Tiểu kết chương

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại vùng ven biển tỉnh nam đinh (Trang 30 - 33)

Du lịch dựa vào cộng đồng không giống với các loại hình du lịch khác. Trong các hoạt động của du lịch dựa vào cộng đồng, khách du lịch sẽ được mời tham gia vào các hoạt động của mỗi gia đình và của mỗi thành viên trong cộng đồng. Do vậy, du lịch dựa vào cộng đồng cần được tiến hành một cách thận trọng và có đầy đủ sự tham gia của các thành phần trong cộng đồng. Các thành viên của cộng đồng đều có tiếng nói trong sự phát triển của loại hình du lịch này tại địa phương như lên kế hoạch, triển khai, quản lý và đánh giá. Cộng đồng, bao gồm các cá nhân và nhóm người, các doanh nghiệp nhỏ, các hiệp hội địa phương và các quan chức địa phương đều phải chung tay để xây dựng du lịch tại địa phương mình.

Về cơ bản có thể nói du lịch dựa vào cộng đồng là một sự phát triển bền vững về mặt xã hội. Điều này có nghĩa rằng các hoạt động du lịch được điều hành chủ yếu bởi người dân và chắc chắn các hoạt động này cần có sự thống nhất và ủng hộ của họ. Một đặc điểm nổi bật của du lịch cộng đồng là nó bảo tồn các giá trị văn hóa, truyền thống và các di sản của địa phương. Để đảm bảo cho sự phát triển bền vững trong tương lai, loại hình du lịch dựa vào cộng đồng cần đảm bảo đáp ứng được 3 mục tiêu căn bản sau:

 Về kinh tế: Tính hiệu quả trong các hoạt động kinh doanh du lịch và dịch vụ du lịch;

 Về môi trường: bảo tồn và quản lý một cách thận trọng các nguồn tài nguyên thiên nhiên và quan trọng hơn cả là việc bảo tồn đa dạng sinh học và duy trì sự bền vững về sinh thái;

 Về xã hội: duy trì và nâng cao chất lượng cuộc sống, trong đó sự phân chia lợi ích một cách bình đẳng là vấn đề quan tâm hàng đầu.

Việc tăng cường sự tham gia của cộng đồng địa phương trong quá trình phát triển và tổ chức thực hiện hoạt động du lịch cộng đồng không những giải quyết được nhu cầu chia sẻ các lợi ích thu được từ du lịch, cải thiện mức thu nhập mà còn nâng cao vai trò của cộng đồng trong quá trình phát triển, tạo cơ hội để cộng đồng hiểu rõ các giá trị và tầm quan trọng của đa dạng sinh học, từ đó góp phần cải thiện chất lượng sống và bảo vệ tốt tài nguyên tự nhiên. Ngoài ra, phát triển du lịch dựa vào cộng đồng còn tạo nguồn thu về tài chính nhằm hỗ trợ các hoạt động bảo tồn tại địa phương.

Nhận thức được lợi ích từ loại hình du lịch này, luận văn chọn vùng ven biển Nam Định nghiên cứu phát triển du lịch dựa vào cộng đồng vùng ven biển Nam Định. Mục tiêu của luận văn là làm thế nào tăng cường năng lực và vai trò của cộng đồng (đặc biệt là phụ nữ và ngư dân nghèo) trong bảo tồn và phát triển bền vững nguồn lợi ven biển của Việt Nam, từ đó góp phần giải quyết mâu thuẫn giữa nghèo đói và bảo vệ môi trường và tái tạo môi trường thông qua phát triển sinh kế bền vững.

Để xây dựng thành công mô hình du lịch dựa vào cộng đồng vùng ven biển, việc khảo sát và đánh giá tiềm năng phát triển du lịch của địa phương và mức độ tham gia của người dân là hết sức cần thiết và hiểu rõ hơn về sức hẫp dẫn của tài nguyên du lịch, khả năng sử dụng cho mục đích phát triển du lịch, các lợi thế và yếu điểm trong việc xây dựng mô hình du lịch dựa vào cộng đồng, từ đó đưa ra các giải pháp tối ưu nhằm triển khai hiệu quả hoạt động phát triển du lịch cộng đồng ở khu vực.

CHƯƠNG 2

TIỀM NĂNG VÀ HIỆN TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG Ở VÙNG VEN BIỂN NAM ĐỊNH Ở VÙNG VEN BIỂN NAM ĐỊNH

2.1. Tổng quan về vùng ven biển Nam Định

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên

- Vị trí địa lý: Vùng ven biển Nam Định bao gồm các huyện Giao Thuỷ, Hải Hậu và Nghĩa Hưng tiếp giáp với biển Đông ở phía Đông Nam, diện tích khoảng 700km2. Bờ biển kéo dài 72km từ cửa Ba Lạt đến cửa Đáy. Bờ biển bị chia cắt mạnh mẽ bởi 4 cửa sông lớn đó là cửa Ba Lạt thuộc sông Hồng, cửa Lan Hạ - sông Sò, cửa Ninh Cơ - sông Ninh Cơ và cửa Đáy - sông Đáy. Bờ biển Nam Định tương đối khúc khuỷu và luôn luôn biến đổi bởi hiện tượng bồi và lở. Tại khu vực hai bãi bồi thuộc huyện Giao Thuỷ và Nghĩa Hưng hàng năm phù sa của các con sông đó tạo ra một lượng lớn phù sa (khoảng 50 triệu tấn) bồi đắp cho khu vực làm mở rộng thêm hàng trăm mét ra biển [34].

- Đặc điểm địa chất: Nền móng cứng của khu vực nằm sâu dưới 4000 - 6000m, được phủ bởi các lớp trầm tích bên trên. Phía trên cùng là trầm tích phù sa hiện đại dày 1 - 2m, màu đỏ mịn, luôn luôn bị biến đổi do được bồi đắp. Tuy quá trình đó bị chậm lại do hệ thống đê, làm tăng độ cao của lòng sông, nhưng lại thúc đẩy quá trình tiến ra biển nhanh hơn. Những vùng trũng ở độ sâu 1-2 m hay gặp xác thực vật. Cấu trúc địa chất chia làm 3 nhóm: Nhóm trầm tích aluvi, nhóm trầm tích vũng vịnh và cửa sông, nhóm trầm tích delta [34].

Nền địa chất, đặc biệt là trầm tích phù sa hiện đại là điều kiện thuận lợi cho phát triển hệ sinh thái vùng cửa sông, ven biển.

- Đặc điểm khí hậu: Nằm trong miền khí hậu phía Bắc, vùng ven biển Nam Định có khí hậu nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh. Điều kiện khí hậu ở đây chịu sự chi phối của chế độ bức xạ mặt trời nội chí tuyến, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của hoàn lưu gió mùa Đông Bắc và vùng biển nhiệt đới nằm kề bên.

Vùng ven biển này có số ngày mưa không nhiều khoảng 91,3 ngày mưa/năm. Đó là mực mưa thì tháng nào cũng có khoảng từ 7 cho đến 13 ngày mưa/tháng [20].

Bảng 2: Lượng mưa tháng và năm (mm)

Trạm I II III IV V VI VII VIII IX X XI XII Cả Năm

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại vùng ven biển tỉnh nam đinh (Trang 30 - 33)