Du lịch Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ trong những năm gần đây trong đó không thể không kể đến sự đóng góp của hoạt động du lịch cộng đồng. Với mục tiêu chính là tạo ra thu nhập bổ sung cho người dân, bảo tồn và duy trì các nguồn tài nguyên văn hóa của địa phương, phát triển và tăng cường cơ sở hạ tầng và cơ sở kinh doanh du lịch, xây dựng năng lực và tăng thêm quyền cho cộng đồng, tạo sự hiểu biết giữa dân cư địa phương với cơ sở kinh doanh và khách du lịch, du lịch dựa vào cộng đồng ngày càng khẳng định được vai trò của mình trong quá trình phát triển kinh tế xã hội nói chung và phát triển hoạt động du lịch của địa phương nói riêng. Thông qua hoạt động du lịch dựa vào cộng đồng, người dân có thêm thu nhập từ việc đón khách, cho thuê đất cắm trại, chỗ nghỉ đêm (home stay), dịch vụ ăn uống và hướng dẫn khách tham quan... Tham gia các chương trình tour du lịch dựa vào cộng đồng, du khách có cơ hội khám phá nơi sinh sống, tham quan, tìm hiểu các tập tục sinh hoạt, tập quán canh tác của người dân bản địa. Tại các vùng nông thôn và vùng ven biển, nơi chưa có sự tác động lớn của nền kinh tế thị trường, đặc biệt là vùng có nhiều người dân nghèo sinh sống với các nếp sinh hoạt mang đậm đà bản sắc riêng rất phù hợp để phát triển loại hình du lịch dựa vào cộng đồng Phát triển du lịch dựa vào cộng đồng là loại hình du lịch còn mới ở Việt Nam. Một số mô hình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng đã được hình thành bước đầu ở một số địa phương như tại SaPa (Lào Cai), Thừa Thiên Huế... do Tổ chức phát triển Hà Lan giúp đỡ; tại Hòn Mun Khánh Hòa, Giao Thủy Nam Định do Trung tâm Bảo tồn sinh vật biển và phát triển cộng đồng tài trợ... Một số địa phương cũng đã hình thành ở mức độ khác nhau sự liên kết của cộng đồng trong kinh doanh du lịch... Nhìn chung, phát triển du lịch dựa vào cộng đồng nêu trên đã có tác dụng tích cực, đem lại lợi ích cho người dân, góp phần xoá đói giảm nghèo và nâng cao ý thức về bảo vệ tài nguyên du lịch, môi trường. Song các kết quả này còn ở phạm vi hẹp, tự phát, hoạt động du lịch cộng đồng còn nhiều khó khăn, bất cập, chưa khai thác mạnh được những đặc điểm, lợi thế của du lịch dựa vào cộng đồng. Vùng ven biển Nam Định bao gồm các huyện Giao Thuỷ, Hải Hậu Nghĩa Hưng tiếp giáp với biển Đông ở phía Đông Nam, diện tích khoảng 700km2. Bờ biển kéo dài 72km từ cửa Ba Lạt đến cửa Đáy. Vùng ven biển Nam Định là khu vực rất phong phú về các kiểu sinh cảnh, trong đó quan trọng nhất là các bãi cát ngập triều, trảng sậy và rừng ngập mặn. Ngoài ra, các bãi bồi ngập triều cũng là một sinh cảnh quan trọng, là nơi kiếm ăn của các loài chim ven bờ, trong số đó có một số loài được đưa vào sách đỏ bị đe doạ toàn cầu như: Mòng bể mỏ ngắn, Cò mỏ thìa... Đây còn là nơi trú ngụ của một số loài chim khác với số lượng lớn. Rừng ngập mặn ở vùng ven biển Nam Định có thực vật ưu thế thuộc loài Trang, Bần Chua, Vẹt Dù và Sú. Khu vực có giá trị về sinh cảnh và đa dạng sinh học phục vụ phát triển kinh tế xã hội, đặc biệt là du lịch. Vùng ven biển Nam Định cũng là nơi có nhiều địa danh lịch sử và giàu truyền thống văn hoá