Nâng cao nhận thức xã hội, tăng cường sự ủng hộ, quan tâm của chính quyền và cơ quan quản lý nhà nước về du lịch cộng đồng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại vùng ven biển tỉnh nam đinh (Trang 101 - 105)

- Tour Hà Nội –Nam Định– Giao Thuỷ: (tour 03 ngày 02 đêm)

3.3.2.Nâng cao nhận thức xã hội, tăng cường sự ủng hộ, quan tâm của chính quyền và cơ quan quản lý nhà nước về du lịch cộng đồng

chính quyền và cơ quan quản lý nhà nước về du lịch cộng đồng

* Nâng cao nhận thức

Phát triển du lịch trong vùng để tạo thu nhập thay thế những cách sinh sống thuần tuý của cộng đồng dân cư vùng ven biển là quá trình đòi hỏi cách tiếp cận thận trọng và cần được lên kế hoạch chu đáo và từng giai đoạn phát triển cần có sự tham gia của cộng đồng địa phương. Nói như vậy nghĩa là các nhà chức

trách cần cẩn thận không nên hứa quá nhiều hay tạo niềm hi vọng cho cộng đồng nghèo về những phúc lợi lớn trước mắt. Hầu hết các hoạt động như tham vấn, như việc người dân làng phải đi xa khỏi cộng đồng, họ cần được đền bù do bị mất thu nhập do tham gia nhiều vào dự án. Tuy nhiên điều này không bao gồm sự tham gia vào các hoạt động được tiến hành trong thôn. Điều quan trọng là cộng đồng phải hiểu được chu trình hoạt động và mối quan hệ giữa hoạt động kinh doanh du lịch dựa vào cộng đồng vùng ven biển cũng như công tác bảo tồn. Có nghĩa là, các hoạt động du lịch tạo ra thu nhập cho cộng đồng và phát triển, bảo tồn tài nguyên là nhằm để giảm sự phụ thuộc của cộng đồng vào tài nguyên vùng ven biển vốn đã bị khai thác quá mức.

Chính quyền địa phương nên tham gia vào các hoạt động khảo sát và thực hiện tạo thu nhập thay thế, đặc biệt những người đứng đầu xã, làng có kiến thức nhiều nhất về tình hình xã hội và kinh tế của người dân thuộc quản lý của họ. Điều này gồm các chương trình giám sát dựa vào địa phương đánh giá việc tạo thu nhập từ hoạt động kinh doanh du lịch dựa vào cộng đồng thay thế những nghề thủ công truyền thống và sự thành công chung của vùng ven biển.

Kết quả của các hoạt động và sự hiểu biết về hoạt động kinh doanh du lịch dựa vào cộng đồng cần được đưa vào các chương trình tuyên truyền và phổ biến rộng rãi cho dân chúng (có thể trưng bày trong trung tâm du khách hoặc nhà văn hóa địa phương). Đặc biệt việc ngư dân tuyên truyền cho ngư dân rất hiệu qủa. Quan trọng là phải nâng cao nhận thức về vấn đề chính sách cho mọi người và các cấp chính quyền khác nhau. Việc tạo diễn đàn chung để trao đổi thông tin thường xuyên cũng rất quan trọng và khiến cho các kết quả nghiên cứu du lịch dựa vào người dân được thông tin trong quá trình xây dựng chính sách hỗ trợ cấp quốc gia và địa phương.

Nâng cao nhận thức là yếu tố rất quan trọng trong thành lập và thực hiện hoạt động kinh doanh du lịch dựa vào cộng đồng. Cộng đồng và các bên liên quan phải hiểu được mục tiêu của việc hoạt đồng kinh doanh du lịch dựa vào cộng đồng là gì, tại sao tài nguyên vùng ven biển lại quan trọng, nó có tác dụng gì, tại sao phối hợp hành động tập thể lại là chìa khóa của sự thành công, những hành động nào của con người gây tác động xấu và họ có thể làm gì để ngăn chặn, cải thiện những hành động đó. Hiểu rõ hơn về các vấn đề hiện tại như khai thác quá mức nguồn hải sản ven bờ, hiểu được việc thành lập các nhóm dự án du lịch dựa vào cộng đồng là một trong những giải pháp hữu hiệu, và có tính chủ quyền đối với dự án, tất cả sẽ làm tăng hiệu quả quản lý tài nguyên vùng ven biển đặc biệt là tài nguyên của VQG Xuân Thuỷ và giảm các vụ vi phạm đánh bắt những động vật quý hiếm trong vùng. Điều này cũng thu hút nhiều hơn sự tham gia và hợp tác của cộng đồng với dự án du lịch dựa vào cộng đồng. Tuy nhiên, phải thừa nhận rằng hiện nay mức nhận thức của cộng đồng sống tại các vùng ven biển về các vấn đề sinh thái, tài nguyên của vùng còn thấp. Nâng cao nhận thức cần phải được coi trọng như là chìa khóa cho thành công của các dự án du lịch dựa vào. Một chiến lược nâng cao nhận thức và truyền thông cần phải được xây dựng ở mỗi địa điểm trong giai đoạn đầu của dự án.

