CÁC HÀNH ĐỘNG CẦU KHIẾN CÓ NHIỀU NÉT TƯƠNG ĐỒNG HOẶC LIÊN QUAN MẬT THIẾT ĐẾN HÀNH ĐỘNG NHỜ

Một phần của tài liệu Hành động “nhờ” trong tiếng việt (Trang 118 - 122)

- Tôi giúp anh được không?

3.3.CÁC HÀNH ĐỘNG CẦU KHIẾN CÓ NHIỀU NÉT TƯƠNG ĐỒNG HOẶC LIÊN QUAN MẬT THIẾT ĐẾN HÀNH ĐỘNG NHỜ

ĐỒNG HOẶC LIÊN QUAN MẬT THIẾT ĐẾN HÀNH ĐỘNG NHỜ TRONG TIẾNG VIỆT

Nói đến kiểu loại hành động liên quan mật thiết đến hành động nhờ trong tiếng Việt, đầu tiên phải nhắc đến hành động nài. Hành động nài/ nài xin được từ điện tiếng Việt giải thích là: Khẩn khoản xin, yêu cầu. Tiếng Việt còn có các vị từ song tiết nài nỉ, năn nỉ, nằn nì đống nghĩa với nài, được giải thích: “Nài nỉ là nài một cách thiết tha, dai dẳng đến mức người ta khó lòng từ chối”

Ví dụ: Nài nỉ mãi chị ấy mới đồng ý.

Năn nỉ/ nằn nì là nói khẩn khoản để nài xin. Như thế hành động nài có

đích ngôn trung là cầu khiến người nghe thỏa mãn yêu cầu của người nói, được thực hiện khi hành động cầu khiến trước đó (hành động cầu khiến tiền ngôn) chưa được người nghe chấp nhận, cụ thể là hành động nhờ tiền ngôn

chưa được chấp nhận, nên chủ ngôn dùng tiếp hành động nài để bổ trợ tối đa cho hành động nhờ. Nài là loại hành động cầu khiến không có vị từ ngôn hành tường minh tương ứng biểu thị. Nài mang tính cầu cao vì người nói là người được hưởng lợi. Khi thực hiện hành động nài, chủ ngôn có vị thế giao tiếp ngang bằng hoặc thấp hơn tiếp ngôn, thường có mặt trong đoạn thoại tối thiểu phải gồm hai lượt lời (một lượt là gồm lời trao của người nói và lời đáp của người nghe)

Ví dụ 1: Hội thoại

B: Chịu! Kệ mày, tao đang rửa bát, mày nhờ bố ấy.

A: Chịu khó lấy hộ em đi mà, em đá bóng sưng khớp hai ngày rồi, leo lên đau lắm, bố đi tập thể dục rồi.

Đoạn thoại trên có hành động cầu khiến tiền ngôn là hành động nhờ được nhận diện bằng đích ngôn trung cầu khiến thể hiện qua biểu thức ngôn hành bán nguyên cấp K2’ = D2 + Vck+ V(p) + Tck chứa tiểu từ cấu khiến (Tck):

với, và được tường minh hóa bằng vị từ nhờ ở lời đáp của người nghe, đồng

thời ngay ở câu đầu tiên của chủ ngôn cũng có vị từ hành động giúp. Hành

động nhờ bị người nghe từ chối nên người nói thực hiện tiếp hành động nài để tiếp tục thuyết phục người nghe đồng ý làm giúp mình thể hiện ở lượt lời trao thứ hai với biểu thức ngôn hành nguyên cấp tường minh K2 = D2+V+Tck (Tck = đi, mà) kèm ngữ điệu cầu khiến nài nỉ (ngữ điệu vừa nhấn giọng vừa kéo dài). Tiểu từ mà là tiểu từ tình thái chuyên dụng của hành động nài có tác dụng giúp cho ngữ điệu nài nỉ được thực hiện hóa ở lời, giúp người nghe nhận ra phương tiện chỉ dẫn lực ngôn trung nài nỉ bằng ngữ điệu. Khi thực hiện hành động nài, phương tiện từ vựng biểu thị nội dung cũng được tăng tiến về ý nghĩa hơn ở hành động cầu khiến tiền ngôn. Chẳng hạn ở lời nhờ ví dụ trên, chủ ngôn A chỉ đơn thuần thực hiện lời nhờ của mình với tiếp ngôn trong lượt cầu khiến tiền ngôn, nhưng đến lời nài, chủ ngôn A phải giải thích cặn kẽ nguyên nhân tại sao lại nhờ, nguyên nhân thứ nhất là “bị đau chân”, nguyên

