vì liều nghĩa biểu thị hành động d Chỉ nhấn mạnh sự việc đã đành hàm ý miễn cƣỡng công nhận sự việc Bài 2: SGK/Tr.20 - Các từ ngữ thể hiện tình thái trong các câu sau: a Nói của đán
Trang 1Ngày soạn: 27/17/2010
Số tiết: 73 tuần 20 (3/1 -> 8/1/2011)
Bài dạy:
LƯU BIỆT KHI XUẤT DƯƠNG
Phan Bội Châu
A - MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
1 Kiến thức:
- Thấy được vẻ đẹp trong tư thế, ý nghĩ; lòng nhiệt tình và quyết tâm ra đi tìm đường cứu
nước của Phan Bội Châu, nhà cách mạng lớn
- Cảm nhận được giọng thơ tâm huyết sôi trào của tác giả
Nhà văn/thơ lớn của dân tộc, nhân vật kiệt xuất của lịch sử đầu thế kỉ XX, lãnh tụ các phong trào: Duy Tân, Đông Du, Việt Nam Quang Phục Hội, là chí sĩ có tấm lòng yêu nước và khát vọng cứu nước nồng cháy
d Thể loại và bố cục:
Trang 2Hoạt động 2:
Việc 3: GV nêu phương pháp tiếp
cận bài thơ, đặt câu hỏi, cho nhóm
thảo luận, chỉ định HS trình bày và
chốt ý
C1: PBC quan niệm như thế nào về
chí làm trai và tư thế tầm vóc con
người trong vũ trụ? Tại sao gọi là
quan niệm mới?
* GV giới thiệu 1 vài câu trong ca
dao và trong xhpk
- Ca dao: “ Làm trai …đoài yên”
- XHPK: “công danh vương nợ”
C3: PBC đã đưa ra quan niệm sống
của kẻ sĩ trước thời cuộc như thế
nào? (Chú ý về nhịp thơ, giọng thơ)
C4: Với quan niệm ở 2 câu luận và
trong hoàn cảnh đất nước tối tâm,
tác giả có khát vọng gì? (từ ngữ
hình ảnh nào làm rỏ?)
* Hs thảo luận nhóm -> trả lời các
câu hỏi -> trình bày (Bảng phụ)
NT & khái quát nd bài thơ
* Hs dựa vào sgk và bài giảng trả
II ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN:
1/ Hai câu đề: Là tuyên ngôn về chí làm trai:
- “Phải lạ”: sự nghiệp phi thường, hiển hách, mưu
đồ những việc kinh thiên động địa
- “Há để”- đứng giữa trời đất, làm chủ đất trời
-> Vừa kế thừa truyền thống, vừa có nét mới mẻ, táo bạo và quyết liệt hơn: khẳng định tư thế, tầm vóc của 1 con người anh hùng: lẫm liệt phi thường và ý thức trách nhiệm cao
2/ Hai câu thực: Ý thức trách nhiệm cá nhân giữa
cuộc đời:
“ Tớ”- tôi – cái tôi trách nhiệm trước thời cuộc ->
muốn cống hiến cho đời, lưu danh thiên cổ
-> Khát vọng sống hiển hách, cao cả, chính đáng của
1 con người có tin thần trách nhiệm,muốn phát huy tài năng cống hiến cho đời
3/ Hai câu luận: Quan niệm sống đúng, sống đẹp
của kẻ sĩ trước thời cuộc:
Quan niệm: “ chết vinh hơn sống nhục”-(nỗi nhục mất nước, nỗi xót xa đốt cháy tâm can) -> khẳng định ý chí sắc thép của những con người không can chịu làm nô lệ đắng cay
Đối mặt với nền học vấn cũ nhận thức chân lí: sách
vở chẳng ít gì cho buổi nước mất nhà tan -> có học cũng ngu thôi
Nhịp thơ 4/3 + phép đối chuẩn quan niệm sống tích cực – ý tưởng táo bạo, khí phách ngang tàn, thái độ quyết liệt của PBC trước tình cảnh đất nước và những tín điều xưa cũ
4/ Hai câu kết: Khát vọng hành động và tư thế buổi
lên đường:
Hình ảnh: + “Biển đông”, “Cách gió”
+ “ Muôn trùng”, “sóng bạc”+ lối nói nhân hóa
-> Không gian rộng lớn, kì vĩ, như hòa nhập con người trong tư thế bay lên – giàu chất sử thi
Hai câu thơ thể hiện quyết tâm cao trong buổi lên đường thực hiện ý chí lớn lao làm nên nghiệp lớn
III KẾT LUẬN:
1/ Nghệ thuật:
Giọng điệu tân huyết sôi trào
Trang 3lời
* Gv nhận xét -> kl chung Ngắt nhịp dứt khoát Câu thơ dạng khẳng định,câu nghi vấn
Từ ngữ mạnh mẽ giàu sắc thái biểu cảm Hình ảnh kì vĩ, lớn lao
-> Lời thơ rắn rỏi, tạo giá trị biểu cảm, biểu hiện cảm xúc mạnh mẽ nhiệt huyết
2/ Nội dung: ( Ghi nhớ sgk)
3/ Hướng dẫn: GV cho hs liên hệ thực tế:
? Qua hình người chiến sĩ CM PBC, anh chị rút ra được bài học gì về lẻ sống đẹp của
người thanh niên trong thời đại ngày nay? (Sống có lý tưởng, có hoài bảo ước mơ, dám
đương đầu với mọi thử thách để thực hiện hoài bảo ước mơ)
- Hs về HTL phần ghi nhớ và bình giảng 2 câu cuối
- chuẩn bị bài “ nghĩa của câu”
E Rút kinh nghiệm:
Trang 4- Khái niệm nghĩa tình thái, những nội dung tình thái và phương tiện thể hiện phổ
biến trong câu
- Quan hệ giữa 2 thành phần nghĩa trong câu
1 Kiểm tra bài cũ:
2 Nội dung bài mới:
A1,a2: SV Chí Phèo ao ước có một gia đình nho nhỏ
B1, b2: nếu tôi nói thì người ta cũng bằng lòng
Ngoài ra: - a1: chưa tin tưởng chắc chắn vào sự việc
b1: Sư phỏng đoán có độ tin cậy cao đối với sự việc a2, b2: Sự nhìn nhận đánh giá bình thường
2 Hai thành phần nghĩa của câu: ( SGK ) Nghĩa sư việc và nghĩa tình thái
(Thông thường, trong mỗi câu hai thành phần nghĩa trên hoà quyện vào nhau Nhưng có trường hợp, câu chỉ có nghĩa tình thái Đó là khi câu được cấu tạo bằng từ ngữ cảm thán)
Ví du :
Dạ bẩm, thế ra y văn võ đều có tài cả Chà chà?
+ Câu l: Nghĩa sự việc biểu hiện qua các từ ngữ (y văn vẻ đều có tài cả) Nghĩa tình thái: Thái độ ngạc nhiên qua từ (thế ra) và thái độ kính cẩn qua từ (dạ bẩm)
+ Câu 2: Chỉ có nghĩa tình thái: Bày tỏ thái độ thán phục qua từ cảm thán (chà chà!)
II NGHĨA SỰ VIỆC: ( nghĩa miêu tả (hay nghĩa biểu hiện, nghĩa mệnh đề)
Trang 5
III NGHĨA TÌNH THÁI:
Khai niệm: Là TP nghĩa thể hiện sự nhìn nhận, đánh giá , tình cảm, thái độ của người nói đối với sự việc được đề cập và đối với người nghe
Tình cảm, thái độ của người nói đối với người nghe:
Lưu ý: Các từ xưng hô, gọi đáp, tình thái cuối câu
LUYÊN TẬP:
Bài tập 2: SGK/Tr.9
Tách nghĩa sự việc và nghĩa tình thái trong câu a, b, c
Nghĩa sự việc Nghĩa tình thái
a) Có một ông rể quý như Xuân cũng danh giá nhưng cũng sợ
a) Công nhận sự danh giá là có (thực) nhưng chỉ ở phương đó (kể) còn ở phương diện khác thì không (đáng lắm)
b) Hắn cũng như mình, chọn nhầm nghề
b) Thái độ phỏng đoán chưa chắc chắn (có lẽ) và có ý nuối tiếc (mất rồi)
c) Họ cũng phân vân như mình, mình cũng không biết rõ con gái mình có
hư không
c) Thái độ phỏng đoán (dễ) ý nhấn mạnh (đến chính ngang mình)
Bài 1: SGK/Tr.20
a) Ngoài này nắng đỏ cành cam / trong ấy nắng xanh lam ngọn dừa đặc điểm, tính chất (nắng) ở hai miền Nam/Bắc khác nhau
a) Chắc (phỏng đoán với độ tin
cậy cao)
b) Tấm ảnh chụp hai mẹ con kia
là mợ Du và thằng Dũng nghĩa biểu thị quan hệ
Trang 6vì liều nghĩa biểu thị hành động
d) Chỉ (nhấn mạnh sự việc) đã
đành (hàm ý miễn cƣỡng công nhận sự việc)
Bài 2: SGK/Tr.20
- Các từ ngữ thể hiện tình thái trong các câu sau:
a) Nói của đáng tội (thừa nhận việc khen này là không nên đối với đứa bé) b) Có thể (nêu khả năng)
Và chuẩn bị bài tiếp theo:
- Xem kĩ các đề bài viết số 5
- Chuẩn bị bài “Hầu trời” – đọc kĩ VB , xác định nội dung từng phần và trả lời câu hỏi
Trang 7Ngày soạn:31/12/2010
Số tiết 75.( tuần 21(12/01/2011)
Bài dạy: BÀI VIẾT SỐ 5 ( NLXH )
I Mức độ cần đạt:
Giúp HS: - Củng cố kiến thức VH ở HK1 và đầu HK2
Biết vận dụng thao tác đã học vào bài văn NLVH
Biết trình bày, diễn đạt nội dung 1 cách sáng sủa, đúng quy cách
II Chuẩn bị của GV và HS
GV: SGK, SGV, GA, và đề kiểm tra
HS: xem lại cách thức làm bài văn NL XH và xem trước các dạng đề sgk
III Cách thức tiến hành:
Hướng dẫn HS ôn các đề SGK
Kiểm tra theo lịch của trường
IV Tiến trình lên lớp:
Kiểm tra bài cũ
Nội dung bài mới:
Đề tổ ra ( kiểm tra theo kế hoạch của trường )
Trang 8Ý thức cá nhân, ý thức nghệ sĩ và quan niệm mới về nghề văn của Tản Đà
Những sáng tạo trong hình thức nghệ thuật của bài thơ: thể thơ thất ngôn trường thiên
khá tự do, giọng điệu thoải mái, tự nhiên, ngôn ngữ khá sinh động…
2 Kĩ năng:
Đọc hiểu 1 bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại
Bình giảng những câu thơ hay
1.Kiểm tra bài cũ
2.Giới thiệu bài mới
2/ Bài thơ “Hầu trời”:
a) Xuất xứ: in trong tập “Còn chơi” (xuất bản 1921)
b) Nội dung:
Bài thơ cấu tứ như 1 câu chuyện – chuyện lên tiên của thi sĩ
và gặp trời, đọc thơ cho trời và các chư tiên nghe Nghe thơ trời khen hay & hỏi chuyện Thi sĩ đã đem chi tiết rát thực về thơ và đời mình đặc biệt cái nghèo khó của văn chương hạ giới kể cho trời nghe, trời cảm động và thấu hiểu tình cảm, nỗi lòng thi sĩ
Trang 9* HS Khái quát vị trí,
giới thiệu ND và chia
bố cục
* Gv nhấn mạnh lại
ND bài thơ Và giới
thiệu qua hướng khai
? Cách vào đề bài thơ
gợi cho người đọc cảm
-> Câu chuyện có vẻ khó tin nhưng cái hay, mới, lãng mạng
và cái ngông của hồn thơ Tản Đà được kết động ở đó
c) Bố cục:
3 đoạn: - Đ1: Khổ đầu (4 câu ): Cách vào đề: lí do và thời điểm
lên hầu trời
- Đ2: Tiếp -> “Cùng vỗ tay”: Tản Đà đọc thơ cho Trời và chư
2/ Tác giả đọc thơ cho trời và chư tiên nghe:
Thái độ của thi nhân khi đọc thơ:
“Đọc hết văn vần sang văn xuôi
Hết văn thuyết lí lại văn chơi”
“Đọc đã thích”, “ran cung mây”
cao hứng, đắc ý
- “Văn đã giàu thay lại lắm lối” -> Tự khen mình
b) Thái độ của người nghe thơ:
- Chư tiên: “Tâm như nở dạ, cơ lè lưỡi Hằng Nga, Chức Nữ chau đôi mày Song Thành Tiểu Ngọc lắng tai đứng Đọc xong mỗi bài mỗi vỗ tay”
-> Liệt kê, điệp từ người nghe rất chăm chú, tất cả đều tán thưởng, hâm mộ, xúc động tài năng thu hút của Tản Đà
Trời : đánh giá cao và tán dương:
+ “văn thật tuyệt”
+ “văn trần được thế chắc có ít ”
+“Đẹp như sao băng” + “Mạnh như mây chuyển”
+ “ Êm như gió thoảng, tinh như sương”
+“Dầm như mưa sa, lạnh như tuyết”
-> Nghệ thuật nhân hóa, so sánh, câu cảm
Nhà thơ ý thức rất rõ về tài năng thơ ca, về giá trị đích thực của mình Là người táo bạo, dám bộc lộ cái tôi rất cá thể, thậm chí rất “ngông” khi tìm đến tận trời để khẳng định tài năng trước ngọc hoàng và chư tiên (-> niềm khao
khát chân thành trong tâm hồn thi sĩ không bị kiềm chế, biểu
Trang 10? Nhận xét gì về giọng
kể tác giả?
