Tổng quan chung về du lịch Nam Định

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại vùng ven biển tỉnh nam đinh (Trang 57 - 74)

- Di tích cửa biển Đại Nha (Nam Điề n Nghĩa Hưng): Cửa biển ở xã Nam Điền, huyện Nghĩa Hưng, tỉnh Nam Định, là nơi sông Đáy đổ ra biển Xưa kia

2.3.1. Tổng quan chung về du lịch Nam Định

Nam Định là tỉnh đồng bằng ven biển nam châu thổ sông Hồng, cách thủ đô Hà Nội 90 km. Nam Định có điều kiện tự nhiên kinh tế xã hội và những yếu tố nguồn lực thuận lợi để phát triển ngành du lịch với tốc độ nhanh, bền vững.

Có hệ thống giao thông đường sắt, đường bộ và đường thuỷ nối liền với các địa phương, các vùng miền trong cả nước trong đó tuyến đường sắt xuyên Việt và tuyến quốc lộ 10 chạy qua. Ngoài ra tuyến sông Hồng nối thủ đô Hà Nội với Nam Định và các tỉnh phía Nam đồng bằng Bắc Bộ là tuyến du lịch đường sông có tiềm năng khai thác góp phần làm đa dạng hoá các loại hình cũng như sản phẩm du lịch.

Có nguồn tài nguyên du lịch đa dạng phong phú bao gồm tài nguyên du lịch tự nhiên và tài nguyên du lịch nhân văn có khả năng tổ chức các loại hình du lịch văn hoá, du lịch sinh thái là hai hướng ưu tiên phát triển trong chiến lược phát triển du lịch cả nước. Theo kết quả điều tra về tài nguyên du lịch năm 2007 của Viện Nghiên cứu Phát triển Du lịch – Tổng cục du lịch thì trên địa bàn tỉnh Nam Định có 268 (Bảng phụ lục ) di tích đã được xếp hạng với 74 di tích xêp

hạng cấp quốc gia và 194 di tích xếp hạng cấp tỉnh. Nhiều quần thể di tích có giá trị lịch sử, văn hoá và kiến trúc gắn liền với các lễ hội truyền thống mang đậm bản sắc dân tộc có sức hấp dẫn, thu hút khách du lịch trong nước và quốc tế như: quần thể di tích văn hoá Trần, Phủ Giầy, chùa Cổ Lễ, Chùa Keo Hành Thiện, nhà lưu niệm cố Tổng bí thư Trường Chinh... Nam Định có trên 70 làng nghề với các ngành nghề và sản phẩm truyền thống. Nhiều làng nghề nổi tiếng trong nước được nhiều người biết đến như làng nghề chạm, khảm gỗ La Xuyên, sơn mài Cát Đằng, đúc đồng Tống Xá, mây tre đan Vĩnh Hào, dệt lụa, ươm tơ Cổ Chất, cây cảnh Vị Khê... [17]

Trong những năm qua, nhất là từ năm 2001 đến nay, du lịch Nam Định có bước phát triển khá nhanh, đang dần trở thành ngành kinh tế quan trọng góp phần chuyển dịch cơ cấu kinh tế, giải quyết việc làm cho người lao động, cải thiện đời sống nhân dân, mở rộng các mối quan hệ, hợp tác với các tỉnh bạn, làm thay đổi hình ảnh Nam Định trong nhận thức của bạn bè trong nước và quốc tế. Lượng khách du lịch đến Nam Định giai đoạn 2001-2008 tăng bình quân 8,7%/năm. Riêng năm 2009 ngành Văn hoá, Thể thao và Du lịch Nam Định đón được 1.500.000 lượt khách, trong đó có 4.500 lượt khách quốc tế. Tổng số cơ sở lưu trú du lịch trong tỉnh có 245 cơ sở với 3.205 buồng, hiện tại ở Nam Định mới có 2 khách sạn đạt tiêu chuẩn 3 sao và chưa có khách sạn nào đạt tiêu chuẩn 4 sao trở lên [27].