nhân thứ hai nhằm xóa bỏ lời khước từ không làm giúp của tiếp ngôn (tiếp ngôn muốn chuyển đối tượng nhờ giúp sang bố là người thứ 3), chủ ngôn đã ngăn chặn bằng lời “ bố đi tập thể dục” nhằm tăng hiệu quả của hành động

nài với tiếp ngôn.

Hành động nài nỉ chỉ xuất hiện sau một hành động cầu khiến tiền ngôn có tính cầu cao, lời nhờ là một hành động cầu khiến mang tính cầu cao nên đáp

ứng được yêu cầu đó. nhờ gắn bó mật thiết với hành động nài tạo thành cặp

đôi: nhờ - nài.

Ngoài mối tương quan mật thiết với hành động nài, hành động nhờ trong

một số trường hợp còn có mối tương quan với hành động cầu khiến khác như:

mời, dặn.

Ví dụ 2:

A: Chiều nay vợ em nó làm liên hoan đầy tháng cháu. Đi ăn chiều nay

giúp em nhé, cả nhà tụ tập cùng cho vui.

B: Anh nhớ rồi, chú yên tâm.

Ví dụ 3: Nhà em tổ chức thành hôn cho cháu thứ bảy, chủ nhật tuần này. Xin bác thu xếp sang làm giúp nhà em nhé!

Hai ví dụ trên đặt trọng ngữ cảnh cụ thể là lời nhờ có mục đích mời. Người Việt có thói quen sử dụng lời nhờ như một lời mời để tăng sự quan trọng của người nhận lời (tiếp ngôn), với hàm ý, sự có mặt của họ là một sự giúp đỡ cho mình. Ở ví dụ 2, đích ngôn trung là “mời đi ăn tiệc” còn ở ví dụ 3, đích ngôn trung là “mời dự đám cưới và phụ giúp những việc trong đám cưới”.

Ví dụ 4: Em nhớ nhắc Hoa ngày mai đi học thêm Văn hộ chị nhé. Chị

không gọi điện được cho nó.

Trong trường hợp trên (ví dụ 4) thì lời nhờ lại mang mục đích dặn dò (do chứa vị từ “nhớ”), cụ thể ở đây là dặn người em của Hoa nhắc Hoa làm một việc gì đó, dù trên hình thức phát ngôn trên vẫn là lời nhờ (do xuất hiện vị từ “hộ”).

Hành động mời là hành động có vị từ ngôn hành tường minh còn hành động nài và hành động dặn không có vị từ ngôn hành tường minh. Mời là hành động tỏ ý mong muốn yêu cầu người khác làm việc gì một cách lịch sự, trang trọng. Hành động dặn là hành động bảo người khác điều cần làm với thái độ hết sức quan tâm. Như các ví dụ trên đã dẫn, trong một số ngữ cảnh (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

nhất định, lời nhờ có mối quan hệ mật thiết về hình thức và nội dung với các hành động dặn, mời, nài.

KẾT LUẬN

Nghiên cứu hành động nhờ là hướng đi nhằm khảo sát một vấn đề có tính thực tiễn của ngành ngôn ngữ học hiện nay. Luận văn đã tập trung khai thác lời nhờ tiếng Việt dựa trên quan điểm ngữ pháp chức năng theo cách thức từ nội dung đến hình thức biểu đạt, nhằm tìm hiểu các phát ngôn trong mối quan hệ giữa ngữ cảnh giao tiếp và mục đích nói. Từ đó lí giải mô hình cấu trúc, các đặc điểm ngữ pháp, ngữ nghĩa, ngữ dụng của lời nhờ.

Sau đây là một số kết quả nghiên cứu hành động nhờ trong tiếng Việt của

luận văn:

Một phần của tài liệu Hành động “nhờ” trong tiếng việt (Trang 118 - 122)