ĐẶT VẤN ĐỀDị vật đường thở để chỉ các trường hợp có dị vật rơi vào và mắc lại trên đường thở từ thanh quản đến phế quản phân thùy. Đây là một cấp cứu Tai Mũi Họng thường gặp ở trẻ em, đòi hỏi phải xử trí kịp thời, nếu không có thể đưa đến tử vong.Trên thế giới, các phương pháp chẩn đoán và điều trị dị vật đường thở ngày càng đạt được nhiều thành tựu to lớn, từ việc mở khí quản lấy dị vật bằng kẹp (đầu thế kỷ XIX), đến việc chế tạo ra ống nội soi kết hợp với nguồn sáng cho phép nhìn rõ trong lòng khí phế quản (1905). Được thừa hưởng các thành tựu đó, ngành soi nội quản (thanh, khí, phế, thực quản) ở Việt Nam ngày càng phát triển, hàng năm đã cứu sống nhiều bệnh nhân bị dị vật đường thở.Các nghiên cứu về dị vật đường thở đã bắt đầu được cuối thế kỷ XVIII bởi các tác giả nước ngoài như Louis, Edison, G. Kilian, Chevalier – Jackson… Và các tác giả trong nước như Lương Sĩ Cần, Nguyễn Văn Đức, Phạm Khánh Hòa, Ngô Ngọc Liễn, Lê Xuân Cành, Lương Thị Minh Hương… 3, 5, 7, 13.Ngày nay, cùng với sự phát triển của chuyên ngành nội soi, gây mê hồi sức đã cho phép áp dụng nội soi rộng rãi để chẩn đoán và xử trí dị vật đường thở. Mặt khác, mạng lưới chuyên khoa Tai Mũi Họng đã được phát triển rộng khắp, việc tuyên truyền giáo dục ý thức, chăm sóc sức khỏe của người dân được nâng cao góp phần làm giảm tỷ lệ tử vong và biến chứng do dị vật đường thở gây ra.Ở nước ta, dị vật đường thở có những đặc thù riêng. Những năm trước với xu hướng dùng bút bi nhiều thì trẻ thường mắc dị vật đuôi bút bi; hoặc là ở miền núi, người dân thường uống nước suối nên lại hay gặp dị vật là con tắc te, con vắt; hoặc thói quen ăn trái cây hay các loại hạt thực vật cũng là một yếu tố chính gây dị vật đường thở… Hiện nay còn có thực trạng dị vật đường thở do viên pin đồng hồ hoặc do các mảnh đồ chơi mà trẻ ngậm trong miệng rồi chơi đùa, khóc hoặc giật mình… gây nên. Ngoài tình trạng khó thở, ngạt thở nguy hiểm đến tính mạng, dị vật đường thở còn có thể gây tình trạng viêm mà rất dễ nhầm với viêm đường hô hấp làm cho việc chẩn đoán và điều trị gặp nhiều khó khăn 3, 4, 5, 28.Chính vì các lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đối chiếu đặc điểm lâm sàng, nội soi và chẩn đoán hình ảnh của dị vật đường thở tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương” với hai mục tiêu:1. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, nội soi, chẩn đoán hình ảnh của dị vật đường thở.2. Đối chiếu kết quả chẩn đoán và điều trị dị vật đường thở qua lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và nội soi.
