Cấp cứu chuyên khoa

Một phần của tài liệu Đối chiếu đặc điểm lâm sàng, nội soi và chẩn đoán hình ảnh của dị vật đường thở tại bệnh viện tai mũi họng trung ương (Trang 26 - 29)

Tùy thuộc vào tính chất cấp cứu (nặng, vừa và nhẹ), tình trạng thực tại của bệnh nhân mà chọn phương pháp tối ưu để đảm bảo an toàn cho bệnh nhân.

- Khó thở nặng, tối cấp: soi thanh quản trực tiếp, có thể dùng ngay Mac Instosh hoặc ống soi Chevalier - Jackson, dùng kẹp đưa qua ống soi gắp dị vật ra.

- Khó thở vừa, bán cấp: có thể cho thở oxy, hồi sức rồi sau đó soi thanh khí phế quản hoặc mở khí quản tùy theo kinh nghiệm chuyên môn và cơ sở vật chất của cơ sở y tế để để chọn lấy phương pháp tối ưu.

- Không khó thở hoặc khó thở nhẹ: làm đầy đủ các xét nghiệm, hội chẩn, chuẩn bị các dụng cụ phù hợp rồi mới soi.

+ Dị vật là hạt dễ vỡ: dùng pince có đầu hơi cong và phần mở ra cho phép lấy dị vật mà không làm vỡ.

+ Dị vật là các mảnh kim loại hoặc nhựa: dùng pince cá sấu.

+ Dị vật sống (con tắc te) có đầu giác bám rất chặt: dùng que bông thấm xylocain 6% cho đầu giác bám nhả ra để gắp dị vật được dễ.

- Soi phế quản nên tiến hành gây mê giãn cơ và hô hấp viện trợ là tốt nhất. - Khi soi lấy dị vật cần nhẹ nhàng khéo léo hết sức tránh thô bạo. - Sau khi soi gắp cần soi kiểm tra lại để:

+ Đánh giá tổn thương. + Hút dịch tiết.

+ Có thể có dị vật ở vị trí khác.

- Sau soi cần cho bệnh nhân kháng sinh, corticoid, cho thở oxy nếu khó thở, độ bão hòa oxy thấp hơn 90%.

- Cụ thể:

+ Dị vật thanh quản:

* Tại cơ sở y tế có điều kiện, nên tiến hành soi gắp dị vật ngay. * Tại cơ sở không có nội soi, khó thở thanh quản cấp II, III nên tiến hành mở khí quản cấp cứu ngay và chuyển lên tuyến trên; còn khó thở thanh quản cấp I thì cho hô hấp hỗ trợ, tránh kích thích rồi chuyển lên tuyến trên.

+ Dị vật khí quản:

* Nếu cơ sở y tế có điều kiện thì gây mê dãn cơ soi gắp dị vật là tốt nhất.

* Nếu cơ sở y tế không có điều kiện thì mở khí quản hoặc đặt nội khí quản trước khi chuyển bệnh nhân lên tuyến trên.

+ Dị vật phế quản:

* Có thể tiền mê và gây tê tại chổ, soi gắp dị vật với những DVĐT đến sớm.

* Tiến hành nội soi khí phế quản gắp dị vật dưới gây mê - giãn cơ đối với dị vật đến muộn. Thường thời gian dị vật ở trong đường thở đã lâu tùy thuộc tình trạng cấp cứu hay không, sau khi nội soi chẩn đoán được dị vật và vị trí mắc, nên lấy dị vật ra càng sớm càng tốt [53].

Chương 2

ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Đối chiếu đặc điểm lâm sàng, nội soi và chẩn đoán hình ảnh của dị vật đường thở tại bệnh viện tai mũi họng trung ương (Trang 26 - 29)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(81 trang)
w