Phân biệt lời cầu khiến bán tường minh và lời cầu khiến bán nguyên cấp

Một phần của tài liệu Hành động “nhờ” trong tiếng việt (Trang 25 - 26)

K2 = D2 + Vtck + V(p)

K2: Lời cầu khiến nguyên cấp. D2: Danh / đại từ ngôi 2

Vtck: Vị từ tình thái cầu khiến – hãy , đừng, chớ. V(p): V- vị từ / p- phụ tố” [10]

1.1.7. Phân biệt lời cầu khiến bán tường minh và lời cầu khiến bánnguyên cấp nguyên cấp

Lý thuyết dụng học đại cương chỉ nêu sự đối lập giữa phương tiện chỉ dẫn lực ngôn trung nguyên cấp và biểu thức ngôn hành nguyên cấp với phương tiện chỉ dẫn lực ngôn trung tường minh và biểu thức ngôn hành tường minh là những kiểu có tính điển mẫu. Theo tác giả Đào Thanh Lan [10], xét trên thực tế tiếng Việt, tác giả còn chỉ ra sự đối lập giữa phương tiện chỉ dẫn lực ngôn trung bán nguyên cấp và biểu thức ngôn hành bán nguyên cấp với phương tiện chỉ dẫn lực ngôn trung bán tường minh và biểu thức ngôn hành bán tường minh với tư cách của những kiểu ngoại biên (biến thể của điển mẫu).

Biểu thức ngôn hành cầu khiến bán nguyên cấp là biến thể của cấu trúc điển mẫu của biểu thức ngôn hành cầu khiến K2. Tương tự, biểu thức ngôn

hành cầu khiến bán tường minh là biến thể của cấu trúc điển mẫu của biểu thức ngôn hành cầu khiến tường minh K1.

K1’ = D1 + mong/muốn + D2 + V(p) K2’ = D2 + Vck + V(p) + Tck

Trong đó

K1’: lời cầu khiến bán tường minh D1: Danh / đại từ ngôi 1

D2: Danh / đại từ ngôi 2 Vck: vị từ cầu khiến V(p): V- vị từ / p- phụ tố Tck: Tiểu từ cầu khiến

Ở K2’ các vị từ cầu khiến điển hình là nên, cần, phải, giúp, hộ, cho.

Một phần của tài liệu Hành động “nhờ” trong tiếng việt (Trang 25 - 26)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(127 trang)
w