Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng,nội soi và chụp xạ hình dạ dày thực quản trong bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản trên bệnh nhân cao tuổi. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản là (BTNDDTQ) là một bệnh thường gặp và tỷ lệ mắc bệnh dao động khác nhau tại các vùng trên thế giới. Ở Tây Âu và Bắc Mỹ tỷ lệ mắc bệnh khoảng 1020% Nam Mỹ 10%, Thổ Nhĩ Kỳ 11,9%. Ở châu Á, tỷ lệ thay đổi tùy từng nghiên cứu, thường là thấp hơn 2,36,2 % nhưng xu hướng ngày càng tăng có nghiên cứu thấy tỷ lệ này cao tới 10,5%.Bệnh trào ngược dạ dày thực quản tỷ lệ mắc tăng lên ở độ tuổi >40 tuổi (phương tây 1020%) đặc biệt bệnh nhân cao tuổi này các triệu chứng thường ít hơn người trẻ nhưng bệnh thường nặng hơn. Họ có nhiều có nhiều biến chứng tại thực quản và ngoài thực quản có thể đe dọa đến tính mạng. Biến chứng tại thực quản bao gồm tổn thương viêm thực quản, hẹp thực quản, Barrett’s thực quản và ung thư thực quản. Biến chứng ngoài thực quản như đau ngực, bệnh lý tai mũi họng, bệnh lý viêm phổi hít, viêm thanh quản, ho kéo dài, hen
1 ĐẶT VẤN ĐỀ Bệnh trào ngược dạ dày - thực quản là (BTNDD-TQ) là một bệnh thường gặp và tỷ lệ mắc bệnh dao động khác nhau tại các vùng trên thế giới. Ở Tây Âu và Bắc Mỹ tỷ lệ mắc bệnh khoảng 10-20% Nam Mỹ 10%, Thổ Nhĩ Kỳ 11,9%. Ở châu Á, tỷ lệ thay đổi tùy từng nghiên cứu, thường là thấp hơn 2,3-6,2 % nhưng xu hướng ngày càng tăng có nghiên cứu thấy tỷ lệ này cao tới 10,5%.Bệnh trào ngược dạ dày thực quản tỷ lệ mắc tăng lên ở độ tuổi >40 tuổi (phương tây 10-20%) đặc biệt bệnh nhân cao tuổi này các triệu chứng thường ít hơn người trẻ nhưng bệnh thường nặng hơn. Họ có nhiều có nhiều biến chứng tại thực quản và ngoài thực quản có thể đe dọa đến tính mạng. Biến chứng tại thực quản bao gồm tổn thương viêm thực quản, hẹp thực quản, Barrett’s thực quản và ung thư thực quản. Biến chứng ngoài thực quản như đau ngực, bệnh lý tai mũi họng, bệnh lý viêm phổi hít, viêm thanh quản, ho kéo dài, hen[ ]. Hiện nay có nhiều phương pháp chẩn đoán bệnh trào ngược dạ dày thực quản và các biến chứng của nó đã và đang cho kết quả tốt. Mỗi phương pháp đều có ưu nhược điểm và không riêng một phương pháp nào có thể cung cấp đầy đủ thông tin để đánh giá toàn diện trào ngược. Vì vậy người ta thường phải kết hợp hai phương pháp để chẩn đoán trở lên [ ]. Nội soi là phương pháp đầu tiên để đánh giá trực tiếp hình ảnh tổn thương tại thực quản và đoạn nối thực quản dạ dày, kết hợp với các triệu chứng lâm sàng điển hình có thể chẩn đoán gần như bệnh trào ngược dạ dày thực quản [ ]. Nội soi có thể kết hợp với các phương pháp khác để chẩn đoán song các phương pháp khác như đo pH thực quản 24 giờ vẫn có những hạn chế thường tiến hành phức tạp, không định lượng được lượng dịch trào ngược. Nhưng phương pháp chụp xạ hình đã khắc phục được những hạn chế và vừa phát hiện trào ngược, vừa định lượng được lượng dịch trào