NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NĂNG LỰC ỨNG PHÓ CỦA CỘNG ĐỒNG MIỀN NÚI XÃ Y CAN, HUYỆN TRẤN YÊN, TỈNH YÊN BÁI

83 946 6
NGHIÊN CỨU ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG CỦA BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ NĂNG LỰC ỨNG PHÓ CỦA CỘNG ĐỒNG MIỀN NÚI XÃ Y CAN, HUYỆN TRẤN YÊN, TỈNH YÊN BÁI

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

MỤC LỤC MỤC LỤC 1 2.1 Đối tượng nghiên cứu 17 2.2 Phạm vi nghiên cứu 17 2.3. Địa điểm nghiên cứu 18 2.4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu 18 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 25 3.1. Đặc trưng về tự nhiên, kinh tế và xã hội khu vực nghiên cứu 25 3.4 Tác động và tác động tiềm tàng của biến đổi khí hậu đối với xã Y Can 57 DANH MỤC CÁC KÝ HIỆU VÀ CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Tiếng Anh Tiếng Việt BĐKH Climate Change Biến đổi khí hậu Bộ NN & PTNT Ministry of Agriculture and Rural Development Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn CBA Community Based Approach Tiếp cận dựa vào cộng đồng COP Conference of the Parties Hội nghị cấp cao Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu ĐDSH Biodiversity Đa dạng sinh học IPCC Intergovernmental Panel on Climate Change Ủy ban Liên chính phủ về biến đổi khí hậu IUCN International Union for Conservation of Nature Tổ chức Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế KNK Green house gas Khí nhà kính KT-XH Socio – Economic Kinh tế - xã hội 1 MONRE Ministry of Natural Resources and Environment Bộ Tài nguyên và Môi trường PRA Participatory Rural Appraisal Bộ công cụ đánh giá nông thôn có sự tham gia PTBV Suitainable development Phát triển bền vững UNDP United Nations Development Programme Chương trình phát triển Liên hợp quốc UNEP United Nations Environment Programme Chương trình Môi trường Liên Hợp quốc UNFCCC United Nations Framework Convention on Climate Change Công ước khung của Liên hợp quốc về biến đổi khí hậu WB World Bank Ngân hàng Thế giới WMO World Meteorological Organization Tổ chức Khí tượng Thế giới MỞ ĐẦU 1. Tính cấp thiết của đề tài Biến đổi khí hậu (BĐKH) là một trong những thách thức to lớn với nhân loại và Việt Nam trong thế kỷ 21. Việt Nam được nhận diện là một trong năm quốc gia chịu tác động nặng nề nhất của nước biển dâng và là một trong những quốc gia bị ảnh hưởng nặng nề nhất bởi BĐKH (WB, 2007). Trong 10 năm gần đây (1997 - 2006), các loại thiên tai như: bão, lũ, hạn hán và các thiên tai khác đã làm thiệt hại đáng kể về người và tài sản, đã làm chết và mất tích gần 7.500 người, giá trị thiệt hại về tài sản ước tính chiếm khoảng 1,5% GDP. Mức độ thiên tai ở Việt Nam ngày càng gia tăng cả về quy mô cũng như chu kỳ lặp lại kèm theo những đột biến khó lường (Quyết định của Thủ tướng chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020, 2007). Hậu quả của BĐKH đối với Việt Nam là nghiêm trọng và là một nguy cơ hiện hữu cho mục tiêu xoá đói giảm nghèo, cho việc thực hiện các mục tiêu thiên niên kỷ 2 và sự phát triển bền vững của đất nước. Các lĩnh vực, ngành, địa phương dễ bị tổn