Qui trình nghiên cứu

Một phần của tài liệu Đối chiếu đặc điểm lâm sàng, nội soi và chẩn đoán hình ảnh của dị vật đường thở tại bệnh viện tai mũi họng trung ương (Trang 30 - 32)

- Bước 1: Tập hợp được hồ sơ đáp ứng được tiêu chuẩn lựa chọn. - Bước 2: Thu thập số liệu theo các tiêu chí sau:

+ Hành chính:

* Họ và tên, tuổi, giới tính (trẻ nhỏ phải ghi rõ tháng tuổi). * Địa chỉ.

+ Lý do vào viện. + Bệnh sử:

* Thời gian cụ thể bệnh nhân mắc DVĐT.

* Hoàn cảnh mắc DVĐT: chú ý hội chứng xâm nhập: # Phát hiện được: rõ hay không rõ.

# Không phát hiện được: do không có người chứng kiến, bệnh nhân giấu hay không được khai thác.

* Diễn biến của bệnh.

* Các địa điểm bệnh nhân đã đến khám và điều trị trước khi đến Viện TMH Trung ương.

+ Khám lâm sàng

* Triệu chứng toàn thân. * Triệu chứng cơ năng. * Triệu chứng thực thể + Cận lâm sàng

* X-quang cổ nghiêng hoặc phổi thẳng, nghiêng. * Xét nghiệm cơ bản về huyết học và sinh hóa máu. + Chẩn đoán sơ bộ

* Lâm sàng: dựa vào hội chứng xâm nhập, khám lâm sàng. * Cận lâm sàng: hình ảnh X-quang.

+ Điều trị

* Sơ cứu ban đầu (tại chỗ).

* Cấp cứu chuyên khoa: các cấp cứu đã thực hiện như mở khí quản, đặt ống nội khí quản, soi thanh khí phế quản gắp dị vật.

+ Chẩn đoán của tuyến dưới - chẩn đoán trước soi.

+ Chẩn đoán sau soi gắp dị vật: vị trí dị vật, kích thước, bản chất dị vật, các tổn thương đường hô hấp.

+ Kết quả điều trị (sau khi lấy DVĐT).

* Tốt: khi bệnh nhân ra viện, hết các dấu hiệu lâm sàng, hình ảnh X-quang bình thường.

* Khá: khỏi hoàn toàn về lâm sàng, X-quang chưa khôi phục hoàn toàn.

* Trung bình: để lại di chứng hoặc đòi hỏi phải có trị liệu lâu dài. * Xấu: tử vong.

+ Biến chứng của DVĐT. - Bước 3

+ Tổng kết hồ sơ bệnh án, nghiên cứu thu thập số liệu.

Một phần của tài liệu Đối chiếu đặc điểm lâm sàng, nội soi và chẩn đoán hình ảnh của dị vật đường thở tại bệnh viện tai mũi họng trung ương (Trang 30 - 32)