ngược, kỹ thuật thực hiện đơn 2 giản và không xâm phạm, đặc biệt BTNDD – TQ ở người lớn tuổi ta có thể thực hiện. Bệnh trào ngược dạ dày thực quản đang là vấn đề thời sự của nhiều quốc gia cũng như ở Việt Nam.Với tỷ lệ bệnh ngày càng tăng, bệnh sinh phức tap, điều trị khó khăn ảnh hưởng không nhỏ tới chất lượng cuộc sống của người bệnh. Hiện nay ở nhiều đề tài đã bước đầu nghiên cứu và ứng dụng khoa học kỹ thuật để xác định bệnh TNDD-TQ và biến chứng của nó [ ],[],[ ], [],[],[] nhưng chưa đi nghiên cứu riêng đặc điểm BTNDD- TQ ở những bệnh nhân cao tuổi. Để nghiên cứu rõ hơn đặc điểm BTNDD-TQ ở bệnh nhân cao tuổi chúng tôi đã kết hợp các phương pháp lâm sàng, nội soi và chụp xạ hình dạ dày thực quản. Chúng tôi nghiên cứu đề tài: “Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng,nội soi và chụp xạ hình dạ dày thực quản trong bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản trên bệnh nhân cao tuổi. ” nhằm mục tiêu: 1, Đánh giá một số đặc điểm lâm sàng, nội soi trong bệnh trào ngược dạ dày- thực quản trên bệnh nhân cao tuổi. 2, So sánh phương pháp chụp xạ hình với phương pháp nội soi trong chẩn đoán bệnh trào ngược dạ dày- thực quản trên bệnh nhân cao tuổi. 3 Chương I Tổng quan 1.1. Vài nét đại cương về giải phẫu, mô học của thực quản và tâm vị. 1.1.1 Giải phẫu Thực quản là đoạn đầu của ống tiêu hóa. Đó là một ống cơ dài 25-30 cm đi từ miệng thực quản (cách cung răng khoảng 15 cm) đến tâm vị (cách cung răng khoảng 40 cm). Miệng thực quản còn gọi là miệng Killian được bao bọc bởi các cơ co thắt hầu nên tạo thành một khe, hai đầu khe là những xoang lê của hầu. Phần lớn thực quản nằm trong lồng ngực, còn 2- 4 cm cuối nằm dưới cơ hoành. Cơ thắt trên thực quản ngăn không cho không khí vào thực quản và ngăn dịch từ thực quản trào ngược vào cơ thắt dưới thực quản (CTDTQ), van Gubaroff, góc Hiss chống lại sự trào ngược của dịch dạ dày lên thực quản. Thực quản có 4 chỗ hẹp sinh lý tương ứng với: sụn nhẫn, quai động mạch chủ, phế quản trái, cơ hoành. Các nhà Giải phẫu học chia thực quản làm 4 đoạn: - Đoạn cổ: từ ngang sụn nhẫn đến bờ trên hõm ức, có chiều dài 5- 6 cm. - Đoạn ngực: dài từ 16- 25 cm, tiếp theo đoạn cổ đến ngang cơ hoành. - Đoạn hoành, dài 1- 1,5 cm, tiếp theo đoạn ngực. Thực quản chui qua lỗ thực quản của cơ hoành, được gắn chặt vào cơ hoành bởi các mô liên kết. - Đoạn bụng: dài 2- 3 cm, từ lỗ cơ hoành đến lỗ tâm vị. Lớp cơ của thực quản thuộc loại cơ vân ở 2/3 trên và cơ trơn ở 1/3 dưới. Niêm mạc thực quản chỉ tiết chất nhày để bảo vệ niêm mạc, một phần làm trơn thêm thức ăn khi đi qua thực quản. Thực quản được tưới máu từ các nhánh nhỏ của động mạch chủ ngực: nhánh của động mạch hoành dưới, động mạch vành vị, động mạch giáp dưới và động mạch thực quản giữa. Máu tĩnh mạch của 1/3 thực quản trên đổ vào 4 tĩnh mạch chủ trên, máu của 1/3 giữa thực quản đổ vào tĩnh mạch đơn, còn máu 1/3 dưới thực quản đổ vào tĩnh mạch cửa qua các tĩnh