thương và chịu tác động mạnh mẽ nhất của BĐKH là: tài nguyên nước, nông nghiệp và an ninh lương thực, sức khoẻ (Bộ Tài nguyên và Môi Trường, 2008). Báo cáo Phát triển Con người của UNDP năm 2007/2008 đã chỉ ra rằng thiên tai là một nguyên nhân chính gây ra đói nghèo và tính dễ bị tổn thương tại Việt Nam. Hầu hết những người nghèo sống tại nông thôn và kiếm sống bằng các hoạt động nông – lâm nghiệp. Hiện nay, Việt Nam vẫn là một quốc gia nông nghiệp với 75% dân số là nông dân và 70% diện tích đất đai là nông thôn, nơi đời sống của người dân phụ thuộc rất nhiều vào tài nguyên thiên nhiên và điều kiện tự nhiên. Hơn nữa, sản xuất nông nghiệp ở Việt Nam vẫn là sản xuất qui mô nhỏ với đầu tư khoa học công nghệ không đáng kể. Điều đó có nghĩa là sản xuất nông nghiệp vẫn còn quá lệ thuộc vào điều kiện thiên nhiên. Đây là một thách thức rất lớn trong bối cảnh BĐKH vì bất kỳ sự thay đổi nhiệt độ nào hay sự bất thường của thời tiết khí hậu đều sẽ có tác động lớn đến sản xuất nông nghiệp, đặc biệt đối với gieo trồng. Sự bất thường của chu kỳ khí hậu nông nghiệp sẽ không chỉ dẫn đến gia tăng dịch bệnh ở cây trồng mà còn làm giảm sản lượng cũng như các bất lợi không lường trước khác nữa. Sự gia tăng thiên tai và các hiện tượng khí hậu cực đoan như bão, lụt, hạn hán… sẽ có tác động trực tiếp và mạnh mẽ đến lâm nghiệp và thủy sản. Đã có khá nhiều thiệt hại về cây trồng tại nhiều vùng ở Việt Nam trong những năm gần đây do ngập lụt và hạn hán. Tại miền núi (Tây Bắc, Đông Bắc và Tây Nguyên), sinh kế của người dân, đặc biệt là người dân tộc, phụ thuộc chủ yếu vào rừng và đa dạng sinh học trong rừng. Trong bối cảnh BĐKH, sự mất đa dạng sinh học có thể ảnh hưởng đến sinh kế của người dân trong tương lai. Ngoài ra, năng lực của người nghèo (cả về tài chính và cơ sở vật chất) là rất hạn chế khiến họ khó có thể thích ứng với BĐKH. Nhìn chung, BĐKH sẽ tác động nhiều nhất và nặng nề nhất đến người nghèo, đặc biệt người nghèo tại các nước đang phát triển trong đó có Việt Nam. Tác động của BĐKH là không như nhau trên khắp Việt Nam. Do sự bất bình đẳng giới còn phổ biến nên phụ nữ là nhóm bị ảnh hưởng nhiều hơn so với nam giới. Sự nhạy cảm đối với BĐKH cũng không như nhau giữa các nhóm người. Những người nghèo, các hộ gia đình ở nông thôn và phụ nữ, những người phụ thuộc chủ yếu vào tài nguyên thiên nhiên và có các hoạt động kiếm sống phụ thuộc nhiều vào thời tiết là những nhóm người nhạy cảm hơn cả với BĐKH. Năng lực thích ứng cũng khác nhau giữa nam và nữ và các nhóm người trong xã hội do sự khác biệt 3 về giới, sự khác nhau trong mối quan hệ xã hội và mức độ nghèo khó (Trương Quang Học và Nguyễn Đức Ngữ, 2010). Trong bối cảnh BĐKH trên toàn cầu và ở Việt Nam, vùng miền núi Tây Bắc là nơi chịu tác động lớn của BĐKH chỉ sau vùng đồng bằng sông Cửu Long, sông Hồng và duyên hải miền Trung. Trong khi đó điều kiện kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo khu vực Tây Bắc cao nhất cả nước 25,86% (trong khi đó tỷ lệ hộ nghèo cả nước là 7,8%) (Bộ Lao động Thương binh và Xã hội, 2013), tỷ lệ người dân tộc thiểu số cao 63%. Trong những năm gần