như là ngọn hải đăng cồn Vành, thăm tượng đài Trường Chinh, thăm làng quê Hành Thiện, nhà thờ Bùi Chu, nhà thờ Phú Nhai, đình, chùa của các xã, làng ven biển... hoặc đi thuyền xa xa chút du khách đến thăm các nông trường cói, chiếu (Thái Bình)… Tuy nhiên, trong quá trình phát triển kinh tế xã hội tài nguyên và môi trường tự nhiên ở vùng ven biển Nam Định đã và đang bị suy thoái, ô nhiễm do tình trạng khai thác tài nguyên quá mức, tạo ra các sức ép đối với tài nguyên môi trường của vùng ven biển. Do vậy, đề tài đã chọn vùng ven biển Nam Định là điểm nghiên cứu.. Các giá trị tài nguyên môi trường hiện đang bị tác động bởi sức ép mưu sinh, sinh kế của người dân. Để bảo tồn và phát huy các giá trị trên, góp phần phát triển bền vững cần có sự chuyển đổi phương thức sinh kế truyền thống và du lịch cộng đồng là một phương pháp tiếp cận có hiệu quả. Có thể dễ dàng nhận thấy, cộng đồng dân cư ở vùng ven biển Nam Định sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp, và khai thác các nguồn lợi sẵn có về thuỷ sản và các giá trị sinh thái ven biển. Việc khai thác quá mức tự nhiên này đã dẫn đến huỷ hoại sự đa dạng của các hệ sinh thái ven biển, đặc biệt là hệ thống rừng ngập mặn ở VQG Xuân Thủy. Biến diện tích đất canh tác nông nghiệp thành các ao nuôi trồng thuỷ sản ồ ạt cũng là một cách tàn phá tài nguyên đất đai, làm mặn hoá các cánh đồng đã được thau chua rửa mặn. Trong bối cảnh trên việc lựa chọn một phương thức tiếp cận mới về sinh kế của người dân sao cho vừa khai thác được những tiềm năng đa dạng và phong phú về tự nhiên và văn hóa bản địa, vừa hạn chế được những tác động, góp phần bảo tồn tự nhiên và văn hóa là hết sức cần thiết. Phát triển du lịch nói chung, đặc biệt là du lịch dựa vào cộng đồng chính là phương thức tiếp cận phù hợp với mục tiêu trên. Đây chính là lý do chọn đề tài nghiên cứu. Đề tài: “Nghiên cứu phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại vùng ven biển tỉnh Nam Đinh” sẽ góp phần khơi dậy tiềm năng phát triển loại hình du lịch dựa vào cộng đồng của vùng ven biển, đồng thời hướng tới mục tiêu bảo tồn bền vững đa dạng sinh học của hệ sinh thái rừng ngập mặn và hệ sinh thái thuỷ sinh vùng ven biển.
PHẦN MỞ ĐẦU 1. Sự cần thiết của vấn đề nghiên cứu. Du lịch Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng khích lệ trong những năm gần đây trong đó không thể không kể đến sự đóng góp của hoạt động du lịch cộng đồng. Với mục tiêu chính là tạo ra thu nhập bổ sung cho người dân, bảo tồn và duy trì các nguồn tài nguyên văn hóa của địa phương, phát triển và tăng cường cơ sở hạ tầng và cơ sở kinh doanh du lịch, xây dựng năng lực và tăng thêm quyền cho cộng đồng, tạo sự hiểu biết giữa dân cư địa phương với cơ sở kinh doanh và khách du lịch, du lịch dựa vào cộng đồng ngày càng khẳng định được vai trò của mình trong quá trình phát triển kinh tế xã hội nói chung và phát triển hoạt động du lịch của địa phương nói riêng. Thông qua hoạt động du lịch dựa vào cộng đồng, người dân có thêm thu nhập từ việc đón khách, cho thuê đất cắm trại, chỗ nghỉ đêm (home stay), dịch vụ ăn uống và hướng dẫn khách tham quan Tham gia các