- Em mong anh giúp đỡ cho em.
d. Vị từ ngôn hành tường minh nhờ có thể cùng kết hợp với phương tiện chỉ dẫn lực ngôn trung cầu khiến nguyên cấp các tiểu từ cầu khiến cuố
lời và phương tiện chỉ dẫn lực nguyên trung cầu khiến bán nguyên cấp - vị từ
giúp, giùm, hộ
Mô hình lý tưởng :
nhờ + V + giúp, giùm, hộ + Tck
3.1.7. Bảng thống kê các phương thức biểu hiện điển hình của hành động
nhờ trong tiếng Việt (dựa trên cơ sở ngữ liệu trong luận văn)
Phương thức biểu hiện Số lần xuất hiện Tỉ lệ phần trăm Tổng số phát ngôn (Ví dụ) Tường minh Vị từ ngôn hành nhờ 35 16,1% 217 Kết cấu V+nhờ 19 8,7% Quán ngữ cho tôi nhờ 10 4,6% Bán tường minh Vị từ cầu khiến mong, muốn 9 4,1% Bán nguyên cấp Vị từ giúp, giùm 33 15,2% Vị từ hộ 14 6,4% Kết cấu V+giúp, giùm, hộ 97 44,9%
3.2. PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN HÀNH ĐỘNG NHỜ GIÁN TIẾPTRONG TIẾNG VIỆT TRONG TIẾNG VIỆT
3.2.1. Đặc trưng của lời cầu khiến gián tiếp và tính lịch sự trong giaotiếp tiếp
Tính lịch sự trong giao tiếp trước hết là cách nói năng, sử dụng ngôn từ phù hợp với chuẩn mực xã hội về tính văn hóa trong giao tiếp, có tác dụng đề cao thể diện của tiếp ngôn khiến tiếp ngôn có thiện cảm giúp cho cuộc đối thoại đạt hiệu quả. Như vậy, lịch sự chính là một nhu cầu xã hội, đặc biệt là trong một xã hội phát triển và văn minh. Tính lịch sự tác động mạnh đến quá trình giao tiếp và hiệu quả của cuộc giao tiếp ấy. Các nhà ngôn ngữ học đều rất quan tâm nghiên cứu về tính lịch sự và coi nó như một thuộc tính của diễn ngôn. P.Brown và Levinson trong công trình nghiên cứu của mình đã chỉ ra khái niệm về lịch sự :
“Lịch sự chỉ bất cứ phương thức nào được dùng để tỏ ra lưu ý đến tình cảm hay là thể diện của nhau trong hội thoại, bất kể khoảng cách xã hội giữa người nói và người nghe như thế nào” [24]
Brown và Levinson cũng phân biệt ra hai loại thể diện là thể diện dương tính - thể diện tích cực và thể diện âm tính - thể diện tiêu cực.Thể diện dương tính được hiểu là “sự mong muốn của mỗi thành viên về những điều mình muốn cũng là những điều mong muốn của một số người khác”. Thể diện âm tính được hiểu là “sự mong muốn của mỗi thành viên lớn tuổi và có năng lực hiểu biết về hành động của mình không bị người khác ép buộc, mong muốn được tự do hành động và trù tính”.
Hai tác giả cũng cho rằng, để tránh đụng độ trong giao tiếp, người ta thực hiện các chiến lược giao tiếp, bao gồm :
- Lịch sự tích cực: Là hành vi sửa đổi hướng đến thể diện tích cực của người nghe, tức là các hành vi quan tâm đến người nghe, đề cao người nghe.
- Lịch sự tiêu cực: Là hành vi sửa đổi hướng đến thể diện tiêu cực của người nghe, tức là những hành vi tránh làm phương hại đến lãnh địa của người khác, nếu không tránh được thì giảm nhẹ mức độ.
- Gián tiếp: là hành vi sửa đổi bằng cách bộc lộ trực tiếp lực ngôn trung của lời nói.
Nhiều tác giả khi nghiên cứu về lịch sự cũng đồng quan điểm rằng, lịch sự là chiến lược hay phương tiện tránh đụng độ trong giao tiếp và được quan sát thấy ở mọi xã hội. Lại có những quan điểm khác cho rằng lịch sự không có tính phổ quát, nó không đơn thuần là chiến lược giao tiếp của từng cá nhân mà là chuẩn mực của xã hội. Trên thực tế, dù thế nào, tính lịch sự cũng chịu sự chi phối của những quy tắc riêng khi đặt riêng chúng vào từng xã hội riêng biệt với những tiêu chí đặc thù của xã hội đó.
Trong tiếng Việt, lịch sự vừa là một chiến lược giao tiếp cá nhân, vừa là sự thể hiện chuẩn mực xã hội. Lịch sự trong tiếng Việt bao gồm hai bình diện: Một là, lịch sự lễ độ và hai là, lịch sự chiến lược. Lịch sự lễ độ có thể coi là những hành vi sử dụng ngôn ngữ phù hợp với thuần phong mỹ tục và các quy ước đạo đức trong cộng đồng người Việt. Lịch sự chiến lược là cách ứng xử giao tiếp khôn khéo làm vừa lòng người đối thoại để đạt hiệu quả giao tiếp.
Có mối quan hệ chặt chẽ giữa tính gián tiếp và tính lịch sự trong tiếng Việt. Như đã trình bày ở phần trên của luận văn, các hành động ngôn trung trực tiếp thường thể hiện bằng phương tiện chỉ dẫn lực ngôn trung trực tiếp, hiển ngôn ở lời chính danh, còn các hành động ngôn trung gián tiếp thì được thể hiện gián tiếp ở lời thông qua một hành động ngôn trung trực tiếp khác bằng hàm ý tạo cho người nghe có quyền lựa chọn việc chấp nhận hay từ chối, tức là đề cao thể diện của người nghe hơn lời trực tiếp. Cho nên lời cầu khiến chính danh là lời cầu khiến có tính áp đặt cao, tính lịch sự thấp thì lời cầu khiến gián tiếp là cách giảm bớt áp đặt của lời cầu khiến trực tiếp. Do đó,
có thể nói tính gián tiếp cũng góp phần làm tăng tính lịch sự trong giao tiếp đối với những lời có cùng thang bậc về mức độ cầu khiến. Từ những phân tích trên, có thể thấy ngay đặc trưng ngữ dụng của lời cầu khiến gián tiếp là : Lời cầu khiến gián tiếp là cách biểu thị lịch sự những mục đích cầu khiến của người nói đến người nghe. Cũng từ đó, suy ra đặc trưng ngữ dụng thứ hai của lời cấu khiến gián tiếp là làm tăng tính thuyết phục của lời cầu khiến, đạt được hiệu quả giao tiếp. Ngoài ra, lời cầu khiến còn có đặc trưng ngữ dụng thứ ba là đa dạng hóa các phương thức, hình thức biểu đạt, góp phần phát triển khả năng tư duy, giao tiếp của con người trong xã hội. Cụ thể, đối với hành động nhờ, phương thức gián tiếp được người Việt sử dụng khá phong
phú trong giao tiếp. Do tư duy của người Việt ưa chuộng sử dụng cách nói vòng, nói tránh, nói từ từ chứ không đánh trực diện vào tâm lý. Hành động
nhờ gián tiếp có thể được tạo ra bằng biểu thức của hành động ngôn trung hỏi
hoặc trần thuật, cảm thán.
3.2.2. Phát ngôn hỏi có mục đích nhờ
3.2.2.1. Đặc điểm chung
Lời hỏi có mục đích nhờ có hình thức hỏi nhưng mang đích ngôn trung là
lời nhờ, tức là lời hỏi - nhờ có phương tiện chỉ dẫn hành động ngôn trung hỏi nhưng hàm chứa hành động ngôn trung gián tiếp là nhờ. Do đó, nó có đặc
điểm hình thức của lời hỏi và đặc điểm nội dung của lời nhờ. Đây là kiểu lời
trung gian giữa hai kiểu lời hỏi và lời nhờ. Kiểu lời trung gian này một mặt
tạo nên tính đa dạng và tinh tế trong thực tiễn dùng lời của người Việt nhưng mặt khác cũng gây nên sự phức tạp trong việc nhận diện chúng.
Để nhận diện lời hỏi có mục đích nhờ, ta chủ yếu dựa vào hai đặc trưng là ngữ cảnh cầu khiến và ngữ cảnh cấu trúc [12]. Ngữ cảnh cầu khiến là ngữ
cảnh hội tụ đủ các nhân tố bao gồm: chủ thể cầu khiến- chủ ngôn, chủ thể tiếp nhận lời cầu khiến- tiếp ngôn, hành động cầu khiến được thực hiện bằng vị từ cầu khiến, cụ thể với hành động nhờ là vị từ ngôn hành nhờ và các vị từ hành động giúp, giùm, hộ và hướng cầu khiến (hướng ngoại hay hướng nội). Ngữ
cảnh hỏi giống ngữ cảnh cầu khiến ở chỗ chứa hai thành phần cơ bản là người
nói và người nghe cùng phải có mặt cùng lúc. Các nhân tố còn lại là hành động cầu khiến và hướng cầu khiến được nhận diện thông qua cấu trúc của biểu thức lời hỏi chứa dấu hiệu đặc trưng để nhận dạng mục đích cầu khiến- chính là ngữ cảnh cấu trúc. Có hai điều kiện hình thành ngữ cảnh cấu trúc: Một là, biểu thức hỏi- cầu khiến không chứa danh / đại từ chỉ ngôi làm đề ngữ nêu chủ thể của sự tình ở ngôi 3. Hai là, biểu thức hỏi- cầu khiến đã chứa sẵn định hướng trả lời.
3.2.2.2. Các kiểu lời hỏi có mục đích nhờ.
3.2.2.2.1. Lời hỏi có mục đích nhờ đồng hướng.
Lời hỏi có mục đích nhờ đồng hướng là loại biểu thức hỏi chứa sẵn định hướng trả lời, nếu quy ước phần biểu thị lõi sự tình (nội dung mệnh đề logic) của lời ra P với ghi chú : trong kiểu lời hỏi có mục đích nhờ, chủ thể sự tình
ở P là danh / đại từ ngôi 2 hay ngôi gộp, ta có các mô hình cấu trúc của biểu thức hỏi ở dạng này là :