mạch dạ dày. Thần kinh vận động thực quản chủ yếu do dây phó giao cảm (dây X) chi phối cấp trực tiếp đến các thớ cơ vân và qua trung gian đám rối Nucbach đối với thớ cơ trơn. Hệ thống giao cảm bắt nguồn từ các rễ cổ lưng, có những tiếp nối ở đoạn hạch cổ trên, cổ giữa và hạch sao ngực để tới thực quản nhưng không tham gia vào chức năng vận động của thực quản, chỉ có tác dụng dẫn truyền cảm giác. Hình 1.1. Định khu và các chỗ hẹp của thực quản Nguồn: Atlat giải phẫu người. Frank H. Netter. MD. 1.1.2 Cấu trúc mô học Thành thự c quản được chia thành 4 lớp tính từ trong ra: - Lớp niêm mạc: dày 0,5- 0,8 mm gồm 2 lớp nhỏ: 5 * Lớp biểu mô phủ: Gồm các tế bào biểu mô vảy không sứng hóa. Lớp này gồm 3 lớp: + Lớp tế bào đáy : Gồm một hàng tế bào biểu mô trụ vuông, có khả năng sinh sản. + Lớp sợi : Gồm nhiều hàng tế bào đa diện gắn với nhau bởi thể liên kết. + Lớp bề mặt : Lớp mỏng gồm những tế bào dẹt còn có nhân. Lớp này bong ra khỏi bề mặt biểu mô. * Phía dưới là mô liên kết thưa có những vùng lồi lên tạo thành nhú. Dưới mô liên kết là tổ chức đệm có sợi tạo keo, sợi chun, tế bào sợi, tuyến thực quản, tế bào lympho rải rác và các nang bạch huyết nhỏ vây quanh đường bài xuất tuyến. * Lớp cơ niêm: là những tế bào cơ trơn xếp thành lớp mỏng. * Phía trên tâm vị từ 1,5 -2cm, biểu mô thực quản (TQ) hoàn toàn giống biểu mô - Lớp dưới niêm mạc: được tạo bởi mô liên kết thưa, bên trong có các tuyến thực quản chính. - Lớp cơ: là lớp dày nhất, khoảng 0,5- 2,2 mm, gồm có lớp cơ vòng ở trong và lớp cơ dọc ở ngoài. ở 1/3 trên thực quản được bố trí bởi các sợi cơ vân và được thay thế bởi các sợi cơ trơn ở 2/3 dưới. * Cơ thắt trên thực quản được tạo thành bởi các sợi cơ vân, chủ yếu là cơ nhẫn- hầu, cùng với cơ khít hầu và các sợi cơ vòng phía trên thực quản. * CTDTQ được tạo bởi sự dày lên của lớp cơ phía dưới thực quản, đặc biệt là lớp cơ vòng (ở vùng ĐNTD), có chiều cao khoảng 4 cm, được tăng cường thêm các trụ hoành. Sự bố trí các sợi cơ của cơ thắt dưới thực quản là không đối xứng bởi vì nó được tạo bởi các sợi vòng ngang qua nửa chu vi bao quanh thực quản và những sợi cơ chéo phía trên dạ dày. 6 - Lớp vỏ bọc: phần thực quản trên cơ hoành được bọc bên ngoài bởi tổ chức liên kết tạo thành cân, có tác dụng giữ thực quản tại chỗ và liên kết với các tổ chức lân cận. ở phần dưới cơ hoành, lớp vỏ và lớp thanh mạc giống như ở dạ dày. Đoạn nối thực quản- dạ dày: là nơi tiếp giáp giữa thực quản và dạ dày (vùng đường Z) bao gồm đoạn cuối thực quản và tâm vị, giới hạn không xác định khoảng 2 cm phía trên đường Z và 2- 3 cm phía dưới đường Z. Dưới nội soi, vùng này được nhận biết bởi 3 mốc: - Đường Z: quan sát đại thể thấy ranh giới giữa niêm mạc nhẵn, màu hồng nhạt của thực quản với niêm mạc hồng đỏ của dạ dày là một đường lồi lõm như răng cưa (đường Z), diềm răng cưa dài khoảng 5 mm, rộng khoảng 3 mm. Sau khi nhuộm Lugol, niêm mạc malpighi bắt màu nâu. - Nơi xuất hiện những