Tuy nhiên, những kết quả đạt được chưa tương xứng với tiềm năng và lợi thế của Nam Định, hiệu quả hoạt động kinh doanh du lịch còn thấp, thu nhập du lịch của tỉnh tính đến năm 2009 mới đạt 135 tỷ đồng, chất lượng dịch vụ chưa cao, mức nchi tiêu bình quân/ngày/khách nhất là khách quốc tế đạt có 650.000đồng/ngày/khách, khách nội địa có 290.000đồng/ngày/khách). Quản lý

Nhà nước về du lịch đặc biệt là trật tự, vệ sinh môi trường các khu điểm du lịch còn nhiều hạn chế. [27]

Nguyên nhân chủ yếu của các khuyết điểm trên là do một bộ phận cán bộ lãnh đạo, các ngành và nhân dân chưa nhận thức rõ vai trò, tầm quan trọng của việc phát triển du lịch trong phát triển kinh tế xã hội. Nguồn nhân lực phục vụ du lịch chưa có kinh nghiệm, còn thiếu và yếu về chuyên môn nghiệp vụ, thái độ phục vụ. Kết cấu hạ tầng chưa hoàn chỉnh, cơ sở lưu trú còn yếu kém, sản phẩm du lịch chưa đa dạng, chưa phong phú và thiếu hấp dẫn để thu hút khách, hoạt động lữ hành chưa được quan tâm đúng mức, quảng bá du lịch thiếu tính chuyên nghiệp và chưa đồng bộ…

Nam Định là một trong những nơi hình thành nên cái nôi của nền văn minh lúa nước sông Hồng, Nam Định được nhiều người biết đến với các loại hình văn hoá phi vật thể mang nét đặc trưng riêng có, gắn liền với cuộc sống lao động của cộng đồng cư dân nơi đây. Đến Nam Định khách du lịch không thể không thưởng thức những làn điệu chèo cổ, những điệu hát văn ngọt ngào quyến rũ. Khách du lịch có thể ghé thăm các phường rối nước, xem các nghệ nhân biểu diễn tại thuỷ đình nổi giữa ao làng duới bóng đa cây cổ thụ hoặc du khách xem các cư dân miền biển Nghĩa Hưng, Hải Hậu biểu diễn các tiết mục trên các đôi kheo cao tới bốn năm mét. Rồi những tiết mục chơi cờ đèn dưới nước, hoa trượng hội, bắt vịt, thổi cơm thi, bơi chải…đều là các trò chơi dân gian của những cư dân mà cuộc sống của cha ông họ từ xưa đến nay luôn gắn liền với sông nước.

Tỉnh Nam Định có 72km bờ biển với những bãi biển đã được khai thác, xây dựng thành các khu du lịch biển hấp dẫn như Thịnh Long (huyện Hải Hậu), Quất Lâm (huyện Giao Thuỷ). Đặc biệt vùng đất ngập nước cửa sông Hồng đổ ra

biển Đông với hệ sinh thái rừng ngập mặn, nơi dừng chân của các loài chim di trú là điểm Ramsar quốc tế đầu tiên của Việt nam và khu vực Đông Nam Á (1989), đến đầu năm 2003 đã được Thủ tướng Chính Phủ ra quyết định công nhận là VQG Xuân Thuỷ. Năm 2005 được UNESCO trao bằng công nhận thuộc khu dự trữ sinh quyển liên tỉnh đồng bằng sông Hồng. Đây là điểm du lịch sinh thái có sức hấp dẫn du khách trong nước, quốc tế, các nhà khoa học, học sinh sinh viên.