đây, có nhiều loại thiên tai xảy xa gây thiệt hại lớn như lũ quét, lũ ống, sạt lở đất, lũ sông, lũ suối, rét đậm, rét hại, hạn hán. Xã Y Can có thể đại diện cho vùng miền núi Tây Bắc, là một xã miền núi, địa hình phức tạp. Địa hình của xã có cả vùng thấp ven sông và vùng núi cao. Xã có cả người Kinh và người dân tộc thiểu số sinh sống. Sinh kế của người dân chủ yếu từ nông lâm nghiệp, phụ thuộc nhiều vào tự nhiên. Nơi đây thường đối mặt với các loại thiên tai như: lũ sông, lũ suối, lũ quét, rét đậm, rét hại và hạn hán ảnh hưởng lớn đến sản xuất nông lâm nghiệp và đời sống của người dân. Nhằm đánh giá tác động của BĐKH và năng lực ứng phó của cộng đồng, từ đó khuyến nghị các biện pháp ứng phó sao cho phù hợp cho xã Y Can, huyện Trấn Yên và vùng Tây Bắc, tôi chọn đề tài “Nghiên cứu đánh giá tác động của BĐKH và năng lực ứng phó của cộng đồng miền núi xã Y Can, huyện Trấn Yên, tỉnh Yên Bái.” cho luận văn tốt nghiệp. Hơn nữa trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài, thu thập tài liệu, thông tin, lập kế hoạch thực hiện, phân tích số liệu, viết luận văn là một quá trình học hỏi từ thực tế sau khi tôi đã được trang bị các kiến thức trên lớp. Đây là quá trình tự học hỏi, học hỏi thông qua trải nghiệm, học hỏi từ nhiều kênh khác nhau, từ những người dân địa phương đến các cán bộ trực tiếp làm việc. Là cơ hội tốt để tôi củng cố thêm những kiến thức về BĐKH. 2. Mục tiêu nghiên cứu • Đánh giá được tác động của BĐKH đến tự nhiên, KT-XH, đặc biệt là sinh kế tại xã Y Can. • Đánh giá được năng lực ứng phó của cộng đồng miền núi xã Y Can đối với các tác động của BĐKH. 4 • Đề xuất được các giải pháp phù hợp nhằm nâng cao tính chống chịu của cộng đồng với BĐKH. 3. Câu hỏi nghiên cứu • Những đặc trưng về tự nhiên, kinh tế, xã hội của địa phương có liên quan đến BĐKH là gì? • Các yếu tố thời tiết, khí hậu diễn biến như thế nào tại địa phương trong quá khứ, hiện nay và trong tương lai? • Tác động của BĐKH đến đời sống, xã hội, sức khỏe và sinh kế của cộng đồng Y Can như thế nào? • Năng lực về ứng phó của cộng đồng miền núi xã Y Can với BĐKH như thế nào? • Các giải pháp nào để nâng cao tính chống chịu của cộng đồng nhằm ứng phó với BĐKH? 4. Giả thuyết nghiên cứu Với việc áp dụng cách tiếp cận liên ngành, dựa trên hệ sinh thái, dựa vào cộng đồng và các phương pháp nghiên cứu đánh giá tính dễ bị tổn thương và năng lực (VCA), đánh giá nông thông có sự tham gia (PRA) và việc thu thập các thông tin định lượng và định tính, số liệu thời tiết, khí hậu, nghiên cứu kịch bản BĐKH, sẽ đánh giá được tác động, năng lực ứng phó với BĐKH của địa phương nghiên cứu. Từ đó cũng sẽ đề xuất được các giải pháp ứng phó/tăng cường tính chống chịu với BĐKH cho địa phương. 