Biến chứng và tiên lượng BTNDT

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng,nội soi và chụp xạ hình dạ dày thực quản trong bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản trên bệnh nhân cao tuổi. (Trang 28 - 29)

- Xác định một số tổn thương khác ở thực quản:

1.2.6Biến chứng và tiên lượng BTNDT

- Viêm thực quản do trào ngược thường hay tiến triển mạn tính và tái phát. 50- 80% có thể ổn định sau 6- 12 tháng nếu điều trị nội khoa tích cực. Tuy nhiên số người không được điều trị tích cực hoặc không đáp ứng với điều trị có thể dẫn đến trợt, loét, hẹp, thủng thực quản. VTQ có thể dẫn đến BTQ, theo dõi những trường hợp VTQ trào ngược trong lần nội soi đầu, soi nhắc lại sau 5 năm thấy có 9,9% nghi ngờ BTQ.

- Barrett thực quản: tổn thương BTQ là kết quả của tình trạng TNDT thường xuyên và trong một thời gian dài, có thể nói đó là một trạng thái tiền ung thư. Người ta đã đưa ra giả thuyết rằng: tổn thương BTQ là một phản ứng hữu hiệu của cơ thể để bảo vệ thực quản trước những kích ứng của acid, pepsin và dịch mật bởi sự chuyển dạng của niêm mạc. Độ nặng của trào ngược quyết định độ lan rộng của tổn thương BTQ. Người bị bệnh BTQ có nguy cơ phát triển thành ung thư lớn gấp 30- 120 lần so với số người không bị BTQ, nhưng tổn thương có thể ổn định trong nhiều năm, thậm chí hàng chục năm.

- Loạn sản và ung thư thực quản: thường gặp trên các bệnh nhân có tổn thương BTQ hoặc viêm thực quản độ D không được điều trị hoặc điều trị không đầy đủ. Đặc biệt ở người cao tuổi, béo bệu, nghiện rượu, nghiện cà phê…là các yếu tố thuận lợi cho bệnh phát triển. Nguy cơ phát triển ung thư

cao ở nam giới, tuổi trên 45, dân tộc da trắng Caucasian, chiều cao tổn thương > 8 cm, mắc BTNDT sớm, có thêm trào ngược dịch mật và tiền sử gia đình có người bị UTBMT thực quản.

- Các biến chứng khác ngoài thực quản: Hen mạn tính, viêm phế quản mạn tính gây ho kéo dài, viêm phế quản co thắt gây khó thở từng cơn, viêm hầu họng, rối loạn vận động thực quản không hồi phục…

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm lâm sàng,nội soi và chụp xạ hình dạ dày thực quản trong bệnh lý trào ngược dạ dày thực quản trên bệnh nhân cao tuổi. (Trang 28 - 29)