nếp dạ dày, đánh dấu sự bắt đầu của dạ dày, xác định rõ hơn khi hút bớt dịch. - Sự lộ rõ mạng lưới mao mạch chạy dọc đánh dấu sự bắt đầu của thực quản, những mạch máu này thấy rõ dưới đèn nội soi khi bơm căng thành thực quản. Ở ĐNTQ có sự chuyển tiếp đột ngột từ biểu mô lát tầng của thực quản sang biểu mô trụ đơn của tâm vị dạ dày, đó là vùng biểu mô dạng vảy- trụ (squamocolummar- junction). Vùng này thường hiện diện dị sản ruột. Ở phía trên đường Z, niêm mạc malpighi hiện diện những đảo nhỏ (1- 2 mm) màu vàng nhạt, tương ứng với sự lạc chỗ của niêm mạc tâm vị trượt dưới lớp biểu mô malpighi. Trong một số trường hợp, niêm mạc lạc chỗ vượt qua lớp malpighi, hiện diện sự tiết dịch tiêu hóa ở vùng này, những hốc xuất hiện và một vài tế bào phân hóa có thể dẫn đến DSR có nguồn gốc từ thực quản. 7 Ở dưới đường Z, niêm mạc tâm vị là một đoạn ngắn của biểu mô dạ dày, được giới hạn giữa biểu mô vảy và niêm mạc thân vị dạ dày, nó được hợp thành từ các tế bào niêm mạc giống như tế bào niêm mạc môn vị. Một phần ngắn của niêm mạc tâm vị (< 5 mm) được tạo bởi những tế bào niêm mạc thường xuyên được chỉnh lọc bởi quá trình viêm và DSR có nguồn gốc dạ dày. DSR týp I (dị sản hoàn toàn) hiện diện trong 20- 25 % trường hợp ở những người có trào ngược. Hình 1.2 Đoạn nối thực quản dạ dày Nguồn: Atlat giải phẫu người. Frank H. Netter. MD 1.1.3 Sinh lý học thực quản: Sự đóng kính thực quản phụ thuộc vào cơ thắt trên thực quản, cơ thắt dưới thực quản, van Gubaroff và góc Hiss. Các yếu tố này tạo nên một hàng rào chống sự trào ngược từ dạ dày lên thực quản và từ thực quản lên hầu họng. - Cơ thắt trên thực quản: Có tác dụng ngăn không cho không khí lên ngã ba hầu họng. Lúc nghỉ cơ thắt thực quản trên có một trương lực co cơ 8 ổn định. Bình thường áp lực ở đây cao hơn áp lực trong thực quản hay trong lồng ngực 40-100 mmHg. Khi bắt đầu nuốt, cơ thắt trên giãn ra hoàn toàn trong vòng 0,2 giây, áp lực giảm xuống bằng áp lực trong lồng ngực hay áp lực trong lòng thực quản, thời gian khoảng 1 giây. Cùng với sự co bóp của hầu làm cho thức ăn dễ dàng đi qua. - Cơ thắt dưới thực quản( Lower esophageal sphincter- LES): Cơ thắt dưới thực quản ( CTDTQ) giữ một vai trò rất quan trọng trong việc ngăn chặn trào ngược dịch dạ dày lên thực quản. Nó có tác dụng duy trì vùng áp lực cao hơn áp lực trong dạ dày 15- 30 mmHg, áp lực tăng lên sau bữa ăn hoặc khi có tăng áp lực trong ổ bụng. Khi nuốt, cơ thắt dưới thực quản giãn ra khoảng 2 giây, kéo dài khoảng 3-5 giây, sự giãn ra toàn bộ cơ thắt thự quản dưới khi thực quản co bóp cho phép thức ăn đi qua cơ thắt một cách dễ dàng. Ở người bình thường cơ thắt này có những đợt thư giãn nhất thời do các phản xạ nuôt, các phản xạ thần kinh mạch- phế vị( vaso- vagal) đến từ các thụ cảm thể cơ học và hóa học ở tâm vị và thân vị dạ dày đó là các thụ thể cholecystokinin( type CCK-1) và serotonin (typ 5-HT3). Các đường dẫn truyền xung động thần kinh có