Vùng đồng bằng Nam Định còn có các làng quê trù phú, phong tục tập quán sinh hoạt văn hoá mang nét đặc trưng của nền văn minh lúa nước sông Hồng thích hợp với loại hình du lịch “du khảo đồng quê”. Du khách có thể thoải mái tựa lưng ngồi nghỉ trên cây cầu lợp mái ngói vắt ngang qua dòng sông được dựng từ cách đây hàng mấy thế kỷ theo lối kiến trúc "thượng gia hạ trì - trên là nhà, dưới là sông" ngắm nhìn những cánh đồng lúa ngút ngàn, ngắm cây đa đầu làng, mái đình cổ kính và lắng nghe tiếng chuông nhà thờ ngân nga sau luỹ tre làng.

Đến với Nam Định, du khách đến với vùng văn hoá ẩm thực đặc trưng với những món ăn, những đặc sản nổi tiếng làm nên thương hiệu "Nam Định" như phở Nam Định, bánh cuốn làng Kênh, bánh gai bà Thi, kẹo lạc Sìu Châu, nem nắm Giao Thuỷ, gạo tám xoan Xuân Đài…

2.3.2. Hiện trạng về du lịch dựa vào cộng đồng

2.3.2.1. Hiện trạng về du lịch vùng ven biển Nam Định

- Khách du lịch: Hiện trạng khách du lịch trong những năm qua ngành du lịch ven biển Nam Định có sự phát triển vượt bậc cả về cơ sở vật chất kỹ thuật cũng như về thu hút khách du lịch và doanh thu. Đến nay, toàn vùng ven biển

Nam Định đã khai thác hơn 02 bãi biển vào mục đích nghỉ mát du lịch, giải quyết việc làm cho nhiều lao động trực tiếp và lao động gián tiếp trong vùng. Năm 2001 toàn vùng ven biển chỉ thu hút khoảng 261.550 lượt khách, đến năm 2006 đã tăng lên 386.775 lượt khách và năm 2008 lượng khách du lịch đến khu du lịch ven biển của tỉnh chỉ đạt 244.500 lượt khách. chiếm 14,51% về lượt khách du lịch của cả tỉnh. Tốc độ tăng trưởng bình quân thời kỳ 2001 - 2006 đạt 8,1, %/năm. Tuy nhiên đến năm 2007 và năm 2008 lượng khách du lịch đến vùng ven biển Nam Định tự nhiên giảm đi một cách rõ rệt do vậy mà tốc độ tăng trưởng giảm đi xuống còn có - 20,49%/năm [13].

Bảng 5: Thống kê lượng khách du lịch và thu nhập du lịch

Đơn vị tính: Lượt người, thu nhập: Tỷ đồng

Các chỉ tiêu 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 I. TS khách đến Nam Định 764.500 815.200 845.750 1.015.000 1.150.000 1.270.000 1.412.000 1.685.000 Trong đó: Khách DL biển 261.550 294.350 312.019 350.000 390.000 386.775 242.805 244.500 Tỷ lệ % so với tổng số khách 34,21 36,11 36,89 34,48 33,91 30,45 17,2 14,51 II. Thu nhập các KDL biển 24.5 26.6 30 34.5 37 42.5 31 36.7

Nguồn :Phòng quản lý du lịch - Sở Văn hóa thể thao du lịch Nam Định

Lượng khách lưu trú tại các khu du lịch biển chỉ chiếm dưới 50% tổng số lượt khách với thời gian lưu trú trung bình khoảng từ 1,5-2 ngày/lượt người. Còn lại trên 50% là số khách đi về trong ngày, không lưu trú lại.

Lượng khách du lịch đến tham quan du lịch tại các khu, điểm du lịch ven biển Nam Định trong những năm 2007, 2008 có xu hướng giảm nhẹ. Khách du lịch đến các vùng biển của Nam Định chủ yếu vẫn là khách du lịch nội địa (khách trong tỉnh và khách từ các tỉnh ngoài).

- Thu nhập du lịch: Thu nhập từ du lịch bao gồm tất cả các khoản thu do khách du lịch chi trả, đó là thu nhập từ lưu trú, ăn uống, từ vận chuyển khách du lịch, từ các dịch vụ khác…Trên thực tế, tất cả các khoản thu này không phải chỉ do ngành du lịch trực tiếp thu mà còn nhiều ngành khác có tham gia hoạt động du lịch cùng thu.