Qua miêu tả thái độ
của người nghe, Tản
hiện 1 cách thoải mái, phóng khoáng)
* Giọng kể: Đa dạng, hóm hỉnh, có phần ngông ngênh, tự đắc
a) Tản Đà tự xưng tên tuổi:
“Con tên Khắc Hiếu, họ là Nguyễn Quê ở Á châu về Địa cầu
Sông Đà, núi Tản, nước Nam Việt”
Nhịp thơ linh hoạt từ 4/3 chuyển sang 2/2/3, giọng thơ dí dỏm:
Tản Đà “tâu trình” rõ ràng về họ tên, “xuất xứ” của mình trong hẳn một khổ thơ
- Nguyễn Du xưng tự chữ (Tố Như), Nguyễn Công Trứ xưng biệt hiệu (Hi Văn), còn Tản Đà xưng đầy đủ họ tên, quê quán
thể hiện ý thức cá nhân , ý thức dân tộc rất cao ở Tản Đà
b) Khát vong của thi nhân:
Khát vọng thực hiện việc “thiên lương” cho nhân gian
Thiên lương: lương tri (tri giác trời cho); lương tâm (tâm tính trời cho); lương năng (tài năng trời cho)
Tản Đà ý thức được trách nhiệm của người nghệ sĩ với đời, khát khao được gánh vác việc đời, đó cũng là một cách tự khẳng định mình
c) Hoàn cảnh thực tai của thi nhân:
- “thực nghèo khó, thước đất cũng không có, văn chương
hạ giới rẻ như bèo ” Thân phận nhà văn cũng rất rẻ rúng trong
xã hội thực dân nửa phong kiến
Ý thức về bản thân, khát vọng “thiên lương” >< hoàn cảnh thực tại
- “Sức trong non yếu ngoài chen rấp
Một cây che chống bốn năm chiều”
tương phản, ẩn dụ : nhà thơ phải chống chọi với nhiều vấn đề phức tạp trong nghề nghiệp và trong cuộc sống
- “Lòng thông chớ ngại chi sương tuyết” :
ẩn dụ nhà thơ có bản lĩnh hơn đời, tâm hồn trong sáng và cốt cách thanh cao
Cô đơn giữa cõi trần bao la -> Thi nhân phải lên tận cõi tiên để
khẳng định mình, để tìm tri kỉ cảm thấy chán ngán cõi trần, muốn thoát li thực tại
Cảm hứng lãng mạn và cảm hứng hiện thực có sự đan xen, nhưng cảm hứng lãng mạn vẫn là cảm hứng chủ đạo trong bài thơ
d) Tản Đà quan niêm về nghề văn:
- “Trời lại sai con việc nặng quá”: câu cảm thán gần với lời nói
thường sứ mệnh cho cả, lớn lao mà nhà văn nhà thơ phải gánh vác (Là việc “thiên lương” của nhân loại)
- “Nhờ Trời năm xưa học ít nhiều Vốn liếng còn một bụng văn đó”
khẩu ngữ nhà thơ phải chuyên tâm với nghề, không ngừng học hỏi, mở mang vốn sống
- "Văn chương hạ giới rẻ như bèo
Trang 11HS đọc từ câu 7998,
thảo luận để tìm và cắt
nghĩa các câu thơ nói
lên quan niệm về nghề
NT so sánh, điệp ngữ viết văn là một nghề kiếm sống,
có người bán, người mua, có thị trường tiêu thụ, không dễ chiều độc giả
- “Văn đã giàu thay, lại lắm lối” (câu 53): khẩu ngữ gần gũi đời thường Tản Đà đã thấy được “dài”, “giàu”, “lắm lối” (nhiều thể loại) là “phẩm hạnh” đặc thù của văn thời mình, bên cạnh những “phẩm hạnh” mang tính chất truyền thống như “thời văn chuốt đẹp”, “khí văn hùng mạnh”, “tinh”
Tản Đà đã chớm nhận ra rằng đa dạng về loại, thể là 1 đòi hỏi thiết yếu của hoạt động sáng tác mới, tiêu chí đánh giá hẳn nhiên là phải khác xưa
Quan niệm về nghề văn của Tản Đà rất mới mẻ, hiện đại khác hẳn quan niệm của thế hệ trước ông
Biểu hiên của cái “ngông”:
- Tự cho mình văn hay đến mức Trời cũng phải tán thưởng
- Không thấy có ai đáng là kẻ tri âm với mình ngoài Trời và chư tiên
- Xem mình là 1 “trích tiên” bị “đày xuống hạ giới vì tội ngông”
- Nhận mình là người nhà Trời, được sai xuống hạ giới thực hiện một sứ mệnh cao cả (thực hành “thiên lương”)
- So sánh:
Giống Nguyễn Công Trứ ở chỗ: ý thức rất cao về tài năng của bản thân, dám nói giọng bông lơn về những đối tượng như Trời, Tiên, Bụt; dám phô bày toàn bộ con người “vượt ngoài khuôn khổ” của mình trước thiên hạ
Khác Nguyên Công Trứ ở chỗ, Tản Đà không còn xem vấn đề
“Nghĩa vua tôi cho vẹn đạo sơ chung” là chuyện hệ trọng Tài năng mà Tản Đà khoe với thiên hạ là tài văn chương Nhà thơ
đã rũ bỏ được khá nhiều gánh nặng để sống thoải mái hơn với cái tự do cá nhân mới mẻ mà thời đại đưa tới
*Kết luận:
Nghệ thuật: Bằng tài năng hư cấu nghệ thuật, sáng tạo độc đáo
và cảm hứng lãng mạn, Tản Đà thể hiện xu hướng phát triển chung của thơ ca VN đầu thế kỷ XX
- Bố cục bài thơ khác với thơ ca cổ điển : Tản Đà chia bài thơ thành nhiều khổ để diễn tả nàng cảm xúc biến đổi đa dạng của cái “tôi” thi sĩ
- Từ khẩu ngữ nơm na, bình dị, khôn đẽo gọt cầu kì, hình tượng thơ gần gũi, dung dị
- Ngữ điệu gần giống như ngữ điệu nói, lời thơ sống động
- Hình thức: thơ kể chuyện, làm cho thơ “dễ đọc”, mở đường cho sự xâm nhập của chất văn xuôi vào thơ
Nội dung:
- Thơ Tản Đà thoát dần nhiệm vụ bày tỏ ý chí của thi ca trung đại
Trang 12- Qua bài thơ “Hầu trời”, ta thấy được ở Tản Đà khát vọng được thể hiện “cái tôi” cá nhân rất phóng túng, một phong cách
“ngông”, ý thức cao về tài năng của mình, mong ước được khẳng định mình giữa cuộc đời
Giá trị nhân bản
3 Hướng dẫn tự học:
- Học thuộc lòng bài thơ
- Anh chị hiểu như thế nào là “ngông”? “cái ngông” của TĐ trong bài thơ được hiểu
như thế nào? So sánh cái ngông của TĐ và cái ngông của NCT trong “bài ca ngất
ngưởng”
F.RÚT KINH NGHIỆM:
KÍ DUYỆT: 10/01/2011
TRỊNH VĂN ÚT
Trang 13- Cảm nhận được niềm khao khát sống mạnh liệt, sống hết mình và quan niệm vê thời
gian, về tuổi trẻ và hạnh phúc của Xuân Diệu
- Thấy được sự kết hợp nhuần nhị giữa mạch cảm xúc mãnh liệt, dồi dào và mạch
luận lí sâu sắc; những sáng tạo độc đáo về nghệ thuật của bài thơ
2 Kĩ năng:
Đọc-hiểu 1 tp trữ tình theo đặc trưng thể loại
Phân tích 1 bài thơ mới
3 Thái độ:
Cảm thông và có cái nhìn sâu sắc hơn về cuộc sống, biết quý trọng thời gian quí báo
của cuộc đời
1.Kiểm tra bài cũ
2.Giới thiệu bài mới
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
+ đoạn 3: giọng hối hả, sôi
nổi, cuống quýt
- HS đọc bài thơ, chia đoạn,
- 18 câu tiếp : Nỗi băn khoăn trước thời gian và cuộc đời
- 10 câu còn lại : Khát vọng sống, khát vọng yêu cuồng nhiệt, hối hả:
c Chủ đề: Tình yêu cuộc sống mãnh hệt, niềm khát
khao giao cảm, nỗi lo âu khi thời gian trôi mau và quan niệm sống mới mẻ tích cực của nhà thơ
II ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN:
1/ 11 câu đầu: Tình yêu cuộc sống say mê, tha thiết của nhà thơ
a) 4 câu đầu:
4 câu thơ năm chữ, kiểu câu khẳng định Điệp ngữ “tôi
Trang 14tâm trạng tình cảm của thi
nhân trước bức tranh thiên
nhiên, cuộc sống
Quan niệm của Xuân Diệu
về thời gian có gì khác với
quan niệm truyền thống?
Quan niêm này được
X.Diệu diễn tả như thế nào?
muốn” điệp cấu trúc, nhịp thơ gấp gáp, khẩn trương
khẳng định ước muốn táo bạo, mãnh hệt: muốn ngự trị thiên nhiên, muốn đoạt quyền tạo hóa
ý tưởng có vẻ như ngông cuồng của thi nhân xuất phát
từ trái tim yêu cuộc sống thiết tha, say mê, và ngây ngất
b) 7 câu kế:
- Bức tranh thiên nhiên : yến anh, ong bướm, hoa lá, ánh sáng chớp hàng mi Thiên nhiên hiện hữu có đôi có lứa,
có tình như mời gọi, như xoắn xuýt
- Điệp khúc “này đây” và phép liệt kê tăng tiến cùng một
số cụm từ “tuần tháng mật”, “khúc tình si” sự sung sướng, ngất ngây; hối hả, gấp gáp như muốn nhanh chóng tận hưởng vẻ đẹp của cuộc sống
- Cách diễn đạt độc đáo: “Tháng giêng ngon như một cặp môi gần”; so sánh
vật chất hóa khái niệm thời gian qua hình ảnh “cặp môi gần” vừa gợi hình thể vừa gợi tính chất (thơm ngon và ngọt ngào)
Quan niệm mới mẻ về cuộc sống, về tuổi trẻ và hạnh phúc Đối với Xuân Diệu, thế giới này đẹp nhất vì có con người giữa tuổi trẻ và tình yêu Thời gian quý giá nhất của mỗi đời người là tuổi trẻ mà hạnh phúc lớn nhất của tuổi trẻ là tình yêu Biết thụ hưởng chính đáng những gì mà cuộc sống dành cho mình, sống hết mình nhất là những tháng năm tuổi trẻ, đó là một quan niệm mới, tích cực, thấm đượm tinh thần nhân văn
2/ 18 câu tiếp theo: Nỗi băn khoăn trước thời gian và cuộc đời
- “Xuân đương tới ” sợ độ phai tàn sắp sửa Xuân Diệu cảm nhần về thời gian trôi mau Giọng thơ tranh luận, biện bác - một dạng thức triết học đã thấm nhuần cảm xúc Nhịp thơ sôi nổi, những câu thơ đầy mỹ cảm về cảnh sắc thiên nhiên
Xuân Diệu không đồng tình với quan niệm: thời gian tuần hoàn (quan niệm này xuất phát từ cái nhìn tĩnh, có phần siêu hình, lấy sinh mệnh vũ trụ làm thước đo th.gian)
- “Xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua sẽ già”
Điệp từ, nghệ thuật tương phản : Theo Xuân Diệu, thời gian tuyến tính, thời gian như một dòng chảy xuôi chiều, một đi không trở lại Quan niệm này xuất phát từ cái nhìn động: cảm nhận về thời gian của Xuân Diệu là cảm nhận đầy tính mất mát
- “Lòng tôi rộng nhưng lượng trời cứ chật tiếc cả đất trời” Nghệ thuật tương phản, từ láy “bâng khuâng” cảm xúc lưu luyến tuổi trẻ, mùa xuân, cuộc đời Nhà thơ yêu say đắm cuộc sống
- “Mùi tháng năm đều rớm vị chia phôi tiễn biệt”: Nhân
Trang 15Quan niêm sống của X.Diệu
cảm xúc xuyên suốt cả bài
thơ của tác giả?
Nêu kết luận chung
hóa, cảm nhận bằng mọi giác quan Mỗi khoảnh khắc trôi qua là một sự mất mát Cảm nhận tinh tế dòng thời gian được nhìn như một chuỗi vô tận của những mất mát chia phôi, cho nên thời gian thấm đẫm hương vị của chia lìa
Khắp vũ trụ là lời thở than của vạn vật, là không gian đang tiễn biệt thời gian Mỗi sự vật đang ngậm ngùi tiễn biệt một phần đời của chính nó cùng với sự ra đi của thời gian là sự phôi pha, phai tàn của từng cá thể
Sơ kết:
Giọng thơ triết luận, ngôn ngữ thơ biểu cảm, giàu hình ảnh Nhà thơ ý thức sâu xa về giá trị của mỗi cá thể sống
Mỗi khoảnh khắc trong đời con người đều vô của quý giá
vì một khi đã mất đi là mất vĩnh viễn Quan niệm này khiến cho con người biết quý từng giây từng phút của đời mình và biết làm cho từng khoảnh khắc đó tràn đầy ý nghĩa Đây chính là sự tích cực rất đáng trân trọng trong quan niệm sống của XD
3/ 10 câu cuối: Khát vọng sống, khát vọng yêu cuồng nhiệt, hối hả
- “Mau đi thôi!” Câu cảm thán giục giã sống “vội vàng”
để tận hướng tuổi trẻ và thời gian, không sống hoài, sống phí
- Điệp ngữ “Ta muốn”: khát vọng sống mãnh liệt, khát vọng được yêu thương: “Ta muốn say cánh bướm với tình yêu”
- Liệt kê : hình ảnh “mây, gió, cánh bướm, non nước, cây,
“Cái hôn”,“cắn” cảm giác mãnh hệt, vồ vập, yêu thương
- “Ta muốn ôm riết say thâu cắn”: các động
từ, tăng tiến, phép điệp -> tình yêu mãnh liệt táo bạo của một cái “tôi” thi sĩ yêu cuộc sống cuồng nhiệt, tha thiết với mềm vui trần thế, tâm thế sống tích cực
Ba đoạn thơ vận động vừa rất tự nhiên về cảm xúc, vừa rất chặt chẽ về luận lý : thấy cuộc sống là thiên đường trên mặt đất, nhà thơ sung sướng ngây ngất tận hưởng nhưng với một tâm hồn nhạy cảm trước bước đi của thời gian, nhà thơ nhận thẩy “xuân đương tới nghĩa là xuân đương qua” Vì thế day dứt, thi nhân bỗng chợt buồn rồi băn khoăn, day dứt Không thể níu giữ thời gian, không thể sống hai lần tuổi trẻ nên thi nhân vội vàng cuống quýt nỗi khát khao giao cảm với đời Bài thơ kết ở giây phút đỉnh điểm : “Hỡi xuân hồng ta muốn cắn vào ngươi”
Trang 16 Xuân Diệu thực sự là một bậc thầy của tiếng Việt ngay
từ khi ông còn trẻ
- Cách nhìn nhận thiên nhiên, quan niệm về thời gian, quan niệm sống của Xuân Diệu diễn tả một tiếng lòng khát khao mãnh liệt và cho thấy ông ý thức sâu sắc về giá trị lớn nhất của đời người là tuổi trẻ, hạnh phúc lớn nhất của con người
là tình yêu; thời gian ra đi không trở lại nên ta phải quý trọng thời gian, sống sao cho có ý nghĩa Cách nhìn nhận của Xuân Diệu rất tích cực với một tinh thần nhân văn mới
3 Hướng dẫn:
Hs về HTL bài thơ và chuẩn bị bài tiếp
E Rút kinh nghiệm:
Trang 17Vẻ đẹp bức tranh thiên nhiên và tâm trạng nhà thơ
Đôi nét về phong cách thơ HC: sự kết hợp 2 yếu tố cổ điển và hiện đại; tính chất suy
1 Kiểm tra bài cũ
2 Giới thiệu bài mới
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
a) Cuộc đời : Huy Cận (1919 - 2005)
- Tên khai sinh: Cù Huy Cận
- Xuất thân: gia đình nhà nho nghèo ở tỉnh Hà Tĩnh
- 1939, đậu tú tài 1943, đậu kĩ sƣ Canh nông tại Hà Nội
- Từ 1942, tham gia Mặt trận Việt Minh, rồi tham dự Quốc dân đại hội Tân Trào
2/ Hoàn cảnh sáng tác:
9/1939 khi ông đang học Cao đẳng canh nông, trong những chiều ông ra bến Chèm, ngoạn cảnh nhìn sông Hồng cuồn cuộn mà nỗi nhớ nhà tràn ngập cõi lòng
3/ Nhan đề: Tràng giang
Nổi niềm của cái tôi nhà thơ (bút pháp : tả cảnh ngụ tình, thi
Trang 18cho em nghĩ đến cuộc đời,
kiếp người? Có thể nói từ
- P.tích quan hệ giữa cái
vô hạn và hữu hạn của
thề hiện tâm trạng nội tâm
ra sao? Với những cung
bậc nào? Vì sao tác giả lấy
cái có để miêu tả cái
không có? Từ đó, em cảm
nhận tâm trạng nhà thơ thế
nào?
