Cơ chế phân chia lợi ích

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại vùng ven biển tỉnh nam đinh (Trang 111 - 114)

- Tour Hà Nội –Nam Định– Giao Thuỷ: (tour 03 ngày 02 đêm)

3.3.7. Cơ chế phân chia lợi ích

Việc phân chia lợi ích từ hoạt động kinh doanh du lịch dựa vào cộng đồng chính là nhân tố quan trọng quyết định đến sự thành công hay thất bại của hoạt động du lịch dựa vào cộng đồng. Do vậy, các dự án du lịch dựa vào cộng đồng cần hướng vào mục đích như là: Tăng thu nhập cho cộng đồng dân cư, nâng cao chất lượng cuộc sống cho cộng đồng địa phương, nâng cao dân trí, cải thiện đời sống cho cộng đồng trong ngành du lịch. Để đạt được mục đích này thì các công ty du lịch, cơ sở sản xuất trong khu du lịch cần khuyến khích, thu hút cộng đồng dân cư vào các hoạt động du lịch với những công việc cụ thể như: Bảo vệ, thuyết minh viên, người bán hàng thủ công, người kinh doanh dịch vụ lưu trú, ăn uống...Chính quyền địa phương cần có những chính sách ưu tiên trong việc tuyển dụng và sử dụng người dân địa phương trong các hoạt động du lịch. Ngoài ra, các cơ quan quản lý cũng như các doanh nghiệp du lịch cần trích một phần nguồn thu từ du lịch đầu tư trở lại cho người dân địa phương để đảm bảo các hoạt động du lịch được diễn ra một cách bền vững.

Lợi ích mà cộng đồng dân cư được hưởng lợi từ những thu nhập, việc làm, chất lượng cuộc sống...

- Lợi ích về kinh tế: Thu nhập từ du lịch cần được xem không chỉ ở góc độ tổng thu nhập cho cộng đồng, mà còn qua việc thu nhập đó được phân phối như thế nào cho các thành viên của cộng đồng.

Thu nhập trực tiếp và gián tiếp từ hoạt động kinh doanh du lịch của cộng đồng.

Thu nhập trực tiếp như là: dịch vụ vé tham quan, dịch vụ bán đồ lưu niệm, dịch vụ ăn uống, lưu trú, từ những hợp động kinh doanh du lịch với các hãng lữ hành đưa khách đến...tại các điểm du lịch.

- Lợi ích việc làm: Người lao động có việc làm ổn định từ sản xuất hàng hóa truyền thống, có thu nhập cao sẽ giữ vững và phát triển tốt cho cộng đồng. Cũng chính từ lợi ích kinh tế mang lại, cộng đồng dân cư từng bước xây dựng nên những tour du lịch chuyên sâu, sản xuất hàng hóa mang tính chuyên nghiệp hơn, sản phẩm làm ra ngày càng tinh xảo mang nét đặc trưng mà nhìn những sản phẩm ấy ta có thể nhận biết được xuất xứ của chúng.

Ngoài ra số lượng người có cơ hội kinh doanh trong cung cấp do du lịch mang lại sẽ tăng lên. Số lượng lao động trực tiếp và gián tiếp phục vụ khách du lịch khi đi tham quan du lịch của cộng đồng cũng tăng lên và cũng giải quyết được công ăn việc làm cho người dân những lúc nông nhàn.

- Lợi ích chất lượng sống của người dân trong khu vực: Việc cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân chỉ có thể được thực hiện trên cơ sở ổn định việc làm và nâng cao thu nhập. Ở những vùng nông thôn nhất là những vùng nông thôn ven biển phát triển đều thể hiện sự giàu có hơn hẳn những vùng thuần tuý sản xuất nông nghiệp;

Ngoài các hộ tham gia vào sản xuất sản phẩm trong cộng đồng cộng với những hộ tham gia vào quá trình phục vụ khách du lịch ra thì trong cộng đồng còn có các hộ nghèo không có khả năng tham gia trực tiếp vào các hoạt động du lịch những vẫn có thể hưởng lợi từ du lịch nhờ cơ sở hạ tầng và các dịch vụ cộng đồng được cải thiện.

