Về thời gian thực hiện hành động

Một phần của tài liệu Hành động “nhờ” trong tiếng việt (Trang 60 - 62)

- Cân thừa mất 3 lạng rồi, ăn nốt hộ tôi với.

b.Về thời gian thực hiện hành động

Chủ ngôn trong phát ngôn dặn dò yêu cầu tiếp ngôn thực hiện hành động trong khoảng thời gian nhất định hoặc trong khoảng thời gian nào đó mà chủ ngôn trực tiếp yêu cầu, thường chủ ngôn không áp đặt câu thúc tiếp ngôn về mặt thời gian.

Chủ ngôn trong phát ngôn nhờ thường mong muốn tiếp ngôn thực hiện

hành động mình đưa ra trong thời gian rất ngắn, thậm chí phải được thực hiện ngay lập tức mới có tác dụng.

c. Về dấu hiệu hình thức

Phát ngôn dặn dò không có vị từ ngôn hành tường minh mà thường biểu thị bằng biểu thức cầu khiến nguyên cấp K2 [10]:

K2 = D2 + V (p) + Tck

Trong đó :

K2 : Biểu thức ngôn hành kiểu 2 D2 : Danh / đại từ ngôi 2

V : Vị từ / (p) : thành phần phụ Tck : Tiểu từ cầu khiến.

Ví dụ: Lên Hà Nội học một mình nhớ tự lo nấu nướng ăn uống đầy đủ vào

Thông thường, phát ngôn dặn thường bao gồm phát ngôn dặn trực tiếp là phát ngôn mà chủ ngôn trực tiếp yêu cầu tiếp ngôn thực hiện và phát ngôn

dặn mang tính gián tiếp, bắc cầu là chủ ngôn nói lời dặn với tiếp ngôn để yêu

cầu tiếp ngôn truyền đạt đến người thứ ba thực hiện. Phát ngôn dặn có dấu hiệu hình thức đính kèm để nhận biết là vị từ nhớ.

Ví dụ : - Nhớ ăn uống đầy đủ. - Nhớ học hành cẩn thận.

- Nhớ mang ô theo kẻo mưa to đấy.

Ngoài ra có một dấu hiệu để nhận diện nữa là trong phát ngôn dặn không chứa vị từ nhớ thì trước mệnh đề dặn thường xuất hiện trạng ngữ chỉ thời gian (nhưng không phải thì hiện tại mà là thì tương lai), trạng ngữ chỉ địa điểm hoặc mệnh đề chứa sự tình liên quan đến lời dặn.

Ví dụ: Tuần sau bay rồi thì mau chuẩn bị hành lý đi nhé !

Như vậy, phát ngôn “tuần sau bay rồi” liên quan chặt chẽ đến mệnh đề sau có chứa nội dung dặn dò.

2.2.5. Nét khác biệt giữa hành động nhờ và hành động rủ

Hành động rủ rê được từ điển tiếng Việt [20] giải thích như sau : Bảo cho

người khác nghe theo để cùng làm với mình. Như vậy, rủ hay rủ rê là vị từ

miêu tả để gọi tên hành động rủ, lời rủ.

a. Về vị thế giữa chủ ngôn và tiếp ngôn

Thông thường, hành động rủ rê được thực hiện khi chủ ngôn và tiếp ngôn có vị thế giao tiếp, thậm chí vị thế xã hội ngang nhau. Hành động rủ rê phổ

biến trong các kiểu loại quan hệ như :

. - Quan hệ bạn bè (sử dụng các từ xưng hô như : mày - tao, tớ - cậu, mình - bạn hoặc ngôi gộp như chúng ta, chúng mình, bọn mình… )

Ở hành động nhờ, vai giao tiếp có thể có quan hệ vị thế hoặc quan hệ thân hữu nhưng mặc định là vai giao tiếp của chủ ngôn luôn thấp hơn tiếp ngôn.

Một phần của tài liệu Hành động “nhờ” trong tiếng việt (Trang 60 - 62)