- K3 và K4 liền mạch Hãy
trung hữu hoạ, quan hệ vô hạn, hữu hạn )
II ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN:
1/ Nỗi buồn đìu hiu, xa vắng:
a) Sóng: - ĐT “gợn” sóng gối nhau đến vô tận (chất thơ của sông nước) nỗi buồn da diết, khôn nguôi của người
có ý thức cuộc sống
- Từ “tràng giang” gợi hình ảnh, âm hưởng từ láy tạo cộng hưởng âm thanh cho lời thơ kết hợp từ láy “điệp điệp” nỗi buồn triền miên, bất tận
b) Nước: “xuôi mái” không gian mở ra theo chiều rộng, xuôi theo chiều dài gợi cái không cùng của vũ tru vô biên cái mênh mông, hoang vắng của sông nước tô đậm cảm giác lẻ loi, cô đơn, vô định của con thuyền bé nhỏ
nỗi buồn cứ bao trùm không gian mênh mông từ dòng sông, con sóng, chiếc thuyền gợi cảm giác xa vắng, chia lìa
c) Nỗi buồn trở nên nỗi sầu hoà vào dòng sông trăm ngả :
- đối lập “thuyền về”, “nước lại” gợi cảm giác chia xa, tạo ấn tượng về kiếp người trong cuộc đời đầy bất trắc, gian truân (tâm cảnh hòa nhập ngoại cảnh)
- đảo ngữ “củi một cành khô” (tuyệt bút) cái khô héo, nhỏ nhoi, gầy guộc của “một cành”, “lạc” (ĐT gợi tả) giữa
“mấy dòng” nước xoáy, giữa trăm ngả sầu thương khủng khiếp
+ từ mặt sông đỉnh trời + từ thẳm sâu vũ trụ vào thẳm sâu tâm hồn (tâm thế cô đơn, lạc loài đến rợn ngợp của cái tôi trữ tình) thân phận của những kiếp phù sinh, thân phận nổi nênh, lênh đênh, lạc loài, trôi nổi giữa dòng đời vô định (ý thức cái tôi cá nhân trong cuộc đời )
2/ Khổ 2 : Bức tranh vô biên của tràng giang
tiếng dội hoang vắng của cõi lòng
Trang 19p.tích nguyên nhân đưa
đến nỗi lòng, tâm trạng ở
K4? So sánh các tứ thơ của
các nhà thơ khác (Đỗ Phủ,
Thôi Hiệu) Họ có những
điểm nào gần nhau?
Củng cố: Cái buồn theo
Huy Cận nói chung và bài
thơ nói riêng mang màu
sắc triết lý?
Nhận định về tính cổ điển
trong bài thơ Có thể nói
rằng bằng bài thơ thể hiện
tình yêu đất nước không?
nhà thơ như đang đứng chơ vơ giữa vũ trụ thăm thẳm,
“đứng trên thiên văn đài của linh hồn nhìn cõi bát ngát” của
cả một thế giới quạnh hiu, hoang vắng tuyệt đổi
3/ Khổ 3 : Niềm khao khát cước sống :
- CHTT : “Bèo dạt về đâu hàng nổi hàng” cuộc sống trôi đi trong tan tác, vô định
- “mênh mông đò ngang” (đảo ngữ) không dấu hiệu của
sự giao hòa, tri kỉ, tri âm
- “không cầu thân mật” trống vắng, cô đơn tuyệt đối
- “chỉ có bãi vàng” ( liệt kê) hiện thực cuộc sống vẫn miệt mài tiếp diễn
những tín hiệu giao hòa của sự sống khát vọng sống trong tình người, tình đời chan hòa, đồng cảm, tri âm
4/ Khổ 4 : Nỗi buồn nhớ quê hương :
a) Màu sắc cổ điển : mây, núi, cánh chim, bóng chiều cảnh hoàng hôn (hùng vĩ) không làm vơi đi nỗi sầu cánh chim nhỏ biểu tượng cái tôi nhỏ nhoi, cô độc trước cuộc đời
ảm đạm không có được một niềm vui nỗi sầu dâng kín đầy buồn thương, tội nghiệp
b) Tứ thơ Đường : khói hoàng hôn, nỗi sầu xa xứ ý thơ thêm sâu, tình thơ thêm nặng nỗi buồn đau, trăn trợ của một cái tôi cá nhân luôn đối diện với chính nỗi cô đơn của lòng mình
TỔNG KẾT:
Hình ảnh thơ, từ ngữ táo bạo, mới mẻ, phối thanh, hòa âm đăng đối, giọng trầm buồn vừa mang phong vị cổ điển vừa phong cách hiện đại thể hiện nỗi lòng riêng cũng là nỗi lòng chung của lớp thanh niên yêu nước, thương cảm dân tộc, đất nước nhưng lại bất lực cô đơn trước cuộc đời
3 Hướng dẫn về nhà:
- Nhận xét phong cảnh thiên nhiên Cách cảm nhận về KG, TG
- Soạn bài mới: Luyện tập thao tác lập luận bác bỏ, chuẩn bị bài viết số 6
RÚT KINH NGHIỆM:
KÍ DUYỆT: 17/1/2011
TRỊNH VĂN ÚT
Trang 20- Nhận diện và chỉ ra tính hợp lí, nét đặc sắc của các cách bát bỏ trong các văn bản
- Viết đoạn văn, bài văn bác bỏ 1 ý kiến ( về vấn đề XH, hoạc văn học) với các cách
1 kiểm tra bài cũ:
2 Nội dung bài mới
liệu và trả lời câu hỏi sgk
I MỤC ĐÍCH, YÊU CÂU CỦA THAO TÁC LẬP LUẬN BÁC BỎ
1/ Khái niệm thao tác lập luận bác bỏ:
Bác bỏ một ý kiến tức là chứng minh ý kiến đó là sai
2/ Mục đích của thao tác lập luận bác bỏ:
Để bác bỏ những quan điểm, ý kiến không đúng, bày tỏ
và bênh vực những quan điểm, ý kiến đúng đắn
3/ Yêu cầu của thao tác lập luận bác bỏ
- Muốn bác bỏ một ý kiến sai, trước hết hãy trích dẫn ý kiến đó một cách đầy đủ, khách quan và trung thực
- Phải làm sáng tỏ ý kiến đã sai ở chỗ nào? (luận điểm, luận cứ hay cách lập luận) và vì sao sai ? (dùng lý lẽ, dẫn chứng để phân tích)
II CÁCH BÁC BỎ:
1/ Đọc các đoạn trích trong SGK và nhận xét
VD l: đoạn trích a (SGK/tr.24)
Trang 21Lập luận của Nguyễn Bách Khoa Bác bỏ của Đinh Gia Trinh
Ông Đinh Gia Trinh đã bác bỏ cách lập luận thiếu tính khoa học, suy diễn chủ quan
của ông Nguyễn Bách Khoa Tác giả đã chỉ ra sự suy diễn vô căn cứ của ông Nguyễn
Bách Khoa bằng hệ thống lập luận, dẫn chứng chặt chẽ Hình thức đa dạng phong phú:
câu tường thuật, câu hỏi tu từ
Phân tích những khía cạnh sai lệch và thiếu chính xác
2/ Cách thức bác bỏ:
- Bác bỏ là dùng lí lẽ và chứng cứ để gạt bỏ những quan điểm, ý kiến sai lệch hoặc thiếu chính xác Từ đó, nêu ý kiến đúng của mình để thuyết phục người nghe (người đọc)
- Có thể bác bỏ một luận điểm, luận cứ hoặc cách lập luận
- Tác giả căn cứ vào đâu mà biết như vậy rằng Nguyễn
Du mắc bệnh thần kinh?
- Nguyễn Du mắc bệnh ảo giác
“Nhiều người than
phiền tiếng nước
mình nghèo nàn”
- Lý lẽ: “Lời trích cứ không có cơ sở An Nam nào”
- Dẫn chứng: Ngôn ngữ Nguyễn Du
- Chỉ ra nguyên nhân: Do
sự bất tài của con người
- Hình thức: câu hỏi tu từ
Tiếng nước mình không nghèo nàn
Trang 22bằng cách nêu tác hại, chỉ ra nguyên nhân hoặc phân tích những khía cạnh sai lệch, thiếu chính xác, của luận điểm, luận cứ, lập luận ấy
- Khi bác bỏ, cần tỏ thái độ khách quan, đúng mực
a * Vấn đế bác bỏ trong đoạn văn là :
- Con người không thể hạnh phúc với một con người mỏng manh
* Cách bác bỏ:
- Tác giả bài viết đưa ra dẫn chứng: “Hạnh phúc mong manh” giống như mảnh vườn được chăm sóc cẩn thẩn, đầy hoa thơm sạch
sẽ và gọn gàng nhưng hễ có một cơn giông tố nỗi lên là cây cối sẽ
bị bật khỏi đất, hoa sẽ nát và mảnh vườn sẽ xấu xí hơn bất kỳ một nơi hoang dại nào”
- Tác giả khẳng định: “Con người cần một đại dương mênh mông
bị bão táp làm nổi sóng, nhưng rồi lại phẳng lì và trong sáng như trước” Cách bác bỏ này khẳng định con người phải được sống trong thử thách sóng gió mới trưởng thành, mới thực sự hạnh phúc
b- Vấn đề cần bác bỏ là:
Văn sĩ Bắc Hà cho Quang Trung là người nông dân áo vải, không học rộng, tài cao, nên chần chừ chưa ra giúp nước Vì thế tác giả đặt câu hỏi trúng với suy nghĩa của văn sĩ Bắc Hà: “Hay trẫm ít đức không đáng để phò tá chăng? Hay đang thời đổ nát chưa thể ra phụng sự vương hầu chăng?”
Liền sau đó, tác giả đưa ra hàng loạt khó khăn hiện tại:
+ Kỷ cương nơi triều chính còn nhiều khiếm khuyết + Công việc ngoài biên cương phải lo toan
+ Dân còn mệt nhọc chưa lại sức + Đức hóa của trẫm chưa nhầm thuấn khắp nơi Nhận thức được những khó khăn trước mắt này, vua Quang Trung chứng minh cho quần thần, văn võ bá quan và các bậc danh sĩ hiền tài biết được con mắt nhìn xa trông rộng của mình Đây cũng là cách ngầm phản bác (bác bỏ) điều cho rằng vua Quang Trung là một nông dân áo vải Cách lập luận đầy sức gợi: “Một cái cột không thể
đỡ nổi một căn nhà lớn, mưu lược một người không thể dựng nghiệp trị bình” Đây thực sự là chân lý xưa nay Cách lập luận rõ ràng làm cho lí lẽ mạnh mẽ, đầy hào khí nhưng cũng hết sức dân chủ cởi mở cuối cùng, nhà vua mới khích lệ: “Suy đi tính lại trong vòm trời này,
cứ cái ấp mười nhà ắt có người trung thành, tín nghĩa Huống nay trên dải đất văn hiến rộng lớn như thế này há trong đó lại không có lấy một người tài danh nào phò giúp cho chính quyền buổi ban đầu của trẫm hay sao?”
