Phương tiện chỉ dẫn lực ngôn trung tường minh lời nhờ tường

Một phần của tài liệu Hành động “nhờ” trong tiếng việt (Trang 67 - 74)

- Cân thừa mất 3 lạng rồi, ăn nốt hộ tôi với.

3.1.1.Phương tiện chỉ dẫn lực ngôn trung tường minh lời nhờ tường

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN HÀNH

3.1.1.Phương tiện chỉ dẫn lực ngôn trung tường minh lời nhờ tường

minh

Lời nhờ tường minh là lời nhờ chứa vị từ ngôn hành nhờ. Xét khả năng

hoạt động của vị từ ngôn hành nhờ chúng ta có mô hình đầy đủ khái quát của lời nhờ chứa vị từ ngôn hành nhờ như sau:

K1 = D1 + VnhN + D2 + V(p)

(Mô hình trên là mô hình xây dựng trên cơ sở mô hình lời cầu khiến của tác giả Đào Thanh Lan).

Trong đó :

K1 : Kiểu một (1)

D1 : Danh / đại từ ngôi 1 VnhN : Vị từ ngôn hành nhờ. D2 : Danh / đại từ ngôi 2 V(p) : Vị từ / phụ tố.

Ví dụ cho mô hình trên như sau : Ví dụ 1:

- Cảm ơn chị đã dừng lại. Tôi nhờ chị cho đi xe cùng về hướng Bắc – Anh nói với giọng địa phương của một vùng nào đó mà cô không nhận ra.

- Có vẻ như cậu đợi khá lâu rồi hả ?- Cô hỏi khi anh trèo vào xe. Anh toát lên mùi xạ và mùi mồ hôi. Rất đàn ông.

- Cảm ơn chị nhiều lắm. Giờ ít ai cho đi nhờ xe.

(Người đi nhờ xe, Anna, Văn học mạng)

Ví dụ 2 : ( Hội thoại)

- Anh nhờ chú thu xếp công việc công ty đấy nhé.

Lời nhờ ở ví dụ 1, ví dụ 2 có chủ ngôn- đại từ nhân xưng ngôi 1 là tôi và

anh, còn tiếp ngôn - đại từ nhân xưng ngôi hai là chị và chú. Vị từ kèm phụ tố

chính trong hai ví dụ trên là đi xe cùng và thu xếp công việc. Hai ví dụ trên hoàn toàn thỏa mãn mô hình lời nhờ tường minh K1.

Ví dụ 3 : (Hội thoại)

- Tôi nhờ cậu ra sân sau làm cái giá phơi áo, có được không?

- Dạ, chị cho em đến chiều nhé, em đang dở ít việc khác.

. Ví dụ 3 là một lời nhờ đi kèm đằng sau nó là nội dung dò hỏi thái độ của đối phương có sẵn sàng tiếp nhận lời nhờ mà chủ ngôn đưa ra hay không. Đại từ ngôi 1 - chủ ngôn là tôi, đại từ ngôi 2 - tiếp ngôn là cậu. Vị từ nội dung hành động là làm, phụ tố là giá phơi áo.Ví dụ 3 cũng thỏa mãn mô hình K1. Ví dụ 4: Anh chưa kịp trả lời, Cúc Hương đã hằm hè tuyên bố :

- Nếu anh còn làm cao, tụi này không nhờ anh mua vé nữa đâu.

(Nữ sinh, Nguyễn Nhật Ánh) Ví dụ 4 là dạng phủ định của lời nhờ tường minh. Chủ ngôn muốn nhờ tiếp ngôn mua vé, để chắc chắn về khả năng hành động của tiếp ngôn, chủ ngôn đã dùng lời phủ định mang tính đe dọa để thực hiện đích ngôn trung nhờ cho

hiệu quả. Chủ ngôn lấy danh nghĩa tập thể, danh từ ngôi 1 là tụi này, tiếp

ngôn- đại từ nhân xưng ngôi 2 là anh.Vị từ đi kèm phụ tố là mua vé. Ví dụ 5: Hội thoại (đồng nghiệp)

- Em ơi, cho anh nhờ em một chút. - Việc gì thế anh?

