Hành động nhờ, một trong các kiểu hành động cầu khiến, đặt trong sự tương tác với các hành động cầu khiến khác

Một phần của tài liệu Hành động “nhờ” trong tiếng việt (Trang 28 - 31)

trong sự tương tác với các hành động cầu khiến khác

Như đã trình bày ở trên, hành động cầu khiến là hành động ngôn trung vậy lời cầu khiến cũng chính là lời ngôn trung nhằm cầu khiến người nghe (tiếp ngôn) thực hiện hành động mà người nói (chủ ngôn) muốn. Như thế hành động cầu khiến có đích ngôn trung là yêu cầu người nghe thực hiện hành động của mình. Tùy vào bối cảnh giao tiếp, vị thế xã hội, vị thế giao tiếp mà cùng một đích ngôn trung, chủ ngôn lại điều chỉnh lực ngôn trung với các mức độ mạnh yếu khác nhau sao cho phù hợp. Tương ứng với đích hay lực

ngôn trung là những dấu hiệu hình thức đặc trưng về cầu trúc được gọi là biểu thức ngôn hành và phương tiện chỉ dẫn lực ngôn trung nằm trong biểu thức ngôn hành giúp cho việc cầu khiến và căn cứ vào sự đa dạng của phương tiện chỉ dẫn lực ngôn trung mà phân chia hành động cầu khiến. Theo bảng phân loại [10,42], hành động cầu khiến bao gồm 16 hành động cụ thể và hành động

nhờ là một trong số 16 hành động đó. Hành động nhờ được đánh giá là hành

động có tính chất cầu cao, được xếp ở vị trí thứ 10. Nội dung lệnh của hành động nhờ là “làm”. Hành động nhờ, xét trên thực tế khách quan là một hành

động tương đối linh hoạt: vị thế xã hội của chủ ngôn có thể cao, bằng hoặc thấp hơn tiếp ngôn vẫn có thể thực hiện hành động nhờ, dùng hành động nhờ để đạt tới đích ngôn trung nhắm sẵn của mình bởi vì vị thế xã hội có ra sao khi thực hiện hành động nhờ thì mặc nhiên chủ ngôn vẫn có vị thế giao tiếp thấp hơn tiếp ngôn. Hành động nhờ cũng xuất hiện trong mọi bối cảnh giao

tiếp, từ bối cảnh thân mật suồng sã đến bối cảnh trang trọng nhờ đều phát huy

tối đa đích ngôn trung sẵn có của nó. Nhờ là vị từ ngôn hành biểu thị nghĩa

cầu cao, nghĩa khiến thấp, cụ thể tính khiến của hành động nhờ còn thấp hơn

vị từ ngôn hành đề nghị nhưng lại có tính cầu cao hơn hành động đề nghị vì

nhờ là hành động mang tính hướng nội cao: chủ ngôn nhờ tiếp ngôn tiếp ngôn

thực hiện hành động cần thiết đối với chủ ngôn, có lợi cho chủ ngôn. Xét trong mối tương quan với hành động yêu cầu, thì tính “khiến” của hành động

nhờ lại càng lép vế hơn nữa so với hành động đề nghị, vì hành động yêu cầu

cũng là “làm” nhưng hình thức biểu đạt của nó chính là sự cho phép, chủ ngôn cho phép tiếp ngôn làm gì đó. Về hình thức biểu đạt điển hình, hành động nhờ có vị từ ngôn hành tường minh chính là vị từ nhờ, đây là vị từ mà

chủ ngôn dùng để chỉ ra mục đích nói của mình. Từ biểu thức K1 điển mẫu, có thể suy ra lời nhờ tường minh có dạng đầy đủ như sau:

Vị từ nhờ đứng ngay sau đề ngữ của phát ngôn, ở đây đồng thời chính là

chủ thể nói, danh từ hoặc đại từ nhân xưng ngôi thứ nhất và đứng trước bổ ngữ, là đối tượng tiếp nhận - danh hoặc đại từ nhân xưng ngôi thứ 2.

Bên cạnh vị từ ngôn hành nhờ, các vị từ hành động bán nguyên cấp giúp,

giùm, hộ, là các vị từ điển hình biểu đạt hành động nhờ trong tiếng Việt.

Ngoài ra, tiểu từ tình thái cầu khiến với đứng ở cuối câu cũng bổ xung nghĩa tình thái cho lời nhờ trong tiếng Việt, mô hình khai triển là:

K(lời nhờ) = D2 + V(p) +giúp / giùm / hộ+D1/3 + với

Ví dụ: Anh mở cửa giùm (giúp/hộ) tôi với!

Do tiểu từ cầu khiến với có tính cầu cao nên nó tương thích với hành động

nhờ cũng có tính cầu cao và thường xuất hiện song hành.

Đồng thời, có rất nhiều tiểu từ cầu khiến xuất hiện cuối lời nhờ mà luận văn sẽ trình bày trong các chương tiếp theo.

TIỂU KẾT:

Như vậy, chương I luận văn đã tập trung làm rõ một số khái niệm, định nghĩa có liên quan đến đề tài, chủ yếu là hành động ngôn từ, hành động cầu khiến và cái nhìn sơ lược về hành động nhờ trong tiếng Việt. Cơ sở lý luận

Một phần của tài liệu Hành động “nhờ” trong tiếng việt (Trang 28 - 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(127 trang)
w