Hành động “nhờ” trong tiếng việt

127 311 1
Hành động “nhờ” trong tiếng việt

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Ngoài phần mở đầu, kết luận, phần nội dung của luận văn được chia làm 03 chương, bao gồm: Chương 1: Các khái niệm liên quan đến đề tài. Ở chương này, chúng tôi trình bày một số khái niệm, quan trọng nhất là khái niệm về hành động ngôn từ và hành động cầu khiến. Các khái niệm này chính là kim chỉ nam và là cơ sở định hướng nghiên cứu cho toàn bộ luận văn về sau. Chương 2: Nhận diện hành động nhờ trong tiếng Việt. Chúng tôi tập trung phân tích các tiêu chí, các dấu hiệu hình thức và các phương pháp để nhận diện hành động nhờ trong tiếng Việt. Bên cạnh đó, luận văn cũng đặt hành động nhờ trong mối tương quan với các hành động cầu khiến khác nhằm tìm ra được sự tương tác giữa chúng, điển hình là những điểm tương đồng và những điểm khác biệt. Chương 3: Phương thức biểu hiện hành động nhờ trong tiếng Việt. Chúng tôi trình bày về phương thức biểu hiện hành động nhờ trực tiếp và hành động nhờ gián tiếp tại chương này. Hành động nhờ trực tiếp sẽ bao gồm phát ngôn chứa vị từ ngôn hành tường minh và các phát ngôn chứa các vị từ hành động, còn gọi là phát ngôn nguyên cấp. Phương thức biểu hiện gián tiếp hành động nhờ bao gồm phát ngôn hỏi có mục đích nhờ, phát ngôn trần thuật có mục đích nhờ và phát ngôn cảm thán có mục đích nhờ. Để nhận diện được chúng, người nghe phải thông qua các thao tác suy ý dựa trên ngữ cảnh và ngữ nghĩa. Phát ngôn nhờ gián tiếp làm tăng thêm tính lịch sự cho người nói và làm đa dạng hóa các hình thức biểu đạt trong tiếng Việt. Về ý nghĩa khoa học, luận văn tập trung nghiên cứu ngữ nghĩa và ngữ pháp của hành động nhờ trong tiếng Việt. Ở góc độ ngữ nghĩa, luận văn phân tích nội dung của hành động nhờ thông qua các ví dụ cụ thể. Ở góc độ ngữ pháp, luận văn thống kê các mô hình cấu trúc là phương thức biểu hiện của hành động nhờ đặt trong các ngữ cảnh khác nhau. Hướng nghiên cứu của luận văn đã góp phần làm sáng tỏ những nét đặc thù của hành động cầu khiến nói chung và những đặc điểm khác biệt của hành động nhờ nói riêng.

MỤC LỤC MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài 2. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài 3. Phương pháp nghiên cứu 4. Bố cục luận văn CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN 1.1.1. Khái niệm lời 1.1.2. Tình thái 1.1.3. Hành động ngôn từ 1.1.3.1.Sơ lược về hành động ngôn từ 1.1.3.2. Phân loại hành động ngôn từ 1.1.4. Hành động cầu khiến trong tiếng Việt 1.1.4.1. Ý nghĩa hành động cầu khiến 1.1.4.2. Phân loại hành động cầu khiến 1.1.5. Hành động hiển ngôn / trực tiếp và hàm ngôn / gián tiếp 1.1.5.1. Hiển ngôn và hàm ngôn 1.1.5.2. Hành động hiển ngôn / trực tiếp và hàm ngôn / gián tiếp 1.1.5.3. Hành động cầu khiến trực tiếp / gián tiếp 1.1.6. Lời ngôn hành tường minh và lời ngôn hành nguyên cấp 1.1.7. Phân biệt lời cầu khiến bán tường minh và lời cầu khiến bán nguyên cấp 1.2. HÀNH ĐỘNG NHỜ TRONG MỐI QUAN HỆ VỚI HÀNH ĐỘNG CẦU KHIẾN 1.2.1. Hành động nhờ trong tiếng Việt 7 7 8 8 9 11 11 11 12 13 13 15 18 18 20 23 23 24 26 26 28 29 29 1 1.2.2. Hành động nhờ trong mối quan hệ với các hành động cầu khiến khác trong tiếng Việt 1.2.2.1. Vị thế xã hội và vị thế giao tiếp 1. 