- Em giúp anh chấm công các phòng tạm bằng sổ chấm công nhé vì máy

chấm công đang hỏng.

- Vâng, em rõ rồi ạ.

- Chị nhờ hai đứa kên phòng kế hoạch lấy cơ sở dữ liệu bán hàng tháng

tư nhé.Chị phải đi ký hợp đồng gấp bây giờ.

- Chị cứ đi đi ạ,nửa tiếng nữa bọn em lên phòng lấy.

Hai ví dụ 5,6 cũng là trường hợp điển hình của lời nhờ tường minh thuộc biểu thức K1. Đại từ ngôi 1 của hai ví dụ trên là anh, chị. Đại từ ngôi 2 của ví dụ 5 là em, danh từ ngôi 2 của ví dụ 6 là hai đứa- tiếp ngôn gồm 2 đối tượng. Trong khi ví dụ 5 chỉ chứa phụ tố là một việc, còn vị từ được làm rõ ở lời đối thoại tiếp theo thì ở ví dụ 6, vị từ nội dung của lời nhờ được làm rõ ngay trong lời là đi lên phòng kế hoạch.

Qua mô hình và các ví dụ minh họa, chúng ta có thể thấy lời nhờ dạng đầy

đủ cũng xuất hiện rất nhiều trong giao tiếp vì nó thể hiện đúng và đủ các điều kiện cần có khi phát ngôn lời nhờ, chủ ngôn, tiếp ngôn đều xuất hiện rõ ràng

nhằm hướng tới đích ngôn trung cụ thể.

*Bên cạnh mô hình đầy đủ thì vị từ ngôn hành nhờ (VnhN) còn xuất hiện

thường xuyên ở các dạng biến thể. Mô hình biến thể thứ nhất rút gọn D1 (Quy ước K1a).

K1a = VnhN + D2 + V(p)

Ở mô hình biến thể này, chủ ngôn ẩn không xuất hiện trong lời thoại trực tiếp, chữ nhờ xuất hiện ngay đầu phát ngôn, trong một số tình huống nhất

định, nó có tác dụng nhấn mạnh vào đích ngôn trung. Ví dụ 1: Xuyến làm mặt tỉnh

- Thử gì đâu ! Tụi này làm không ra, nhờ anh giải giùm vậy thôi.

(Nữ sinh, Nguyễn Nhật Ánh) Ví dụ 2:

- Bạn kêu tôi giải quyết, tôi giải quyết bạn lại không chịu nghe thì kêu làm gì ?

Xuyến khịt mũi :

- Tui đâu có nhờ bạn giải quyết vụ lá thư.

- Thế vụ gì ?

- Nhờ bạn giải quyết vụ trái ổi kìa.

(Nữ sinh, Nguyễn Nhật Ánh) Ví dụ 3: Đang nói, mắt anh chợt sáng lên :

- À ! gặp em ở đây thật là may.

Rồi không đợi Quý Ròm hỏi, anh nói ngay :

- Nhờ em một chuyện. Em có thể tới gặp đạo diễn nhắn giúp anh sẽ đến

trễ khoảng nửa tiếng để ông ta khỏi trông, được không ?

(Kính vạn hoa 19, Nguyễn Nhật Ánh) Ví dụ 4 : Nhìn bó hoa ly gói giấy lưới trong tay, Thanh cười xòa :

- Bà chị họ có cửa hàng hoa, em đến mua ủng hộ… nhờ chị Vân chút

được không ? Chị cầm hộ bó hoa để em rảnh tay đưa ẻm vào bãi.

