Hoàn thiện cơ chế chính sách phát triển du lịch cộng đồng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại vùng ven biển tỉnh nam đinh (Trang 98 - 101)

- Tour Hà Nội –Nam Định– Giao Thuỷ: (tour 03 ngày 02 đêm)

3.3.1.Hoàn thiện cơ chế chính sách phát triển du lịch cộng đồng

Về cơ chế chính sách

Chúng ta phải có cơ chế, chính sách riêng đối với việc phát triển du lịch dựa vào cộng đồng hoặc có quy định, điều khoản riêng về vấn đề này trong các chương trình, kế hoạch phát triển du lịch hoặc trong chính sách phát triển kinh tế xã hội, xóa đói giảm nghèo ở phạm vi quốc gia và địa phương. Chính phủ nên có chính sách ưu đãi cho du lịch dựa vào cộng đồng phát triển như miễn thuế, cho vay vốn dài hạn với lãi suất thấp, nhân rộng các mô hình tốt... Xây dựng quy hoạch phát triển du lịch cộng đồng quốc gia, trong đó xác định những vùng ven biển là vùng trọng điểm để tiến hành thí điểm mô hình du lịch dựa vào cộng đồng.

Tổng cục Du lịch hoặc các Sở quản lý du lịch tại các địa phương có nhiều tiềm năng phát triển du lịch dựa vào cộng đồng phải có bộ phận chuyên trách quản lý loại hình du lịch cộng đồng vùng ven biển. Bộ phận này chịu trách nhiệm định hướng chính sách, chiến lược, xây dựng quy hoạch, phát triển sản phẩm, phối hợp với các Bộ, ban, ngành tháo gỡ khó khăn, tạo điều kiện cho du lịch cộng đồng vùng ven biển phát triển.

Phải thành lập Hiệp hội nghề nghiệp đối với loại hình phát triển du lịch cộng đồng. Hiệp hội có trách nhiệm gắn kết các chủ thể du lịch cộng đồng là

những người dân, nghiên cứu về thông tin thị trường, đào tạo, bồi dưỡng kiến thức, nghiệp vụ du lịch cho các chủ hộ kinh doanh du lịch.

* Về đầu tư

Do vốn đầu tư vào cơ sở hạ tầng tại các điểm du lịch cộng đồng lớn nên Nhà nước phải giữ vai trò đầu tầu trong việc đầu tư nâng cấp cơ sở hạ tầng tạo điều kiện cho du lịch cộng đồng phát triển. Bên cạnh đó, cần thu hút vốn đầu tư từ các thành phần kinh tế khác như tư nhân, nước ngoài, đặc biệt các doanh nghiệp vừa và nhỏ và hộ kinh doanh cá thể trong nước. Ngoài ra, do du lịch cộng đồng là góp phần phát triển cộng đồng, tạo việc làm, góp phần xóa đói giảm nghèo, nên ta có thể chủ động khai thác sự hỗ trợ từ các tổ chức phát triển khu vực và quốc tế như tổ chức Du lịch thế giới (UNWTO), Ngân hàng phát triển Châu Á (ADB), Cơ quan hợp tác quốc tế Tây Ban Nha (AECI), MCD, tổ chức phát triển Hà Lan (SNV), tập đoàn phát triển hải ngoại Nhật Bản (JODC)....

Về sản phẩm

Phát triển sản phẩm du lịch cộng đồng vùng ven biển song song với việc phát triển các hoạt động bổ trợ như các hoạt động tham quan ngoài trời, dã ngoại, mua sắm, các hoạt động thể thao trên trời, dưới nước, các lễ hội văn hoá, các sinh hoạt đời sống hàng ngày...

Đa dạng hoá và nâng cao chất lượng loại hình du lịch cộng đồng, vừa tương đồng hài hoà với mặt bằng chung khu vực về cơ sở vật chất, chất lượng dịch vụ, vừa thể hiện nét văn hoá độc đáo, đặc sắc của Việt Nam.

Phát triển có trọng tâm, trọng điểm trên cơ sở tiềm năng, lợi thế so sánh phù hợp với Chiến lược và Quy hoạch phát triển du lịch Việt Nam.

