được thử nghiệm lâm sàng trên người Tiếp tục chiến lược sản xuất vắc xin cho đại dịch, từ tháng 10/2011 đến nay nhà máy bắt đầu sản xuất vắc xin cúm A/H5N1 bằng chủng NIBRG-14, hướng tới thử nghiệm lâm sàng dự kiến thực hiện vào năm 2013 cho loại vắc xin này Nếu thử nghiệm lâm sàng thành công, Vắc xin sẽ được đăng ký cấp phép sản xuất ở qui mô công nghiệp với công suất 1-3 triệu liều/năm, đủ đáp... pháp phòng bệnh hiệu quả nhất trong phòng chống các bệnh do virus cúm A/H5N1 gây ra 8 1.3 TÁC NHÂN GÂY BỆNH 1.3.1 Đặc điểm sinh học của Virus cúm A/H5N1 Virus cúm A (còn gọi là virus cúm gia cầm, virus cúm gà) có tên khoa học là Avian Influenza (AI), thuộc họ Orthomyxoviridae trong hệ thống phân loại chung (Basic Taxomomy) [22] Các hạt virus cúm A (virion) có hình cầu hoặc hình khối đa diện, đường kính... loại virus HPAI nguy hiểm [29]  Tính thích ứng đa vật chủ của virus cúm A/H5N1 Vật chủ tự nhiên của tất cả các chủng virus cúm A/H5N1 là chim hoang dã (chủ yếu là vịt trời), đây là nguyên nhân lan truyền virus trong tự nhiên rất khó kiểm soát Virus cúm A có khả năng gia tăng biên độ vật chủ của chúng trong quá trình lây truyền ở tự nhiên [21] Nhờ đặc tính luôn thay đổi kháng nguyên trong tự nhiên, virus . nghiên cứu “Nhân chủng virus cúm A/H5N1 (NIBRG-14) tạo lô chủng làm việc dùng trong sản xuất vắc xin cúm Mục đích của đề tài: Tạo lô chủng làm việc (WSL) từ chủng virus cúm NIBRG- 14 (A/H5N1). kinh tế khi sản xuất vắc xin cúm. Việc sản xuất vắc xin hay các chế phẩm sinh học đều phải tuân thủ các qui trình sản xuất rất nghiêm ngặt theo qui định của TCYTTG, trong đó hệ thống chủng giống. 1.4. SẢN XUẤT VẮC XIN PHÒNG BỆNH CÚM A/H5N1 19 1.4.1. Tình hình sản xuất vắc xin cúm A/H5N1 cho người ở Việt Nam 19 1.4.2. Chủng NIBRG-14 trong sản xuất vắc xin cúm 20 CHƯƠNG 2. ĐỐI TƯỢNG, VẬT

Ngày đăng: 24/07/2014, 06:50

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

  • Đang cập nhật ...

Tài liệu liên quan