bản chất không adrenergic, không cholinergic mà chất trung gian hóa học là monoxyd-azot (NO). Những đợt thư giãn nhất thời thường không gây ra trào ngược hoặc gây ra hầu hết sự trào ngược sinh lý. - Một số yếu tố giải phẫu: Khi áp lực trong dạ dày tăng, van Gubaroff đóng lại, góc Hiss sẽ giảm và thực quản gần như tiếp tuyến với cung phình vị, tạo thành như một nếp van làm giảm áp lực tác động của thức ăn quan vùng CTDTQ. Các cột cơ hoành có vai trò tăng cường cho CTDTQ nhưng chỉ ở thì hít vào. Các sợi cơ ché ở đỉnh dạ dày, lớp cơ niêm vùng DNTQDD cũng góp phần tăng cường và ổn định chức năng CTDTQ. 9 - Nhu động của thực quản: Nuốt tạo ra nhu động thực quản thông qua trung tâm nuốt của hành não, sau đó là một loạt co bóp từ hầu qua thân thực quản rồi xuống CTDTQ. Có sự phối hợp chặt chẽ giữa vùng hạ hầu, sụn nhẫn, cơ thắt trên và cơ vân của thực quản thông qua cung phản xạ của trung tâm nuốt. Động tác nuốt kích thích vào dây X tạo nên một loạt nhu động ở trong cơ trơn 2/3 dưới thực quản, các sóng nhu động này lan đi với vận tốc 3-5 cm/ giây. Nhu động tiên phát do trung tâm nuốt, còn nhu động thứ phát được kích thích do sự căng tại chỗ của thực quản bởi thức ăn. 1.2. BỆNH TRÀO NGƯỢC DẠ DÀY – THỰC QUẢN. 1.2.1 Đại cương: Thuật ngữ “ trào ngược dạ dày – thực quản” (TNDD- TQ) dùng để chỉ sự trào ngược một phần chất dịch từ trong dạ dày vào thực quản qua lỗ tâm vị. Bình thường đó là một hiện tượng sinh lý do sự thư giãn thoảng qua của cơ thắt dưới thực quản, thường xảy ra và ban đêm, sau khi ăn, khi thay đổi tư thế hoặc tăng áp lực ổ bụng đột ngột ( ho, hắt hơi, khi tập luyện gắng sức), các đợt trào ngược này thường rất ngắn, không kèm theo bất cứ triệu chứng gì và cũng không gây tổn thương viêm thực quản. Trào ngược trở thành bệnh lý khi nó xảy ra thường xuyên và kéo dài hơn, gây nên các triệu chứng, ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống được gọi là bệnh trào ngược dạ dày thực quản BTNDD-TQ ( Gastroesophageal reflux disease- GERD). Các nhà bệnh học đã định nghĩa BTNNDD- TQ: “ Bệnh trào ngược dạ dày – thực quản là tình trạng bệnh lý xảy ra khi có sự tăng trào ngược các chất chứa trong dạ dày lên thực quản, gây nên những triệu chứng khó chịu và (hoặc) những biến chứng. Trong những nghiên cứu dịch tễ, các triệu chứng nhẹ xảy ra từ 2 ngày trở lên trong một tuần hoặc các triệu chứng vừa và nặng xảy ra từ 1 ngày 10 trở lên trong 1 tuần được xem là triệu chứng gây khó chịu, chính bệnh nhân là người xác định các triệu chứng gây khó chịu hay không. BTNDT thường gây ra các triệu chứng tại thực quản: ợ nóng (heartburn or pyrosis) hoặc ợ trớ (regurgitation). ợ nóng và ợ trớ là những triệu chứng điển hình của hội chứng trào ngược điển hình. Cả 2 triệu chứng này có giá trị như nhau và độc lập lẫn nhau, điển hình cho BTNDT. Nếu các triệu chứng điển hình rõ ràng, có thể chẩn đoán TNDT mà không cần xét nghiệm. Tuy nhiên đến nay vẫn chưa có phương