Phát triển du lịch dựa vào cộng đồng truyền thống cùng với việc tăng thu nhập của người dân đã tạo ra nguồn tích luỹ khá lớn và tăng nguồn thu nhập cho ngân sách địa phương. Vì vậy, nguồn vốn để xây dựng cơ sở hạ tầng nông thôn được huy động từ sự đóng góp của người dân và sự hỗ trợ từ ngân sách địa

phương. Trong những năm qua, cơ sở hạ tầng ở nông thôn và đặc biệt ở các làng nghề rất được chú ý phát triển.

Bên cạnh hệ thống đường giao thông và các hệ thống điện được cải tạo nâng cấp và xây dựng mới, các cơ sở vật chất kỹ thuật khác như nước sạch, thông tin, trường học, và các hoạt động về dịch vụ, y tế, văn hoá, giáo dục được phát triển. Đời sống vật chất và tinh thần của người dân được cải thiện, sức mua tăng tạo thị trường cho công nghiệp và dịch vụ phát triển.

Như vậy, sự phát triển các tour du lịch dựa vào cộng đồng truyền thống chẳng những tự bản thân nó yêu cầu phải có kết cấu hạ tầng kỹ thuật phát triển mà còn kích thích phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật và nâng cao dân trí ở nông thôn, thúc đẩy quá trình xây dựng nông thôn mới văn minh, hiện đại, thu hẹp khoảng cách giữa thành thị và nông thôn.

Các công ty thu lợi ích từ chi phí mua tour của khách, các dịch vụ mà công ty tổ chức trọn gói, những thương lượng với cộng đồng về tỷ lệ lợi ích từ các hoạt động dịch vụ tại chỗ…

* Cơ cấu phân chia lợi ích: cộng đồng (…) - công ty (…) - chính quyền địa phương có sản phẩm du lịch (xã, huyện, tỉnh)

- Chia sẻ lợi ích từ nguồn thu du lịch để hỗ trợ cộng đồng phát triển.

Để người dân ở trong cộng đồng ý thức được việc phát triển du lịch sẽ đem lại lợi ích lâu dài cho cộng đồng sinh sống trong khu vực, các gia đình và cá nhân các thành viên trong cộng đồng, công ty du lịch, người quản lý cộng đồng và tài nguyên của cộng đồng...Việc chia sẻ lợi ích từ nguồn thu du lịch để hỗ trợ phát triển các cơ sở phục vụ khách du lịch ở trong cộng đồng như là: xây dựng nhà trưng bày sản phẩm, các công trình vệ sinh phục vụ khách tham quan, bãi đỗ xe...đảm bảo công bằng trong việc phát triển xã hội là hết sức cần thiết. Điều này

cho phép có được sự ủng hộ lâu dài từ phía cộng đồng đối với việc phát triển du lịch, hạn chế ở mức thấp nhất những xung đột giữa các công ty hoạt động du lịch với cộng đồng dân cư.

- Xây dựng phương án chia sẻ lợi ích từ hoạt động kinh doanh du lịch với cộng đồng ngay trong quá trình xây dựng chương trình du lịch ngay từ ban đầu. Phương án này cần có sự thống nhất của các nhà đầu tư, các doanh nghiệp du lịch tham gia hoạt động kinh doanh du lịch dựa vào cộng đồng và cộng đồng địa phương.

- Có sự giám sát của cộng đồng địa phương trong việc thực hiện các cam kết hỗ trợ từ phía các nhà đầu tư và các doanh nghiệp du lịch.

Tuy nhiên việc chia sẻ lợi ích với cộng đồng dân cư trong cộng đồng không có nghĩa đơn thuần là cung cấp nguồn vật chất cho sự phát triển du lịch. Lợi ích quan trọng và có ý nghĩa lâu dài đối với cộng đồng là thông qua hoạt động phát triển du lịch. Dân cư làng nghề sẽ có công ăn việc làm mới, ổn định với thu nhập cao hơn và nhờ đó sẽ hạn chế được sức ép của cộng đồng đối với tài nguyên du lịch, môi trường du lịch, tệ nạn xã hội... góp phần tích cực vào phát triển du lịch bền vững, thông qua những lợi ích cụ thể mà hoạt động phát triển du lịch đem lại, ý thức của mỗi thành viên trong cộng đồng đối với việc phát triển nghề trong cộng đồng để du lịch phát triển một cách thuận lợi và bền vững hơn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại vùng ven biển tỉnh nam đinh (Trang 111 - 114)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(120 trang)
w