chương trình tour du lịch dựa vào cộng đồng, du khách có cơ hội khám phá nơi sinh sống, tham quan, tìm hiểu các tập tục sinh hoạt, tập quán canh tác của người dân bản địa. Tại các vùng nông thôn và vùng ven biển, nơi chưa có sự tác động lớn của nền kinh tế thị trường, đặc biệt là vùng có nhiều người dân nghèo sinh sống với các nếp sinh hoạt mang đậm đà bản sắc riêng rất phù hợp để phát triển loại hình du lịch dựa vào cộng đồng Phát triển du lịch dựa vào cộng đồng là loại hình du lịch còn mới ở Việt Nam. Một số mô hình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng đã được hình thành bước đầu ở một số địa phương như tại SaPa (Lào Cai), Thừa Thiên - Huế do Tổ chức phát triển Hà Lan giúp đỡ; tại Hòn Mun - Khánh Hòa, Giao Thủy - Nam 1 Định do Trung tâm Bảo tồn sinh vật biển và phát triển cộng đồng tài trợ Một số địa phương cũng đã hình thành ở mức độ khác nhau sự liên kết của cộng đồng trong kinh doanh du lịch Nhìn chung, phát triển du lịch dựa vào cộng đồng nêu trên đã có tác dụng tích cực, đem lại lợi ích cho người dân, góp phần xoá đói giảm nghèo và nâng cao ý thức về bảo vệ tài nguyên du lịch, môi trường. Song các kết quả này còn ở phạm vi hẹp, tự phát, hoạt động du lịch cộng đồng còn nhiều khó khăn, bất cập, chưa khai thác mạnh được những đặc điểm, lợi thế của du lịch dựa vào cộng đồng. Vùng ven biển Nam Định bao gồm các huyện Giao Thuỷ, Hải Hậu Nghĩa Hưng tiếp giáp với biển Đông ở phía Đông Nam, diện tích khoảng 700km 2 . Bờ biển kéo dài 72km từ cửa Ba Lạt đến cửa Đáy. Vùng ven biển Nam Định là khu vực rất phong phú về các kiểu sinh cảnh, trong đó quan trọng nhất là các bãi cát ngập triều, trảng sậy và rừng ngập mặn. Ngoài ra, các bãi bồi ngập triều cũng là một sinh cảnh quan trọng, là nơi kiếm ăn của các loài chim ven bờ, trong số đó có một số loài được đưa vào sách đỏ bị đe doạ toàn cầu như: Mòng bể mỏ ngắn, Cò mỏ thìa Đây còn là nơi trú ngụ của một số loài chim khác với số lượng lớn. Rừng ngập mặn ở vùng ven biển Nam Định có thực vật ưu thế thuộc loài Trang, Bần Chua, Vẹt Dù và Sú. Khu vực có giá trị về sinh cảnh và đa dạng sinh học phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đặc biệt là du lịch. Vùng ven biển Nam Định cũng là nơi có nhiều địa danh lịch sử và giàu truyền thống văn hoá như là ngọn hải đăng cồn Vành, thăm tượng đài Trường Chinh, thăm làng quê Hành Thiện, nhà thờ Bùi 2 Chu, nhà thờ Phú Nhai, đình, chùa của các xã, làng ven biển hoặc đi thuyền xa xa chút du khách đến thăm các nông trường cói, chiếu (Thái Bình)… Tuy nhiên, trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội tài nguyên và môi trường tự nhiên ở vùng ven biển Nam Định đã và đang bị suy thoái, ô nhiễm do tình trạng khai thác tài nguyên quá mức, tạo ra các sức ép đối với tài nguyên môi trường của vùng ven biển. Do vậy, đề tài đã chọn vùng ven biển Nam Định là điểm nghiên cứu Các giá trị tài nguyên môi trường hiện đang bị tác động bởi sức ép mưu sinh, sinh kế của người dân. Để bảo tồn và phát huy các giá trị trên, góp phần phát triển bền vững cần có sự chuyển đổi phương thức sinh kế truyền thống và du lịch cộng đồng là một phương pháp tiếp