- Tour Hà Nội –Nam Định– Giao Thuỷ: (tour 03 ngày 02 đêm)
3.2.4. Định hướng phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật, dịch vụ.
- Tiếp tục tập trung đầu tư, nâng cấp cơ sở hạ tầng như: Giao thông, điện, nước sạch, thông tin liên lạc, y tế, đường liên gia, quy hoạch, xây dựng các địa điểm bán hàng để bà con ổn định bán hàng, giảm tình trạng đeo bám khách để bán hàng như hiện nay. Quy hoạch và xây dựng các điểm ngắm, điểm dừng chân,...
- Hỗ trợ các xã xây dựng nhà Du lịch cộng đồng và các hiện vật trưng bày, nội dung thông tin giới thiệu đến du khách, một số trang thiết bị ban đầu để làm dịch vụ lưu trú tại gia. Định hướng phát triển các hợp tác xã vừa và nhỏ tại cộng đồng;
- Hỗ trợ về vệ sinh môi trường như: Xây dựng khu nhà vệ sinh, nhà tắm hợp qui cách, hệ thống thu gom và xử lý rác thải, trồng rừng cảnh quan,...
Đầu tư cho cộng đồng như là đầu tư cho các cơ sở ăn uống: thường do người dân tự đầu tư
- Các nhà sinh hoạt cộng đồng, sử dụng làm nơi tổ chức các hoạt động văn hóa văn nghệ tập thể phục vụ khách du lịch thường do các dự án cộng đồng đầu tư với sự hỗ trợ từ ngân sách, trong một số trường hợp các doanh nghiệp lữ hành cũng đóng góp cho các công trình này.
Đầu tư cho hạ tầng: thường do ngân sách đầu tư, một số hạ tầng do các dự án cộng đồng đầu tư. Ở một số điểm doanh nghiệp lữ hành cũng đầu tư cho hạ tầng.
Đầu tư xây dựng sản phẩm: mục đầu tư này chủ yếu do các dự án cộng đồng hoặc doanh nghiệp đầu tư, chính quyền địa phương và người dân không tham gia đầu tư xây dựng sản phẩm tổng thành.
Tuy nhiên một vấn đề đối với việc xây dựng sản phẩm du lịch cộng đồng hiện nay là các sản phẩm khi đã bước đầu thành công thường không được tái đầu
tư, đổi mới sản phẩm. Vì vậy sự hấp dẫn lâu dài của sản phẩm không còn. Thậm chí nhiều nơi tính thương mại ngày càng bị đẩy lên cao, nên tính chất phác của sản phẩm du lịch dựa vào cộng đồng biến mất. Tình trạng sao chép, thiếu sáng tạo cũng là những hạn chế đối với xây dựng sản phẩm du lịch cộng đồng hiện nay.
3.3. Giải pháp