5. Kết cấu luận văn Luận văn có cấu trúc theo quy định, gồm các phần chính sau: Phần mở đầu: Đây là phần nêu lên tính cấp thiết cấp thiết nghiên cứu này, lý do tại sao cần nghiên cứu, đưa ra các mục tiêu nghiên cứu cũng như các câu hỏi nghiên cứu. Bên cạnh đó đưa ra giả thuyết cho nghiên cứu này. Chương 1: Cơ sở lý luận và tổng quan nghiên cứu. Chương này đưa ra một số khái niệm đề cập trong luận văn, thống nhất về cách hiểu một số khái niệm. Phần này cũng đề cập đến tính liên ngành trong nghiên cứu BĐKH. Khung lý thuyết cho nghiên cứu này được tóm tắt và sơ đồ hóa toàn bộ tiến trình thực hiện. Ngoài ra, phần rất quan trọng của chương này đó là tìm hiểu, xem xét các nghiên cứu trong và ngoài nước cũng như địa bàn nghiên cứu. Các kết quả nghiên cứu đó như thế nào, điểm nào chưa làm, để nghiên cứu này không bị trùng lặp. Cũng từ đó xem có thể kế thừa các kết quả nghiên cứu đã công bố. 5 Chương 2: Đối tượng, phạm vi, địa điểm, cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu. Chương này mô tả chi tiết các phương pháp nghiên cứu đã thực hiện, cách tiếp cận đã sử dụng. Cũng như mô tả về phạm vi về thời gian, không gian, quy mô, địa bàn nghiên cứu. Cho biết các đối tượng nghiên, những ai đã tham gia trong quá trình nghiên cứu, yếu tố nào được nghiên cứu. Chương 3: Kết quả và thảo luận. Đây là chương mô tả chi tiết kết quả nghiên cứu, các phát hiện trong quá trình nghiên cứu. Bên cạnh đó là các bàn luận, thảo luận, nhận định, đánh giá về các phát hiện. Kết luận và khuyến nghị. Đây là phần tóm tắt từ kết quả nghiên cứu. Xem xét mục tiêu nghiên cứu có đạt hay không? Các câu hỏi nghiên cứu đã được trả lời chưa? Giả thuyết nghiên cứu đã đáp ứng chưa? Từ kết quả nghiên cứu đưa ra các kết luận, nhận định ngắn gọn của nghiên cứu. Từ đó đưa ra một vài khuyến nghị cho địa phương và các bên liên quan nghiên cứu này. CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU 1.1. Cơ sở lý luận 1.1.1 Một số khái niệm BĐKH: Biến đổi khí hậu là sự biến đổi về trạng thái của hệ thống khí hậu, có thể được nhận biết qua sự biến đổi về trung bình và biến động của các thuộc tính của nó, được duy trì trong một thời gian dài, điển hình là hàng thập kỷ hoặc dài hơn. BĐKH có thể do các quá trình tự nhiên bên trong hệ thống khí hậu hoặc do tác động thường xuyên của con người, đặc biệt tăng hiệu ứng nhà kính làm thay đổi thành phần cấu tạo của khí quyển (IPCC, 2007). Ứng phó với BĐKH: Là các hoạt động của con người nhằm thích ứng và giảm nhẹ BĐKH. Như vậy, ứng phó với BĐKH gồm hai hợp phần chính là thích ứng với BĐKH và giảm nhẹ BĐKH (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2008). Giảm nhẹ BĐKH là các hoạt động nhằm giảm mức độ hoặc cường độ phát thải khí 6 nhà kính (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2008). Thích ứng với BĐKH là sự điều chỉnh hệ thống tự nhiên hoặc con người đối với hoàn cảnh hoặc môi trường thay đổi, nhằm mục đích giảm khả năng bị tổn thương do dao động và biến đối khí hậu hiện hữu hoặc tiềm tàng và tận dụng các cơ hội do nó mang lại (Bộ Tài nguyên và Môi trường, 2008). Thích ứng và giảm nhẹ BĐKH đóng vai trò quan trọng và là nền tảng cơ bản để giải quyết các vấn đề của BĐKH. Các khái niệm về thích ứng và giảm nhẹ BĐKH cho thấy giảm nhẹ BĐKH sẽ giảm tất cả các tác động (tích cực và tiêu cực) của BĐKH và do đó giảm các cơ hội thích ứng; trong khi đó thích ứng BĐKH có thể phát huy các tác động tích cực và giảm các tác động tiêu cực của BĐKH. Sinh kế: Sinh kế bao gồm các khả