Vị từ hành động giúp/ giùm

Một phần của tài liệu Hành động “nhờ” trong tiếng việt (Trang 44 - 45)

- Cháu cầm cái nia ra đưa cho nó giúp dì!

a. Vị từ hành động giúp/ giùm

Giúp là làm cho ai việc gì đó hoặc lấy của mình đem cho ai cái gì đó mà người ấy đang cần. Giúp có biến thể ngữ âm ở phương ngữ Nam bộ là giùm.

Với nghĩa trên, có hai trường hợp sử dụng vị từ giúp / giùm. (1) Mình (người nói) làm việc gì cho ai đó

(2) Ai đó làm việc gì đó cho mình

Trường hợp (1) ta sẽ có một lời trần thuật lại việc mình đã làm: Ví dụ 1: Tôi giúp cô ấy bê cái xe đạp lên vỉa hè.

Ngoài lời trần thuật, trường hợp (1) cũng cho một lời cầu khiến, dưới dạng một lời đề nghị:

Ví dụ 2: Tôi giúp anh nhé.

Trường hợp (2) nếu ai đó đứng ở ngôi thứ 3, ta cũng có một lời trần thuật Ví dụ 3: Cô ấy giúp tôi bê cái xe lên vỉa hè.

Nhưng trong trường hợp (2) nếu ai đó đứng ở ngôi thứ 2, ta sẽ có một lời cầu khiến mà đích ngôn trung của nó là một lời nhờ vả: mình nhờ người khác làm việc nào đó cho mình

Ví dụ 3: Ai nhờ việc gì, tôi cũng giúp. Mấy thím bản cá nhờ tôi khiêng thúng

mủng, xách nước cho họ thay nước ruộng cá.

- Em bé! Vác giùm qua (tiếng xưng tôi thân mật của người có tuổi) bó

mía đi

- Em bé! Đội thúng tôm lên chợ giúp dì đi.

(Đất rừng phương nam, Đoàn Giỏi) Dễ dàng nhận thấy, ở ví dụ 3, câu đầu tiên là câu trần thuật,vị từ nhờ ở câu

đầu không phải là vị từ ngôn hành mà là vị từ thông thường nhằm trần thuật lại diễn biến sự tình. Tuy nhiên, ở câu thứ 2 và thứ 3, vị từ giùm (là biến âm từ vị từ giúp) và vị từ giúp là lời nhờ bán nguyên cấp.

Ví dụ 4: Lượm an ủi nó

- Chuyện chi trong tù mi cũng biết, kể lại đầu đuôi vanh vách là mi thông minh lắm, tối bụng răng được! mấy bữa nữa tau bớt đau, tau sẽ dạy cho mi, thằng Thúi học…

Ngạnh liền nói chen vào:

- Anh dạy giúp cho cả tui nữa hí?

( Tuổi thơ dữ dội, Phùng Quán) Cả hai ví dụ trên đều dùng kết cấu V + giúp / giùm để diễn đạt nội dung hành động nhờ. Trong kết cấu này, giúp / giùm xuất hiện với vai trò vị từ phụ bổ trợ nghĩa cho vị từ hành động chính trong câu để làm rõ nghĩa cho lời nhờ

của chủ ngôn. (Kết cấu này được trình bày rõ hơn ở chương 3)

Một phần của tài liệu Hành động “nhờ” trong tiếng việt (Trang 44 - 45)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(127 trang)
w