2/.Cả hai quan niệm đều sai lầm:
Một là, “Muốn học giỏi môn Ngữ văn chỉ cần đọc nhiều sách,
học thuộc nhiều thơ văn” Đây là điều cần nhưng chưa đủ Đọc
Trang 23Lấy ví dụ minh họa
nhiều, thuộc nhiều là tốt Nhưng đọc, thuộc nhiều mà không có suy nghĩ, không có thu hoạch thì chỉ biến mình trở thành con mọt sách
mà thôi Đọc, thuộc nhiều thơ văn phải hiểu được cái nghĩa của nó,
ý định của người viết, hoàn cảnh và mục đích sáng tác của từng tác giả Như vậy đọc và thuộc phải gắn liền với suy nghĩ, thực hành Bản thân mỗi người sau khi đọc phải tự mình đặt ra và khám phá những vấn đề, giải quyết vấn đề Đấy là cách học có hiệu quả nhất
Hai là, “không cần đọc, không cần thuộc nhiều thơ văn mà chỉ
cần luyện nhiều về tư duy, về cách nói, cách viết là có thể học giỏi môn Ngữ văn” Luyện nhiều về cách nghĩ, cách nói, cách viết là tốt nhưng đấy mới chỉ nghiêng về thực hành mà thôi Nếu anh không đọc, không thuộc thơ văn thì lấy cứ liệu đâu mà suy nghĩ, rèn luyện
về tư duy và cách viết Suy nghĩ và cách viết ấy sẽ đơn điệu, sơ lược thậm chí là chung chung và võ đoán Tư duy của con người chỉ có thể sáng tạo trên cơ sở của cái đã biết, đã thấy Đó là tình huống có vấn đề
-> Như vậy cả hai quan niệm đều sai lầm Vì cả hai đều đưa ra cách học phiến diện
Kết hợp hai quan niệm, chúng ta sẽ có cách học tập tốt môn Ngữ văn Đó là sự kết hợp giữa:
+ Đọc, thuộc có suy nghĩ, đặt ra những tình huống và tự giải quyết Nghĩa là có suy nghĩ và luyện viết
VD: Khi đọc và thuộc bài Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc của Nguyễn
Đình Chiểu chúng ta đặt ra câu hỏi:
Tại sao mở đầu bài văn tế vằng hai câu tứ tự?
Nêu hoàn cảnh như vậy nhằm khẳng định vấn đề gì?
Hình ảnh người nghĩa quân nông dân được thể hiện qua chi tiết nào? (nhận thức và quan điểm, cuộc sống của họ, hành động chiến đấu)
Chúng ta tự trả lời bằng cách viết thành văn bản Đó là cách học tốt nhất
VD khác: Khi học bài Hầu Trời, anh (chị) nhận thức được điều gì
sâu sắc nhất? Để trả lời câu hỏi này chúng ta phải suy nghĩ Đây là yêu cầu trình bày nhận thức sâu sắc nhất Nhận thức sâu sắc có thể một và cũng có thể nhiều
Trả lời câu hỏi này bằng cách viết ra văn bản Đây cũng là những bài tập nghiên cứu nhỏ
+ Về nội dung tư tưởng, ta nhận thức được Tản Đà đã khẳng định cái tôi của mình, cái ngông của mình trong địa hạt văn chương
Bộc lộ tài năng qua hàng loạt tác phẩm
Coi mình như một “trích tiên” (tiên bị đày xuống hạ giới để làm việc “thiên lương” cao cả)
Trong con mắt của Tản Đà, nhà Trời hiện lên rất dân dãm bình dị
+ Về nghệ thuật:
Sự hư cấu những tình tiết
Đặt biệt trong bài thơ tự sự dài đã kết hợp giữa phong cách lãng
Trang 24Câu 3:
mạng và hiện thực
Tự đặt ra câu hỏi lại tự giải quyết bằng những bài viết đó là cách học văn có hiệu quả nhất
Đừng quên phải đọc và thuộc thƠ văn
3/ Trong thời kỳ hội nhập, đặc biệt trên phim ảnh, báo hình, chúng
ta bắt gặp sinh hoạt văn hóa đa dạng Nhiều hình thức sinh hoạt văn hóa đã thu hút thế hệ trẻ nhất là thanh niên, học sinh các cấp Vì thế
có ý kiến cho rằng: “Thanh niên học sinh thời nay phải biết nhuộm tóc, hút thuốc là, uống rượu, vào các vũ trường thế mới là cách sống
“sành điệu” của tuổi trẻ thời hội nhập
- Bạn nên hiểu bản chất của thời hội nhập là gì? Hội nhập về kinh
tế phải kéo theo cả về văn hóa
- Mục đích của hội nhập là đẩy mạnh nền kinh tế của từng bước phát triển, nâng cao đời sống của mọi mặt nhân dân Trong đó, chúng ta không loại trừ sự cạnh tranh Vì có cạnh tranh mới đẩy mạnh sự phát triển Chúng ta đặt hi vọng nền kinh tế của nước ta trong những năm tới Muốn đạt được thành quả trong hội nhập kinh
tế, chúng ta phải nắm vững khoa học kỹ thuật, biết quản lý và đầu
tư Nhiệm vụ của thế hệ trẻ rất nặng nề Thanh thiếu niên, học sinh hơn ai hết là những người phải nắm lấy cơ hội lúc này Vậy mục tiêu, lí tưởng của thanh niên, học sinh đâu phải sống “sành điệu”, phải “nhuộm tóc, hút thuốc lá, uống rượu, vào các vũ trường” Không ai cấm nhuộm tóc Nhưng hút thuốc lá, uống rượu, vào vũ trường thì không nên Thuốc lá, bia, rượu sẽ đẩy thế hệ trẻ đến con đường phạm pháp Mỗi chai bia, mỗi bao thuốc là thơm là mười ngàn đồng Trong khi chúng ta còn đang học, phải nhờ bố, mẹ nuôi Chúng ta chưa làm ra tiền của Nếu hút thuốc, uống rượu, bia, chúng
ta lấy tiền ở đâu? Đấy là chưa kể hút thuốc là và uống rượu sẽ dẫn đến bệnh tật như thế nào? Vào vũ trường ư? Một thực tế ở nước ta
là biến hát ka-ra-ô-kê và vũ trường thành những mục đích khác Nhiều cơ sở vũ trường đã bị lôi ra ánh sáng Đấy là nơi tụ tập, nhậu nhẹt, thuốc lắc đưa thanh niên và học sinh đến cuối sứ mê li, cùng trời khoáng đãng mà bỏ quên mục tiêu phấn đấu của đời mình Không có mục đích nào khác là tập trung cho học tập, cho những sinh hoạt lành mạnh Thay thế vào vũ trường là sinh hoạt văn hóa văn nghệ Hãy xa lánh với thuốc lá và rượu bia Bạn có biết thống
kê hàng năm của bệnh viện K: số người tử vong vì bệnh ung thư phổi do thuốc lá gây ra chiếm tới 85% Con số ấy đã nói lên tất cả
- Theo bạn thì sành điệu là gì? Có phải sành điệu là chơi trội, là cái
gì cũng biết, cũng hơn người khác Song hút thuốc lá và uống rượu thì không phải là sành điệu Đó là nguyên nhân của nghiện ngập
Sau cùng ta nói với nhau về chuyện nhuộm tóc Có người tóc bạc muốn trẻ lại thì nhuộm đen Có người tóc đang đen lại nhuộm thật trắng hoặc màu vàng trông rất ngộ nghĩnh Bạn nên nhớ “Cái răng, cái tóc là gốc con người” không phải mình thích cái gì thì làm theo cái ấy, phải biết lắng nghe xung quanh Tốt nhất tóc bạn thế nào xin
Trang 25cứ để nguyên Bởi ở đời này không có cái gì đẹp bằng vẻ đẹp tự nhiên mình đang có
- Nhuộm tóc, hút thuốc, uống rượu, vào vũ trường là những việc không nên làm, không nên có của học sinh Đừng để sau này chính chúng ta ân hận vì mình
Trang 26- Vẻ đẹp thơ mộng, đượm buồn của thôn vĩ và nỗi buồn, cô đơn trong cảnh ngộ bất
hạnh của 1 con người tha thiết yêu thiên nhiên, yêu sự sống
- phong cách thơ của HMT qua bài thơ: 1 hồn thơ đang quằn quại yêu, đau; trí tưởng
tượng phong phú; hình ảnh thơ có sự hoà điệu giữa thực và ảo
2 Kĩ năng:
- Đọc hiểu 1 bài thơ trữ tình theo đặc trưng thể loại
- Cảm thự, phân tích tác phẩm thơ
B - CHUẨN BỊ:
- GV:SGK, SGV, thiết kế bài giảng
- HS: đọc và chuẩn bị các câu hỏi hướng dẫn học bài
C - PHƯƠNG PHÁP:
Đối thoại, giảng giải, thảo luận,
D - TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1 Kiểm tra bài cũ
2 Giới thiệu bài mới
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
- Giới thiệu và nhận xét những hiểu biết
của bản thân về cuộc đời và sự nghiệp
sáng tác của nhà thơ Hà Mặc Tử?
- Sau đó nhận xét, đánh giá - yêu cầu
HS gạch chân các chi tiết chính trong
2 / Tác phẩm: “Đây Thôn Vĩ Dạ”
a) Xuất Xứ và hoàn cảnh ra đời:
- Lúc đầu có tên: "ở đây thôn Vĩ Dạ", st 1938, in trong tập "thơ điên"
- Bài thơ được gợi cảm hứng từ 1 tấm thiệp của Hoàng Thị Kim Cúc gửi cho HMT để động viên, an ủi khi bà nghe tin nhà thơ bị bệnh phong
b) Đọc:
C) Bố cục:
- Khổ 1: Cảnh vườn tược và con người Thôn Vĩ
- Khổ 2: Cảnh trời, trăng, mây, nước sông Hương
Trang 27Giới thiệu ngắn gọn những hiểu biết của
em về hoàn cảnh sáng tác và nguyên
nhân chính tạo cảm hứng sáng tác của
nhà thơ Hàn Mặc Tử về bài thơ “Đây
Thị Kim Cúc, con gái ông chủ, quê ở
thôn Vĩ Dạ; ít lâu sau ông vào Sài Gòn
làm báo và mắc bệnh hiểm nghèo; khi
quay trở về Quy Nhơn, thì Kim Cúc đã
theo gia đình trở về Vĩ Dạ, trong một
bài thơ này
- Đọc diễn cảm bài thơ và nêu thể loại?
Bố cục?
- Nêu chủ đề bài thơ?
Hoạt động2:
- Hãy đọc diễn cảm khổ 1 của bài thơ và
nêu cảm nhận của bản thân về đoạn thơ
- Hãy cho biết NT và những cách hiểu
của bản thân qua nội dung câu thơ thứ
nhất?