cận có hiệu quả. Có thể dễ dàng nhận thấy, cộng đồng dân cư ở vùng ven biển Nam Định sống chủ yếu dựa vào nông nghiệp, và khai thác các nguồn lợi sẵn có về thuỷ sản và các giá trị sinh thái ven biển. Việc khai thác quá mức tự nhiên này đã dẫn đến huỷ hoại sự đa dạng của các hệ sinh thái ven biển, đặc biệt là hệ thống rừng ngập mặn ở VQG Xuân Thủy. Biến diện tích đất canh tác nông nghiệp thành các ao nuôi trồng thuỷ sản ồ ạt cũng là một cách tàn phá tài nguyên đất đai, làm mặn hoá các cánh đồng đã được thau chua rửa mặn. Trong bối cảnh trên việc lựa chọn một phương thức tiếp cận mới về sinh kế của người dân sao cho vừa khai thác được những tiềm năng đa dạng và phong phú về tự nhiên và văn hóa bản địa, vừa hạn chế được những tác động, góp phần bảo tồn tự nhiên và văn hóa là hết sức cần thiết. 3 Phát triển du lịch nói chung, đặc biệt là du lịch dựa vào cộng đồng chính là phương thức tiếp cận phù hợp với mục tiêu trên. Đây chính là lý do chọn đề tài nghiên cứu. Đề tài: “Nghiên cứu phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại vùng ven biển tỉnh Nam Đinh” sẽ góp phần khơi dậy tiềm năng phát triển loại hình du lịch dựa vào cộng đồng của vùng ven biển, đồng thời hướng tới mục tiêu bảo tồn bền vững đa dạng sinh học của hệ sinh thái rừng ngập mặn và hệ sinh thái thuỷ sinh vùng ven biển. 2. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu * Mục tiêu nghiên cứu - Mục tiêu ngắn hạn: Cộng đồng dân cư ven biển có được phương thức làm kinh tế với nghề mới, có được một mô hình quản lý khai thác tài nguyên bền vững dưới góc độ tiếp cận mới. - Mục tiêu lâu dài: Góp phần phát triển bền vững, bảo tồn và phát huy các giá trị cảnh quan, sinh thái và văn hoá bản địa vùng ven biển Nam Định. Thiết lập mối quan hệ lâu dài giữa các bên liên quan nhà quản lý - công ty lữ hành - cộng đồng dân cư ven biển nhằm phát triển hiệu quả việc kinh doanh du lịch vùng ven biển và nâng cao được đời sống của cộng đồng vùng ven biển * Nhiệm vụ nghiên cứu - Tổng quan một số cơ sở lý luận về cộng đồng, du lịch cộng đồng, du lịch dựa vào cộng đồng. Đánh giá tiềm năng các điều kiện có liên quan và hiện trạng 4 phát triển du lịch dựa vào cộng đồng, xác định những vấn đề đặt ra đối với phát triển du lịch dựa vào cộng đồng và nguyên nhân. - Xác định định hướng và đề xuất một số giải pháp phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại vùng ven biển Nam Định. 3. Phạm vi nghiên cứu Phạm vi lãnh thổ nghiên cứu gồm có 3 huyện vùng ven biển là Giao Thủy, Hải Hậu, Nghĩa Hưng. 3.1. Giới hạn nội dung nghiên cứu Luận văn tập trung nghiên cứu và đánh giá các điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, các vấn đề về tài nguyên du lịch, môi trường trong hoạt động kinh doanh du lịch và các lĩnh vực hoạt động kinh doanh du lịch dựa vào cộng đồng của vùng trên quan điểm tổng hợp và từ đó đưa ra các khuyến nghị về không gian sử dụng hợp lý cho phát triển du lịch cộng đồng, đặc biệt là phát triển du lịch dựa vào cộng đồng cho vùng ven biển nói chung và vùng đệm VQG Xuân Thủy, từ đó đề xuất mô hình quản lý, tổ chức du lịch dựa vào cộng đồng cho vùng ven biển Nam Định. 