năng, các tài sản (bao gồm cả các nguồn lực vật chất và xã hội) và các hoạt động cần thiết để kiếm sống (DFID, 1999, 2007). Sinh kế bền vững: Một sinh kế được gọi là bền vững khi có khả năng ứng phó và phục hồi khi bị tác động, hay có thể thúc đẩy các khả năng và tài sản ở cả thời điểm hiện tại và trong tương lai trong khi không làm xói mòn nền tảng của các nguồn lực tự nhiên (DFID, 2007). Khung sinh kế bền vững được DFID xây dựng với các nhân tố: khung hoàn cảnh dễ bị tổn thương, tài sản sinh kế, cấu trúc chuyển đổi và quá trình thực hiện, các chiến lược sinh kế và kết quả. Trong các nhân tố trên thì nhân tố đóng vai trò trung tâm của khung sinh kế bền vững là tài sản sinh kế với 5 loại vốn: tự nhiên, nhân lực, tài chính, vật chất và xã hội. 7 BỐI CẢNH TỔN THƯƠNG - Sốc - Xu hướng - Mùa vụ ảnh hưởng & tiếp cận CẤU TRÚC & QUÁ TRÌNH BIẾN ĐỔI - Các cấp chính quyền - Khu vực tư nhân - Pháp luật - Chính sách - Văn hoá - Thể chế QUY TRÌNH THỰC HIỆN CHIẾN LƯỢC SINH KẾ KẾT QUẢ SINH KẾ - Tăng thu nhập - Tăng mức sống - Giảm tình trạng dễ bị tổn thương - Cải thiện an ninh lương thực - Tăng tính bền vững khi sử dụng nguồn tài nguyên thiên nhiên H S P F N H: Nguồn vốn con người (Human Capital) F: Nguồn vốn tài chính (Financial Capital) N: Nguồn vốn tự nhiên (Natural Capital) P: Nguồn vốn vật chất (Physical Capital) S: Nguồn vốn xã hội (Social Capital) (Nguồn DFID, 2007) Hình 1.1: Khung sinh kế bền vững của DFID Cộng đồng: Cộng đồng là tập hợp người có sức bền cố kết nội tại cao, với những tiêu chí nhận biết và quy tắc hoạt động, ứng xử chung dựa trên sự đồng thuận về ý chí, tình cảm, niềm tin và ý thức cộng đồng, nhờ đó các thành viên của cộng đồng cảm thấy có sự gắn kết họ với cộng đồng và với các thành viên khác của cộng đồng (Phạm Hồng Tung, 2014). Xây dựng năng lực: Xây dựng năng lực trong bối cảnh BĐKH là quá trình phát triển các kỹ năng công nghệ và những năng lực thể chế ở các nước đang phát triển và các nền kinh tế chuyển đổi để giúp họ có thể tham gia vào tất cả các lĩnh vực: thích ứng, giảm nhẹ và nghiên cứu về BĐKH nhằm thực hiện Công ước Khung của Liên Hợp Quốc về BĐKH (UNFCCC) và Nghị định thư Kyoto (KP) (Trương Quang Học, 2011). Tính chống chịu: là khả năng của một hệ thống chịu được các nhiễu loạn mà không bị phá vỡ và chuyển sang một trạng thái biến đổi về chất khác. Một hệ thống có khả năng chống chịu có thể hấp thu các nhiễu loạn, thay đổi hoặc điều chỉnh, sau đó tái tổ chức và vẫn giữ được các cấu trúc cơ bản và cách vận hành của nó (Trương Quang Học, 2013). 1.1.2 Tính hệ thống và liên ngành trong nghiên cứu biến đổi khí hậu Theo báo cáo tổng hợp “BĐKH 2007” của IPCC, chiến lược giảm nhẹ BĐKH cũng như chiến lược thích ứng đều là hợp phần của chính sách ứng phó với BĐKH. Do đó, nghiên cứu đánh giá tác động của BĐKH, nguy cơ tổn thương nhằm có giải pháp ứng phó kịp thời là rất cần thiết. Để thích ứng với BĐKH cần phải lường trước được tác động của BĐKH sẽ gây ảnh hưởng như thế nào đối với từng đối tượng cụ thể. Mà muốn đánh giá được tác động của nó cần phải xác định được kịch bản của BĐKH. Những tính toán này càng chính