* Về thăm khác về chơi thân mật, tự
nhiên không mang tính hời hợt, xã giao
Nêu những hình ảnh chi tiết được miêu
tả cụ thể trong hai câu thơ tiếp? em có
tàu lá xanh non, cao vút lấp lánh ban
mai, ấm áp, vui tươi; thể hiện sự quan
sát tinh tế của nhà thơ, mang nét đặc
trưng của cảnh vật thiên nhiên nắng của
- Khổ 3: Hình ảnh người thiếu nữ Huế và tâm trạng nhà thơ
II ĐỌC - HIỂU:
1/ Nội dung:
a Bức tranh Thôn Vĩ:
* Khổ 1: Cảnh vườn tược và con người thôn Vĩ:
- Câu mở đầu:“Sao anh không về chơi thôn Vĩ?” CHTT + Lời trách nhẹ nhàng của cô gái Thôn Vĩ vừa là lời tự vấn sao không về TVĩ của nhà thơ
+ Lời mời gọi tha thiết, ân cần
- 3 câu tiếp:
+ Cảnh thôn vĩ:
Nắng - hàng cau -> mới lên -> trong trẻo, tinh khiết, tươi tắn -> bừng sáng không gian hồi tưởng của nhà thơ
Vườn: mướt, xanh như ngọc -> tươi tốt, tràn đầy sức sống -> so sánh: "xanh như ngọc" -> gợi màu sắc tươi sáng của khu vườn
=> Thiên nhiên sống động, rạng ngời gợi cảm giác khoẻ khoắn, ấm áp
+ Con người: "lá trúc che ngang mặt chữ điền" ->
Cách điệu hoá => vẻ đẹp kính đáo tao nhã, hiền hoà, phúc hậu của người xứ Huế
Bức tranh thiên nhiên tươi đẹp, thơ mộng và con người hài hoà trong vẻ đẹp phú hậu, hiền hoà, dịu dàng, kín đáo -> tiếng nói bâng kuâng, rạo rực của
1 tâm hồn yêu đời, khát sống, hướng về cái trong trẻo, thánh thiện
- “Lá trúc - mặt chữ điền”: từ hình tượng, độc đáo, ấn tượng
vẻ đẹp kín đáo, phúc hậu đặc trưng của con người
xứ Huế tạo nên cái thần của thôn Vĩ
SK: Khung cảnh thôn Vĩ được miêu tả rất tươi đẹp, đơn sơ, ấn tượng, giàu sức sống và trữ tình Nỗi nhớ cảnh và người thôn Vĩ
2/ Khổ 2: Hình ảnh bến sông trăng:
Trang 28xứ Huế
* Hai câu hỏi tu từ: Sao? Vườn ai? (câu
1 và 3) tâm trạng băn khoăn, ẩn chứa
nỗi niềm uẩn khúc
- Hãy đọc diễn cảm khổ 2 của bài thơ và
nêu cảm nhận của bản thân về đoạn thơ?
GV có thể giảng bổ sung:
- Trong thơ của Hàn Mặc Tử luôn có sự
hòa quyện giữa hai hình tượng sống
động: hồn và trăng, tất cả được nhân
hóa sáng tạo gợi nên ấn tượng độc đáo,
mộng mơ trong thơ ông
- “Gió theo lối gió mây đường mây”: Từ hình tượng, điệp từ, sáng tạo mới lạ độc đáo Từ ngữ không theo quy luật tự nhiên
Sự chuyển động buồn tẻ, tản mạn: gió mây hững hờ bay mỗi thứ một đường: ngang trái, phi lý Nhịp 4/3 tách biệt 2 vế
Qua hình ảnh thiên nhiên không hòa hợp tâm trạng của tác giả mặc cảm chia lìa, nguy cơ phải chia lìa cõi đời
- “Dòng nước buồn thiu”: từ chỉ tâm trạng, NT nhân hóa nhấn mạnh nỗi buồn trĩu nặng tâm tư
Hình ảnh “Hoa bắp lay” “lay”: động từ chỉ trạng thái động Sự chuyển động nhẹ, khẽ khàng
Nhấn mẫu tâm trạng không yên tĩnh của nhà thơ: nỗi buồn, cô đơn, mặc cảm
- “Thuyền ai - bến sông trăng ? Có chở trăng ?"
Nhà thơ cảm thấy như mình đang bị bỏ rơi, bị quên lãng Trong khoảnh khắc đơn côi ấy, dường như chỉ còn biết bám víu trông chờ vào trăng Trăng là điểm tựa, là niềm an ủi duy nhất, nhà thơ đặt toàn bộ niềm
hy vọng vào trăng, vào con thuyền chở trăng về kịp tối nay Trong khổ thơ, chỉ có 1 mình trăng là đi ngược lại
xu thế chảy đi đó để về với thi sĩ
- Từ “kịp”: rất bình dị, nó hé mở cho người đọc về cảm nhận & tâm thế sống của HMT Hiện tại ngắn ngủi, sống là chạy đua với thời gian, tranh thủ từng ngày, từng bước trong quỹ thời gian còn lại quá ít ỏi của số phận mình HMT rất lo âu vì sự sống chẳng còn bao lâu
yêu cuộc sống
XD cảm nhận về cái chết luôn chờ mỗi người ở cuối con đường, nên cần tranh thủ sống mà tận hưởng tối đa những hạnh phúc trần thế Còn với HMT, cái chết đã cận kề, lưỡi hái của tử thần đã giơ lên rồi Chữ “kịp” gợi nỗi xót thương sâu sắc ở người đọc
- “Có nay?”: Câu hỏi tu từ tâm trạng phấp phỏng,
lo âu, khắc khoải trăn trở, thực và ảo hòa quyện, đan xen
SK: Hình ảnh thơ độc đáo, thi vị, giàu sức gợi tâm trạng hoài nghi, mong ngóng, thể hiện khát vọng muốn bộc lộ tâm sự hòa mình giao cảm với thiên nhiên và con người yêu cuộc sống mãnh liệt
3/ Khổ 3: Tâm trạng của con người:
- “Mơ - khách đường xa”: Điệp ngữ Nhấn mạnh sự mong đợi tha thiết
“xa” tính từ người xưa thật xa xôi, tất cả trở thành
Trang 29- Đọc diễn cảm khổ 3 của bài thơ và nêu
cảm nhận của bản thân về đoạn thơ?
- Cho biết nhân vật chủ thể trong đoạn
thơ là ai? Những nhân vật cụ thể đó hiện
lên khắc sâu tâm trạng, nỗi niềm ẩn
chứa uẩn khúc như thế nào của thi
- “Sương khói - mờ”: lớp từ đa nghĩa nhấn mạnh sự nhạt nhòa - đấy cảm nhận mờ áo, khắc sâu tâm trạng khao khát hòa nhập với thiên nhiên, con người và cuộc sống
- “Ai (1) biết tình ai (2) có đậm đà?”:
“ai” (1): chủ thể thi sĩ “ai” (2): khách đường xa (nghĩa hẹp), tình người trong cõi nhân gian câu hỏi tu từ, điệp từ, đại từ phiếm chỉ “ai” Nhấn mạnh tâm trạng mặc cảm, chứa nhiều uẩn khúc; không dám tin vào sự đậm đà của tình ai một nỗi niềm hoài nghi, khắc khoải xót
xa, mong chờ trong vô vọng HMT vẫn khao khát được sống, được giao cảm, được yêu thương, chia sẻ đau buồn
4/ Nghệ thuật:
- Phong cách thơ HMT: Mạch cảm xúc dào dạt, xuyên suốt bài thơ Dù ba khổ thơ liên kết với nhau không phải theo tính liên tục của thời gian và tính duy nhất của không gian Bắt đầu là cảnh thôn Vĩ rồi chuyển sang cảnh sông Hương, thuyền chở trăng gợi liên tưởng thực - ảo đan xen lãng mạn, độc đáo
- Ngôn từ thơ có thiên hướng mô tả ở mức cực điểm trữ tình
III KẾT LUẬN:
- Hàn Mặc Tử là một nhà thơ có cuộc đời riêng nhiều
bi thương nhưng ông đã gắng vượt qua với nghị lực phi thường và luôn hòa nhập mình giao cảm với cuộc sống
- Bài thơ “Đây thôn Vĩ Dạ” là một bức tranh đẹp miêu
tả cảnh vừa thực vừa ảo đan xen, tạo nên nét đặc sắc độc đáo; Đó là tiếng lòng của một nhà thơ yêu đời, tha thiết gắn bó với cuộc sống
- Bài thơ được miêu tả với nhiều hình tượng đặc sắc, chi tiết tiêu biểu, gợi cảm, ngôn ngữ tinh tế, hàm súc
- Củng cố, dặn dò
- Hướng dẫn bài mới: Xem các đề bài viết số 6 và Chiều tối (Mộ) - Hồ Chí Minh
E Rút kinh nghiệm:
Trang 301 Kiểm tra bài cũ
2 Giới thiệu bài mới
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
đời của “Chiều tối”?
? - Hãy nêu chủ đề của
? - Bức tranh thiên nhiên
trong bài thơ hiện với
II ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
1/ Hai câu đầu: Cảnh thiên nhiên buổi chiều ta ở vùng rừng núi trên đường chuyển lao :
“Chim mỏi về rừng tìm chốn ngủ Chòm mây trôi nhẹ giữa tầng không”
(Quyện điều qui lâm tầm túc thụ
Cô vân mạn mạn độ thiên không)
+ “Chim mỏi” : cánh chùn bay mỏi + “về rừng” : cảm giác mệt mỏi tan biến, thay vào đó là cảm giác đầm ấm sum họp
+ “Chòm mây” (cô vân) : lẻ loi, cô độc
+ “trôi nhẹ” : bật lên cái ung dung thanh thản êm trôi của đám mây làm chủ bầu trời
- Bút pháp cổ điển:
+ Lấy điểm vẽ diện: cánh chim, chòm mây gợi bầu trời mênh mông
Trang 31?- Hãy nêu lên nhận xét
trong câu thơ?
