- Xác định một số tổn thương khác ở thực quản:
1.2.7 Dự phòng và điều trị BTNDT Các biện pháp chống trào ngược:
Các biện pháp chống trào ngược:
- Các biện pháp chung
+ Thay đổi lối sống: tư thế nằm, ngồi, đầu gối cao, tránh tư thế cúi lâu, tránh nằm ngửa ngay sau bữa ăn.
+ Làm giảm chênh áp giữa ở bụng- thực quản: không ăn quá no, không mặc quần áo quá chật, giảm béo phì.
+ Hạn chế hoặc bỏ hút thuốc lá, bỏ uống rượu bia, không uống cà phê vào buổi tối, hạn chế nước giải khát có ga.
- Điều trị thuốc:
+ Thuốc trung hòa acid: các muối nhôm, muối magie + Thuốc chống tiết acid
+ Nhóm ức chế bơm proton (PPI), ức chế thụ cảm thể H2 của histamine +Thuốc kích thích vận động dạ dày-thực quản: betanecol, metoclopramide, domperidone, cisapride.
+ Thuốc giảm co thắt: spasmaverin, visceralgin, buscopan, alverin..
+ Trường hợp nhiễm HP: có nhiều ý kiến khác nhau, nhưng phần lớn vẫn thống nhất nên diệt HP, dùng kháng sinh theo phác đồ 2 hoặc 3 thuốc kết hợp.
- Điều trị nội soi: điều trị bằng sóng (Stretta, Curon medical, Fremont, CA) gây hoại tử và xơ hóa CTDTQ, cắt đường dẫn truyền xung động thần
kinh gây thư giãn CTDTQ. Khâu tạo nếp gấp niêm mạc thực quản trên CTDTQ có tác dụng như van chống trào ngược, khâu làm hẹp lỗ thoát vị khe (thiết bị uốn nếp- NDO Surgical, Mansfield, MA). Tiêm gây xơ hóa CTDTQ bằng dung dịch Polyme không thấm. Các kỹ thuật này bước đầu cho thấy kết quả tốt, giảm được việc sử dụng thuốc chống tiết acid đáng kể.
- Điều trị phẫu thuật: Mục đích phục hồi các khiếm khuyết về giải phẫu, tăng cường trương lực CTDTQ. Phương pháp phẫu thuật đã cải thiện đáng kể triệu chứng lâm sàng, giảm tỷ lệ dùng PPI ở bệnh nhân TNDT.
Chương II