2.2.2. Hành động nhờ, một trong các hành động cầu khiến, đặt trong mối tương tác với các hành động cầu khiến khác CHƯƠNG 2: NHẬN DIỆN HÀNH ĐỘNG NHỜ TRONG TIẾNG VIỆT 2.1. TIÊU CHÍ NHẬN DIỆN HÀNH ĐỘNG NHỜ TRONG TIẾNG VIỆT 2.1.1. Tiêu chí ngữ cảnh tình huống 2.1.1.1. Sơ lược về ngữ cảnh tình huống 2.1.1.2. Ngữ cảnh cầu khiến 2.1.2. Tiêu chí về mối quan hệ giữa người nói và người nghe trong lời nhờ 2.1.3. Tiêu chí hồi đáp trong hành động nhờ 2.1.3.1. Tiếp ngôn hồi đáp bằng hành động ngôn từ 2.1.3.2. Tiếp ngôn hồi đáp bằng hành động vật lý 2.1.4. Những dấu hiệu hình thức để nhận diện phát ngôn nhờ 2.1.4.1. Vị từ ngôn hành nhờ 2.1.4.2. Vị từ hành động giúp, giùm, hộ 2.1.4.3. Vị từ cầu khiến mong, muốn 2.1.4.4. Các tiểu từ tình thái ở vị trí cuối lời 2.2. PHƯƠNG PHÁP NHẬN DIỆN HÀNH ĐỘNG NHỜ TRONG TIẾNG VIỆT 2.2.1. Nét khác biệt giữa hành động nhờ và hành động đề nghị 2.2.2. Nét khác biệt giữa hành động nhờ và hành động yêu cầu 30 30 32 35 35 35 35 38 39 42 42 43 45 46 49 52 53 55 57 60 2 2.2.3. Nét khác biệt giữa hành động nhờ và hành động mời 2.2.4. Nét khác biệt giữa hành động nhờ và hành động dặn dò 2.2.5. Nét khác biệt giữa hành động nhờ và hành động rủ CHƯƠNG 3: PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN HÀNH ĐỘNG NHỜ TRONG TIẾNG VIỆT 3.1. PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN HÀNH ĐỘNG NHỜ TRỰC TIẾP TRONG TIẾNG VIỆT 3.1.1. Phương tiện chỉ dẫn lực ngôn trung tường minh - lời nhờ tường minh 3.1.2. Lời nhờ tường minh chứa cụm cho tôi nhờ ở cuối câu 3.1.3. Phương tiện chỉ dẫn lực ngôn trung bán nguyên cấp - lời nhờ bán nguyên cấp 3.1.3.1. Vị từ giúp / giùm 3.1.3.2. Vị từ hộ 3.1.3.3. Kết cấu: Vị từ + Vị từ phụ có ý nghĩa nhờ : giúp, giùm, hộ 3.1.4. Phương tiện chỉ dẫn lực ngôn trung bán tường minh- lời nhờ bán tường minh 3.1.4.1. Vị từ cầu khiến mong 3.1.4.2. Vị từ cầu khiến muốn 3.1.5. Các tiểu từ tình thái cuối lời gia tăng nghĩa tình thái cho lời nhờ 3.1.5.1. Nhóm 1: đi, với, xem 3.1.5.2. Nhóm 2: đã 3.1.5.3. Nhóm 3: nào, nhé 3.1.5.4. Khả năng kết hợp của các tiểu từ cầu khiến trong lời 62 65 67 72 72 73 80 82 83 85 86 88 89 91 92 92 97 99 105 3 3.1.6. Khả năng kết hợp của phương tiện chỉ dẫn lực ngôn trung nhờ tường minh và nguyên cấp 3.1.7. Bảng thống kê các phương thức biểu hiện điển hình của hành động nhờ trong tiếng Việt (dựa trên cơ sở ngữ liệu trong luận văn) 3.2. PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN HÀNH ĐỘNG NHỜ GIÁN TIẾP TRONG TIẾNG VIỆT 3.2.1. Đặc trưng của lời cầu khiến gián tiếp và tính lịch sự trong giao tiếp 3.2.2. Phát ngôn hỏi có mục đích nhờ 3.2.2.1. Đặc điểm chung 3.2.2.2. Các kiểu lời hỏi có mục đích nhờ 3.2.2.2.1. Lời hỏi có mục đích nhờ đồng hướng 3.2.2.2.2. Lời hỏi có mục đích nhờ ngược hướng 3.2.3. Các kiểu lời nhờ gián tiếp khác 