D 2 V+giúp, giùm, hộ (p)-
3.1.4.1. Vị từ cầu khiến mong
Vị từ mong xuất hiện trong biểu thức cầu khiến bán tường minh K1’.
Mong là một vị từ cầu khiến đặc biệt, có thể kết hợp được với phụ từ chỉ mức
độ “rất” (rất mong) nên mong không gọi tên hành động cầu khiến một cách tường minh. Chính vì vậy biểu thức K1’ chứa mong là biểu thức cầu khiến bán tường minh và vị từ mong được gọi là vị từ cầu khiến bán tường minh.
Vị từ mong thể hiện nhiều nghĩa. Khi biểu thị nghĩa cầu khiến thì mong mang nghĩa có nguyện vọng rằng, có ước muốn rằng. Qua khảo sát, chúng tôi nhận thấy, các phát ngôn chứa mong có thể có nhiều đích ngôn trung khác nhau. Một số ít biểu hiện hành động chúc (Ví dụ: Tôi mong cô lên đường may mắn, chân cứng đá mềm.). Một số biểu hiện hành động đề nghị (Ví dụ: Chị mong em hãy để cho chị tự quyết định.). Do hành động chúc và hành động đề
nghị không phải là đích nghiên cứu của luận văn nên ở đây chúng tôi chỉ đề
cập mà không đi sâu chi tiết. Chúng tôi chỉ tập trung khai thác những đặc trưng cơ bản của hành động nhờ chứa mong.
Ví dụ về phát ngôn chứa mong biểu thị hành động nhờ:
- Bác mong cháu giúp đỡ thêm cho chị và toàn gia đình bác.
Mô hình của phát ngôn nhờ chứa vị từ mong là:
D1 + V(mong) + D2 + V(p)
Ví dụ dẫn trên hoàn toàn thỏa mãn mô hình K1’ đi kèm vị từ mong, D1
làm đề ngữ là “bác”, mong là vị từ chính, D2 là “cháu”, lúc này vị từ phụ là “giúp đỡ” làm rõ đích ngôn trung của lời cầu khiến trên cụ thể là đích ngôn trung nhờ.
Vị từ cầu khiến mong có tính cầu cao nên tương thích với hành động nhờ
cũng có tính cầu cao trong tiếng Việt. Khi có thêm vị từ mong, lời nhờ vừa gia tăng sắc thái biểu cảm vừa mang tính lịch sự, tiếp ngôn rất khó từ chối lời
nhờ tha thiết này, do đó chủ ngôn dễ dàng đạt được mục đích giao tiếp hơn.
Ví dụ:
- Chị mong Lan giúp chị nhé, kèm cặp thêm cho cháu, cháu học hành xa
nhà cũng vất vả nhiều.
- Em mong anh giúp em thu xếp cửa hàng trong thời gian em đi công tác
anh nhé.
Phát ngôn nhờ chứa mong cũng khá dễ nhầm lẫn với phát ngôn trần thuật chứa mong.
Ví dụ:
- Tôi mong anh ấy giúp tôi hoàn thành việc học. (1)
(Mô hình: D1 + V1 + D3 + V2)
- Anh ấy mong tôi giúp hoàn thành việc học. (2)
(Mô hình: D3 + V1 + D1 + V2)
Trong khi phát ngôn (1) là phát ngôn trần thuật với đề ngữ là danh / đại từ ngôi 1, hành động mong hướng đến đối tượng gián tiếp là danh từ ngôi 3 thì phát ngôn (2) là phát ngôn trần thuật thuật lại mong ước của người khác chứ không phải của chủ ngôn, đó là nhận định đã xảy ra và nay được nhắc lại. Cả hai cấu trúc này vi phạm điều kiện bối cảnh để xuất hiện phát ngôn nhờ là: tôi, anh, bây giờ, ở đây - nghĩa là chủ ngôn và tiếp ngôn phải cùng xuất hiện
trong thời điểm nói. Vi phạm điều kiện này, phát ngôn sẽ không còn là phát ngôn cầu khiến nữa. Bên cạnh đó, dù phát ngôn có thỏa mãn điều kiện của mô hình cấu trúc K1’ nhưng nếu trước vị từ mong xuất hiện một phụ từ chỉ thời như đã, đang, sẽ… hoặc phụ tố chỉ sự tiếp diễn tương tự của hành động như
Ví dụ: Em luôn mong anh giúp em hoàn thành việc học.
Ở ví dụ trên, dù có mặt cả chủ ngôn và tiếp ngôn tại thời điểm nói nhưng cũng có sự xuất hiện của phụ tố chỉ sự tiếp diễn tương tự của hành động “luôn” nên phát ngôn đó là phát ngôn trần thuật. Vậy, căn cứ vào điều kiện bối cảnh để xuất hiện phát ngôn nhờ chúng ta có thể loại bỏ các phát ngôn chứa mong là phát ngôn trần thuật.