ĐẶT VẤN ĐỀ Dị vật đường thở để chỉ các trường hợp có dị vật rơi vào và mắc lại trên đường thở từ thanh quản đến phế quản phân thùy. Đây là một cấp cứu Tai Mũi Họng thường gặp ở trẻ em, đòi hỏi phải xử trí kịp thời, nếu không có thể đưa đến tử vong. Trên thế giới, các phương pháp chẩn đoán và điều trị dị vật đường thở ngày càng đạt được nhiều thành tựu to lớn, từ việc mở khí quản lấy dị vật bằng kẹp (đầu thế kỷ XIX), đến việc chế tạo ra ống nội soi kết hợp với nguồn sáng cho phép nhìn rõ trong lòng khí phế quản (1905). Được thừa hưởng các thành tựu đó, ngành soi nội quản (thanh, khí, phế, thực quản) ở Việt Nam ngày càng phát triển, hàng năm đã cứu sống nhiều bệnh nhân bị dị vật đường thở. Các nghiên cứu về dị vật đường thở đã bắt đầu được cuối thế kỷ XVIII bởi các tác giả nước ngoài như Louis, Edison, G. Kilian, Chevalier – Jackson… Và các tác giả trong nước như Lương Sĩ Cần, Nguyễn Văn Đức, Phạm Khánh Hòa, Ngô Ngọc Liễn, Lê Xuân Cành, Lương Thị Minh Hương… [3], [5], [7], [13]. Ngày nay, cùng với sự phát triển của chuyên ngành nội soi, gây mê hồi sức đã cho phép áp dụng nội soi rộng rãi để chẩn đoán và xử trí dị vật đường thở. Mặt khác, mạng lưới chuyên khoa Tai Mũi Họng đã được phát triển rộng khắp, việc tuyên truyền giáo dục ý thức, chăm sóc sức khỏe của người dân được nâng cao góp phần làm giảm tỷ lệ tử vong và biến chứng do dị vật đường thở gây ra. Ở nước ta, dị vật đường thở có những đặc thù riêng. Những năm trước với xu hướng dùng bút bi nhiều thì trẻ thường mắc dị vật đuôi bút bi; hoặc là 1 ở miền núi, người dân thường uống nước suối nên lại hay gặp dị vật là con tắc te, con vắt; hoặc thói quen ăn trái cây hay các loại hạt thực vật cũng là một yếu tố chính gây dị vật đường thở… Hiện nay còn có thực trạng dị vật đường thở do viên pin đồng hồ hoặc do các mảnh đồ chơi mà trẻ ngậm trong miệng rồi chơi đùa, khóc hoặc giật mình… gây nên. Ngoài tình trạng khó thở, ngạt thở nguy hiểm đến tính mạng, dị vật đường thở còn có thể gây tình trạng viêm mà rất dễ nhầm với viêm đường hô hấp làm cho việc chẩn đoán và điều trị gặp nhiều khó khăn [3], [4], [5], [28]. Chính vì các lý do trên, chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài “Đối chiếu đặc điểm lâm sàng, nội soi và chẩn đoán hình ảnh của dị vật đường thở tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương” với hai mục tiêu: 1. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, nội soi, chẩn đoán hình ảnh của dị vật đường thở. 2. Đối chiếu kết quả chẩn đoán và điều trị dị vật đường thở qua lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và nội soi. 2 Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. VÀI NÉT VỀ LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU 1.1.1. Thế giới - Dị vật đường thở bắt đầu nghiên cứu từ cuối thế kỷ XVIII, Louis (1758) lần đầu tiên đã mô tả trường hợp dị vật phế quản [6], [10], [15], [20]. - Đầu thế kỷ XIX, người ta đã mở khí quản ở trẻ em mắc DVĐT và lấy dị vật bằng kẹp. Đây là một tiến bộ về kỹ thuật và phương pháp điều trị DVĐT. Theo Quenec (1891), Hartmann (1895) tỷ lệ tử vong là 52% [10], [15], [20]. - Năm 1879, Edison – nhà quang điện tử, nghiên cứu đưa nguồn sáng vào lòng khí phế quản để tìm dị vật. Đến năm 1884, Freud và Koller là những người đầu tiên ứng dụng kỹ thuật mới này trên bệnh nhân và dần dần hình thành nên ngành nội soi [17], [20], [22]. - Ngày 30/5/1897, G. Killian đã dùng ống soi thực quản kiểu Rosenheim, sau khi gây tê thanh quản bằng dung dịch cocain đã lấy ra một mảnh xương ở lòng phế quản của một người lớn [10], [15], [20]. - Năm 1905, Chevalier – Jackson là người có công lớn trong chế tạo ống nội soi kết hợp với nguồn sáng cho phép nhìn rõ dị vật trong lòng phế quản. Và năm 1914, lần đầu tiên ông mô tả một trường hợp DVĐT là một cái đinh ốc nằm trong phế quản 20 năm [10], [20], [52]. - Năm 1908, theo báo cáo của Vaneiken, tỷ lệ chết do dị vật là 13% trong tổng số 300 trường hợp và tỷ lệ này giảm xuống 2% vào năm 1938 [19], [20]. 3 - Năm 1940, việc sử dụng dụng cụ quang học do Mounier Kuhn đề ra đã làm giảm tỷ lệ tử vong xuống còn 1% [19], [20]. - Năm 2008, theo báo cáo của nhóm các bác sĩ Zhijun C, Fugao Z, Niankai Z, Jingjing C. thì tỷ lệ thành công là 99,72% trong tổng số 1428 trường hợp [55]. - Mới nhất năm 2009, theo báo cáo của Nader Saki, Soheila Nikakhlagh, Fakher Rahim, Hassan Abshirini thì tỷ lệ thành công là 91,3% trong tổng số 1015 bệnh nhân DVĐT [50]. 1.1.2. Việt Nam - Viện TMH Trung ương được thành lập năm 1969 và ngành nội soi TMH cũng dần dần phát triển với các GS đầu ngành như Trần Hữu Tước, Võ Tấn và đặc biệt là Nguyễn Văn Đức. - Năm 1955, Trần Hữu Tước, Ngô Mạnh Sơn và cộng sự công bố một trường hợp hóc xương gà vào đường thở > 1 tháng [27]. - Năm 1977, Đan Đình Tước đã bảo vệ thành công luận án tốt nghiệp bác sỹ chuyên khoa II với đề tài “ Dị vật đường thở bị bỏ qua - rút kinh nghiệm về chẩn đoán” [26]. - Năm 1999, Nguyễn Thị Hồng Hải, Ngô Ngọc Liễn có công trình nghiên cứu về DVĐT bỏ qua tại Viện TMH Trung ương [10]. - Năm 2002, Trần Thị Mai đã bảo vệ thành công luận văn tốt nghiệp bác sĩ đa khoa với đề tài “Dị vật hạt lạc đường thở gặp tại viện Tai Mũi Họng” và có bài báo cáo trong tạp chí TMH năm 2003 [16]. - Năm 2003, Võ Lâm Phước đã bảo vệ thành công luận án tốt nghiệp bác sĩ chuyên khoa II với đề tài “Tìm hiểu dị vật đường thở tại khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Trung ương Huế” [20]. 4 - Khoa nội soi của Viện TMH TW đã cấp cứu được rất nhiều trường hợp DVĐT. Xuất phát điểm chỉ với phương tiện rất đơn giản như bộ nội soi kiểu Chevalier – Jackson, soi gây tê tại chổ. Năm 1976 lần đầu tiên ngành TMH có máy nội soi mềm Olympus để soi thanh, khí, phế quản. - Ngành nội soi ngày càng phát triển nhờ ứng dụng kịp thời các thiết bị quang học tiên tiến và kinh nghiệm của các chuyên gia nội soi cũng như sự phối hợp ăn ý của ngành gây mê hồi sức đã làm tỷ lệ tử vong do DVĐT ngày càng thấp. Điều này cho thấy các nghiên cứu khoa học về DVĐT tại bệnh viện TMH Trung ương đã giúp rất nhiều trong chẩn đoán và điều trị [14], [15], [19], [20]. 