+ Lấy động tả tĩnh: sự chuyển động nhẹ nhàng của làn mây
và cánh chùn bay mỏi gợi sự tĩnh lặng ở miền sơn cước lúc chiều buông
+ Cách cảm nhận thời gian: Chim bay về tổ báo hiệu thời gian của buổi chiều tối
Ca dao: “Chim bay về núi tối rồi"
Trong Truyện Kiều: “Chim hôm thoi thóp về rừng”
Huy Cận: “Chim nghiêng cánh như bóng chiều sa”
- Hình ảnh thơ mang dáng dấp Đương thi:
+ Có cảnh chim bay về rừng tìm chốn ngủ (động từ “qui”: về,
“tầm”: tìm) + Có chòm mây trôi ung đung, thanh thản, lơ lửng giữa tầng không (động từ “mạn mạn”: trôi nhẹ nhàng, chậm chạp)
Cảnh vật chiều buồn nhưng không ảm đạm mà nên thơ, thanh cao, khoáng đạt do cách nhìn và người ngắm cảnh có một tâm hồn thanh thản, phóng khoáng, cảm nhận tinh tế vẻ đẹp thiên nhiên
Nghệ thuật mang nhiều nét cổ điển làm toát lên bức tranh thiên nhiên miền núi rất đỗi nên thơ, êm đềm Tâm hồn người tù: Dù cô đơn nhưng lòng luôn hướng về sự sống, tình yêu thiết tha gắn bó, trân trọng của Người dành cho thiên nhiên
2/ Hai câu sau: Niềm say mê lao động của cô thôn nữ
- Nghệ thuật mang nhiều nét hiện đại:
+ Bút pháp tả thực: cô thôn nữ đang xay ngô bên bếp lửa hồng
+ Điệp ngữ “ma bao túc - bao túc ma” + kết lại bằng chữ
“hoàn” gợi vòng quay uyển chuyển, đều đặn, liên tục của cối xay Khi vòng quay vừa dứt thì bếp lò rực đỏ, hơi nóng tỏa vào đêm tối, ánh sáng bất chợt bừng lên, bao trùm toàn bộ không gian, thời gian của bài thơ, gieo một ấn tượng tin yêu, lạc quan nơi lòng người
niềm say mê, sự miệt mài lao động đến quên cả thời gian
- Tứ thơ kín đáo, ẩn trong từ “hồng” (là thi nhãn, nhãn tự của câu thơ, bài thơ)
+ Sắc hồng át đi cái mờ xám, mỏi mệt của cảnh chiều + Chiếu sáng hình ảnh con người lao động: khỏe mạnh, bình
dị mà tuyệt đẹp
+ Màu hồng lạc quan Cách mạng, màu của ấm áp tình người
Trang 32- Liên hệ với hoàn cảnh
sáng tác của bài thơ, em
có nhận xét gì về người
tù? (Cảnh ngộ: Bác là
người tù sau một ngày
dài với đủ mọi cơ cực
dọc đường, giờ vẫn chưa
dừng chân)
- Con người có ý nghĩa gì
trong bức tranh cuộc
sống này?
- GV hướng dẫn HS tóm
tắt bài học
- GV kết luận
+ Ước mơ thầm kín của người tù về mái ấm gia đình
- Bố cục của bài thơ cũng chính là bố cục của bức tranh : hai câu đầu làm nền, hai câu sau miêu tả cận cảnh Bức tranh vừa bao la mênh mông, vừa gần gũi ấm áp
b) Tâm hồn người tù: Yêu và thiết tha gắn bó với vẻ đẹp của
cuộc sống đến quên cả mọi đớn đau trong cảnh lao tù, là niềm cảm thông, sẻ chia, sự nâng niu trân trọng đối với nỗi vất vả của người lao động sau một ngày dài vất vả
Vẻ đẹp của con người trong lao động đã khơi dậy sức sống khoẻ khoắn và làm bừng sáng cho cả bức tranh Con người trong lao động là vẻ đẹp trung tâm, là cái thần thái chân dung về vẻ đẹp cuộc sống giản dị đời thường
+ Hiện đại: Tinh thần hiện đại thể hiện ở tinh thần lạc quan cách mạng: luôn hướng về ánh sáng, về sự vận động phát triển
Trang 33Thấy rõ niềm vui sướng say mê mãnh liệt của Tố Hữu trong buổi đầu gặp gỡ lý tưởng
cộng sản và tác dụng của lí tưởng đối với cuộc đời của nhà thơ
Hiểu được sự vận động của các yếu tố trong thơ trữ tình: tứ thơ, hình ảnh, ngôn ngữ, nhịp
điệu trong việc làm nổi bật tâm trạng của “cái tôi” nhà thơ
B - PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
Thuyết trình, thảo luận, đối thoại
- Cho HS đọc diễn cảm, dùng hệ thống câu hỏi và gợi dẫn để HS mổ rộng liên tưởng
- Cho HS tìm ý chính trong từng khổ thơ, phân tích
- GV nhận xét, bổ sung, hoàn chỉnh ý giúp HS nắm được trọng tâm bài
C - THIẾT BỊ DẠY HỌC:
SGK, SGV, thiết kế bài học
D - TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1 Kiểm tra bài cũ
2 Giới thiệu bài mới:
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
?- Nêu xuất xứ và hoàn
cảnh sáng tác của bài thơ?
? - HS đọc bài thơ theo
- Tác phẩm tiêu biểu: Từ ấy, Việt Bắc, Gió lộng, Ra trận, Máu và hoa, Một tiếng đờn ông được giải nhất VH hội nhà văn VN 1954-1955, giải thưởng HCM về VHNT 1996, 1999
2/ Tác phẩm “Từ ấy”:
a) Xuất xứ:
- “Từ ấy” là tập thơ gồm 3 phần: Máu lửa, Xiềng xích, Giải phóng
- Bài thơ “Từ ấy” trích trong phần “Máu lửa”, viết 1938
b) Hoàn cảnh sáng tác:
Ngày được đứng vào hàng ngũ của Đảng, của khung người cùng phấn đấu vì lí tưởng cao đẹp là bước ngoặt quan trọng trong cuộc đời Tố Hữu, ghi nhận lại kỉ niệm đáng nhớ ấy với những cảm xúc, suy tư sâu sắc Năm 1938 Tố Hữu viết “Từ ấy”
c) Giá trị:
- “Từ ấy” là một tác phẩm tiêu biểu của nhà thơ Tố Hữu nói riêng
Trang 34? - Nêu nội dung, chủ đề
của bài thơ
Hoạt động 2: Tìm hiểu bài
thơ:
? - TH đã dùng những hình
ảnh nào để chỉ lí tưởng và
biểu hiện niềm vui sướng,
say mê khi bắt gặplítưởng?
- Tứ thơ của bài này là gì?
(ý khái quát điểm tựa cho
sự vận động của nội dung
bài thơ “Từ ấy”)
tinh cầu giá lạnh, một vì
sao trơ trọi cuối trời xa ”,
màu sắc, âm thanh, không
gian của đoạn thơ? (thanh
bấy giờ, nhận xét mới cảm
nhận được niềm vui của
và thơ CM 1930-1945 nói chung
- “Từ ấy” được sáng tác bằng hình thức thơ mới, là một thành công xuất sắc của TH cả về tư tưởng lẫn nghệ thuật
d) Nội dung chủ đề:
- Bài thơ thể hiện trạng thái hưng phấn, sung sướng khi tiếp thu ánh sáng mặt trời chân lí, là lời tự nguyện của 1 thanh niên yêu nước giác ngộ lí tưởng CM gắn bó với quần chúng, đấu tranh cho những người lao khổ
- Bài thơ dùng hình thức thơ mới, dùng nhiều hình ảnh tượng trưng của thiên nhiên để thể hiện niềm vui sướng, bừng ngộ khi tiếp cận ánh sáng chân lí CM
II ĐỌC HIỂU VĂN BẢN:
1/ Khổ thơ đầu: Niềm vui sướng, say mê khi gặp lí tưởng của Đảng:
- “Từ ấy” là cái mốc thời gian có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, đáng ghi đáng nhớ của người thanh niên giác ngộ lí tưởng; là sự đánh dấu một cuộc đổi đời, cao hơn là sự hồi sinh của một con người khi nhận ra ánh sáng của lí tưởng cộng sản
- Hình ảnh thơ giàu tính hình tượng “bừng nắng hạ” thứ ánh nắng sáng tươi, rực rỡ chiếu soi khắp nơi đặc biệt là soi sáng cả những ngõ ngách sâu kín nhất của tâm hồn, trí tuệ, nhận thức của con người
- Hình nh ảnh ẩn dụ “mặt trời chân lí” lí tưởng Đảng, nó có sức mạnh cảm hóa, lay động và thức tỉnh nhà thơ
- Hình ảnh so sánh “hồn tôi - một vườn hoa lá” - “rất đậm hương
và rộn tiếng chim” cuộc sống trong sáng, hồn nhiên, một sức sống sinh sôi dào đạt cuộc sống mới tươi vui, rộn rã tràn đầy màu sắc, âm thanh và mùi vị được cất lên như một tiếng ca vui, một lời reo mừng phấn khởi trước nguồn sáng vĩ đại của Cách mạng làm bừng sáng cả trí tuệ và trái tim nhà thơ
- Những tính từ chỉ mức độ cao “bừng, chói, rất đậm, rộn” sự say mê, ngây ngất của người chiến sĩ cộng sản khi bước theo ánh sáng lí tưởng đời mình
Câu thơ nối đòng, cách so sánh giản dị, biện pháp ẩn dụ, giọng thơ sôi nổi rộn ràng + bút pháp tự sự, kể lại kỉ niệm tâm trạng lạc quan tin tưởng trước quyết định đúng đắn của đời mình
2/ Khổ thơ thứ hai : Những nhận thức mới về lẽ sống, về con đường CM mình đã chọn:
- Từ “buộc “: thái độ chủ động tự nguyện dấn thân, đòi hỏi sự cố gắng nhất định Sự gắn bó hài hoà giữa “cái tôi” cá nhân và
“cái ta” chung của mọi người
- Liên từ “với” gặp nhiều lần + những cặp từ liên tiếp “lòng tôi - mọi người, tình trang trải - trăm nơi, hồn tôi - hồn khổ” mối dây ràng buộc với mọi người, thiết lập tình yêu thương gắn kết giữa người và người, là sự cảm thông chia sẻ trước nỗi đau, vui buồn của bao kiếp người, đặc biệt là quần chúng lao khổ
- Điệp từ “để” + những từ láy “trang trải”, “gần gũi” từ nhận
Trang 35TH? (Trả hết không quyền
tiếc mảy may, Trả ngay,
không hẹn khuất rày mai
3/ Khổ thơ cuối : Sự chuyển biến sâu sắc trong tình cảm của
TH - Quan niệm về lí tưởng cộng sản
- “Tôi đã”: sự thật hiển nhiên
- Điệp từ “là” (là con là em , là anh) là lời khẳng định chắc nịch, rắn rỏi, dứt khoát cho sự hòa nhập tuyệt đối, khẳng định ý chí CM, khẳng định mình là thành viên ruột thịt trong đại gia đình quần chúng
- Số từ ước lệ “vạn” lặp lại + nhịp thơ hăm hở, náo nức dồn đập diễn tả thật tài tình sự tăng tiến về tình cảm Tư tưởng nhân đạo (đồng cảm xót thương xúc động chân thành, căm phẫn trước bao cảnh bất công ngang trái của cuộc đời cũ) + Tin tưởng tuyệt đối vào con đường mình đã chọn, thái độ quyết tâm dứt khoát
Tình cảm cá nhân của người thanh niên CS đã chan hòa vào tình cảm rộng lớn của vạn vạn người Tâm hồn tác giả muốn mở
ra tung trải mênh mông để ôm trùm tất cả, gắn bó tất cả
* Dặn dò:
Thuộc lòng bài thơ, phần ghi nhớ SGK
Chuẩn bị các bài đọc thêm
Trang 36TIỂU SỬ TÓM TẮT
A - MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giúp HS:
Nắm được mục đích, yêu cầu của tiểu sử tóm tắt
Biết cách thức viết tiểu sử tóm tắt
Kiểm tra bài cũ
Giới thiệu bài mới
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
+ Giúp lãnh đạo sử dụng con người + Lựa chọn bạn bè
+ Với nhà thơ, nhà văn có dịp hiểu sâu sáng tác
- Thông tin khách quan, chính xác về người được tóm tắt tiểu sử
- Nội dung, độ dài văn bản cần phù hợp với mục đích viết tiểu sử tóm tắt
- Văn phong cô đọng, trong sáng, rõ ràng không dùng biện pháp tu từ, phương thức trình bày chủ yếu là thuyết minh
- Cần tập trung các nội dung cơ bản sau: tiểu sử tóm tắt dựa vào:
+ Nguồn gốc:
Họ và tên thường dùng - Bí danh (nếu có) Năm sinh
Quê quán Gia đình
Sở thích Năng lực đặc biệt + Quá trình trưởng thành Tháng, năm sinh sống, hoạt động, địa điểm, thời gian Thành tích nổi bật
Vị trí + Sự nghiệp văn học (đối với nhà thơ, nhà văn) Tác phẩm chính
Nội dung, nghệ thuật Vai trò nhà văn, nhà thơ trong nền văn học dân tộc
- Tìm hiểu đối tượng viết (ai?)
