- Cháu cầm cái nia ra đưa cho nó giúp dì!
a. Về vị thế giữa chủ ngôn và tiếp ngôn
Hành động nhờ và hành động đề nghị về cơ bản đều là yêu cầu người nghe / tiếp ngôn làm một cái gì đó. Khi chủ ngôn ở vị thế cao hơn tiếp ngôn, mục đích giao tiếp dễ thành công. Nếu chủ ngôn ở vị thế thấp hơn tiếp ngôn, thì yêu cầu của chủ ngôn đôi khi bị coi là khiên cưỡng, thậm chí vô lễ và hành động này khó đạt được thành công trong mục đích giao tiếp.
Cụ thể, với hành động đề nghị, chủ ngôn thường ở vị thế cao hơn, ngang bằng hoặc có thể thấp hơn so với tiếp ngôn. Trong các phát ngôn đề nghị chứa các vị từ ngôn hành đề nghị, thường chúng ta phân ra hai trường hợp:
- Trường hợp dùng đơn phương từ đề nghị trong tổ hợp cấu trúc câu: trong trường hợp này thường chủ ngôn có vị thế cao hơn, hoặc chủ ngôn lấy tư cách đại diện cho một tập thể, hoặc chủ ngôn xuất hiện trong các đơn từ, đơn thư chính thống.
- Trường hợp đề nghị được dùng kèm xin, kính đứng trước: vị thế chủ ngôn trong trường hợp này tường thấp hơn nên dùng kèm kính ngữ để thể hiện vị thế của mình trong giao tiếp và tăng tính lịch sự.
Các hành động đề nghị không chứa vị từ đề nghị thông thường xảy ra trong trường hợp chủ ngôn hoặc tiếp ngôn có vị thế ngang nhau.
Ví dụ: Hội thoại
A: Mát trời, tối nay đi ăn lẩu nhé -> lời đề nghị B: Để hôm khác, tối nay tao bận -> lời từ chối
Khác với hành động đề nghị, hành động nhờ mang tính linh hoạt cao và ít
khi xuất hiện cùng chủ ngôn trong văn cảnh chính thống (đơn từ, đơn thư,…). Trên thực tế, hành động nhờ có khả năng làm biến đổi vị thế giao tiếp của
từng chủ thể có vị thế xã hội khác nhau.Ví dụ như một người có vị thế xã hội cao (giám đốc một công ty) phải nhờ một người có vị thế xã hội thấp (nhân
trong tình huống / ngữ cảnh cụ thể đó chủ ngôn dù có vị thế xã hội cao nhưng vị thế giao tiếp lại thấp hơn tiếp ngôn.
Hành động nhờ xuất hiện liên tục trong các giao tiếp thường ngày, ở bất kì cảnh huống nào và không kén chọn ngữ cảnh xuất hiện. Mọi người bất kể địa vị, tuổi tác, giai tầng đều có thể thực hiện và tiếp nhận lời nhờ.