1.2. SƠ LƯỢC VỀ GIẢI PHẪU VÀ SINH LÝ THANH - KHÍ - PHẾ QUẢN 1.2.1. Thanh quản 1.2.1.1. Giải phẩu - Thanh quản có dạng hình ống nằm ở trước cổ ngang mức đốt sống C3 - C6. Giới hạn trên của thanh quản là bờ trên của sụn giáp, ở dưới là bờ dưới của sụn nhẫn. Ở phía trên thanh quản thông với hạ họng, ở dưới thông với khí quản [12]. - Về kích thước, thanh quản ở nam giới dài và to hơn ở nữ giới: [2] + Nam: dài 44 mm, rộng 43 mm, đường kính trước - sau 36 mm. + Nữ: dài 36 mm, rộng 41 mm, đường kính trước - sau 26 mm. Trước tuổi dậy thì, giữa trẻ trai và trẻ gái ít có sự khác biệt. - Về cấu trúc, thanh quản có một khung sụn gồm các sụn đơn và sụn đôi. Đó là các sụn nắp thanh quản (thanh thiệt), sụn giáp, sụn phểu, sụn nhẫn, sụn sừng Santori và sụn vừng Wriberg. Các sụn này khớp với nhau và được giữ chặt bởi các màng và dây chằng. Các cơ ở thanh quản bao gồm các cơ bên trong thanh quản và bên ngoài thanh quản. Trong lòng thanh quản được lót bởi niêm mạc [1], [2], [12], [23], [34]. 5 Hình 1.1. Thiết đồ cắt ngang qua thanh quản 1.2.1.2. Sinh lý Thanh quản có 3 chức năng sinh lý quan trọng - Chức năng hô hấp: + Đây là chức năng quan trọng nhất có ý nghĩa sống còn đối với cơ thể. Chức năng mở thanh môn do cơ nhẫn - phễu sau phụ trách. Ở tư thế thở, hai dây thanh mở rộng sang hai bên làm cho khe thanh môn có hình tam giác cân. Sự điều khiển mở rộng hai dây thanh có tính phản xạ, sự điều khiển này tùy thuộc vào sự trao đổi khí và cân bằng kiềm - toan [3], [8], [10], [21]. + Thanh quản được coi như một ống rỗng giúp lưu thông không khí từ mũi họng tới khí quản. Khi hít vào thanh môn mở tối đa giúp cho không khí đi qua dễ dàng. Khi các tình trạng bệnh lý làm cho thanh môn không mở rộng hoặc làm bít tắc thanh môn sẽ dẫn đến tình trạng khó thở [10], [21], [31]. 6 - Chức năng phát âm: + Chức năng này có ý nghĩa quan trọng về mặt xã hội và được thực hiện khi hai dây thanh khép lại gần nhau. + Dưới tác động của luồng không khí từ phổi đi lên trong thì thở ra làm rung động hai dây thanh, khi đi qua chổ hẹp là khe thanh môn sẽ làm rung lớp biểu mô nông của hai dây thanh và tạo ra âm thanh. + Cao độ (tần số) của âm thanh phụ thuộc vào độ dày, độ dài, và độ căng của dây thanh. Sự thay đổi của âm thanh là do sự cộng hưởng âm của hốc mũi, ổ miệng và sự trợ giúp của môi, lưỡi và các cơ màn hầu. + Khẩu độ thanh quản của trẻ em chỉ bằng 1/3 người lớn nên khi niêm mạc bị phù nề thì bị ảnh hưởng đến chức năng thở rõ. Chuyển hóa năng lượng ở trẻ em mạnh nên lượng oxy đòi hỏi phải gấp đôi người lớn và đây là lứa tuổi có DVĐT cao nhất (70%) [4]. Do đó dễ gây khó thở và