3.2. Cơ sở dữ liệu sẽ được sử dụng trong nghiên cứu - Các tài liệu về điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội đã công bố (số liệu khí hậu, thuỷ văn; số liệu về kinh tế, xã hội; hiện trạng sử dụng đất ). - Bản đồ địa hình khu vực nghiên cứu. - Các tài liệu nghiên cứu đã công bố có liên quan đến đề tài. - Các tài liệu, số liệu về hiện trạng du lịch cộng đồng xã Giao Xuân do Trung tâm Bảo tồn Sinh vật Biển và Phát triển Cộng đồng (MCD), số liệu về 5 hiện trạng phát triển du lịch vùng ven biển của Sở Văn hóa Thể thao Du lịch Nam Định cung cấp. - Tài liệu nghiên cứu khảo sát thực địa. 4. Phương pháp nghiên cứu Để giải quyết nhiệm vụ đặt ra, luận văn sử dụng các phương pháp chủ yếu sau: - Phương pháp phân tích tổng hợp: Đây là một phương pháp truyền thống trong nghiên cứu khoa học. Phương pháp này được sử dụng xuyên suốt trong quá trình giải quyết các nội dung nghiên cứu của đề tài. - Phương pháp chuyên gia: Nhằm thu thập những số liệu, thông tin thực tế về nhận thức, suy nghĩ của những nhà hoạch định chính sách. Số liệu, thông tin thu thập được sẽ giúp hình thành bức tranh thực tế của vấn đề nghiên cứu mang tính thực tế, có khả năng thực thi. - Phương pháp thống kê: Đây là phương pháp không thể thiếu trong quá trình nghiên cứu về định lượng trong mối quan hệ chặt chẽ về mặt định tính của các hiện tượng và quá trình, đối chiếu với quá trình phát triển du lịch. Phương pháp toán thống kê được vận dụng nghiên cứu trong luận văn này để xác định hiện trạng hoạt động du lịch thông qua các chỉ tiêu phát triển ngành cơ bản. Về mặt nghiên cứu các vấn đề cộng đồng, phương pháp này hỗ trợ xử lý các thông tin để xây dựng mô hình phù hợp cho nhiệm vụ đã đặt ra. - Phương pháp sơ đồ, bản đồ: Đây là phương pháp cần thiết trong quá trình nghiên cứu có liên quan đến tổ chức lãnh thổ. Bản đồ được sử dụng chủ yếu theo hướng chuyên ngành để phân tích đánh giá tiềm năng phát triển du lịch và điều kiện có liên quan. Ngoài mục đích minh họa về vị trí địa lý, phương pháp 6 này còn giúp cho các nhận định, đánh giá trong quá trình nghiên cứu được thể hiện một cách tổng quát. - Phương pháp điều tra, khảo sát thực địa: Công tác thực địa có mục đích cơ bản là kiểm tra chỉnh lý và bổ sung những tư liệu, đối chiếu và lên danh mục cụ thể từng đối tượng nghiên cứu, sơ bộ đánh giá các yếu tố cần thiết cho việc xây dựng các yếu tố hợp phần của mô hình tổ chức quản lý du lịch dựa vào cộng đồng vùng ven biển Nam Định 5. Cấu trúc của luận văn Ngoài phần mở đầu, kết luận, mục lục và tài liệu tham khảo, nội dung của khoá luận được trình bày trong 3 chương: Chương 1: Cơ sở lý luận về du lịch dựa vào cộng đồng. Chương 2: Tiềm năng và hiện trạng phát triển du lịch dựa vào cộng đồng ở vùng ven biển Nam Định. Chương 3: Định hướng và giải pháp phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại vùng ven biển tỉnh Nam Định 7 CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ DU LỊCH DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG 1.1. Cơ sở lý luận về du lịch dựa vào cộng đồng 1.1.1 Cơ sở lý luận về cộng đồng 1.1.1.1 Khái niệm về cộng đồng Khái niệm về cộng đồng