TRONG TIẾNG VIỆT

Một phần của tài liệu Hành động “nhờ” trong tiếng việt (Trang 31 - 36)

2.1. TIÊU CHÍ NHẬN DIỆN HÀNH ĐỘNG NHỜ TRONG TIẾNGVIỆT VIỆT

Để nhận diện hành động nhờ trong tiếng Việt, các nhà nghiên cứu dụng học đưa ra nhiều tiêu chí, trong đó nổi bật lên một số tiêu chí quan trọng như tiêu chí về ngữ cảnh tình huống. Do dụng học đề cao bối cảnh mà ngôn ngữ thực tế đi vào hoạt động, bối cảnh tình huống góp phần làm rõ đích ngôn trung nhờ của phát ngôn và còn giúp làm rõ nội dung lời nhờ, bởi vì có một số nội dung nhờ trong lời nhờ chỉ hiện lộ trong bối cảnh chứ không hiển lộ trong lời nói. Bênh cạnh tiêu chí ngữ cảnh tình huống, tiêu chí về ngữ cảnh cầu khiến cũng quan trọng không kém vì nó đáp ứng điều kiện cần và đủ để hành động nhờ diễn ra. Ngoài ra, để việc nhận diện được cụ thể, việc nghiên cứu các tiêu chí như tiêu chí về mối quan hệ giữa người nói và người nghe, tiêu chí hồi đáp của hành động nhờ cũng mang lại những kết quả đáng tin cậy.

2.1.1. Tiêu chí ngữ cảnh tình huống

2.1.1.1. Sơ lược về ngữ cảnh tình huống:

Dụng học tiếng Việt đặc biệt quan tâm đến ngữ cảnh và coi ngữ cảnh như một yếu tố then chốt để mỗi phát ngôn đạt tới đích ngôn trung và lựa chọn lực ngôn trung sao cho phù hợp. Việc nghiên cứu hành động ngôn từ, lực ngôn trung bao giờ cũng phụ thuộc vào ngữ cảnh.

Ví dụ: - Đi đâu mới về à?

Xét ví dụ trên, trong một số ngữ cảnh tiếng Việt, nó là lời dùng để đánh tiếng, để chào hơn là để hỏi, nhưng trong một số ngữ cảnh khác, nó thực sự là câu hỏi nhằm tìm kiếm thông tin.

Hiểu một cách đơn giản, ngữ cảnh là bối cảnh ngôn ngữ mà ở đó sản phẩm ngôn ngữ (hay văn bản) được tạo ra trong hoạt động giao tiếp, đồng thời là bối cảnh cần dựa vào để lĩnh hội thấu đáo sản phẩm ngôn ngữ đó.

Tác giả L.T.Helen [28] đã khẳng định rằng ngữ cảnh là tất cả các điều kiện nằm trong và cả nằm ngoài ngữ cảnh. Nó cho phép nhận, cho phép hiểu một phát ngôn cụ thể trong bối cảnh giao tiếp cụ thể. Cũng theo Helen, ngữ nghĩa của văn bản được xác định, được tạo nên bởi ngữ cảnh. Tác giả đã tổng kết lại ba mức độ ngữ cảnh cụ thể như sau:

- Ngữ cảnh văn hóa (context of culture): bao gồm bối cảnh lịch sử, địa lý, phong tục tập quán, chính trị, xã hội… ở bên ngoài ngôn ngữ.

- Ngữ cảnh tình huống (context of situation): đó là thời gian cụ thể, địa điểm cụ thể, tình huống cụ thể nơi diễn ra giao tiếp.

- Ngữ cảnh trong văn bản (texttual context): đó là bối cảnh được miêu tả cụ thể trong văn bản gồm các điều kiện liên quan để giao tiếp diễn ra.

Để phục vụ cho mục đích nghiên cứu của luận văn, chúng tôi chỉ xét đến ngữ cảnh tình huống. Về ngữ cảnh tình huống, các nhà ngôn ngữ học Việt Nam cũng đưa ra quan điểm của mình thông qua khái niệm này. Cao Xuân Hạo cho rằng một ngôn ngữ bao giờ cũng được thực hiện trong một tình huống nhất định kể cả tình huống bên ngoài lẫn tình huống của quá trình hội thoại. Quan điểm của tác giả Nguyễn Thiện Giáp lại nhấn mạnh rằng ngữ cảnh tình huống là bối cảnh mà trong đó con người sử dụng ngôn ngữ. Nó có thể bao gồm sự hiểu biết về vị thế của người nói và người nghe, sự hiểu biết về thời gian, không gian, sự hiểu biết về phép xã giao trong xã hội và sự hiểu biết về mã ngôn ngữ được dùng (nói hoặc viết), sự hiểu biết về nội dung giao tiếp và bối cảnh giao tiếp… Ngữ cảnh tình huống bao gồm cả sự chấp nhận ngầm của người nói và người nghe về tất cả các quy ước, các niềm tin và các tiền đề được coi là đương nhiên của các thành viên trong cộng đồng của người nói và người nghe.

Theo tác giả Đào Thanh Lan, trong bài đăng “ Nhận diện hành động ngôn từ gián tiếp trên tư liệu lời hỏi – cầu khiến tiếng Việt, tạp chí ngôn ngữ (11/2007) [15], Ngữ cảnh (context) hay còn được gọi là ngữ cảnh tình huống là môi trường vật lý chứa tình huống hiện thực để lời nói xuất hiện và hiểu được.

Ví dụ: Chú cho chị vay tiền

Nếu không đặt ví dụ này trong bất kỳ ngữ cảnh tình huống cụ thể nào, thì có đến hơn 7 cách hiểu nghĩa ngôi, dẫn đến có hơn 7 cách hiểu nghĩa của toàn phát ngôn:

- Cách 1: Chú ngôi 1, chị ngôi 2 (Chú là người phát, chị là người nhận) - Cách 2: Chú ngôi 2, chị ngôi 1 (Chú là người nhận, chị là người phát) - Cách 3: Chú ngôi 3, chị ngôi 1 (Chú là người không tham gia trực tiếp vào hội thoại, chị là người phát, người nhận có thể là em của chị này)

- Cách 4: Chú ngôi 2, chị ngôi 3 (Chú là người nhận, chị là người không tham gia vào hội thoại, người phát có thể là một người em của chị này)

- Cách 5: Chú ngôi 1, chị ngôi 3 (Chú là người phát, chị là người không tham gia trực tiếp vào hội thoại, người nhận có thể là em của chị này)

- Cách 6: Chú ngôi 3, chị ngôi 2 (Chú là người không tham gia trực tiếp vào hội thoại, chị là người nhận, người phát có thể là một người em của chị này)

- Cách 7: Chú ngôi 3, chị ngôi 3 (Cả chú và chị đều không tham gia vào hội thoại, người phát có thể là một người cháu của chú này và là người em của chị này, người nhận là một người em khác)

Như vậy, cùng một vỏ ngữ âm, nhưng 7 cách hiểu như trên tạo ra 7 phát ngôn không đồng nghĩa, không cùng đích ngôn trung. Cái quyết định sự khác nhau về nghĩa này chính là bối cảnh giao tiếp.

2.1.1.2. Ngữ cảnh cầu khiến.

Theo [10], ngữ cảnh cầu khiến là kiểu ngữ cảnh có chứa những nhân tố tạo ra điều kiện để hình thành lời cầu khiến. Ngữ cảnh cầu khiến bao gồm những thành phần cơ bản là:

- Chủ thể tiếp nhận lời cầu khiến: người nghe

- Hành động cầu khiến: Được thể hiện bằng vị từ cầu khiến

- Hướng cầu khiến gồm: Hướng ngoại là hướng người nói khiến người nghe thực hiện hành động, tức là người nghe đồng nhất với người thực hiện hành động được cầu khiến. Hướng nội là người nói xin phép người nghe cho mình thực hiện hành động, tức là người nói đồng nhất với người thực hiện hành động được cầu khiến.

. Có thể nhận định, một phát ngôn cầu khiến chỉ được xuất hiện trong một ngữ cảnh với các đặc thù như đã nói ở phần trên của luận văn này, được gọi là các điều kiện hình thành lời cầu khiến đặt trong ngữ cảnh cầu khiến.

- Người nói: Ngôi 1 số ít hoặc số nhiều ( tôi, chúng tôi…trong một số điều kiện giao tiếp nhất định, từ này có thể ẩn)

- Người nghe: Ngôi 2 số ít hoặc số nhiều ( anh, các anh…)

- Thời gian: hiện tại, bây giờ - Đó là thời gian diễn ra cuộc hội thoại. Lời ngôn hành không chứa các thực từ hoặc các từ tình thái chỉ thời gian ( đã, sẽ, vừa, mới…)

- Không gian: Ở đây, nơi diễn ra bối cảnh ngôn ngữ hoặc đối thoại cầu khiến.

Nói một cách đơn giản thì đặc điểm ngữ cảnh trong một phát ngôn cầu khiến gồm: tôi, anh, bây giờ, ở đây.

Ví dụ: Hưng sún thập thò trước cửa nhà Tùng

- Cho tao nhờ mày một việc - Việc gì?- Tùng nghển cổ

Hưng sún toét miệng cười với thằng Tùng: - Vào nhà lấy cho tao mượn cái kềm

(Kính vạn hoa 8, Nguyễn Nhật Ánh)

Phân tích ví dụ trên:

- Người nói: ngôi 1, số ít là Hưng sún ( Tao) - Người nghe: ẩn … đây là Tùng, ngôi 2 - Thời gian: là thời điểm tạo ra lời nhờ

- Không gian: Trước nhà Tùng (nơi xảy ra lời nhờ - xét theo truyện) Do đó, lời “ vào nhà lấy cho tao mượn cái kềm” là lời cầu khiến.

2.1.2. Tiêu chí về mối quan hệ giữa người nói và người nghe trong lời

nhờ

Mối quan hệ giữa người nói và người nghe trong lời nhờ thuộc chuỗi các

lời cầu khiến là một trong những tiêu chí quan trọng vì nó tác động trực tiếp đến mức độ sử dụng lực ngôn trung và đây cũng chính là cơ sở để xác định đó là phát ngôn nhờ hay phát ngôn cầu khiến khác. Ở chương 1, luận văn này đã trình bày khái niệm về vị thế xã hội và vị thế giao tiếp. Hai khái niệm này chi phối việc xác định mối quan hệ giữa chủ ngôn và tiếp ngôn khi thực hiện nhờ. Vị thế xã hội được tạo thành bởi các nhân tố nghề nghiệp chức vụ, quan hệ huyết thống. Vị thế giao tiếp được tạo thành bởi chính nhân tố vị thế xã hội và mục đích phát ngôn. Hai vị thế này, tùy từng trường hợp, có nhau thể trùng nhau hoặc không trùng nhau. Vị thế giao tiếp sẽ quyết định việc chủ ngôn sử dụng ngôn từ và lực ngôn trung phù hợp với tình huống giao tiếp cụ thể. Vậy, phân tích các mức độ của lực ngôn trung cầu khiến chính là tìm ra các sắc thái cầu khiến và vị thế giao tiếp của những người tham gia hội thoại thể hiện trong lời.

Theo [10], mối quan hệ giữa vị thế xã hội và vị thế giao tiếp gồm những khả năng sau:

(1) Vị thế xã hội cao -> vị thế giao tiếp

(2) Vị thế xã hội cao -> vị thế giao tiếp ngang bằng (3) Vị thế xã hội cao -> vị thế giao tiếp thấp

(4) Vị thế xã hội thấp -> vị thế giao tiếp thấp

(5) Vị thế xã hội thấp -> vị thế giao tiếp ngang bằng

Ít khi xảy ra trường hợp vị thế xã hội thấp mà vị thế giao tiếp lại cao vì đặc điểm văn hóa của người Việt thể hiện qua ngôn ngữ thường là “xưng khiêm hô tôn.”

Như đã trình bày, hành động nhờ là một hành động ngôn từ có tính chất

phổ biến và được sử dụng một cách rộng rãi trong cuộc sống (nó không mang tính đặc thù như các kiểu hành động ra lệnh, yêu cầu hay cấm …) Hành động

hiện lời nhờ vị thế giao tiếp của chủ ngôn sẽ thấp hơn tiếp ngôn, cùng lắm là ngang bằng với tiếp ngôn

(1) Chủ ngôn có vị thế xã hội cao hơn tiếp ngôn nhưng vị thế giao tiếp ngang bằng:

Ví dụ: Giám đốc công ty xây dựng A nói với giám sát thi công:

Một phần của tài liệu Hành động “nhờ” trong tiếng việt (Trang 31 - 36)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(127 trang)
w