tử vong. - Chức năng bảo vệ đường hô hấp dưới + Khi nuốt, thanh quản được đậy lại bởi phần phễu nắp thanh môn của cơ phểu chéo, do đó thức ăn không xâm nhập được vào đường thở. Khi cơ chế này bi rối loạn thì thức ăn rất dễ vào đường thở. + Phản xạ ho mỗi khi có các dị vật lọt vào thanh quản để đẩy dị vật ra ngoài đường hô hấp là một phản ứng bảo vệ. Đây là sự kích thích phản xạ sâu với sự mở rộng thanh quản, thanh môn đóng cùng với việc nâng cao áp lực bên trong lồng ngực và sau đó mở tức thì thanh môn với một luồng không khí đẩy mạnh và sự ho sẽ tống dị vật ra ngoài. + Thanh quản là vùng thụ cảm các phản xạ thần kinh thực vật. Do đó, sự kích thích cơ học có mặt trong thanh quản có thể gây rối loạn nhịp tim, tim đập chậm, ngừng tim. Vì thế trong nội soi cần gây tê tốt niêm mạc thanh quản nhất là khi cần nội soi lâu hoặc bị bít tắc thanh khí quản do dị vật [38]. 7 1.2.2. Khí - phế quản 1.2.2.1. Giải phẩu khí quản - Khí quản là một ống dẫn không khí nằm ở cổ và ngực, tiếp theo thanh quản, bắt đầu từ bờ dưới sụn nhẫn, ở ngang mức đốt sống sổ C6, đi xuống dưới và ra sau theo đường cong của cột sống tận cùng ở trong lồng ngực bằng cách chia đôi thành hai phế quản chính, ở ngang mức bờ dưới đốt sống ngực D4 hoặc bờ trên đốt sống ngực 5. Ở nền cổ, khí quản nằm sau đĩa ức 3 cm, ở trong ngực nên mở khí quản đoạn cao và trung bình thường thuận lợi hơn mở đoạn thấp. Hình 1.2. Hình ảnh khí quản và thiết đồ cắt ngang khí quản - Về cấu trúc, khí quản là một ống hình trụ, dẹt ở phía sau, được tạo nên bởi nhiều vòng sụn hình chữ C hoặc hình móng ngựa (16 - 20 vòng) nối với nhau bằng các dây chằng vòng, được đóng kín ở phía sau bởi một lớp cơ trơn tạo thành màng. 8 - Về kích thước, chiều dài khí quản ở nam là giới là 12 cm, ở nữ là 11cm. Đoạn khí quản cổ khoảng 6 - 7 cm, đoạn khí quản ngực khoảng 5 - 6 cm. - Khẩu kính khí quản thay đổi tùy theo tuổi, giới và tùy theo từng người. Sơ sinh: 5 mm, trẻ 5 tuổi: 8 mm, trẻ 10 tuổi: 10mm, nam trưởng thành: 16mm [11]. 1.2.2.2. Giải phẩu phế quản - Khí quản khi tới ngang đốt sống ngực D4 thì phân đôi thành hai phế quản gốc phải và trái đi vào hai phổi. - Hướng chia của các phế quản gốc: + Bên phải: gần như thẳng chiều với khí quản . + Bên trái: đi ngang sang trái, góc chia giữa hai phế quản khoảng 45 - 75 0 . - Kích thước của các phế quản gốc: + Phế quản gốc phải: dài khoảng 10 - 14 mm, đường kính khoảng 12 - 16 mm, số vòng sụn là 6 - 8. + Phế quản gốc trái: dài khoảng 50 - 70 mm, đường kính khoảng 10 - 14 mm, số vòng sụn là 12 - 14 [11], [22], [29], [39], [41], [49]. - Do phế quản gốc phải có đặc điểm thẳng chiều với khí quản hơn và có đường kính lớn hơn phế quản gốc trái nên dị vật rơi vào phế quản gốc phải nhiều hơn phế quản gốc trái. Cũng do đặc điểm này mà trong nội soi phế quản, để đưa ống soi vào phế quản gốc trái cần phải chuyển ngang ống soi hướng sang trái [46]. - Mỗi phế quản gốc sau khi đi vào phổi sẽ chia nhỏ dần gọi là cây phế quản. Từ mỗi phế quản gốc chia ra: + Bên phải có ba phế quản phân thùy * Phế quản thùy trên phải: tách thẳng góc với phế quản gốc phải cách chổ chia đôi khí quản khoảng 1,5 cm và cho ba phế quản phân thùy 1, 2, 3. 