- Tour Hà Nội –Nam Định– Giao Thuỷ: (tour 03 ngày 02 đêm)
3.3.5. Giải pháp về đào tạo nguồn nhân lực:
Nhìn chung, các điểm du lịch cộng đồng có đủ nguồn nhân lực cho đào tạo nhằm xây dựng đội ngũ lao động cho du lịch, do sinh kế chủ yếu của họ là nông nghiệp, do đó có điều kiện và nhu cầu đa dạng hóa sinh kế. Tuy nhiên chất lượng nguồn nhân lực luôn là vấn đề đối với du lịch dựa vào cộng đồng.
Các loại hình lao động cần thiết cho du lịch dựa vào cộng đồng thường là: - Hướng dẫn viên địa phương
- Lao động tại các cơ sở lưu trú - Lao động tại các cơ sở ăn uống
- Lao động cung cấp các dịch vụ khác: khuân vác, điều khiển xe (thô sơ), mát xa, chăm sóc sức khỏe
- Lao động làm nghề (tại các làng nghề phục vụ khai thác du lịch) - Đội ngũ các nhóm văn nghệ quần chúng...
Ngoài các kỹ năng chuyên môn cần thiết như trên, lao động trong du lịch dựa vào cộng đồng, phụ thuộc vào vị trí công tác còn cần các kiến thức về:
- Giao tiếp với khách du lịch - Kỹ năng quản lý
- Ngoại ngữ
Để phát triển du lịch dựa vào cộng đồng, các khóa tập huấn về ngoại ngữ, kỹ năng buồng phòng, nấu ăn, vệ sinh an toàn thực phẩm... thường được tổ chức nhằm trang bị các kiến thức cần thiết cho người dân. Một số địa phương rất chủ động tổ chức các khóa tập huấn (như tại Bến Tre), hoặc các dự án phát triển du lịch dựa vào cộng đồng thường có các cấu phần "mềm" với các khóa tập huấn cơ bản và nâng cao cho người dân. Tuy nhiên, công tác phát triển đội ngũ hướng dẫn địa phương có năng lực thường không được đầu tư nhiều, do nhiều khó khăn về kỹ thuật, thời gian...
Một số khóa tập huấn cũng cung cấp các kỹ năng quản lý, kinh doanh cho cộng đồng. Nhiều dự án cũng tạo điều kiện cho một số đại diện các điểm du lịch cộng đồng được tham quan, khảo sát, trao đổi kinh nghiệm với các điểm du lịch cộng đồng khác cả trong và ngoài nước.