Nội dung chính cần nâng cao năng lực cho cộng đồng

• Xác định các thông điệp chính cần truyền đạt đến cộng đồng và các lĩnh vực chính cần phải nâng cao nhận thức và hiểu biết cũng như thay đổi thái độ (VD: vấn đề hiện tại của các hoạt động đánh bắt, thông tin thực tế về môi trường và sinh thái, VQG và vùng ven biển là gì, mục tiêu của VQG, lợi ích và tác động của VQG, vùng ven biển đến đời sống của con người v.v…)

• Xác định đối tượng trọng tâm. Các đối tượng này thường bao gồm học sinh, cán bộ nhà nước tại địa phương, ngư dân, ngư dân từ nơi khác đến đánh bắt tại địa phương, du khách v.v…

• Lên kế hoạch thời gian và phương pháp tiến hành các hoạt động nâng cao nhận thức. Phương pháp có thể là: phát sóng radio, cuộc thi ở trường học, tham quan, chiếu phim, giảng trong bài học ở trường, tranh ảnh, tờ rơi, hội thảo, tập huấn, nhóm dự án du lịch dựa vào cộng đồng, thảo luận do Hội phụ nữ tổ chức v.v…

• Thu thập các tài liệu nâng cao nhận thức từ nguồn bên ngoài như tranh ảnh, video, tài liệu tập huấn, trò chơi cộng đồng, bài thực hành trên lớp học v.v…(những tài liệu này phải phù hợp với kiến thức của cộng đồng)

• Đề ra mục tiêu của các chiến dịch nâng cao nhận thức và kế hoạch giám sát và đánh giá kết quả. Phải mất nhiều thời gian mới có thể nâng cao nhận thức và hiểu biết của cộng đồng, qua đó thay đổi thái độ của họ đối với các vấn đề về tài nguyên ven biển, tài nguyên VQG Xuân Thuỷ… Cần tiến hành ngay chương trình nâng cao nhận thức mà không cần phải chờ đợi cho đến khi có kế hoạch phân vùng bảo tồn, hoặc có các nhóm dự án DLCĐ của từng xã, huyện.

* Tăng cường sự ủng hộ

- Tính chủ động và khả năng tham gia của cộng đồng: Người dân chủ động, tích cực tham gia thảo luận về vấn đề phát triển du lịch tại địa phương. Họ sẵn sàng bày tỏ quan điểm, nhận thức về các vấn đề du lịch và mong muốn của họ trong quá trình phát triển du lịch tại địa phương. Nhân lực ở địa phương khá dồi dào, có chất lượng. Lịch thời vụ cho thấy mặc dầu một vài tháng trong năm, cộng đồng rất bận bịu với công việc đồng áng và thu hoạch thủy sản nhưng họ

vẫn có thể thu xếp thời gian và nhân lực tham gia các hoạt động du lịch tại địa phương

- Khả năng tham gia của phụ nữ: Phụ nữ rất chủ động, có nhận thức cao

và họ có thể đóng góp một vai trò quan trọng trong quá trình tổ chức thực hiện các hoạt động của dự án DLSTCĐ. Số lượng phụ nữ tham gia các buổi họp và các ý kiến của họ đưa ra cho thấy họ đó tham gia tiếng nói của mình trong quá

trình ra quyết định tại làng. Trong buổi biểu diễn văn nghệ phục vụ đoàn, đối tượng tham gia chủ yếu là nữ giới.

- Sự ủng hộ của chính quyền địa phương: Mặc dầu xã chưa có các chính

sách, kế hoạch phát triển du lịch nhưng qua buổi tiếp xúc và phỏng vấn với lãnh

đạo xã cho thấy chính quyền địa phương ủng hộ triển khai dự án du lịch sinh thái cộng đồng nhằm nâng cao mức thu nhập cho người dân. Lãnh đạo xã cho biết sẽ tạo mọi điều kiện thuận lợi để tổ chức các hoạt động du lịch tại địa phương và tạo cơ hội cho cộng đồng tham gia nhằm gúp phần phát triển kinh tế xã hội tại địa phương (làm nhà nghỉ; tạo hành lang pháp lý; cơ chế mua đất đầu tư phát triển du lịch)

- Sự hỗ trợ của các tổ chức, dự án, đoàn thể trong vùng: Các đoàn thể khá tích cực, ủng hộ và sẵn sàng tham gia hỗ trợ xây dựng mô hình du lịch sinh thái cộng đồng: hội phụ nữ, hội cựu chiến binh; hội nông dân; đoàn thanh niên. VQG đang có kế hoạch triển khai dự án du lịch sinh thái tại Vườn và có thể Vườn sẽ cân nhắc việc phối hợp lồng ghép, tạo điều kiện phát triển du lịch tại Vườn và xã Giao Xuân.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu phát triển du lịch dựa vào cộng đồng tại vùng ven biển tỉnh nam đinh (Trang 101 - 105)