(Phải lấy người như anh, Trần Thu Trang) Các mô hình rút gọn D1 chủ yếu là do D1 đã được nhắc đến trong hội thoại trước đó để làm tiền đề, nên việc nhắc lại D1 là không cần thiết. Hơn nữa, chủ ngôn luôn luôn có mặt trong giao tiếp, nên dù chủ ngôn không tự xưng, thì tiếp ngôn vẫn mặc định được chủ ngôn đưa ra lời nhờ là ai. Các ví dụ trên đều có vị từ ngôn hành nhờ đứng ở đầu câu, D2 ở ví dụ 1 là anh, ở ví dụ 2 là bạn, ở ví dụ 3 là em, ở ví dụ 4 là chị Vân. Các D1 ngầm ẩn do đã xuất hiện trong hội thoại trước đó lần lượt là tụi này, tui, anh, em. Riêng ở ví dụ 3, D1 ngầm ẩn không được nhắc đến ở các câu trước lời nhờ trong hội hoại, mà

anh được nhắc đến ở câu sau lời nhờ của hội thoại.

K1b = D1 + VnhN + V(p)

Mô hình biến thể thứ hai này tỉnh lược tiếp ngôn D2, chỉ xuất hiện chủ ngôn, thường chỉ xuất hiện trong trường hợp chủ ngôn có vị thế xã hội cao hơn tiếp ngôn.

Ví dụ 1: Cô lớn tuổi nghiêng tai nghe tiếng gọi rồi bảo - Qua chị nhờ chút việc

(Cocktail cho tình yêu, Trần Thu Trang) Ví dụ 2: Hội thoại – anh nói với em

- Tuấn, đang làm gì đấy ?

- Đang học ạ.

- Anh nhờ mang cái nồi canh ra cho mẹ cái.

Ví dụ 3: Hội thoại – sếp nói với nhân viên .

- Chiều nay cậu ký hợp đồng bên Đông Tác à ?

- Dạ vâng, có việc gì không ạ ?

- Tôi nhờ rẽ qua chi nhánh 1 đưa báo cáo thuế tháng 2 thay tôi.

Ví dụ 4: Hội thoại – chồng nói với vợ. - Mình mai đi siêu thị à ?

- Chưa chắc, mai em định về bên ngoại.

- Tiện thì đi luôn đi, anh nhờ mua con dao cạo râu, hai con vào.

Ví dụ 5: Nàng khoát tay :

- Việc này để mai đi. Chị sẽ nhắn cho anh Điệp ở lại.

- Chị…Phương kéo dài giọng nũng nịu – Em nhờ đấy nhé !

(Phải lấy người như anh, Trần Thu Trang) Tương tự như mô hình K1a, do chủ ngôn và tiếp ngôn cùng xuất hiện trong ngữ cảnh giao tiếp nên dù D2 ẩn thì tiếp ngôn vẫn tự tri nhận được hành

động nhờ phát ra là hướng đến mình. Ở ví dụ 1 và ví dụ 2, D2 ẩn là một người

em nào đó.Ở ví dụ 3, D2 ẩn là cậu đã được chủ ngôn nhắc đến ở lời hỏi trước

đó. Ví dụ 5, 6 D2 ẩn lần lượt là mình và chị. Các ví dụ trên đều thỏa mãn mô hình K1b.

*Hành động nhờ còn có một dạng biến thể rút gọn cả D1 và D2, quy ước là K1c.

K1c = VnhN + V(p)

Phát ngôn dạng mô hình này thường xuất hiện trong trường hợp chủ ngôn đang vội, gấp, cần tiếp ngôn thực hiện hành động ngay cho mình. Đích ngôn trung trong trường hợp này chỉ nhằm mục đích phát ra tín hiệu nhờ, buộc tiếp

ngôn đồng ý rồi mới tiếp tục nói cụ thể chi tiết về hành động cần nhờ. Ví dụ 1: Hội thoại – Chú nói với cháu :

- Này, nhờ cái !

- Dạ

- Mày mang cho tao cái búa trong tủ ra đây không cái cột này đổ mất.

Ví dụ 2: Hội thoại – bạn bè nói với nhau. - nhờ một tí.

- Gì cơ ?

- Giảng cho tớ bài tập này với, hôm qua tớ ốm nên nghỉ tiết.

Ví dụ 3: Hội thoại – Bạn bè nói với nhau. - nhờ làm cái này được không ?

- nhờ gì ?

- Nói với Đông là mai họp nhóm nhé, nhắn tin cũng được, điện thoại tao hết tiền.

K1d = Vnhck + VnhN + (D2) + V(p)

Đây là mô hình mà có cả vị từ ngôn hành cầu khiến và vị từ ngôn hành

nhờ cùng hoạt động trong lời. Vị từ ngôn hành cầu khiến trong trường hợp

này thông thường là xin, vị từ ngôn hành cầu khiến xin sẽ gia tăng thêm các sắc thái tình thái cho hành động, biểu thị sự lịch sự, nhún nhường của chủ ngôn làm cho đích ngôn trung đạt được dễ dàng hơn. Khi đó vị từ ngôn hành

nhờ biểu thị cho nội dung hành động.

Khi xuất hiện vị từ cầu khiến xin trong lời nhờ, ta cũng dễ dàng xác định

được vị thế xã hội và vị thế giao tiếp của chủ ngôn lẫn tiếp ngôn. Xin có tính cầu cao nên chủ ngôn thường có vị thế thấp hơn tiếp ngôn. Hoặc trên thực tế, vị thế xã hội của chủ ngôn có cao hơn tiếp ngôn thì nghĩa là chủ ngôn dùng vị từ cầu khiến xin làm tăng thêm tính khiêm nhường, lịch sự cho lời nói của mình.

Ví dụ 1: Hội thoại

- Xin nhờ chị ưu tiên cho cháu, cháu nó sốt quá !

- Mời chị qua phòng khám nhi số 8.

Bên cạnh việc sử dụng vị từ ngôn hành cầu khiến xin, một số phát ngôn còn xuất hiện từ kính trước vị từ ngôn hành nhờ để tăng sự khiêm nhường và tôn trọng tiếp ngôn. Trường hợp này cũng có thể xuất hiện trong một số văn bản chính thống, các đơn thư trình bày hoàn cảnh, đơn thư khiếu nại, khiếu kiện.

Ví dụ 2:…, nay chúng tôi xin kính nhờ Mặt trận Tổ quốc phường Hàng Buồm

xem xét cho trường hợp của chúng tôi.

Ví dụ 3: Trên đây tôi đã trình bày rõ nguyện vọng của mình, kính nhờ quý công ty giúp đỡ để tôi hoàn thành nhiệm vụ.

Ngoài các trường hợp trên, hành động nhờ trong tiếng Việt còn có một

mô hình phổ biến, quy ước KĐB

KĐB = V + VnhN

Mô hình trên diễn tả lời nhờ trong đó, động từ chỉ nội dung sẽ đi trước vị từ ngôn hành nhờ.

Ví dụ 1: Hình như cô đã thấy anh. Cô tấp xe vào gần xe anh, nét mặt dường

như càng lúc càng mệt mỏi.

- Anh có điện thoại không ? Cho tôi gọi nhờ một cuộc.

(Cocktail cho tình yêu, Trần Thu Trang) Ví dụ 2: Mai cho tôi đi nhờ xe ra Hà Nội với nhé !

Ví dụ 3: Xin bác cho tôi ở nhờ lại một hôm. Mưa bão to thế này !

Các ví dụ trên cho thấy vị từ ngôn hành nhờ luôn đi sau các vị từ chỉ nội dung hành động ví dụ như gọi nhờ, đi nhờ, ở nhờ. Việc các động từ chỉ nội dung được nhắc đến trước nhằm làm rõ việc chủ ngôn định nhờ tiếp ngôn,

khiến ngôn ngữ giao tiếp trở nên ngắn gọn, rõ ràng mạch lạc, nhắm trực tiếp đến đích ngôn trung.

Một phần của tài liệu Hành động “nhờ” trong tiếng việt (Trang 67 - 74)