là một trong những khái niệm cơ bản của khoa học xã hội và nhân văn với nhiều định nghĩa khác nhau. Cộng đồng thường được hiểu là những nhóm dân cư sinh sống trên cùng một lãnh thổ qua nhiều thế hệ, có những đặc điểm chung về sinh hoạt và văn hoá truyền thống, sử dụng chung các nguồn tài nguyên, môi trường. Cộng đồng là nền tảng phát triển của mọi xã hội. Khái niệm cộng đồng có thể được hiểu ở những mức độ quy mô khác nhau từ làng, bản đến bộ tộc, dân tộc, quốc gia. Tuy nhiên trong thực tế, cộng đồng thường được hiểu theo nghĩa hẹp, hạn chế đối với những nhóm cư dân sinh sống ở những vùng có điều kiện kinh tế - xã hội còn kém phát triển, cuộc sống của họ phụ thuộc chủ yếu vào việc khai thác trực tiếp các nguồn tài nguyên thiên nhiên [15, tr37]. Cộng đồng thường xem các nguồn tài nguyên thiên nhiên như rừng, đất đai, nguồn nước…là “ngân hàng” của họ, nơi mà họ có thể dựa vào để sinh sống. Cộng đồng sử dụng các nguồn tài nguyên nơi mình sinh sống cùng với việc phát triển các tập quán quản lý riêng. Họ khai thác tài nguyên theo nhiều phương thức và chia sẻ lợi ích từ việc khai thác cho những thành viên khác trong cộng đồng của mình. Việc chia sẻ nguồn lợi luôn đi liền với chia sẻ trách nhiệm bảo tồn được xem là triết lý sống của cộng đồng được truyền từ thế hệ này qua thế hệ khác [15, tr38]. 8 Khái niệm cộng đồng bao gồm các thực thể xã hội có cơ cấu tổ chức chặt chẽ cho đến các tổ chức ít có cấu trúc chặt chẽ, là một nhóm xã hội có lúc khá phân tán, được liên kết bằng lợi ích chung trong một không gian tạm thời, dài hay ngắn như phong trào quần chúng, công chúng khán giả, đám đông… Đây là một định nghĩa rất hay được sử dụng trong khoa học xã hội, gắn với các thực thể xã hội nhất định. Có một định nghĩa khác nhìn nhận cộng đồng như một đặc thù chỉ có ở nền văn minh con người, ở đó, con người hợp tác với nhau vì những lợi ích chung, thường được gọi là tính cộng đồng. Nhìn chung có hai cách hiểu về cộng đồng: một là cộng đồng tính và hai là cộng đồng thể. Hai cách hiểu về cộng đồng này khác nhau nhưng không đối lập nhau. Cộng đồng tính là thuộc tính hay là quan hệ xã hội có những đặc trưng mà các nhà xã hội học đã cố gắng xác định và cụ thể hoá, chẳng hạn như tình cảm cộng đồng, tinh thần cộng đồng, ý thức cộng đồng… Cộng đồng thể tức là những nhóm người, những nhóm xã hội có tính cộng đồng với rất nhiều thể có quy mô khác nhau, đó là các thể nhỏ, thể vừa, thể lớn và thể cực lớn, kể từ gia đình, quốc gia đến nhân loại [15, tr40]. 1.1.1.2. Bản chất cộng đồng Theo một số nhà khoa học, khái niệm cộng đồng bao gồm bốn yếu tố: 1. Tương quan cá nhân mật thiết với những người khác, tương quan này đôi khi được gọi là tương quan đệ nhất đẳng, tương quan mặt đối mặt, tương quan thân mật. 2. Có sự liên hệ về tình cảm và cảm xúc nơi cá nhân trong những nhiệm vụ và công tác xã hội của tập thể. 9 3. Có sự hiến dâng tinh thần hoặc dấn thân đối với những giá trị được tập thể coi là cao cả và có ý nghĩa. 