xác bao nhiêu thì công tác ứng phó với BĐKH (nhằm thích ứng và giảm nhẹ BĐKH) càng hiệu quả bấy nhiêu. Vì vậy, nghiên cứu triển khai về BĐKH cần phải đặt dưới sự liên kết của nhiều ngành khoa học khác nhau. Việc nghiên cứu BĐKH có thể được chia thành 3 nhóm nhiệm vụ lớn: (i) Bản chất, nguyên nhân và cơ chế vật lý của sự BĐKH; (ii) Đánh giá tác động của BĐKH, tính dễ bị tổn thương do BĐKH và giải pháp thích ứng; (iii) Giải 8 pháp, chiến lược và kế hoạch hành động nhằm thích ứng và giảm thiểu BĐKH. Xét trên quy mô toàn cầu, về logic, việc nghiên cứu BĐKH cần phải được thực hiện một cách tuần tự theo các bước trên (Trương Quang Học, 2007, 2011a). Ở quy mô đề tài này cần xem xét, nghiên cứu đến các lĩnh vực mà đã và đang chịu tác động của BĐKH đó là về nông nghiệp, lâm nghiệp, sức khỏe, tự nhiên, xã hội, thể chế, chính sách và các mặt của đời sống. Ngoài ra khi nghiên cứu cho xã Y Can không chỉ nghiên cứu ở quy mô trong xã mà xem xét đến các cấp cao hơn như cấp huyện và cấp tỉnh. 1.1.3 Khung lý thuyết nghiên cứu Khung lý thuyết là mô tả những vấn đề chính được nghiên cứu trong luận văn, sơ đồ hóa các vấn đề nghiên cứu (hình 1.2). Hình 1.2 Khung lý thuyết nghiên cứu Nghiên cứu này đánh giá chủ yếu tác động của BĐKH và năng lực của cộng đồng trong ứng phó BĐKH. Đánh giá giá tác động của BĐKH trong quá khứ, hiện tại và tương lai. Đánh giá các lĩnh vực chính mà BĐKH tác động đến, các khu vực bị tác động như thế nào. Đánh giá năng lực cộng đồng bao gồm đánh giá 6 nguồn lực cộng đồng, cơ cấu tổ chức, thể chế chính sách, kiến thức bản địa, Kế hoạch phát triển kinh 9 tế xã hội 5 năm (2015-2020), các hỗ trợ từ bên ngoài. Từ đó đề xuất các giải pháp ứng phó với BĐKH cho địa phương. Trong các đánh giá này áp dụng đồng thời hai cách tiếp cận đó là cách tiếp cận từ dưới lên và từ trên xuống. Cách tiếp cận từ trên xuống là sử dụng các kết quả nghiên cứu, các phương pháp của các nhà khoa học, các số liệu quan trắc và các kịch bản BĐKH. Cách tiếp cận từ dưới lên chủ yếu sử dụng các công cụ PRA để thu thập thông tin cả định lượng và tính từ người dân và cán bộ địa phương. 1.2. Tổng quan tài liệu nghiên cứu 1.2.1. Nghiên cứu trên thế giới BĐKH đã được nhà khoa học Arrhenius người Thụy Điển, đề cập đến lần đầu tiên vào năm 1896. Ông cho rằng sự đốt cháy nhiên liệu hóa thạch sẽ dẫn đến khả năng cao hiện tượng nóng lên toàn cầu. Đến cuối thập niên 1980, khi nhiệt độ bắt đầu tăng lên, các nghiên cứu về hiện tượng nóng lên toàn cầu được các nhà khoa học bắt đầu quan tâm nhiều hơn. Ủy ban liên chính phủ về BĐKH (IPCC) được ra đời do Tổ chức Khí tượng Thế giới (WMO) cùng với Chương trình Môi trường Liên hiệp quốc (UNEP) đồng thành lập (năm 1988) nhằm đánh giá "các thông tin khoa học, kỹ thuật và KT - XH cho phép tìm hiểu các nguy cơ của BĐKH do con người gây ra”. Kể từ đó đến nay nhiều tổ chức quốc tế và các nhà khoa học trên thế giới đã tập trung vào đánh giá tác động của BĐKH tại các khu vực, vùng lãnh thổ và đặc biệt là tại quốc gia được dự báo là sẽ hứng chịu nhiều rủi ro nhất do BĐKH trong đó có Việt Nam. Sự ra đời của IPCC vào thập kỷ 1980 