9 * Phế quản thùy giữa phải: tách dưới thùy trên khoảng 1,5 cm và cho hai phế quản phân thùy 4 và 5. * Phế quản thùy dưới phải: ở dưới phế quản thùy giữa và chia ra năm phế quản phân thùy 6, 7, 8, 9, 10. + Bên trái có hai phế quản phân thùy * Phế quản thùy trên trái: cách chổ phân chia khí quản 4 - 5 cm, cho phế quản phân thùy 1, 2, 3, 4, 5. * Phế quản thùy dưới trái: cho các phế quản phân thùy 6, 7, 8, 9, 10. Tuy nhiên trong thực tế soi có thể không có phân thùy 7 [11], [21]. Hình 1.3. Hình ảnh cây phế quản 10 [...]... ống nội khí quản, soi thanh khí phế quản gắp dị vật 32 + Chẩn đoán của tuyến dưới - chẩn đoán trước soi + Chẩn đoán sau soi gắp dị vật: vị trí dị vật, kích thước, bản chất dị vật, các tổn thương đường hô hấp + Kết quả điều trị (sau khi lấy DVĐT) * Tốt: khi bệnh nhân ra viện, hết các dấu hiệu lâm sàng, hình ảnh X-quang bình thường * Khá: khỏi hoàn toàn về lâm sàng, X-quang chưa khôi phục hoàn toàn * Trung. .. Thường thời gian dị vật ở trong đường thở đã lâu tùy thuộc tình trạng cấp cứu hay không, sau khi nội soi chẩn đoán được dị vật và vị trí mắc, nên lấy dị vật ra càng sớm càng tốt [53] 29 Chương 2 ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU - Tất cả bệnh nhân mắc DVĐT gặp tại viện TMH Trung ương từ 01/2006 đến 10/2010 - Số bệnh nhân từ 01/2006 - 12/2009: 126, và số bệnh nhân từ 01/2010... trị ít tai biến hơn - Nội soi sẽ phát hiện được dị vật trong đường thở và các tổn thương đường thở như xung huyết, phù nề, viêm mủ hoặc áp xe… [28], [30], [35] Hình 1.8 Dị vật ở phế quản 22 1.8 CHẨN ĐOÁN 1.8.1 Chẩn đoán xác định - Hội chứng xâm nhập - Hội chứng định khu - X-quang phổi - Nội soi thanh khí phế quản có tính chất quyết định, vừa chẩn đoán và đồng thời vừa điều trị, có thể lấy dị vật ra... chuẩn lựa chọn bệnh nhân: + Có bệnh án được ghi chép đầy đủ về các phần hành chính và chuyên môn + Có phim chụp phổi thẳng hoặc C.T scan lồng ngực + Có biên bản soi gắp dị vật ghi rõ thời gian, phương pháp, vị trí dị vật, loại dị vật và tình trạng tổn thương của đường thở + Có ghi chép theo dõi diễn biến của bệnh nhân sau khi lấy dị vật + Bệnh nhân không nằm viện phải có biên bản nội soi ghi đầy đủ:... nhau - Dị vật vô cơ: là chất khoáng trơ, kim loại, đồ chơi nhựa, kim băng, viên pin nhỏ… Loại dị vật này ít gây viêm nhiễm trừ dị vật sắc gây tổn thương niêm mạc, đặc biệt gây đau [40] - Dị vật hữu cơ: thịt, cua, cá lẫn xương, vỏ trứng… Loại dị vật này hay gây nhiễm trùng sớm và nặng