pháp nào được gọi là tiêu chuẩn vàng trong đánh giá toàn diện biểu hiện của BTNDT. Khi dịch trào ngược lên cao có thể gây nên 1 số triệu chứng ngoài thực quản: đau họng- khàn tiếng, cảm giác vướng nghẹn, ho kéo dài, khó thở, viêm tai giữa tái phát nhiều lần, viêm xoang, mòn răng, làm cho việc chẩn đoán nhiều khi sai lạc. BTNDT là bệnh mạn tính, thường tiến triển chậm, tổn thương chủ yếu là viêm thực quản (VTQ), gọi là bệnh trào ngược có viêm trợt (Erosive Reflux Disease, ERD). Tuy vậy nhiều bệnh nhân BTNDT trên nội soi không thấy viêm trợt ( Non Erosive Reflux Disease). Viêm thực quản trong BTNDT có thể dẫn đến các biến chứng khác như hẹp thực quản, xuất huyết thực quản, Barrett thực quản (BTQ), mà từ đó có thể phát triển thành ung thư biểu mô tuyến (UTBMT). 1.2.2 Dịch tễ học: Các nghiên cứu đều có một nhận định rằng, ở các nước châu á tỷ lệ mắc BTNDT thấp hơn nhưng ngày càng có xu hướng gia tăng do có sự thay đổi lớn và sự phát triển nhanh chóng về kinh tế xã hội. Từ đó làm thay đổi lối sống và ăn uống, đặc biệt là sự tăng trọng lượng cơ thể đã xuất hiện nhiều [...]... chứng lâm sàng, giảm tỷ lệ dùng PPI ở bệnh nhân TNDT 31 Chương II ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Nghiên cứu của chúng tôi thực hiện trên các bệnh nhân nữ trên lâm sàng có hội chứng trào ngược dạ dày thực quản đến khám và nội soi đường tiêu hóa trên tại Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 Thời gian từ tháng Không phân biệt giới tính, nghề nghiệp và loại hình khám – chữa bệnh. .. lực trong dạ dày tăng, ít nhiều ảnh hưởng tới nhu động thuận chiều của thực quản, làm giảm sự thanh thải acid của thực quản Sự tăng tiết acid và pepsin của dạ dày cũng kích thích gây thư giãn CTDTQ, tăng thêm sự trào ngược và phá hủy niêm mạc thực quản Hình1 .3 Cơ chế bệnh sinh bệnh trào ngược dạ dày thực quản Nguồn: theo Kahrilas P.J (2003) [40] 1.2.3.4 Vai trò của dạ dày: 15 Thời gian làm rỗng dạ dày. .. khám – chữa bệnh 2.1.1 Tiêu chuẩn lựa chọn bệnh nhân vào nhóm nghiên cứu - Bệnh nhân có độ tuổi >40 tuổi - Đồng ý tham gia nghiên cứu - Không có chống chỉ định nội soi dạ dày -thực quản - Các bệnh nhân trên lâm sàng có hội chứng trào ngược dạ dày thực quản theo tiêu chuẩn chẩn đoán Rome III: các triệu chứng trào ngược điển hình xuất hiện liên tục hoặc từng đợt trong 12 tuần qua với khởi phát triệu chứng... 4-6 mảnh trên và dưới đường Z 1.2.5.3 Chụp X- quang dạ dày- thực quản có uống baryt Có thế áp dụng rộng rãi cho các bệnh nhân có các triệu chứng về thực quản, vì là một xét nghiệm đơn giản dễ thực hiện, ít tốn kém Có thể đánh 23 giá hình thái, chức năng vận động của thực quản: co thắt thực quản, hẹp thực quản, giãn thực quản, loét, u thoát vị khe, cấu trúc bất thường của thực quản, bệnh lý dạ dày tá... trị liệu hoặc xạ trị 2.