Năm 2001, thu nhập từ du lịch đạt 24,5 tỷ thì đến năm 2008 thu nhập du lịch đạt 36,7 tỷ đồng. Tuy nhiên do ảnh hưởng của yếu tố mùa vụ và các sản phẩm dịch vụ thu hút khách còn thiếu nên mức thu nhập của các cơ sở kinh doanh dịch vụ tại các khu du lịch biển của tỉnh chưa cao [27].

Tình hình trên cho thấy du lịch vùng ven biển Nam Định cần nâng cao chất lượng phòng nghỉ để làm cơ sở đưa mặt bằng giá lên cao; các dịch vụ đi kèm như vui chơi giải trí, đồ lưu niệm làm từ biển, các khu thể thao du lịch biển, dịch vụ thương mại… cần được bổ sung và chú trọng đầu tư nâng cấp để kéo dài thời gian lưu trú, tăng khả năng chi tiêu của mỗi du khách. Làm tốt điều này không những tạo cho thu nhập tăng mà còn giúp kinh tế vùng ven biển Nam Định giữ được tốc độ tăng trưởng một cách bền vững.

- Cơ sở lưu trú du lịch: Trong những năm gần đây, cùng với sự gia tăng đáng kể của khách du lịch, hệ thống các cơ sở lưu trú, ăn uống ở địa bàn du lịch thuộc vùng ven biển Nam Định phát triển với tốc độ nhanh. Hầu hết các thành phần kinh tế đều tham gia kinh doanh dịch vụ lưu trú và ăn uống. Sự phát triển

tự phát, không có quy hoạch đã dẫn đến tình trạng hàng loạt các nhà nghỉ, nhà trọ tư nhân ra đời. Tuy nhiên, bước đầu có giải quyết được tạm thời nhu cầu ăn nghỉ của khách du lịch về tham quan du lịch, nhưng về lâu dài đây sẽ là một tồn tại khó khắc phục. Tốc độ xây dựng nhanh chóng của các cơ sở lưu trú, đặc biệt là các khách sạn mini đã nâng tổng số phòng khách sạn ở khu vực lên cao trong những năm gần đây, tạo ra sự khủng hoảng thừa trong những mùa vắng khách và hạ thấp công suất sử dụng phòng trung bình năm trên địa bàn, do vậy mà tính mùa vụ du lịch trong vùng ven biển cũng bị ảnh hưởng. Mặc dù các cơ sở lưu trú thì nhiều, song quy mô còn nhỏ trung bình mỗi khách sạn có 13 phòng/khách sạn, chất lượng chưa cao, các dịch vụ bổ sung còn nghèo nàn [27].

Bảng 6: Thống kê số lượng cơ sở kinh doanh du lịch hai khu du lịch biển (Chủ yếu ở Quất Lâm, Hải Thịnh)

Năm 2005 Năm 2006 Năm 2007 Năm 2008

Cơ sở lưu trú du lịch 131 133 133 136

Tổng số buồng 1688 1724 1833 1860

Nguồn : Phòng Quản lý du lịch - Bộ Văn hóa thể thao du lịch Nam Định

Năm 2005 tại các khu du lịch ven biển đã có 131 cơ sở lưu trú với 1688 buồng phòng; năm 2008, số lượng cơ sở kinh doanh lưu trú được nâng lên 136 cơ sở (bảng phụ lục 8) với tổng số 1860 buồng phòng trong đó có 60 khách sạn, nhà nghỉ được đầu tư trang thiết bị đồng bộ, nhiều khách sạn có chất lượng buồng phòng đạt tiêu chuẩn 1 sao, 2 sao, chưa có khách sạn nào đạt tiêu chuẩn 3 sao, các dịch vụ vui chơi giải trí hầu như không có, do vậy mà khách đến đây ngoài mục đích tắm biển tham quan nghiên cứu ra thì họ không có trò tiêu khiển nào trong thời gian rỗi...