do làm tổn thương, xây xát niêm mạc đường thở Ngoài ra còn có dị vật sống (con tắc te) chui vào sống trong đường thở, ... mà dị vật có thể ở các vị trí khác nhau và gây các tổn thương các nhau 15 1.5.1 Dị vật thanh quản - Dị vật to bịt kín thanh môn làm cho bệnh nhân chết ngạt trước khi đến bệnh viện - Các dị vật sắc nhọn, xù xì, gây tổn thương niêm mạc, để lâu gây sùi và dẫn tới sẹo hẹp thanh quản - Niêm mạc phù nề hoặc loét, bệnh nặng nhẹ tùy thuộc mức độ bít tắc 1.5.2 Dị vật khí quản Bệnh tích không rõ ràng vì dị vật. .. trên và ra trước khoảng 2 7 cm Lúc này nắp thanh quản đã che kín lối vào thanh quản và thức ăn đi tiếp xuống thực quản - Khi phản xạ này bị rối loạn hoặc mất đi tạm thời làm cho dị vật lạc đường và rơi vào đường thở trở thành DVĐT [32] 1.4 PHÂN LOẠI DỊ VẬT - Bản chất của dị vật phụ thuộc vào thói quen sinh hoạt của từng dân tộc, địa phương, tức là theo địa dư và tập quán xã hội Gồm hai nhóm dị vật với... chỉ, chẩn đoán và cách thức lấy dị vật Có ghi chép đầy đủ tình trạng tổn thương đường thở, vị trí, kích thước và loại dị vật - Tiêu chuẩn loại trừ: + Bệnh nhân có bệnh nội khoa nặng nề ảnh hưởng đến nghiên cứu + Bệnh nhân không có phim X-quang hoặc C.T scan hoặc kết quả nội soi 30 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Thiết kế nghiên cứu Sử dụng phương pháp mô tả từng trường hợp có can thiệp 2.2.2 Địa điểm. .. trên 28 + Dị vật khí quản: * Nếu cơ sở y tế có điều kiện thì gây mê dãn cơ soi gắp dị vật là tốt nhất * Nếu cơ sở y tế không có điều kiện thì mở khí quản hoặc đặt nội khí quản trước khi chuyển bệnh nhân lên tuyến trên + Dị vật phế quản: * Có thể tiền mê và gây tê tại chổ, soi gắp dị vật với những DVĐT đến sớm * Tiến hành nội soi khí phế quản gắp dị vật dưới gây mê - giãn cơ đối với dị vật đến muộn... TRIỆU CHỨNG LÂM SÀNG Khi dị vật rơi vào đường thở gây ra một hội chứng điển hình gọi là hội chứng xâm nhập Đó là kết quả của hai phản xạ cùng xảy ra: phản xạ co thắt thanh quản và phản xa ho để tống dị vật ra ngoài Sau đó tùy theo sự định khu của dị vật mà có những triệu chứng khác nhau 1.6.1 Hội chứng xâm nhập - Trừ những bệnh nhân đang gây mê hay hôn mê sâu, hầu hết dị vật rơi vào đường thở đều gây . tài Đối chiếu đặc điểm lâm sàng, nội soi và chẩn đoán hình ảnh của dị vật đường thở tại Bệnh viện Tai Mũi Họng Trung ương với hai mục tiêu: 1. Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng, nội soi, chẩn đoán. soi, chẩn đoán hình ảnh của dị vật đường thở. 2. Đối chiếu kết quả chẩn đoán và điều trị dị vật đường thở qua lâm sàng, chẩn đoán hình ảnh và nội soi. 2 Chương 1 TỔNG QUAN 1.1. VÀI NÉT VỀ LỊCH. “Tìm hiểu dị vật đường thở tại khoa Tai Mũi Họng Bệnh viện Trung ương Huế” [20]. 4 - Khoa nội soi của Viện TMH TW đã cấp cứu được rất nhiều trường hợp DVĐT. Xuất phát điểm chỉ với phương tiện