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 2.2.1 Thiết kế nghiên cứu Nghiên cứu theo phương pháp tiến cứu, mô tả cắt ngang Phân làm 2 nhóm bệnh nhân: Nhóm 1: bệnh nhân >60 tuổi và có triệu chứng lâm sàng rõ, điển hình theo tiêu chuẩn Rome III, được thăm khám lâm sang và (hoặc có) nội soi có tổn thương, chụp xạ hình Nhóm 2: bệnh nhân < 60 tuổi và có triệu chứng lâm sàng rõ, điển hình theo tiêu... tượng trào ngược rất dễ xảy ra - Cơ thắt trên thực quản: là cơ chế bảo vệ đầu tiên của cơ thể đối với tổn thương ngoài thực quản của BTNDT Bình thường áp lực ở đây cao hơn áp lực trong thực quản hay trong lồng ngực 40-100mmHg Khi chức năng của cơ thắt trên suy giảm, các chất trào ngược trong thực quản sẽ dễ dàng đi qua và vào đường thở, lên miệng Acid trong chất trào ngược sẽ gây tổn thương thanh quản, ... khám lâm sang và (hoặc có) nội soi có tổn thương, chụp xạ hình - Cỡ mẫu nghiên cứu thuận tiện (dự kiến 100 bệnh nhân) 2.2.2 Phương pháp tiến hành 2.2.2.1 Khám lâm sàng Bệnh nhân được lựa chọn theo tiêu chuẩn nghiên cứu Tất cả các bệnh nhân trong diện nghiên cứu đều được đăng ký đầy đủ thông tin cá nhân và các kết quả thu thập được theo mẫu bệnh án thống nhất, các kết quả xét nghiệm đều được lưu vào... chống trào ngược, đánh giá tình trạng trào ngược sau phẫu thuật trong cắt đoạn dạ dày, nhất là phẫu thuật cắt toàn bộ dạ dày Phương pháp kinh điển CXHDD-TQ là bệnh nhân được uống một lượng dung dịch có pha chất đồng vị phóng xạ (Tc-99m) gắn vào chất mang xạ ( Sulfur colloid hoặc Phyton), pha lẫn với nước cam và HCl 0,1N để trì hoãn thời gian làm rỗng dạ dày và khiến cho dịch trào ngược ở bệnh nhân bị... ăn tồn đọng ở dạ dày lâu, dạ dày phải co bóp nhiều gây tăng áp lực của dạ dày dẫn đến sự chênh lệch áp lực giữa dạ dày và thực quản và làm giảm sự thanh thải acid của thực quản, mặt khác các xung động thần kinh đến từ các thụ thể cơ- hóa học ở dạ dày làm thư giãn các cơ thắt dẫn đến sự TNDD- TQ Sự tăng tiết acid và pepsin của dạ dày có thể kích thích gây giãn CTDTQ 1.2.3.5 HP và sinh lý bệnh của BTNDT... thực quản Vai trò của dạ dày: sự chậm tống đẩy ở dạ dày hay thời gian làm rỗng dạ dày kéo dài làm thức ăn tồn đọng ở dạ dày lâu, dạ dày phải co bóp nhiều gây tăng áp lực của dạ dày dẫn đến sự chênh lệch áp lực giữa dạ dày và thực quản, mặt khác các xung động thần kinh đến từ các thụ thể cơ- hóa học ở dạ dày làm thư giãn cơ thắt dẫn đến sự trào ngược, nhất là giai đoạn sau khi ăn và ở người thường hay . khoảng 10 -20% Nam Mỹ 10 %, Thổ Nhĩ Kỳ 11 ,9%. Ở châu Á, tỷ lệ thay đổi tùy từng nghiên cứu, thường là thấp hơn 2,3-6,2 % nhưng xu hướng ngày càng tăng có nghiên cứu thấy tỷ lệ này cao tới 10 ,5%.Bệnh. dày- thực quản trên bệnh nhân cao tuổi. 3 Chương I Tổng quan 1. 1. Vài nét đại cương về giải phẫu, mô học của thực quản và tâm vị. 1. 1 .1 Giải phẫu Thực quản là đoạn đầu của ống tiêu hóa. Đó là một. quản, chỉ có tác dụng dẫn truyền cảm giác. Hình 1. 1. Định khu và các chỗ hẹp của thực quản Nguồn: Atlat giải phẫu người. Frank H. Netter. MD. 1. 1.2 Cấu trúc mô học Thành thự c quản được chia