Phát triển sản phẩm du lịch cộng đồng phù hợp với nhu cầu thị trường. Hiện nay, khách du lịch cộng đồng đến từ khắp nơi trên thế giới, đặc biệt là Châu

Âu, Bắc Mỹ, Úc, New Zealand và Nhật Bản. Phần lớn khách lựa chọn loại hình du lịch này vì cảnh quan đẹp, văn hóa đặc sắc, được tham gia các hoạt động dã ngoại, văn hóa, đời sống hàng ngày, nghỉ dưỡng. Trên cơ sở thị hiếu của khách có thể lựa chọn các địa điểm phát triển du lịch cộng đồng vùng ven biển phù hợp như có thiên nhiên tươi đẹp, nền văn hoá bản địa đặc sắc, người dân hiền hậu, cởi mở. Đặc biệt, có thể kết hợp với các tour du lịch đi dã ngoại trong rừng ngập mặn, thăm các điểm tham quan du lịch ven cửa sông, bãi bồi ven biển, làng nghề...

* Về cơ chế phân chia lợi ích

Chương trình du lịch dựa vào cộng đồng đã đem lại nhiều lợi ích cho cộng đồng địa phương. Trước hết, các chủ hộ và gia đình họ là những người hưởng lợi trực tiếp từ du khách. Tiếp đó là các hộ buôn bán nhỏ cung cấp các dịch vụ du lịch. Bên cạnh đó, các nghệ nhân sản xuất hàng thủ công truyền thống như mây tre đan, gốm, sứ, gỗ, hải sản.. cũng thu lợi nhờ sản xuất hàng lưu niệm bán cho du khách. Ngoài ra, cộng đồng thổ dân địa phương cũng hưởng lợi qua việc phối hợp với các chủ hộ tổ chức các buổi trình diễn văn hóa cho khách du lịch. Đặc biệt, chương trình mang lại nhiều lợi ích cho phụ nữ vì phần lớn họ tham gia vào các hoạt động trên. Tỷ lệ người dân tham gia vào chương trình rất cao.

Tại vùng ven biển Nam Định tuy tỷ lệ người dân tham gia vào chương trình cao nhưng thu nhập còn thấp do du lịch dựa vào cộng đồng vùng ven biển Nam Định mới chỉ mới đơn thuần khai thác dịch vụ ăn, nghỉ, chưa khai thác các dịch vụ đi kèm như biểu diễn các hoạt động văn hóa, văn nghệ, bán các sản phẩm thủ công mỹ nghệ... cho khách. Bên cạnh đó, sự liên kết, ‘đôi bên cùng có lợi’ và tỷ lệ phân chia lợi ích giữa người dân và công ty lữ hành còn chưa tương xứng. Người dân thường nhận những khách lẻ, chưa có sự phối hợp chuyên

nghiệp giữa các chủ kinh doanh du lịch ở nhà dân và các công ty lữ hành trong việc xây dựng sản phẩm phù hợp với thị trường, xúc tiến, quảng bá sản phẩm và đón khách. Hiện nay, cộng đồng dân cư vùng ven biển Nam Định chưa có mô hình thành công về phân chia lợi ích giữa các ccó thể học hỏi và áp dụng. Do vậy, cần phát triển một mô hình điểm thành công về phát triển du lịch cộng đồng, đặc biệt trong vấn đề phân chia lợi ích, từ đó nhân rộng trên phạm vi rộng.

* Về đào tạo, bồi dưỡng nguồn nhân lực

Trước hết, chúng ta phải tập trung nâng cao nhận thức của xã hội về vai trò, vị trí của du lịch cộng đồng trong việc phát triển kinh tế xã hội và xóa đói, giảm nghèo, đặc biệt tại vùng ven biển. Bên cạnh đó, nên có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng bài bản lực lượng lao động làm việc trong du lịch cộng đồng thông qua việc mở các lớp đào tạo trực tiếp ngắn hạn tại địa phương, hoặc đào tạo thông qua các sách, video hướng dẫn về nghiệp vụ du lịch, ngoại ngữ. Đối với các Trường cao đẳng Nghiệp vụ Du lịch, nên bổ sung kiến thức về du lịch cộng đồng trong các chương trình học cho sinh viên. Do Hướng dẫn viên du lịch cộng đồng có những kỹ năng riêng so với các dịch vụ du lịch khác, lại thường là người địa phương nên cần tổ chức những khoá huấn luyện, đào tạo đặc biệt về kiến thức du lịch, kỹ năng cho những người này.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại vùng ven biển tỉnh nam đinh (Trang 98 - 101)