đã đánh dấu bước quan trọng về nhận thức và hành động của toàn thế giới trước thảm họa BĐKH toàn cầu. Là một tổ chức tiêu biểu, tập hợp trí tuệ từ nhiều các nhà khoa học từ nhiều các quốc gia trên thế giới, IPCC đã tổng hợp hàng loạt các nghiên cứu từ nguyên nhân đến hệ quả (sự tăng nhiệt độ bề mặt trái đất, sự tăng lên của mực nước biển, cùng với những biến đổi về thời tiết, thủy văn, hải dương ), từ tác động của nó đối với tự nhiên, môi trường, các đối tượng KT – XH đến việc xây dựng giải pháp thích ứng và chiến lược ứng phó toàn cầu. Các báo cáo của IPCC là cơ sở cho các hội nghị toàn cầu về BĐKH như Hội nghị Thượng đỉnh của LHQ về Môi trường và Phát triển ở Rio de Janeiro,1992; Hội nghị các bên nước tham gia UNFCCC (từ COP 1 đến COP 18)… Qua các báo cáo của IPCC, từ cuối thế kỷ XIX đến nay có thể nhận thấy được xu thế chung là nhiệt độ trung bình toàn cầu đã tăng lên đáng kể. Nhiệt độ không khí trung bình toàn cầu trong thế kỷ XX 10 [...]... Can, huyện Trấn Y n, tỉnh Y n Bái Các số liệu về khí nhiệt độ và lượng mưa được thu thập tại trạm Khí tượng Th y văn gần nhất đó là Trạm khí tượng th y văn Y n Bái Ngoài ra các cán bộ có liên quan về thiên tai và BĐKH của huyện, lãnh đạo UBND huyện cũng đã được phỏng vấn sâu Kịch bản BĐKH của tỉnh Y n Bái và của Việt nam cũng được sử dụng trong nghiên cứu n y 17 2.3 Địa điểm nghiên cứu Nghiên cứu được... liệu và Truyền thông phòng ngừa thiên tai – Bộ tài nguyên môi trường tiến hành đánh giá tác động của BĐKH đến các lĩnh vực vào tháng 4 năm 2011 Năm 2010, Trung tâm phát triển nông thôn bền vững (SRD) đã có một nghiên cứu nhỏ về Đánh giá sinh kế bền vững ứng phó với BĐKH Nghiên cứu n y chỉ thực hiện cho ba xã của huyện Văn Y n, tuy nhiên báo cáo nghiên cứu chưa sâu về các tác động của BĐKH Địa bàn xã Y. .. tiềm năng của th y sản trong các nỗ lực giảm nhẹ (Badjeck et al., 2010) 1.2.2 Nghiên cứu ở Việt Nam 11 Ở Việt Nam đã có nhiều các nghiên cứu đánh giá tác động BĐKH, đánh giá tác động của thiên tai Với vùng miền núi T y bắc nước ta cũng đã có các nghiên cứu cụ thể trong Báo cáo “Phát triển bền vững miền núi Việt Nam – mười năm nhìn lại và các vấn đề đặt ra” của Trung Tâm nghiên cứu tài nguyên và môi... hoạt động trên đã đem lại những hiệu quả nhất định trong vấn đề nâng cao nhận thức của cộng đồng về BĐKH ở Việt Nam Năm 2010, Phan Văn Tân và cộng sự đã thực hiện đề tài Nghiên cứu tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu đến các y u tố và hiện tượng khí hậu cực đoan ở việt nam, khả năng dự báo và giải pháp chiến lược ứng phó và có các kết quả: 1) Đánh giá được mức độ, tính chất và xu thế biến đổi của. .. động của BĐKH Địa bàn xã Y Can và huyện Trấn Y n, tỉnh Y n Bái chưa có nghiên cứu nào về đánh giá tác động BĐKH Do đó, với đề tài n y là nghiên cứu đầu tiên Nó là căn cứ cho địa phương hoạch định các chính sách, x y dựng các chương trình dự án ứng phó với BĐKH, cũng như giúp cho việc lồng ghép ứng phó với BĐKH vào lập kế hoạch kinh tế xã hội của chính quyền địa phương và các ngành, lĩnh vực 16 CHƯƠNG... các y u tố và hiện tượng khí hậu cực 12 đoan ở Việt Nam và tác