Triệu chứng cơ năng

Một phần của tài liệu Đối chiếu đặc điểm lâm sàng, nội soi và chẩn đoán hình ảnh của dị vật đường thở tại bệnh viện tai mũi họng trung ương (Trang 55 - 57)

Vì dị vật gây cản trở hô hấp kèm kích thích niêm mạc đường thở và gây viêm nhiễm đường thở. Hơn nữa dị vật chủ yếu là chất hữu cơ nên thường gây viêm nhiễm. Do đó triệu chứng ho và triệu chứng khó thở gặp nhiều nhất chiếm tỷ lệ lần lượt là 76,7% (122/159) và 48,4% (77/159).

- Triệu chứng ho có các đặc điểm sau:

+ Ho thành từng cơn chiếm 25,8% (41/159), ho cơn dữ dội, nhiều cơn trong ngày.

Nếu xét riêng ở từng vị trí mắc của dị vật thì ho thành cơn ở khí quản chiếm tỷ lệ cao nhất 40% (8/20), nguyên nhân ngoài viêm nhiễm còn có thể là do dị vật di động, khi dị vật chạm vào thanh môn gây ra các cơn ho dữ dội như hội chứng xâm nhập ban đầu. Ngoài ra, ho thành cơn ở thanh quản chiếm 14,3% (5/35), phế quản chiếm 26,9% (28/104).

+ Ho không thành cơn chiếm 50,9% (81/159).

Xét riêng từng vị trí mắc của dị vật thì tỉ lệ ho không thành cơn ở thanh quản 54,3% (19/35) và phế quản 55,9 (58/104) xấp xỉ như nhau, ở khí quản chỉ chiểm tỷ lệ 20% (4/20).

+ Ho có lẫn máu chiếm tỷ lệ thấp 3,8% (6/159), chủ yếu ở bệnh nhân mắc dị vật ở thanh quản (8,6%). Nguyên nhân là do dị vật sống đường thở hoặc do vật nhọn gây ra. Đây là trường hợp ít gặp do nhiều bác sĩ không khai thác kỹ tiền sử nên hướng tới các chẩn đoán bệnh lý đường hô hấp như lao, ung thư…

+ Không ho chiếm tỷ lệ 23,3% (37/159) do dị vật không di động không gây kích thích ho và chưa gây biến chứng viêm nhiễm ở đường thở.

Ho không phải là dấu hiệu đặc trưng riêng của DVĐT nhưng rất thường gặp, đặc biệt ở những trường hợp ho dai dẳng, điều trị nội khoa tích cực không khỏi. Nếu có kết hợp viêm phổi một bên tái phát nhiều lần thì nên nội soi thanh khi phế quản kiểm tra. Nếu có HCXN cùng với dấu hiệu ho từng con rũ rượi và khó thở thanh quản cần nghĩ tới tình huống dị vật khí quản di chuyển để có hướng xử trí thích hợp như mở khí quản nhất là khi chuyển lên

tuyến trên, tránh xảy ra ngạt thở cấp do dị vật mắc kẹt ở buồng thanh thất Morgagnie.

- Triệu chứng khó thở

Triệu chứng khó thở chiếm 48,4% (77/159), trong đó triệu chứng khó thở thanh quản với biểu hiện: Khó thở chậm, khó thở vào, có tiếng rít và khàn tiếng, co kéo hõm ức chiếm 20,1 (32/159)%.

Trong số 32 bệnh nhân có khó thở thanh quản thì tỷ lệ độ I chiếm 68,8% (22/32), độ II chiếm 21,9% (7/32), độ III chiếm 9,3% (3/32).

Chủ yếu triệu chứng khó thở thanh quản gặp ở dị vật thanh quản. Khó thở vừa là dấu hiệu chủ quan, vừa là khách quan. Để có nhận xét tỉ mỉ hơn về vấn đề này, cần phải khảo sát tần số thở, độ khó thở, các chỉ số về thông khi hô hấp nhưng các chỉ số này không ghi đầy đủ vào bệnh án. Vì vậy rất khó đánh giá một cách chính xác về vấn đề này.

+ Đau ngực: là triệu chứng ít gặp hơn với tỷ lệ 24,5% (39/159), tỷ lệ này có tính chất tương đối vì các cháu nhỏ thường không nói được hoặc nói không rõ ràng, chính xác nên có độ tin cậy không cao.

+ Khàn tiếng: chiếm tỷ lệ 23,9% (38/159), trong đó chủ yếu gặp ở dị vật thanh quản với tỷ lệ 80% (28/35). Vì chức năng của thanh quản là phát âm nên dị vật ở vị trí này sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến chức năng phát âm, kèm theo phản xạ ho cũng gây tổn thương hai dây thanh gây khàn tiếng.

Một phần của tài liệu Đối chiếu đặc điểm lâm sàng, nội soi và chẩn đoán hình ảnh của dị vật đường thở tại bệnh viện tai mũi họng trung ương (Trang 55 - 57)