4. Một ý thức đoàn kết với những người trong tập thể. Các cộng đồng hội đủ bốn yếu tố trên khá phổ biến trước khi có sự xuất hiện cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật và nền kinh tế tư bản. Trong thế giới ngày nay, vẫn có các cộng đồng có được các đặc tính trên và là những cộng đồng hoàn chỉnh ở các khu vực mà một số các nhà nhân chủng học, dân tộc học gọi là "tiền hiện đại" như các làng chẳng hạn [15, tr42]. 1.1.1.3. Các yếu tố tác động đến sự hình thành một cộng đồng Các kết quả nghiên cứu của nhiều nhà khoa học đã cho thấy có nhiều cách để tập hợp những yếu tố hình thành cộng đồng và đặc biệt là xác định xem yếu tố nào đóng vai trò quan trọng nhất. Theo Tô Duy Hợp và Lương Hồng Quang, có ba yếu tố quan trọng để tạo lập nên cộng đồng là yếu tố địa vực, yếu tố kinh tế (nghề nghiệp) và yếu tố văn hoá. + Địa vực: nói đến cộng đồng là nói đến một tập thể người định cư trên một vùng đất đai. Điều này giải thích tại sao yếu tố đất đai đã và vẫn có những giá trị tinh thần tạo nên sự cấu kết tập thể mà câu nói cả miệng của bất cứ người dân nào trên thế giới này thường hay nói đó là "đất mẹ của tôi". + Kinh tế (nghề nghiệp): các hoạt động kinh tế không chỉ tạo cho cộng đồng một sự đảm bảo về mặt vật chất để họ cùng nhau tồn tại mà chúng còn có những đóng góp quan trọng khác. Nghề nghiệp chỉ là một phần của các yếu tố kinh tế nhưng trong việc tạo nên sự cấu kết cộng đồng, tạo ra một sức mạnh, một sự thống nhất chung thì nghề nghiệp có một vai trò hết sức quan trọng. Các cộng đồng nông thôn với một hoặc vài nghề chính thì việc có cùng một hoặc vài nghề 10 [...]... động du lịch thường được gọi là Du lịch dựa vào cộng đồng hay Du lịch cộng đồng Du lịch cộng đồng chính là hình thức nơi đảm bảo mức độ tham gia cao nhất của cộng đồng vào hoạt động du lịch [8, tr7-10] 1.1.4 Cơ sở lý luận về du lịch dựa vào cộng đồng 1.1.4.1 Khái niệm về du lịch dựa vào cộng đồng Du lịch dựa vào cộng đồng nhằm bảo tồn tài nguyên du lịch tại điểm du lịch đón khách vì sự phát triển du. .. Du lịch dựa vào cộng đồng thúc đẩy, tạo cơ hội cho cộng đồng tham gia nhiệt tình vào phát triển du lịch Cộng đồng tự làm chủ điểm du lịch, và có thể lập kế hoạch phát triển - Người dân địa phương được trao quyền làm chủ và quản lý phát triển du lịch, thực hiện các dịch vụ du lịch * Nhận thức của cộng đồng - Nâng cao nhận thức về du lịch cho cộng đồng và sự tham gia của cộng đồng vào phát triển du lịch. .. đến du lịch dựa vào cộng đồng - Cần có sự tự nguyện của cộng đồng đối với đề xuất phát triển du lịch dựa vào cộng đồng Đây là điều kiện đặc thù rất quan trọng để có thể phát triển du lịch dựa vào cộng đồng bởi loại hình du lịch này chỉ có thể phát triển cùng với sự nhận thức sâu sắc của cộng đồng về trách nhiệm và quyền lợi của họ khi tham gia vào hoạt động du lịch - Cần có nhu cầu đối với sản phẩm du. .. khách du lịch về sự bảo tồn tự nhiên và bản sắc văn hóa dân tộc - Sự khác biệt giữa Du lịch dựa vào cộng đồng và Du lịch cộng đồng ở chỗ khi đề cập đến Du lịch dựa vào cộng đồng là muốn nhấn mạnh đến hình thái tổ chức hoạt động du lịch còn khi đề cập đến Du lịch cộng đồng là đề cập cả đến hình thái tổ chức và đối tượng du lịch là công cộng [13] 1.1.4.2 Vai trò của du lịch dựa vào cộng đồng Với... chính phủ - Cộng đồng tham gia - Chính phủ tham gia - Khách du lịch - Các công ty du lịch - Các bộ, ban ngành - Tổng cục du lịch - Sở Văn hoá thể thao du lịch tỉnh Sự phát triển du lịch cộng đồng sẽ bảo vệ môi trường sinh thái và văn hóa tốt hơn 26 1.1.6 Những yêu cầu cần thiết đối với phát triển du lịch dựa vào cộng đồng 1.1.6.1 Các điều kiện cơ bản để phát triển du lịch dựa vào cộng đồng Với tư cách... tắc của phát triển du lịch dựa vào cộng đồng Một số nguyên tắc chủ yếu đối với phát triển du lịch dựa vào cộng đồng được xác định dựa trên bản chất của du lịch cộng đồng bao gồm: - Công bằng về mặt xã hội: các thành viên của cộng đồng sẽ tham gia vào việc lên kế hoạch, triển khai, kiểm soát các hoạt động du lịch tại cộng đồng, ở đây cần nhấn mạnh sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương vào quá... học cộng đồng Hsin-Hsing, Đài Loan: Du lịch cộng đồng là nhằm bảo tồn tài nguyên du lịch tại các điểm du lịch đón khách vì sự phát triển du lịch bền vững dài hạn Đồng thời khuyến khích và tạo ra các cơ hội tham gia của người dân địa phương trong du lịch Tại hội thảo “Chia sẻ Bài học Kinh nghiệm Phát triển Du lịch Cộng đồng được Tổng cục Du lịch tổ chức tại Hà Nội năm 2003 đã xác định: Phát triển du. .. bá du lịch dựa vào cộng đồng và xúc tiến hình ảnh điểm đến du lịch dựa vào cộng đồng; • Hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực du lịch cho cộng đồng; • Ưu đãi và giá thuê đất lập dự án, thuế kinh doanh dịch vụ du lịch dựa vào cộng đồng, v.v • Hỗ trợ các doanh nghiệp lữ hành có hợp tác đưa khách đến các điểm du lịch dựa vào cộng đồng [19] - Tính hấp dẫn và hình ảnh điểm đến: Có nguồn tài nguyên tại điểm đến du. .. lịch dựa vào cộng đồng và đảm bảo nguồn khách - Mức độ hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, các tổ chức phi chính phủ về kinh nghiệm tổ chức du lịch dựa vào cộng đồng cũng như tăng cường năng lực cho cộng đồng tổ chức quản lý và tham gia hoạt động du lịch 29 Tiểu kết chương 1 Du lịch dựa vào cộng đồng không giống với các loại hình du lịch khác Trong các hoạt động của du lịch dựa vào cộng đồng, khách du lịch. .. nguyên tại điểm đến du lịch dựa vào cộng đồng là điều kiện tiên quyết để phát triển du lịch dựa vào cộng đồng, tuy nhiên điểm đến đó có thu hút được nhiều khách du lịch không hay nói cách khác mức độ phát triển của điểm đến du lịch dựa vào cộng đồng sẽ phụ thuộc nhiều vào mức độ hấp dẫn và hình ảnh điểm đến - Năng lực của cộng đồng: bao gồm năng lực về tổ chức quản lý hoạt động du lịch; kỹ năng cung cấp . luận về du lịch dựa vào cộng đồng 1.1.4.1. Khái niệm về du lịch dựa vào cộng đồng Du lịch dựa vào cộng đồng nhằm bảo tồn tài nguyên du lịch tại điểm du lịch đón khách vì sự phát triển du lịch. Nghiên cứu phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại vùng ven biển tỉnh Nam Đinh sẽ góp phần khơi dậy tiềm năng phát triển loại hình du lịch dựa vào cộng đồng của vùng ven biển, đồng thời hướng. phát triển loại hình du lịch dựa vào cộng đồng Phát triển du lịch dựa vào cộng đồng là loại hình du lịch còn mới ở Việt Nam. Một số mô hình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng đã được hình thành