Hiện trạng về môi trường

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại vùng ven biển tỉnh nam đinh (Trang 42 - 47)

- Tốc độ tăng trưởng kinh tế xã hội của các địa phương thuộc vùng ven biển Nam Định

2.1.3.Hiện trạng về môi trường

* Môi trường tự nhiên

- Môi trường không khí: Theo báo cáo hiện trạng môi trường của tỉnh Nam Định năm 2008 thì trên thực tế, chất lượng môi trường không khí địa bàn các huyện ven biển chưa bị ô nhiễm, song từng chỗ từng nơi, đặc biệt tại các khu vực làng nghề thì đã xuất hiện các dấu hiệu ô nhiễm.

Có thể thấy rằng, các huyện ven biển có truyền thống sản xuất nông nghiệp, nền sản xuất công nghiệp ở nơi đây cũng không có nhiều khả năng để phát triển và đặc biệt là các làng nghề truyền thống hầu như không có nên vấn đề

ô nhiễm môi trường không khí chưa đến mức cấp thiết như ở các vùng khác trong cả nước. Chất lượng môi trường không khí ở đây phù hợp với quyết định 02/2003/QĐ-BTNMT về qui chế bảo vệ môi trường trong lĩnh vực du lịch (bảng phụ lục 2) [22].

- Môi trường nước

+ Nước hồ, ao ở vùng nông thôn: Theo báo cáo hiện trạng môi trường của tỉnh Nam Định năm 2008, các vùng nông thôn vùng ven biển vẫn còn tới 30% số hộ sử dụng nguồn nước mặt chưa qua xử lý (chủ yếu từ các ao hồ quanh nhà). Hệ thống ao hồ của vùng thường có quan hệ thủy lực với hệ thống kênh mương nội đồng, có vai trò tích cực trong việc tích nước giảm ngập úng vào mùa mưa, cung cấp nước trở lại vào mùa cạn [22].

+ Nước ngầm ở các vùng nông thôn: Theo báo cáo hiện trạng môi trường của tỉnh Nam Định năm 2008 cho thấy: kết quả khảo sát, lấy mẫu ở 3 giếng khoan cho thấy hầu hết các giếng khoan có hàm lượng sắt cao, vượt TCCP nhiều lần. Nhìn chung, nước giếng khoan đã có biểu hiện ô nhiễm bởi vật chất hữu cơ, (hàm lượng NH4+, NO2-, PO43-) khá cao. Nguồn nước ngầm tầng nông trên cùng ở các huyện ven biển hầu như bị nhiễm mặn. Nguồn nước dùng cho sinh hoạt ở đây chủ yếu lấy từ nguồn nước mưa, nước lấy từ các giếng khoan ở độ sâu trên 65m, trong lớp cát lẫn sạn, sỏi [22] (phụ lục 3)

- Nước biển ven bờ: Theo báo cáo hiện trạng môi trường của tỉnh Nam Định năm 2008 vùng ven biển Nam Định có 72km đường bờ biển với bờ biển thoải do lượng phù sa của năm con sông như là (sông Hồng, sông Trà Lý...) thường xuyên bồi đắp. Ở đây có hai hướng dòng chảy biển chính là hướng Đông Bắc vào mùa hè và hướng Tây Nam vào mùa Đông. Các dòng chảy này hoạt

động kết hợp với nước của các con sông lớn đổ ra biển nên tạo ra sự lưu thông của nước biển ở đây, chất lượng nước biển khá tốt, (bảng phụ lục 4).

- Chất thải và rác thải: Theo báo cáo hiện trạng môi trường của tỉnh Nam Định năm 2008 về rác thải, phần đông ở khu vực nông thôn rác thải được đổ vào chuồng lợn làm phân, được đổ xuống hồ ao để chôn lấp chỗ trũng, túi ni lông, rác bẩn được vứt bừa bãi khắp dọc các trục đường giao thông nông thôn.

- Hiện trạng sử dụng phân bón, thuốc trừ sâu và các chất bảo vệ thực vật:

Theo báo cáo hiện trạng môi trường của tỉnh Nam Định năm 2008 trong tổng số lượng thuốc bảo vệ thực vật đã sử dụng, thuốc trừ sâu chiếm tỷ lệ 68,33% - 82,20%. Tuy nhiên, thuốc trừ sâu có khuynh hướng tăng chậm về số lượng và giảm dần tỷ lệ so với tổng lượng thuốc bảo vệ thực vật đã được sử dụng. Thuốc trừ bệnh chiếm từ 12,60% - 15,50% so với tổng số thuốc bảo vệ thực vật đã được sử dụng. Thuốc trừ cỏ có tỷ lệ 3,30% - 11,9%. (phụ lục 5). Như vậy, có thể thấy hiện trạng môi trường tự nhiên ở đây còn rất tốt, các chỉ tiêu hoá, lý của chất lượng không khí, chất lượng nước đều phù hợp và cho phép phát triển một số loại hình du lịch như: du lịch nghỉ dưỡng biển, du lịch sinh thái, du lịch tham quan... [22]

* Môi trường xã hội

Phát triển du lịch vùng ven biển Nam Định bên cạnh việc tạo hiệu quả to lớn về kinh tế như tăng thu nhập và nâng cao mức sống của người dân địa phương cũng cần quan tâm đên công tác bảo vệ môi trường bảo gồm cả môi trường tự nhiên và môi trường văn hoá xã hội của khu vực.