3.2.3.1. Lời trần thuật có mục đích nhờ 3.2.3.2. Lời cảm thán có mục đích nhờ 3.3. CÁC HÀNH ĐỘNG CẦU KHIẾN CÓ NHIỀU NÉT TƯƠNG ĐỒNG HOẶC LIÊN QUAN MẬT THIẾT ĐẾN HÀNH ĐỘNG NHỜ TRONG TIẾNG VIỆT KẾT LUẬN DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO DANH MỤC TƯ LIỆU TRÍCH DẪN 107 110 111 111 113 113 114 114 119 121 122 123 125 129 131 134 4 QUY ƯỚC GHI TẮT 1. D1, D2, D3, Dg: Danh từ hoặc đại từ nhân xưng ở ngôi thứ nhất, ngôi thứ hai, ngôi thứ ba, ngôi gộp. 2. V: Vị từ. 3. Vck: Vị từ cầu khiến 4. Vtck: Vị từ tình thái cầu khiến 5. Vnhck: Vị từ ngôn hành cầu khiến 6. VnhN: Vị từ ngôn hành nhờ 7. Tck: Tiểu từ cầu khiến 8. Kí hiệu “/”: hoặc 5 6 MỞ ĐẦU 1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Từ trước đến nay, ngôn ngữ vốn được xem là một công cụ giao tiếp vạn năng của xã hội loài người. Ngôn ngữ học truyền thống phân loại các phát ngôn tiếng Việt chủ yếu căn cứ vào bình diện kết học, nghĩa là căn cứ vào mối quan hệ giữa các tín hiệu ngôn ngữ khác nhau. Khi ngữ dụng học ra đời và nhìn ngôn ngữ ở một góc độ mới thì việc phân loại phát ngôn tiếng Việt được tiến hành trên cơ sở của bình diện dụng học kết hợp với bình diện nghĩa học và kết học. Lý thuyết về hành động ngôn từ đã được nhiều tác giả mà điển hình như J.L.Austin, J.R.Searl tiếp cận và ngày càng có những nghiên cứu sâu sắc, lý thuyết này đã chỉ ra, ngôn ngữ đúng là đóng vai trò rất quan trọng trong giao tiếp, nhưng đơn vị giao tiếp cơ bản không đơn thuần là một đơn vị ngôn ngữ mà là một phát ngôn nhằm thực hiện một hành động nhất định nào đó. Những hành động mà ta thực hiện bằng lời nói vô cùng phong phú và đa dạng, điển hình là hành động cầu khiến hay còn gọi là lời cầu khiến được thể hiện thông qua phát ngôn cầu khiến hoặc câu cầu khiến. Nghiên cứu hành động cầu khiến là góp phần vào việc tìm hiểu con người sử dụng ngôn ngữ như thế nào trong các cảnh huống giao tiếp khác nhau nhằm đạt được những mục đích giao tiếp khác nhau. Tuy nhiên, hiện nay, các hành động cầu khiến chưa được các nhà ngữ pháp tiếng Việt quan tâm đi sâu vào từng tiểu loại mà chỉ nghiên cứu khái quát. Chính vì vậy, ở luận văn này, chúng tôi mạnh dạn khảo cứu chuyên biệt về một vấn đề cụ thể của hành động cầu khiến tiếng Việt: Nghiên cứu hành động nhờ trong tiếng Việt. Việc nghiên cứu hành động này vừa chỉ ra thêm tính phong phú của hành động cầu khiến tiếng Việt, vừa góp phần làm rõ đặc điểm cũng như tính chất riêng biệt 7 của hành động nhờ để dễ dàng xác định riêng loại hành động ấy trong loạt các hành động cầu khiến khác, đồng thời cũng phù hợp với xu thế phát triển chung của ngành ngôn ngữ học hiện nay. 2. MỤC ĐÍCH, NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI 2.1. Mục đích: Khảo cứu hành động nhờ Tiếng Việt trong các mối quan hệ của nó. Trước tiên, hành động nhờ là một trong những kiểu loại hành động cầu khiến. Bên cạnh đó, đề tài này đặt hành động nhờ trong mối tương quan với các hành động khác và cách thể hiện tính lịch sự của hành động nhờ trong giao tiếp của người Việt. 2.2. Nhiệm vụ: Dựa trên mục đích có sẵn, đề tài xác định nhiệm vụ cụ thể như sau: - Làm rõ hành động nhờ tiếng Việt trong phân khúc hoạt động cầu khiến ở tiếng Việt. - Miêu tả, định dạng, phân tích hành động nhờ trong tiếng Việt. - Chỉ ra mức độ giá trị của hành động nhờ, trên cơ sở biểu hiện của lực ngôn trung. - Làm rõ tính lịch sự của hành động nhờ trong tiếng Việt liên quan đến sự biểu đạt của người nói. 3. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU Luận văn nghiên cứu dựa trên quan điểm của Ngữ dụng học và Ngữ pháp chức năng, nghĩa là nghiên cứu hành động nhờ trong hoạt động hành chức của nó đặt trong một ngữ cảnh cụ thể, bao gồm cả hành động nhờ trực tiếp và hành động nhờ gián tiếp. Trong quá trình nghiên cứu, luận văn có sử dụng các phương pháp cũng như những thủ pháp sau: - Phương pháp miêu tả: Luận văn này sử dụng phương pháp miêu tả là phương pháp chính. Dựa trên việc miêu tả ngữ liệu thì các nhận xét tương ứng mới được đưa ra. Việc phân tích ngữ liệu được tiến hành song song bao gồm các ngữ liệu thực tế, là các lời nói thực tế trong đời sống được ghi âm và ghi 8 chép lại và các lời nói hàn lâm được sưu tầm trong các tác phẩm văn chương, văn học. Ngoài phương pháp miêu tả thì luận văn sử dụng những thủ pháp sau: - Thủ pháp phân tích: là thủ pháp nhằm khai thác sâu vào các cấu trúc ngữ pháp, mô hình hóa các kiểu lời nhờ. Bên cạnh đó, việc phân tích ngữ nghĩa, phân tích ngữ dụng, phân tích ngữ cảnh giúp cho việc xác định các dấu hiệu nhận diện và xác định các phương thức biểu hiện của lời nhờ được dễ dàng hơn. - Thủ pháp thống kê: là thủ pháp cũng sẽ xuất hiện trong luận văn nhưng không nhiều bằng các thủ pháp khác, chủ yếu nhằm đo tần số xuất hiện của các đặc điểm ngôn ngữ khi phân tích hành động nhờ. - Thủ pháp so sánh: là thủ pháp nhằm tìm ra những điểm tương đồng và dị biệt giữa hành động nhờ và các hành động liên quan trong phân khúc hành động cầu khiến. 4. BỐ CỤC LUẬN VĂN Ngoài phần mở đầu, kết luận và danh mục tư liệu thì phần nội dung luận văn chia làm ba chương chính như sau: CHƯƠNG 1: Cơ sở lý luận liên quan đến đề tài. 1. Các khái niệm liên quan. 2. Hành động cầu khiến trong tiếng Việt. 3. Hành động nhờ trong mối quan hệ với hành động cầu khiến. CHƯƠNG 2: Nhận diện hành động nhờ trong tiếng Việt. 1. Tiêu chí nhận diện hành động nhờ trong tiếng Việt. 2. Phương pháp nhận diện hành động nhờ trong tiếng Việt. CHƯƠNG 3: Phương thức biểu hiện hành động nhờ trong tiếng Việt. 1. Phương thức biểu hiện hành động nhờ trực tiếp 2. Phương thức biểu hiện hành động gián tiếp và tính lịch sự của hành động nhờ trong tiếng Việt. 9 CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1.1. CÁC KHÁI NIỆM LIÊN QUAN Các khái niệm mang tính định hướng cho luận văn bao gồm các khái niệm có liên quan mật thiết đến việc nghiên cứu hành động nhờ trong tiếng Việt như hành động ngôn từ, hành động cầu khiến tiếng Việt nói chung. Ngoài ra, một phát ngôn trong giao tiếp của người Việt tương ứng với một lời nên luận văn cũng làm rõ khái niệm lời để dễ dàng khảo cứu hành động nhờ, lời nhờ tiếng Việt. Đồng thời, khái niệm về tình thái của phát ngôn cũng được đưa ra ở đây nhằm làm rõ nghĩa tình thái có tác động cụ thể đến người nghe nhằm đạt được mục đích giao tiếp. Ở hành động nhờ, nghĩa tình thái sẽ nhằm mục đích hối thúc hay nài nỉ để tiếp ngôn thục hiện hành động. 1.1.1. Khái niệm lời Như trên đã trình bày, lời nhờ là phát ngôn nhằm thực hiện hành động nhờ trong tiếng Việt nên khái niệm lời là một trong những khái niệm cần chỉ ra để tìm hiểu lời nhờ trong các phần tiếp theo của nghiên cứu. Trước tiên, chúng ta cần phân biệt thuật ngữ lời và thuật ngữ câu. Câu, theo cách hiểu của ngữ pháp học là đơn vị lớn nhất của mặt cấu trúc trong tổ chức ngữ pháp của một ngôn ngữ, được làm thành từ một khúc đoạn ngôn ngữ tập trung xung quanh một vị tố, và được dùng để diễn đạt một sự thể. Còn lời, có thể hiểu một cách ngắn gọn nhất như sau “Lời là hiện dạng của câu trong một ngôn cảnh giao tiếp”[10] Như vậy, ngữ pháp của câu thì nghiên cứu các phạm trù ngữ pháp, các kiểu quan hệ cú pháp của câu. Ngữ nghĩa của câu thì nghiên cứu nghĩa biểu hiện của câu để phản ánh sự tình tức là nghiên cứu nội dung câu, nghiên cứu 10 [...]... chính là những hành động được thực hiện bằng ngôn từ và được gọi là hành động ngôn từ Theo lý thuyết này, Austin coi hành động ngôn từ là một thể thống nhất của ba hành động liên quan đến nhau đó là hành động tạo ngôn, hành động ngôn trung và hành động dụng ngôn - Hành động tạo ngôn (locutionary act) là hành động nói nhằm tạo ra một chuỗi các âm thanh có nghĩa làm thành nội dung mệnh đề trong lời, từ... 1.2.2.2 Hành động nhờ, một trong các kiểu hành động cầu khiến, đặt trong sự tương tác với các hành động cầu khiến khác Như đã trình bày ở trên, hành động cầu khiến là hành động ngôn trung vậy lời cầu khiến cũng chính là lời ngôn trung nhằm cầu khiến người nghe (tiếp ngôn) thực hiện hành động mà người nói (chủ ngôn) muốn Như thế hành động cầu khiến có đích ngôn trung là yêu cầu người nghe thực hiện hành động. .. gọi là biểu thức ngôn hành và phương tiện chỉ dẫn lực ngôn trung nằm trong biểu thức ngôn hành giúp cho việc cầu khiến và căn cứ vào sự đa dạng của phương tiện chỉ dẫn lực ngôn trung mà phân chia hành động cầu khiến Theo bảng phân loại [10,42], hành động cầu khiến bao gồm 16 hành động cụ thể và hành động nhờ là một trong số 16 hành động đó Hành động nhờ được đánh giá là hành động có tính chất cầu cao,... nhất là hai hành động: hành động có chức năng dẫn nhập thì hiển ngôn còn hành động đích là hành động hàm ngôn 1.1.6 Lời ngôn hành tường minh và lời ngôn hành nguyên cấp Theo [10]: “ Dụng học gọi các lời biểu hiện hành động ngôn trung một cách trực tiếp là lời ngôn hành (ngữ vi) và kết cấu lõi của lời đặc trưng cho kiểu hành động ngôn trung là biểu thức ngôn hành Sự phân biệt giữa lời ngôn hành với biểu... luận văn về sau 30 CHƯƠNG 2: NHẬN DIỆN HÀNH ĐỘNG NHỜ TRONG TIẾNG VIỆT 2.1 TIÊU CHÍ NHẬN DIỆN HÀNH ĐỘNG NHỜ TRONG TIẾNG VIỆT Để nhận diện hành động nhờ trong tiếng