0
Tải bản đầy đủ (.doc) (120 trang)

Kiến nghị một số biện pháp hỗ trợ.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI VÙNG VEN BIỂN TỈNH NAM ĐINH (Trang 114 -120 )

- Tour Hà Nội –Nam Định– Giao Thuỷ: (tour 03 ngày 02 đêm)

3.4 Kiến nghị một số biện pháp hỗ trợ.

Du lịch dựa vào cộng đồng như ta đã thấy có một tiềm năng phát triển rất lớn, một vai trò rất quan trọng nhưng trên thực tế trong thời gian qua có thể nói hiệu quả hoạt động của các tuyến du lịch trên đạt được chưa cao. Vì vậy trong quá trình nghiên cứu luận văn, tác giả mạnh dạn đưa ra một số kiến nghị nhằm

giúp cho hoạt động du lịch dựa vào cộng đồng phát triển hơn bằng việc xây dựng các mô hình liên kết giữa công ty du lịch - cộng đồng dân cư vùng ven biển - Chính quyền quản lý.

* Về cơ chế chính sách:

- Nâng cao hiệu quả phối hợp liên ngành

Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp, có tính xã hội hóa cao, đặc biệt là du lịch dựa vào cộng đồng. Chính vì vậy để phát triển du lịch dựa vào cộng đồng thành công thì phải có sự phối hợp liên ngành và có sự tham gia tích cực của cộng đồng dân cư địa phương.

Việc nâng cao hiệu quả phối hợp liên ngành cần tập trung vào các lĩnh vực: + Cải thiện mạng lưới giao thông dẫn đến các điểm du lịch, tuyến du lịch của cộng đồng và giao thông tại các khu du lịch.

+ Cải thiện môi trường vệ sinh tại các làng bản.

+ Quy hoạch việc phát triển dựa vào cộng đồng đặc biệt là việc quy hoạch sử dụng đất sản xuất tại các thôn bản.

+ Gìn giữ, tôn tạo, phát huy những giá trị truyền thống của cộng đồng. - Xây dựng dự án phát triển du lịch dựa vào cộng đồng kết hợp với phát triển du lịch:

+ Cùng với các Sở: Công nghiệp, Giao thông vận tải, Xây dựng, Tài nguyên môi trường, Kế hoạch và đầu tư, Nông nghiệp và Phát triển nông thôn... lập tiêu chí du lịch dựa vào cộng đồng truyền thống tiêu biểu, xây dựng thí điểm điểm du lịch, khu du lịch dựa vào cộng đồng truyền thống với phát triển du lịch.

+ Xây dựng hạ tầng du lịch, quy hoạch khu sản xuất cho các cộng đồng. Để phát triển du lịch dựa vào cộng đồng bên cạnh việc giữ gìn và phát huy các giá trị truyền thống của sản phẩm của cộng đồng thì một yêu cầu khác đặt ra

là phải bảo tồn được không gian văn hóa truyền thống của cộng đồng. Chính vì vậy cần phải có quy hoạch khu vực sản xuất riêng cho cộng đồng.

* Về quản lý:

- Nâng cao năng lực quản lý của ngành du lịch

- Quản lý quy hoạch, đào tạo phát triển du lịch làng nghề dựa vào cộng đồng ở các làng nghề và có cơ chế tổ chức hành chính, hợp tác rõ ràng.

- Hỗ trợ và tăng cường năng lực của cộng đồng dân cư địa phương trong quản lý quy hoạch, phát triển du lịch dựa vào cộng đồng.

- Phân chia vai trò, nhiệm vụ cụ thể và tăng cường sự phối hợp giữa các ban ngành trong việc phát triển du lịch dựa vào cộng đồng với bảo tồn văn hóa và tự nhiên.

- Tổ chức ban quản lý bao gồm tất cả các thành phần cùng tham gia hưởng lợi.

- Thành lập hội các nhà kinh doanh du lịch tư nhân chuyên kinh doanh về du lịch cộng đồng.

Để xây dựng và phát triển mô hình du lịch dựa vào cộng đồng du lịch - công ty du lịch và cần thực hiện các giải pháp cụ thể sau:

- Kiến nghị với chính phủ, chính quyền địa phương tăng cường đầu tư phát triển mô hình du lịch dựa vào

cộng đồng gắn kết với công ty du lịch trên địa bàn tỉnh, Hà Nội và các tỉnh thành trong cả nước...

- Hỗ trợ tổ chức đào tạo nguồn nhân lực, phát triển nguồn nhân lực cho các cộng đồng.

- Phối hợp với các ban ngành xây dựng cơ chế chính sách phát triển du lịch dựa vào cộng đồng. Cần thường xuyên đề xuất các chính sách và giải pháp

phát triển du lịch dựa vào cộng đồng truyền thống, du lịch dựa vào cộng đồng đối với các cấp có thẩm quyền để cùng xem xét và giải quyết.

- Xây dựng bộ tiêu chuẩn du lịch dựa vào cộng đồng thống nhất trong cả nước, bộ tiêu chuẩn du lịch dựa vào để trình Bộ và chính phủ ra quyết định.

- Thành lập cơ quan chuyên trách trong việc kiểm tra, đánh giá định kỳ các kết quả công nhận du lịch dựa vào cộng đồng, sản phẩm truyền thống, du lịch dựa vào cộng đồng.

Tiểu kết chương 3

Mặc dầu vùng ven biển Nam Định và tuyến, điểm du lịch rất phù hợp với tài nguyên tự nhiên, văn hóa, cảnh quan nhưng vẫn có khả năng phối hợp với VQG Xuân Thủy tổ chức xây dựng một số hoạt động và chương trình du lịch nhằm tăng thêm thời gian lưu trú của khách tham quan tại khu vực, tạo cơ hội thu nhập từ du lịch cho cộng đồng địa phương. Nếu không tạo được sự liên kết và phối hợp với hoạt động du lịch trong phạm vi vùng thì việc xây dựng các hoạt động

du lịch dựa vào cộng đồng tại vùng ven biển và khu vực lân cận trở nên kém khả thi/bất khả thi.

Tuy nhiên, việc kết nối hoạt động du lịch với cộng đồng sẽ có tác dụng thúc đẩy du lịch phát triển. Điều này có thể nhận thấy rõ là hoạt động du lịch tại khu vực sẽ trở nên sống động và hấp dẫn hơn, làm đa dạng hóa sản phẩm du lịch và phong phú hóa sự lựa chọn của du khách tham quan, đặc biệt là giảm thiểu lượng thời gian rỗi của du khách và kéo dài thêm thời gian thăm viếng trong vùng. Hoạt động du lịch trong vùng trở nên hấp dẫn hơn và chất lượng dịch vụ được nâng cao sẽ tạo điều kiện kích cầu du lịch cho vùng nghiên cứu, từ đó góp phần quảng bá hữu hiệu hình ảnh và thương hiệu điểm đến trong mắt du khách với chi phí thấp nhất.

Người dân khá chủ động và mong muốn phát triển du lịch tại địa phương. Nhân lực của vùng ven biển là khá tốt, có thời gian và đủ năng lực để tham gia hoạt động du lịch. Điều đặc biệt là tính cam kết của cộng đồng và sự hỗ trợ của các bên liên quan như chính quyền địa phương, VQG, các tổ chức đoàn thể trong việc triển khai các hoạt động du lịch dựa vào cộng đồng. Điều này quyết định đến sự thành công của hoạt động phát triển du lịch trong quá trình xây dựng, tổ chức thực hiện các hoạt động du lịch dựa vào cộng đồng vùng ven biển Nam Định

Kết Luận

Nghiên cứu phát triển du lịch dựa vào cộng đồng là chú trọng khai thác thế mạnh về những tài nguyên mà cộng đồng địa phương đang có và quản lý. Đối tượng của du lịch dựa vào cộng đồng là gần 70% dân số nước ta, những người lao động chân chính và gặp nhiều khó khăn nhất trong cuộc sống. Luận văn này sẽ góp phần mang lại nguồn thu bổ sung cho người nông dân, cho kinh tế địa

phương, đồng thời góp phần giới thiệu văn hóa của cộng đồng dân cư địa phương của nước ta với thế giới.

Trong khuôn khổ luận văn này này, nét độc đáo của vùng ven biển Nam Định đã được khai thác, phát triển thành các sản phẩm du lịch dựa vào cộng đồng chủ đạo của địa phương. Bên cạnh đó, luận văn đã kết nối tour tuyến với các sản phẩm bổ trợ nhằm tăng tính hấp dẫn chung, nâng cao khả năng cạnh tranh của du lịch các địa phương.

Các yếu tố văn hóa dân tộc luôn được tôn trọng, bố sung, cho các yếu tố tự nhiên và nhân văn của du lịch.

Vấn đề bảo vệ môi trường, phát triển bền vững là sợi chỉ đỏ xuyên suốt luận văn nhằm đảm bảo môi trường trong lành cho người dân, sự hấp dẫn, trường tồn của điểm du lịch.

Yếu tố cộng đồng, người dân bản địa luôn là trung tâm của sản phẩm du lịch. Người dân luôn được tham gia, góp tiếng nói của mình vào dự án, ngay từ khi bắt đầu được triển khai. Người dân bản địa, các công ty du lịch, lữ hành, cơ quan đại diện thực hiện dự án của Trung ương hội Nông dân Việt Nam, các nhà tài trợ và các chuyên gia tư vấn luôn ý thức được rằng người dân bản địa là yếu tố quyết định tới chất lượng sản phẩm du lịch dựa vào cộng đồng.

Trong khuôn khổ của luận văn, với các hạn chế về quỹ thời gian, nguồn lực và các điều kiện khách quan khác, luận văn đã xây dựng được các chương trình du lịch dựa vào cộng đồng một cách bền vững, phù hợp với điều kiện thực tế, thế mạnh của địa phương, năng lực của các cơ quan, tổ chức tham gia. Trong các đề xuất, giải pháp luận văn đã đưa ra được các quy hoạch, thiết kế công trình cụ thể, các chương trình đào tạo, tập huấn, nâng cao năng lực, các chương trình tuyền truyền quảng bá cần được triển khai nhằm mục tiêu phát triển du lịch dựa

trên thế mạnh cộng đồng địa phương góp phần nâng cao đời sống người dân qua đó góp phần đáng kể vào nhiệm vụ đa dạng hóa sản phẩm, phát triển mạnh và bền vững du lịch Việt Nam.

Thành công của luận văn sẽ là bước khởi đầu cho việc nhân rộng mô hình du lịch dựa vào cộng đồng tại các địa phương khác trên cả nước.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU PHÁT TRIỂN DU LỊCH DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TẠI VÙNG VEN BIỂN TỈNH NAM ĐINH (Trang 114 -120 )

×