Có thể khẳng định rằng đối với xã hội, du lịch có vai trò giữ gìn, phục hồi sức khoẻ và tăng cường sức sống cho người dân. Đối với cộng đồng dân cư địa phương, du lịch có tác dụng tạo điều kiện cho họ được tiếp xúc với các nền văn

hoá mới, giúp thu hẹp khoảng cách giữa các cộng đồng người khiến họ trở nên gần gũi, thân thiện với nhau hơn. Qua hoạt động du lịch để tăng cường tình đoàn kết cộng đồng, nâng cao dân trí, phát huy những đức tính tốt đẹp mang bản chất người như giúp đỡ, tương trợ, chân thành với nhau…

Trong thời gian gần đây hoạt động du lịch cộng đồng của người dân trong vùng, hoạt động du lịch đang ngày một phát triển mạnh mẽ, đóng góp quan trọng vào quá trình dịch chuyển cơ cấu nền kinh tế theo hướng thương mại - dịch vụ. Hầu hết cư dân trong phạm vi khu vực và các vùng lân cận đã và đang chuyển hướng sang kinh doanh các mặt hàng, dịch vụ du lịch. Được đánh giá là một ngành kinh tế có vị trí quan trọng, vì vậy du lịch được ưu tiên hàng đầu trong kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của địa phương. Theo báo cáo của địa phương và các nghiên cứu có liên quan thì hoạt động du lịch đang dần có ảnh hưởng đến các hoạt động xã hội ở vùng ven biển đặc biệt là khu vực bãi tắm Thịnh Long, Quất Lâm, khu vực vùng đệm VQG do thu hút được sự tham gia ngày càng rộng các đối tượng xã hội tham gia vào kinh doanh, dịch vụ.

Phát triển du lịch cũng góp phần nâng cao dân trí cho cộng đồng địa phương thông qua việc trích nguồn thu từ hoạt động du lịch để cải thiện, nâng cấp cơ sở hạ tầng xã hội, y tế, giáo dục cho địa phương. Nguồn thu ngân sách này đã góp phần quan trọng trong việc cải tạo và nâng cấp hệ thống trường học, lớp học và các trang thiết bị cơ bản phục vụ sự nghiệp giáo dục đào tạo của địa phương [13].

Mức sống của cộng đồng dân cư sẽ được nâng cao hơn. Trong những năm tới hoạt động du lịch cộng đồng vùng ven biển sẽ góp phần tăng thu nhập cho người dân ở đây, cơ cấu lao động vùng ven biển này đang chuyển đổi dần theo

hướng tăng nhanh số lượng lao động tham gia phục vụ du lịch, chất lượng của đội ngũ này cũng đang từng bước được cải thiện.

Các giá trị văn hoá truyền thống của cư dân vùng ven biển đang có xu hướng được khôi phục trở lại. Vùng ven biển Nam Định là khu vực giao thoa của nhiều văn hoá, nhiều tập tục sinh hoạt khác nhau (đi theo đạo Thiên Chúa có vùng chiếm đến 80% dân số). Tại ba huyện vùng ven biển có thể thống kê được tới 80 nhà thờ nằm rải rác ở các khu vực (Bảng phụ lục 7) Điều này vừa tạo nên những khó khăn cho công tác quản lý, song đồng thời cũng tạo nên một đặc điểm hấp dẫn đối với việc phát triển du lịch nói chung và du lịch văn hoá nói riêng. Giá trị văn hoá bao trùm ở vùng ven biển vẫn là văn hoá vùng biển. Thời gian gần đây, chính quyền địa phương rất chú trọng việc đầu tư nâng cấp lễ hội truyền thống của cư dân [13].

Về công tác đảm bảo an ninh - trật tự an toàn xã hội: Trong những năm qua tại vùng ven biển Nam Định hầu như không xảy ra điểm nóng, tình hình trật tự an toàn xã hội được giữ vững, các vụ tranh chấp đều được nhanh chóng giải quyết kịp thời. Tình hình trật tự an toàn luôn được đảm bảo. Đây là một chuyển biến tích cực của chính quyền địa phương nhằm từng bước loại bỏ những vấn đề xã hội tiêu cực nảy sinh từ hoạt động phát triển du lịch như mại dâm, ăn xin, trẻ em lang thang trèo kéo khách du lịch…

Công tác vệ sinh môi trường đang dần từng bước được cải thiện. Phát triển du lịch đòi hỏi phải đảm bảo một môi trường trong sạch vì vậy chính quyền địa phương đã và đang phối hợp với các đơn vị khoa học công nghệ của tỉnh để từng bước đưa vào áp dụng công nghệ mới trong việc xử lý chất thải và vệ sinh môi trường.

Bên cạnh những tác động tích cực, hoạt động du lịch cũng đã có những ảnh hưởng tiêu cực nhất định đến môi trường xã hội vùng ven biển. Trước hết, du lịch đã làm tăng dần khoảng cách về mức sống của người dân vùng ven biển. Theo số liệu điều tra, thu nhập trung bình của người dân vùng ven biển chỉ bằng khoảng 1/7 thu nhập trung bình của nhóm người dân được tham gia dịch vụ du lịch ở khu vực thị trấn Thịnh Long, Quất Lâm. Đây là vấn đề xã hội nảy sinh trong quá trình phát triển du lịch dựa vào cộng đồng vùng ven biển.

Tình trạng cò mồi, chèo kéo khách hiện nay, đặc biệt ở khu vực bãi tắm, cũng đang là nguyên nhân gây nên những xung đột trong bản thân cộng đồng sống trong vùng. Nếu vấn đề này không được giải quyết sẽ tạo nguy cơ tiềm ẩn tạo nên sự rạn nứt trong cộng đồng vốn rất gắn kết trước đây khi du lịch còn ít phát triển.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại vùng ven biển tỉnh nam đinh (Trang 42 - 47)