Tuy nhiên, phần lớn các khách sạn du lịch biển có quy mô nhỏ và tập trung ở một số trung tâm lớn, tại các khu vực khác còn rất thiếu thốn. Các loại hình du lịch ven biển còn khá đơn điệu, nghèo nàn (chủ yếu chỉ có tắm biển), chất lượng phục vụ thấp... nên hiệu suất sử dụng phòng và hiệu quả kinh doanh thấp. Sự đóng góp của ngành du lịch trong kinh tế cả nước cũng như của các tỉnh, thành phố ven biển còn ở mức khiêm tốn, chưa tương xứng với vị trí và tiềm năng du lịch của vùng. Chưa được hình thành một cách rõ nét những sản phẩm du lịch biển đặc sắc, có tính cạnh tranh cao so với khu vực và quốc tế để thu hút khách từ những thị trường trọng điểm như Nhật Bản, Đức, Mỹ, Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Indonexia...

Việc xây dựng và phát triển các sản phẩm du lịch ở vùng ven biển Nam Định chưa chú trọng đến định hướng sản phẩm đặc trưng, vì vậy tình trạng trùng lặp về sản phẩm du lịch trong cùng một khu vực cũng như giữa các khu vực có điều kiện địa lý và tài nguyên du lịch khác nhau là khá phổ biến, ảnh hưởng lớn đến hiệu quả kinh doanh và mức độ hấp dẫn đối với du khách quốc tế.

Cho đến nay tại vùng ven biển vẫn chưa hình thành các trung tâm du lịch tổng hợp, hiện đại cỡ quốc tế, có khả năng cạnh tranh với các trung tâm du lịch lớn của các nước trong khu vực.

- Các cơ sở ăn uống: Hệ thống các cơ sở ăn uống ở vùng ven biển đa dạng và phong phú. Hầu hết các khách sạn, nhà nghỉ, nhà khách đều có cơ sở ăn uống, các cơ sở ăn uống ngoài khách sạn trong những năm qua phát triển nhanh, phong phú và đa dạng, luôn sẵn sàng phục vụ khách du lịch cũng như nhân dân địa phương suốt ngày đêm. Phục vụ các đối tượng khách đến từ các quốc gia khác nhau với thị hiếu và khẩu vị ăn khác nhau.

Một vấn đề cần được quan tâm hàng đầu là vệ sinh thực phẩm, đồ uống, chất lượng phục vụ của đội ngũ tiếp viên và vấn đề giá cả. Một số cơ sở (đặc biệt là các cơ sở tư nhân) còn buông lỏng việc quản lý, kiểm tra vệ sinh thực phẩm,

đồ uống, giá cả còn tùy tiện, chất lượng lao động còn kém. Nếu ngành du lịch ở Nam Định giải quyết tốt các vấn đề này thì sẽ hấp dẫn du khách hơn [27].

- Các cơ sở vui chơi - giải trí - thể thao: Các cơ sở vui chơi - giải trí - thể thao của khu vực còn rất nghèo nàn. Đó là một nguyên nhân chính không giữ được khách du lịch lưu lại khu vực dài ngày. Khách du lịch đến vùng ven biển ngoài tham quan, tắm biển... còn rất nhiều thời gian rỗi, trong khi đó các cơ sở vui chơi giải trí còn thiếu. Các hình thức vui chơi giải trí khác mang tính chất quần chúng hầu như không có. Các cơ sở dịch vụ khác như xông hơi - xoa bóp... có phát triển nhưng chất lượng còn kém chưa đáp ứng được yêu cầu. Các hình thức vui chơi giải trí trên bờ cũng như ở trên mặt nước hầu như không có, điều đó đã làm giảm tính hấp dẫn của vùng ven biển, làm giảm hiệu quả kinh doanh của ngành du lịch [27].

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại vùng ven biển tỉnh nam đinh (Trang 57 - 74)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w