- Sưu tầm các nguồn tài liệu để thu thập các thông tin cần thiết
- Xác định nội dung cơ bản cần tóm tắt
- Lương Thế Vinh sinh năm 1442 và mất năm 1494, tên chữ là Cảnh Nghi, tên hiệu là Thụy Hiên, dân gian gọi là Trạng Lường, quê gốc
Trang 37- Kể lại vắn tắt cuộc đời
làng Cao Hương, huyện Thiên Bản (nay là Vụ Bản), tỉnh Nam Định
- Thuở nhỏ nổi tiếng thần đồng, thông minh, hoạt bát, nhanh trí Chưa đầy 20 tuổi ông đã nổi tiếng khắp vùng Sơn Nam Năm 21 tuổi ông thu đỗ Trạng Nguyên, được vua tin cậy giao soạn thảo các văn từ bang giao, đón tiếp sứ thần nước ngoài
- Ông đã biên tập cuốn Đại thành toán pháp dùng trong nhà trường
Đây là cuốn sách giáo khoa về toán đầu tiên ở nước ta Ông giữ chức
Sái phu trong Hội Tao Đàn Ông đã biên soạn cuốn Hí phường phả
lục, tác phẩm lí luận kịch hát cổ truyền Ông không thích văn chương
phù phiếm, luôn nghĩ tới việc mở mang dân trí, phát triển kinh tế, dạy dân dùng thuốc nam, thuốc bắc để chữa bệnh Lê Quý Đôn đánh giá ông là người có tài kinh bang tế thế “Con người tài hoa danh vọng vượt bậc”
- Nguồn gốc (quê, năm sinh)
- Tài năng (nổi tiếng từ 21 tuổi đỗ Trạng nguyên, được vua giao việc soạn giấy tờ, đón tiếp sứ thần nước ngoài, quét dọn vườn thơ tao đàn
Ông vừa là nhà toán học với cuốn Đại thành toán pháp vừa là nhà lí luận sân khấu với cuốn Hí phường phả lục)
- Đức độ (chăm lo nhân dân, dạy dân dùng thuốc, không thích văn chương phù phiếm)
- Đánh giá ông là con người kinh bang tế thế
Ghi nhớ SGK
* Tất cả các trường hợp a, b, c, d, e đều phải viết tiểu sử tóm tắt
* Điểm khác nhau giữa tiểu sử tóm tắt với:
- Văn bản thuyết minh là thuyết minh phải đầy đủ >< Tiểu sử tóm tắt chỉ dẫn những gì cơ bản, tiêu biểu nhất
- Điếu văn: có đủ 4 phần (Lung khởi, thích thực, ai vãn, kết) >< Tiểu
sử tóm tắt không quy định 4 phần cụ thể
- Sơ yếu lý lịch: trình bày những phần lí lịch bản thân, gia đình, thái
đợ chính trị là cơ bản >< Tiểu sử tóm tắt lựa chọn những phần cơ bản trong những mục đó
- Nam Cao tên thật là Trần Hữu Tri, sinh năm 1915 quê ở làng Đại Hoàng, tổng Cao Đà, huyện Nam Sang, tỉnh Hà Nam trong một gia đình nông dân có pha buôn bán nhỏ
- Học hết THPT, Nam Cao theo một người bác họ vào Nam kiếm sống Do sức khỏe, Nam Cao lại ra Bắc sống bằng nghề dạy học tư và viết văn Năm 1940, Nhật vào Đông Dương, Nam Cao phải về quê dạy học Ông tham gia cướp chính quyền ở quê hương năm 1945 và được bầu làm Chủ tịch xã lâm thời Năm 1946, ông tham gia kháng chiến chống thực dân Pháp, hi sinh tháng 11/1951 trên đường vận động thuế nông nghiệp ở khu ba
- Sự nghiệp văn chương ông để lại trên hai mươi truyện ngắn viết về
đề tài nông dân, một cuốn tiểu thuyết Sống mòn viết về đội ngũ trí thức tiểu tư sản Nhật ký Ở rừng và Đôi mắt là những tác phẩm viết
trong kháng chiến chống Pháp
- Trong tác phẩm của mình, Nam Cao quan tâm tới số phận bất hạnh
Trang 38của con người ở nhiều cảnh ngộ khác nhau Nhà văn luôn luôn tâm niệm “Sống rồi hãy viết” và có những khi “làm những việc không nghệ thuật để có một nghệ thuật cao hơn” Nam Cao xứng đáng là ngọn cờ đầu của nền văn xuôi Việt Nam hiện đại Ông được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh về văn học nghệ thuật năm 2000
Trang 39ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH TIẾNG VIỆT
A - MỤC TIÊU BÀI HỌC:
Giúp HS:
Hiểu được ở mức độ sơ giản thuật ngữ loại hình và đặc điểm loại hình của tiếng Việt
Vận dụng được những tri thức về đặc điểm loại hình của tiếng Việt đểhọc tập tiếng Việt
và ngoại ngữ thuận lợi hơn
B - PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC:
GV hướng dẫn HS lựa chọn một số ví dụ minh họa cho các đặc điểm của tiếng Việt lấy từ
SGK hoặc trong hoạt động giao tiếp ngôn ngữ thường ngày để phân tích sau đó đối chiếu
với những ví dụ tương ứng lấy từ các bài học ngoại ngữ (cùng loại hình hoặc khác loại
hình mà HS đã được học) để so sánh, rút ra nhận định
C - THIẾT BỊ DẠY HỌC:
SGK, SGV, thiết kế bài học
D - TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
Kiểm tra bài cũ
Giới thiệu bài mới
Hoạt động của GV và HS Nội dung cần đạt
I LOẠI HÌNH NGÔN NGỮ:
Thế giới có trên 5.000 ngôn ngữ, qua đối chiếu, so sánh, các nhà ngôn ngữ thấy rằng: có sự giống nhau cơ bản về ngữ âm, từ vựng, ngữ pháp giữa ngôn ngữ này với một số ngôn ngũ khác Dựa trên những sự giống nhau đó các nhà ngôn ngữ học xếp các ngôn ngữ (trên 5.000) vào một số loại hình Quen thuộc nhất là :
+ Ngôn ngữ đơn lập (Việt, Thái, Hán ) + Ngôn ngữ hòa kết (Nga, Pháp, Anh )
II ĐẶC ĐIỂM LOẠI HÌNH TIẾNG VIỆT:
Thuộc loại hình ngôn ngữ đơn lập, tiếng Việt có những đặc điểm cơ bản sau:
1/ Tiếng là đơn vị cơ sở của ngữ pháp:
Điều này được thể hiện cụ thể ở các yếu tố ngữ âm:
+ Một tiếng là một âm tiết
VD: Thuyền ơi có nhớ bên chăng
Bến thì một dạ khăng khăng đợi thuyền
- Ở câu ca đao trên, dòng trên sáu tiếng, dòng dưới tám tiếng, gồm mười bốn tiếng cũng là mười bốn âm tiết, mười ba từ (khăng khăng là một từ láy)
- Mỗi tiếng trên cũng có thể là yếu tố cấu tạo từ ( ví dụ: bến -> bến bờ; khăng -> khăng khăng; đợi -> chờ đợi )
2/ Từ không biên đổi hình thái:
Trang 40He (anh ấy): chủ ngữ; him (anh ấy): phụ ngữ
Trong tiếng Việt (loại hình ngôn ngữ đơn lập), khi cần biểu thỉ ý nghĩa ngữ pháp, từ không biến đổi hình thái
Còn ở tiếng Anh (loại hình ngôn ngữ hòa kết) hay còn gọi là ngôn ngữ biên đối hình thái), từ thường biên đổi hình thái (biểu hiện trên mặt kết cấu ngữ âm và chữ viết) để biểu thị những ý nghĩa ngữ pháp khác nhau
3/ Biện pháp chủ yếu để biểu thỉ ý nghĩa ngữ pháp:
Sắp đặt từ theo thứ tự trước sau và sử dụng hư từ
VD1: So sánh các câu sau:
+ Tôi ăn cơm ý nghĩa: kể về một hành động: “ăn cơm”
+ Tôi đang ăn cơm ý nghĩa: hành động “ăn cơm” đang diễn ra
+ Tôi đã ăn cơm ý nghĩa: hành động “ăn cơm” đã hoàn tất
Ý nghĩa của các câu trên khác nhau khi có sự xuất hiện của các hư
từ khác nhau (đang, đã) VD2: So sánh các câu sau:
+ Tôi ăn cơm (a)
+ Ăn cơm với tôi (b)
Tôi (a): chủ ngữ (được đặt ở đầu câu)
Tôi (b): phụ ngữ (được đặt ở cuối câu)
ý nghĩa của các câu trên khác nhau khi trật tự sắp đặt từ ngữ khác nhau
Từ VD1 và VD2 khi trật tự sắp đặt từ ngữ và hư từ thay đổi thì ý nghĩa của câu cũng thay đổi