động của biến đổi khí hậu toàn cầu đến sự biến đổi đó trong gần nửa thế kỷ qua; 2) Đã lựa chọn và ứng dụng các mô hình thống kê thích hợp vào dự báo mùa một số y u tố và hiện tượng khí hậu cực đoan và thử nghiệm, đánh giá khả năng áp dụng cho Việt Nam; 3) Đã lựa chọn và thử nghiệm ứng dụng các mô hình khí hậu khu vực thích hợp có khả năng. .. triển khai nhằm đánh giá tác động của BĐKH và năng cường năng lực, tăng cường khả năng chống chịu của cộng đồng trước những tác động của BĐKH Một số đề tài, dự án nghiên cứu đánh giá BĐKH và tác động của nó cũng đã được thực hiện dựa trên các nguồn kinh phí của nhà nước và địa phương Đặc biệt, trong khuôn khổ Chương trình mục tiêu Quốc gia ứng phó với BĐKH, nhiều đề tài, dự án cũng đã và đang được triển... tấn/năm - Thu y sản: Diện tích nuôi trồng thu y sản 15,5 ha/năm, sản lượng thu y sản trên địa bàn 47 tấn/năm - Lâm nghiệp: Diện tích rừng sản xuất 2890,62 ha/năm Sản lượng khai thác gỗ rừng trồng 7200 m3/năm (Nguồn: UBND xã Y Can, 2014) 3.2 Diễn biến của các y u tố BĐKH tại xã Y Can, huyện Trấn Y n, tỉnh Y n Bái 3.2.1 Diễn biến các y u tố khí hậu trong thời gian qua Y n Bái chia ra... 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1 Đặc trưng về tự nhiên, kinh tế và xã hội khu vực nghiên cứu 3.1.1 Đặc trưng về tự nhiên 3.1.1.1 Tài nguyên thiên nhiên • Vị trí địa lý Y Can là xã miền núi nằm ở phía T y của huyện Trấn Y n và tỉnh Y n Bái, nằm bên hữu ngạn sông Hồng, giữa xã có ngòi Gùa ch y qua Vị trí nằm sâu trong lục địa, thuộc vùng T y Bắc của Việt Nam, cách Hà Nội khoảng 200km về phía T y Bắc Độ cao... PHẠM VI, ĐỊA ĐIỂM, PHƯƠNG PHÁP LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 Đối tượng nghiên cứu - Tác động của BĐKH đến các lĩnh vực (sinh kế, sức khỏe, nguồn nước), vùng cảnh quan (núi cao, núi thấp, ven sông Hồng) - Năng lực của cộng đồng xã Y Can trong ứng phó với BĐKH - Các biện giải pháp ứng phó của cộng đồng với BĐKH 2.2 Phạm vi nghiên cứu 2.2.1 Phạm vi thời gian Nghiên cứu được tiến hành từ tháng 01 năm . vững ứng phó với BĐKH. Nghiên cứu n y chỉ thực hiện cho ba xã của huyện Văn Y n, tuy nhiên báo cáo nghiên cứu chưa sâu về các tác động của BĐKH. Địa bàn xã Y Can và huyện Trấn Y n, tỉnh Y n Bái. động của BĐKH và năng lực ứng phó của cộng đồng, từ đó khuyến nghị các biện pháp ứng phó sao cho phù hợp cho xã Y Can, huyện Trấn Y n và vùng T y Bắc, tôi chọn đề tài Nghiên cứu đánh giá tác. đánh giá tác động của BĐKH và năng lực ứng phó của cộng đồng miền núi xã Y Can, huyện Trấn Y n, tỉnh Y n Bái. ” cho luận văn tốt nghiệp. Hơn nữa trong suốt quá trình thực hiện nghiên cứu đề tài,

Ngày đăng: 10/04/2015, 18:47

Từ khóa liên quan

Mục lục

  • MỤC LỤC

    • 2.1 Đối tượng nghiên cứu

    • 2.2 Phạm vi nghiên cứu

    • 2.3. Địa điểm nghiên cứu

    • 2.4. Cách tiếp cận và phương pháp nghiên cứu

    • CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN

      • 3.1. Đặc trưng về tự nhiên, kinh tế và xã hội khu vực nghiên cứu

      • 3.4 Tác động và tác động tiềm tàng của biến đổi khí hậu đối với xã Y Can

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan