Nhờ trong từ điển tiếng Việt (2000), được giải thích với các ý nghĩa như
sau:
1— động từ a/ Đề nghị yêu cầu người nào giúp việc gì. b/ Nương tựa: nhờ ơn cha mẹ nuôi dưỡng
c/ Hưởng sự thương xót giúp đỡ: nhờ cha trả được
nghĩa chàng cho xuôi
d/ Dựa vào: Nghìn tầm nhờ bóng tùng quân.
2 — trạng từ Tựa vào : Sống nhờ đất khách, thác chôn quê người. . 3 — giới từ Giới từ dùng để giải thích một nguyên nhân đã dẫn đến
kết quả: nhờ sự giúp đỡ của anh, tôi mới được như
ngày hôm nay.
4 — tính từ Không được thật sáng, không được thật rõ: ánh trăng
Với tất cả các ý nghĩa ở trên, lời cầu khiến tiếng Việt chỉ tập trung vào ý nghĩa thứ nhất để tạo nên hành động ngôn từ nhờ với lực ngôn trung nhằm
mục đích cầu cao của chủ ngôn hướng đến tiếp ngôn.
Hành động nhờ là hành động ngôn từ bắt gặp hằng ngày trong giao tiếp, có tần số xuất hiện cao vì độ tương tác giữa chủ ngôn và tiếp ngôn rất lớn. Tính chất xã hội hóa của hành động nhờ lớn vì nó có độ linh hoạt, không khiên cưỡng và tính thân hữu của hành động này mang tính lan tỏa cộng đồng, tạo ra sự gắn kết giữa các mối quan hệ. Hai người xa lạ, gặp nhau cũng có thể
nhờ nhau một việc gì đó.
Ngoài ý nghĩa chính nhờ “yêu cầu người khác làm giúp cho việc gì” thì từ dùng trong tổ hợp “cho tôi nhờ” ở cuối một yêu cầu để nhấn mạnh thêm lời
yêu cầu, biểu thị ý nài nỉ người đối thoại hãy vì tình cảm hay sự nể nang với mình mà làm điều mình yêu cầu:
Ví dụ: - Nhờ chú lấy giúp anh cái kính sau lưng - Thôi, cô đừng nói nữa cho tôi nhờ.