Việt, các nhà nghiên cứu dụng học đưa ra nhiều tiêu chí, trong đó nổi bật lên một số tiêu chí quan trọng như tiêu chí về ngữ cảnh tình huống Do dụng học đề cao bối cảnh mà ngôn ngữ thực tế đi vào hoạt động, bối cảnh tình huống góp phần làm... cho tôi nhờ 1.2.2 Hành động nhờ trong mối quan hệ với các hành động cầu khiến khác trong tiếng Việt 1.2.2.1 Vị thế xã hội và vị thế giao tiếp Để tìm được mối quan hệ của hành động nhờ với các hành động cầu khiến khác trong tiếng Việt, trước tiên là phải tìm ra mối quan hệ giữa chủ ngôn và tiếp ngôn, mối quan hệ này gắn liền với vị thế xã hội và vị thế giao tiếp, từ đó định vị được là trong mối quan hệ... mã hóa) Hành động gián tiếp tạo ra lời gián tiếp / hàm ngôn 1.1.5.3 Hành động cầu khiến trực tiếp / gián tiếp Từ góc độ dụng học, có thể gọi tên hành động cầu khiến trực tiếp có ý nghĩa cầu khiến hiển ngôn là hành động cầu khiến hiển ngôn, còn hành động cầu khiến gián tiếp có hàm ý cầu khiến (ý cầu khiến được suy ý qua hành động dẫn nhập khác) là hành động cầu khiến hàm ngôn Lời chứa hành động cầu... người có thể hiểu ngay được một hành động ngôn trung nhưng chưa chắc đã nhận ra ngay một hành động dụng ngôn Gây hiệu quả dụng ngôn có thể nằm ở hành động ngôn từ, cũng có thể nằm ở những cử chỉ phi ngôn ngữ như cử chỉ, điệu bộ Khi đó cử chỉ điệu bộ không nằm trong hành động ngôn từ Một hành động ngôn trung có thể có nhiều hành động dụng ngôn khác nhau Ví dụ: Một hành động ngôn trung là người nói muốn... ngôn 2 - Hành động cầu khiến là hành động đích thì dược thực hiện bằng hàm ngôn 22 Tác giả Đào Thanh Lan [10] đưa ra định nghĩa về hành động trực tiếp và hành động gián tiếp như sau: Hành động trực tiếp / hiển ngôn là hành động tạo ra đích ngôn trung hiển ngôn được biểu hiện trực tiếp bởi các dấu hiệu hình thức ngôn từ đặc trưng cho nó tức là bằng phương tiện chỉ dẫn lực ngôn trung trực tiếp Hành động. .. làm Hành động cầu khiến [10], đúng như tên gọi của nó, bao gồm các hành động ngôn trung có ý nghĩa cầu, và hành động ngôn trung có ý nghĩa khiến Ví dụ: - Yêu cầu anh xuất trình giấy tờ => nghĩa khiến - Em giúp em nó hộ anh nhé => nghĩa cầu Thông thường, các hành động ngôn trung có ý nghĩa cầu là các hành động cầu, nhờ, mời, chúc, xin … còn các hành động ngôn trung có ý nghĩa khiến là các hành động . quan. 2. Hành động cầu khiến trong tiếng Việt. 3. Hành động nhờ trong mối quan hệ với hành động cầu khiến. CHƯƠNG 2: Nhận diện hành động nhờ trong tiếng Việt. 1. Tiêu chí nhận diện hành động nhờ trong. đề cụ thể của hành động cầu khiến tiếng Việt: Nghiên cứu hành động nhờ trong tiếng Việt. Việc nghiên cứu hành động này vừa chỉ ra thêm tính phong phú của hành động cầu khiến tiếng Việt, vừa góp. và hành động mời 2.2.4. Nét khác biệt giữa hành động nhờ và hành động dặn dò 2.2.5. Nét khác biệt giữa hành động nhờ và hành động rủ CHƯƠNG 3: PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN HÀNH ĐỘNG NHỜ TRONG TIẾNG VIỆT 3.1.

Ngày đăng: 18/07/2014, 17:06

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan