Lời nhờ tường minh chứa cụm từ cho tôi nhờ ở cuối câu

Một phần của tài liệu Hành động “nhờ” trong tiếng việt (Trang 74 - 77)

- Cân thừa mất 3 lạng rồi, ăn nốt hộ tôi với.

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN HÀNH

3.1.2. Lời nhờ tường minh chứa cụm từ cho tôi nhờ ở cuối câu

Hành động nhờ trong tiếng Việt còn ghi nhận trường hợp lời chứa cụm cho tôi nhờ đứng ở cuối câu. Tổ hợp cho tôi nhờ có ý nghĩa nhấn mạnh thêm

vào yêu cầu của lời nhờ, buộc tiếp ngôn thực hiện hành động.

Ví dụ 1: Xin chú giơ cao đánh khẽ với cháu cho chị được nhờ, cháu nó mới

phạm lỗi lần đầu.

Ví dụ 2: Cánh cửa vừa sập lại đã mở ra, Minh Anh bước vào ngó nghiêng với

- Cô đi ra cho tôi nhờ! Sao tự tiện vào đây.

(Cocktail cho tình yêu, Trần Thu Trang) Ví dụ 3: Linh – vợ Thành, dài giọng ra vẻ đàn chị

- Úi giời ơi, can cô ! Chị đây nếm mùi một ác- ma máy gin rồi, ác lắm. Trung bình hai ngày dắt bộ một lần, hụt hơi, sái tay, tím đùi, gãy gót vài ba đôi giày, muộn làm không biết mấy chục bận. Thôi, phận gái phải biết điều.

Cô cứ đi con mini ấy cho chị nhờ. Sáu triệu cái xe “dọn” tinh tươm, chị thấy

thế là quá được.

(Phải lấy người như anh, Trần Thu Trang) Ví dụ 4: Cai tuần Bưởi ứa nước mắt mà nói bệu bạo rằng

- Xin thầy thương giùm vợ chồng em, thầy châm chế cho em nhờ, chớ em biết nói làm sao được.

(Con nhà nghèo, Hồ Biểu Chánh) Ví dụ 5: Chuyên cắt ngang

- Không biết thì im cái mồm lại cho người ta nhờ ! Đã không biết mà

còn cứ thò mũi vô.

(Phòng trọ ba người, Nguyễn Nhật Ánh) Ví dụ 6: Hắn dõng dạc

- Tao muốn làm người lương thiện. Bá Kiến cười ha hả :

- Ồ tưởng gì ! Tôi chỉ cần anh lương thiện cho thiên hạ nhờ.

(Chí Phèo, Nam Cao) Cụm từ cho tôi nhờ có thể xét như một quán ngữ trong tiếng Việt. Quán ngữ là những lối nói do sử dụng lâu ngày mà quen dần và trở nên ổn định về hình thức và nghĩa. Khác với thành ngữ có tính cố kết cao, trong quán ngữ, các từ vẫn còn giữ được tính độc lập tương đối của chúng, vì thế có thể suy ra nghĩa quán ngữ bằng cách tìm hiểu ý nghĩa của các từ hợp thành. Nói chung,

chúng ta có thể giải thích lý do cấu tạo của quán ngữ. Chẳng hạn “khỏe như trâu” là quán ngữ so sánh. Dựa vào ý nghĩa các từ trong quán ngữ này, ta có thể hiểu ngay được ý nghĩa của nó. Tương tự, quán ngữ cho tôi nhờ mang ý nghĩa của một lời nhờ cũng khiến tiếp ngôn dễ dàng nhận ra. Do hiểu được cấu tạo của quán ngữ nên đôi khi, người nói có thể thay đổi chút ít thành phần cấu tạo của chúng, ví dụ quán ngữ “ khỏe như trâu” có thể thay đổi thành “khỏe như voi”, cũng như vậy, cụm từ cho tôi nhờ có thể biến đổi tùy theo địa vị xã hội của chủ ngôn hoặc tùy theo cách chủ ngôn muốn truyền đạt thông tin: cho em nhờ, cho chị nhờ, cho anh nhờ, cho thiên hạ nhờ.

Tuy không giống hoàn toàn mô hình K1 nhưng do phát ngôn nhờ trong tổ

hợp cho tôi nhờ vẫn có vị từ ngôn hành nhờ và vẫn làm rõ nghĩa lời nhờ nên luận văn vẫn xếp nó vào nhóm lời nhờ tường minh.

3.1.3. Phương tiện chỉ dẫn lực ngôn trung bán nguyên cấp - phát ngôn

nhờ bán nguyên cấp

Các vị từ: giúp, giùm, hộ.

Như phần cơ sở lý luận của luận văn đã trình bày, biểu thức ngôn hành cầu khiến bán nguyên cấp là biến thể của cấu trúc điển mẫu của biểu thức ngôn hành cầu khiến nguyên cấp K2, ký hiệu K2'

K2 = D2 + Vtck + V(p) K2' = D2 + Vck + V(p) + Tck

Phương tiện chỉ dẫn lực ngôn trung bán nguyên cấp là những phương tiện không mang tính điển mẫu như phương tiện chỉ dẫn lực ngôn trung nguyên cấp, nghĩa là phương tiện bán nguyên cấp không phải là phương tiện thuần túy ngữ pháp như phương tiện nguyên cấp mà do phương tiện từ vựng chuyển

hóa thành. Luận văn này tập trung khảo sát phương tiện chỉ dẫn lực ngôn trung bán nguyên cấp thuộc lời nhờ bán nguyên cấp nên chỉ tập trung khai

thác các vị từ: giúp, giùm, hộ, và kết cấu: vị từ + giúp, giùm, hộ.

Một phần của tài liệu Hành động “nhờ” trong tiếng việt (Trang 74 - 77)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(127 trang)
w